Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Dấu hiệu ''''cô tiên'''' răng ghé thăm bé yêu pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.58 KB, 5 trang )

Dấu hiệu 'cô tiên' răng ghé thăm bé yêu
Mẹ có biết những biểu hiện đầu tiên khi mọc răng của bé.
Mọc răng đánh dấu bước trưởng thành lớn của bé yêu trong giai đoạn từ ăn cháo
mịn sang nhai thức ăn thô. Thông thường, chiếc răng đầu tiên sẽ nhú khi bé khoảng
6 tháng tuổi và đến sinh nhật 3 tuổi của mình thì bé sẽ có một hàm răng hoàn thiện
với 20 chiếc răng sữa xinh xinh. Mỗi em bé có một triệu chứng và mức độ khác
nhau khi mọc răng. Trong khi nhiều trẻ sốt cao và khóc rất nhiều thì cũng có những
bé mọc răng vô cùng nhẹ nhàng thoải mái. Tuy vậy, mẹ cũng cần chuẩn bị cho
mình tâm lý và kiến thức thật cần thiết để sẵn sàng giúp đỡ con trong giai đoạn
mọc răng đầu đời. Dưới đây là 10 dấu hiệu thường gặp:
Chảy nước dãi
Thật khó có thể tưởng tượng được bé xinh của bạn lại có thể chảy nhiều nước dãi
đến vậy nhưng có một sự thật là mọc răng sẽ kích thích chảy nước dãi. Mẹ có thể
quan sát thấy những dấu hiệu đầu tiên này trong khoảng 10 tuần bắt đầu từ tháng
thứ 4 của con.

Mẹ nên chú ý lau nước dãi cho trẻ thường xuyên (ảnh minh họa)
Cằm và mặt bị nổi mẩn
Chính nước dãi lại là nguyên nhân dẫn đến dấu hiệu thứ hai này. Khi bé chảy quá
nhiều nước dãi, lượng nước này sẽ tiếp xúc với da mặt, miệng và đôi khi là cả cổ
gây ra nổi mẩn. Do vậy, mẹ nên chú ý lau sạch nước dãi và bôi một chút kem
dưỡng ẩm hoặc kem chống hăm vào cằm cho con thường xuyên nhé.
Ho
Đừng quá vội hoảng hốt và tưởng con bị cảm. Việc có quá nhiều nước dãi trong
miệng cũng sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu và hay ho sặc. Chỉ khi những cơn ho
kèm theo sốt, sổ mũi, dị ứng thì đó mới là dấu hiệu của cảm cúm.
Thường xuyên nhai cắn
Áp lực khi những mầm răng bé xinh cứ đòi đâm xuyên qua nướu sẽ khiến con
không hề thoải mái một chút nào. Trẻ mọc răng có xu hướng muốn gặm bất cứ cái
gì chúng có trong tay. Tại thời điểm này, mẹ nên chuẩn bị cho bé một số đồ chơi
gặm nướu chuyên dụng để bảo đảm vệ sinh và không làm hỏng nướu của bé. Một


lưu ý nữa với những mẹ đang cho con bú, trẻ cũng có thể sẽ nhai gặm nhũ hoa và
khiến bạn khá là đau đấy.
Hay cáu gắt
Đương nhiên rồi! Trẻ sẽ cảm thấy khá là đau đớn và do đó hay trở nên cáu gắt,
khóc lẫy. Một số trẻ chỉ cáu gắt trong vài giờ nhưng có những bé lại quấy mẹ hàng
tuần liền.
Chán ăn
Sự khó chịu sẽ khiến trẻ muốn được dỗ dành bởi ti mẹ hay núm vú giả nhưng khi
ngậm vào, chúng lại khiến cơn đau của trẻ trở nên tồi tệ hơn. Lâu dần sẽ dẫn đến
chán ăn. Nếu trẻ đang trong quá trình ăn dặm, mẹ cần liên hệ với bác sỹ dinh
dưỡng để tìm phương pháp thích hợp cho bé.
Sốt nhẹ
Các bác sỹ hiện vẫn đang tranh luận về khả năng có đúng mọc răng gây ra sốt nhẹ
ở trẻ nhỏ hay không. Lý do được đưa ra là bởi thời điểm mọc răng của trẻ đồng
thời trùng với giai đoạn cơ thể trẻ mất đi khả năng miễn dịch nhận được từ người
mẹ, khiến chúng dễ bị nhiễm trùng và tổn thương. Tuy nhiên, việc viêm sưng ở
răng hay ở bất cứ chỗ nào trên cơ thể thì đều có thể gây sốt nhẹ. Mẹ đơn giản chỉ
cần cho con uống thuốc hạ sốt và đo thân nhiệt thường xuyên.
Khó ngủ
Cô tiên răng dường như không chỉ làm việc vào ban ngày mà còn cả ban đêm nữa.
Bé yêu của bạn có thể sẽ trở nên khó ngủ, hay đột nhiên thức giấc vào ban đêm
(mặc dù trước đấy bé có thể ngủ xuyên đêm). Lúc này, mẹ nên quan sát xem con
có thể tự tiếp tục ngủ hay không trước khi hỗ trợ bé ngủ bằng vài câu hát ru hoặc
nhẹ nhàng vỗ mông bé. Tránh cho bé ăn hay ti mẹ vì ngay cả khi hết mọc răng, trẻ
cũng sẽ quen bữa mà tỉnh dậy giữa đêm.
Xin mách mẹ bảng thời gian mọc răng của trẻ 'cực' hữu ích:

Theo khampha


×