Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

mở đầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.73 KB, 111 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đội ngũ đảng viên (ĐNĐV) là nhân tố quan trọng, cơ bản, chủ yếu nhất
để cấu thành tổ chức của Đảng. Chính vì vậy, việc xây dựng được ĐNĐV thật
sự trong sạch, vững mạnh sẽ là điều kiện, tiền đề đặc biệt quan trọng, có ý
nghĩa quyết định, làm cho từng tổ chức đảng vững mạnh, theo đó, cả hệ thống
tổ chức của Đảng và toàn Đảng vững mạnh. Khẳng định vấn đề này, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Để lãnh đạo được cách mạng thì Đảng phải mạnh,
Đảng mạnh là do chi bộ tốt. Chi bộ tốt là do các đảng viên đều tốt” [60, tr.92].
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay do Đảng cộng sản Việt Nam
khởi xướng và lãnh đạo, đang thực hiện đẩy mạnh phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tiếp tục đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện
đại hóa (CNH, HĐH) đất nước, đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn, xây dựng nông thôn mới, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế. Trong thời
kỳ cách mạng mới, đất nước ta đang đứng trước nhiều thời cơ, thuận lợi lớn
để xây dựng và phát triển, đồng thời cũng xuất hiện khơng ít những nguy cơ,
thách thức và khó khăn, địi hỏi ĐNĐV của Đảng phải khơng ngừng chỉnh
đốn, nâng cao cả về phẩm chất chính trị, năng lực trí tuệ, năng lực lãnh đạo,
sức chiến đấu và hoạt động thực tiễn. Những năm qua, cơng tác xây dựng
Đảng nói chung và xây dựng ĐNĐV nói riêng, tuy có đạt được những kết quả
bước đầu rất quan trọng, song cho đến nay vẫn còn nhiều vấn đề yếu kém, bất
cập, chưa đáp ứng với những yêu cầu, đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng trong
thời kỳ mới đặt ra. Tổng kết thực tiễn công tác xây dựng Đảng nhiều năm
qua, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng khẳng định:
Tình trạng suy thối về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong
một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng,
lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn
chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp, cùng với sự phân



2
hóa giàu nghèo và sự yếu kém trong quản lý, điều hành của nhiều
cấp, nhiều ngành làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và
Nhà nước, đe dọa sự ổn định, phát triển của đất nước [39, tr.173].
Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương khóa XI cũng chỉ ra rằng:
Bên cạnh mặt tích cực, thành tựu, công tác xây dựng Đảng và đội
ngũ cán bộ, đảng viên cũng còn những tiêu cực, yếu kém đáng lo
ngại, nhất là tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống trong một bộ phận đội ngũ cán bộ, đảng viên; tình trạng quan
liêu, xa dân, tổ chức không chặt chẽ, nhiều nguyên tắc của Đảng bị
vi phạm [41, tr.95].
Chính vì những lẽ trên, để đảm bảo cho Đảng ta thật sự vững mạnh về
mọi mặt, xứng đáng là đội tiên phong chính trị của giai cấp công nhân
(GCCN), của nhân dân lao động và của cả dân tộc, đủ sức lãnh đạo xã hội, đất
nước phát triển một cách toàn diện, vững chắc, Đảng đã chỉ đạo một cách
kiên quyết: phải tiếp tục thực hiện mạnh mẽ hơn nữa các nghị quyết về xây
dựng và chỉnh đốn Đảng, nhất là Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khoá VIII,
tinh thần của Nghị quyết Đại hội IX và các Nghị quyết Trung ương tiếp theo
của khóa IX, Nghị quyết Đại hội X, Nghị quyết Đại hội XI và Nghị quyết
Trung ương 4 khóa XI . Trong đó, cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn
luyện đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, làm trong sạch, nâng cao
chất lượng đội ngũ đảng viên (NCCLĐNĐV) là một trong những nội dung
xây dựng, chỉnh đốn Đảng vừa mang tính bức thiết, cấp bách đồng thời cũng
vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài.
Quảng Bình nằm ở dãi đất miền trung, được xem là “đòn gánh” hai
đầu của Tổ quốc; Kinh tế chủ yếu là sản xuất nơng nghiệp và nghề rừng,
nghề biển. Xét tổng thể thì Quảng Bình vẫn cịn là một tỉnh nghèo, đất đai
sản xuất nơng nghiệp ít ỏi, khơ cằn, lại chịu sự khắc nghiệt của thiên nhiên,
thời tiết, khí hậu diễn biến khá phức tạp. Chính vì vậy, ảnh hưởng tiêu cực



3
không nhỏ đến đời sống và sản xuất của nhân dân và sự phát triển kinh tế
xã hội của tỉnh nhà.
Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, đội ngũ đảng viên ở Quảng
Bình thực sự là những chiến sỹ tiên phong, dũng cảm, kiên cường, không ngại
gian khổ khó khăn, sẵn sàng hy sinh vì q hương, đất nước, họ là những tấm
gương sáng ngời về đạo đức cách mạng, được quần chúng nhân dân hết mực
tin yêu. Chính vì vậy đội ngũ đảng viên ở Quảng Bình đã đóng góp một phần
quan trọng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của
Đảng.
Cơng cuộc đổi mới đất nước trên quê hương Quảng Bình những năm qua
đã gặt hái được những thành tựu bước đầu quan trọng, bên cạnh đó vẫn cịn
nhiều khó khăn, thách thức. Yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới hết sức to lớn,
nặng nề, chính vì vậy trong những năm qua Đảng bộ tỉnh Quảng Bình nói
chung, các đảng bộ xã, thị trấn tỉnh Quảng Bình nói riêng đã tăng cường cơng
tác xây dựng Đảng, trong đó vấn đề quan trọng có tính thường xun là xây
dựng, khơng ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên. Tuy nhiên, bên
cạnh những ưu điểm, những mặt tích cực là chủ yếu vẫn còn những bất cập,
hạn chế, yếu kém. Trong thực tế, bộ phận đảng viên lão thành cách mạng thì
đã tuổi cao, sức yếu; một bộ phận đảng viên ở các đảng bộ xã ở vùng cao,
vùng dân tộc thiểu số, vùng cồn bãi và vùng đồng bào có đạo thì trình độ,
năng lực cịn nhiều hạn chế; một bộ phận đảng viên có biểu hiện suy thối về
tư tưởng, chính trị, đạo đức và lối sống; quan liêu, tham nhũng, xa dân, làm
xói mịn niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng, ảnh hưởng tiêu cực
không nhỏ đến sự nghiệp đổi mới trên quê hương Quảng Bình.
Xuất phát từ tầm quan trọng và yêu cầu của việc xây dựng, nâng cao chất
lượng đội ngũ đảng viên nói chung và xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ
đảng viên ở các đảng bộ xã, thị trấn tỉnh Quảng Bình nói riêng trong thời kỳ
mới như vậy, nên tác giả quyết định chọn đề tài: “Chất lượng đội ngũ đảng



4
viên ở các đảng bộ xã, thị trấn tỉnh Quảng Bình giai đoạn hiện nay” làm
luận văn thạc sỹ khoa học chính trị chuyên ngành Xây dựng Đảng cộng sản
Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đây là đề tài được nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu với
những cấp độ và cách tiếp cận khác nhau. Đó là những cơng trình khoa học
của các học viên, các nghiên cứu sinh, các nhà khoa học nghiên cứu một số
vấn đề có liên quan đến đề tài như:
* Sách và đề tài khoa học:
- “Làm người cộng sản trong giai đoạn hiện nay”(2000), do Phó giáo sư,
Tiến sỹ Tơ Huy Rứa và Phó giáo sư, Tiến sỹ Trần Khắc Việt đồng chủ biên.
- Đề tài khoa học cấp nhà nước KX 03.04 chương trình khoa học xã

hội cấp nhà nước giai đoạn 2001 - 2005 “Xây dựng Đảng trong điều kiện
mới” được công bố và xuất bản thành sách: “Vấn đề đảng viên và phát triển
đảng viên trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” do
GS.TS Mạch Quang Thắng làm chủ biên, xuất bản năm 2006.
- Đề tài khoa học cấp ban đảng, mã số KHBĐ (2007) - 08 về "Nâng
cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng
đội ngũ đảng viên" do TS Đỗ Ngọc Thịnh làm chủ nhiệm đề tài.
- Đề tài khoa học cấp bộ năm 2008, mã số B08- 23 về “Công tác phát
triển đảng viên ở các tỉnh miền núi phía bắc nước ta. Thực trạng và giải pháp”
do TS Nguyễn Xuân Phương làm chủ nhiệm đề tài.
* Luận án tiến sĩ và luận văn cao học:
- “Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng nông thôn đồng bằng sơng
Hồng”, luận án Phó tiến sỹ khoa học lịch sử, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh(1995) của Đỗ Ngọc Ninh;

- “ Khắc phục sự thối hóa, biến chất của đảng viên trong công cuộc
đổi mới ở nước ta hiện nay”, luận án Phó tiến sỹ khoa học lịch sử, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1996) của Ngô Kim Ngân;


5
- “Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ở các tổ chức cơ sở đảng
phường và xã ven đô trong cơng cuộc đổi mới hiện nay”, luận án Phó tiến sỹ
khoa học lịch sử, Học viện CTQG Hồ Chí Minh (1996) của Đặng Đình Phú;
- “Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ở nông thôn đồng bằng
sông Hồng thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước”, luận
án Tiến sỹ, chuyên ngành xây dựng Đảng, Học viện CTQG Hồ Chí Minh
(2002) của Cao Thị Thanh Vân;
- “Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên vùng có đồng bào cơng giáo
ở các tỉnh ven biển đồng bằng Bắc bộ trong giai đoạn hiện nay”, luận án Tiến
sỹ chuyên ngành xây dựng Đảng, Học viện CTQG Hồ Chí Minh (2003) của
Nguyễn Văn Giang.
- "Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong thanh niên
các dân tộc thiểu số ở nông thôn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn hiện nay”, luận văn
thạc sĩ của Lê Văn Lương, 2002;
- “Chất lượng đội ngũ đảng viên ở các chi bộ, đảng bộ nông thôn tỉnh
Cà Mau thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước - thực
trạng và giải pháp”, luận văn thạc sĩ của Trần Hồng Quân (2004).
- “Công tác phát triển đảng viên trong nữ thanh niên dân tộc thiểu số
của các đảng bộ xã miền núi tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay” Luận
văn thạc sĩ của Lê Văn Cường, 2005.
- Luận văn thạc sĩ của Pheng Sỏn Khun Thoong Khăm (2002): “Nâng
cao chất lượng đội ngũ đảng viên của đảng bộ thành phố Viêng Chăn nước
Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay”.
- “Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ở nông thôn tỉnh Luổng

Nặm Thạ nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay”,
luận văn thạc sĩ của On Chăn Ma Ni Xẻng (2003).
- “Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ở nơng thơn tỉnh Xiêng
Khoảng nước Cộng hồ Dân chủ Nhân dân Lào thời kỳ đổi mới”, luận văn
thác sĩ của Chăn Sổm In Thạ Von (2004).


6
- “Phát triển đảng viên trong đồng bào Khmer của các đảng bộ xã ở
tỉnh Trà Vinh giai đoạn hiện nay” Luận văn thạc sĩ của Trần Thị Chính, 2006.
“Xây dựng đội ngũ đảng viên là người dân tộc thiểu số ở các Đảng bộ
xã tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn hiện nay” Luận văn thạc sĩ của Hà Sơn
Long, năm 2006.
- “Chất lượng đội ngũ đảng viên của Đảng bộ Trường Đại học Quốc
gia Lào trong giai đoạn hiện nay”, luận văn thạc sĩ của SamLan
Phănkhavông (2009).
*Các bài viết trên tạp chí:
- “ Một số vấn đề về đội ngũ đảng viên hiện nay” của tác giả Đỗ Ngọc
Ninh, Tạp chi Lịch sử Đảng số 8, năm 2000.
- Trần Quốc Huy, Bàn về quản lý và đánh giá cán bộ, đảng viên, Tạp
chí Xây dựng Đảng số 7/2006.
- Cao Ngọc Hải, Một số biện pháp tăng cường công tác quản lý cán bộ,
đảng viên.Tạp chí Xây dựng Đảng số 8/2006.
- Vũ Ngọc Dũng, Việc chi bộ phân công nhiệm vụ cho đảng viên ở xã,
phường, thị trấn, Tạp chí Xây dựng Đảng số 12/2006.
- Mạch Quang Thắng, Một số vấn đề đặt ra cho việc xây dựng, nâng
cao chất lượng đội ngũ đảng viên, Tạp chí Tư tưởng - Văn hoá số 9/2006.
Tuy nhiên, trong số các đề tài đã nghiên cứu và cơng bố đó, chưa có đề
tài nào nghiên cứu chất lượng ĐNĐV ở các đảng bộ xã, thị trấn tỉnh Quảng
Bình, một tỉnh ở miền Trung với điều kiện tự nhiên khá đa dạng và phức tạp

như đã nêu. Trên cơ sở kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những kết quả của các
cơng trình nói trên, tác giả đi sâu nghiên cứu CLĐNĐV ở các đảng bộ xã, thị
trấn tỉnh Quảng Bình giai đoạn hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở lý luận và đánh giá đúng thực trạng chất lượng ĐNĐV đang
hoạt động ở các đảng bộ xã, thị trấn tỉnh Quảng Bình, luận văn làm rõ nguyên


7
nhân của thực trạng, xác định phương hướng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu
nhằm NCCLĐNĐV ở các đảng bộ xã, thị trấn tỉnh Quảng Bình đến năm 2020.
3.2. Nhiệm vụ
- Phân tích vai trị, đặc điểm của ĐNĐV hoạt động ở các đảng bộ xã,
thị trấn tỉnh Quảng Bình hiện nay.
- Đánh giá đúng thực trạng chất lượng ĐNĐV và chỉ ra những yêu cầu mới
về chất lượng ĐNĐV ở các đảng bộ xã, thị trấn tỉnh Quảng Bình hiện nay.
- Đề ra mục tiêu, phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm
NCCLĐNĐV ở các đảng bộ xã, thị trấn đó giai đoạn từ nay đến năm 2020
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu chất lượng ĐNĐV và hoạt động NCCLĐNĐV ở
các đảng bộ xã, thị trấn tỉnh Quảng Bình giai đoạn hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu chất lượng ĐNĐV hoạt động ở tất cả
các đảng bộ xã, thị trấn tỉnh Quảng Bình thời gian từ năm 2006 đến năm 2013. Đề
xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ
đảng viên ở các đảng bộ xã, thị trấn tỉnh Quảng bình đến năm 2020.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận

- Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin (CNMLN), tư
tưởng Hồ Chí Minh (TTHCM) và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
(ĐCSVN) về xây dựng Đảng nói chung và xây dựng ĐNĐV của Đảng nói riêng.
- Luận văn dựa trên hoạt động thực tiễn của ĐNĐV ở các đảng bộ xã,
thị trấn tỉnh Quảng Bình hiện nay.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở thế giới quan khoa học và phương pháp luận duy vật mácxít, luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp như: phân tích và tổng hợp,


8
lôgic với lịch sử; kết hợp giữa điều tra và khảo sát, trong đó đặc biệt chú trọng
tổng kết thực tiễn.
6. Những đóng góp về khoa học của luận văn
- Luận văn góp phần làm rõ cơ sở lý luận và đánh giá đúng thực trạng
chất lượng ĐNĐV hoạt động ở các đảng bộ xã, thị trấn tỉnh Quảng Bình giai
đoạn hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm NCCLĐNĐV hoạt động ở
các đảng bộ xã, thị trấn tỉnh Quảng Bình giai đoạn hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiến của luận văn
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cấp ủy đảng, các cơ sở
đào tạo, Trường Chính trị tỉnh và các Trung tâm bồi dưỡng Chính trị các
huyện, thành phố trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn và đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ.
8. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn có bố cục gồm 3 chương 6 tiết.


9
Chương 1

CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ ĐẢNG VIÊN Ở CÁC ĐẢNG BỘ XÃ,
THỊ TRẤN TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ ĐẢNG
BỘ Ở CÁC XÃ, THỊ TRẤN TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

1.1.1. Khái quát tình hình chung của tỉnh Quảng Bình
- Đặc điểm điều kiện kiện tự nhiên
Quảng Bình là tỉnh thuộc khu vực Bắc trung bộ, với diện tích tự nhiên
là 8.065 km2 ; Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh với chiều dài 136,495km; Phía Nam
giáp tỉnh Quảng Trị với chiều dài 78,8 km; Phía Tây giáp tỉnh Khăm Muộn,
nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, với đường biên giới dài 201,87 km;
Phía Đơng giáp biển đơng với chiều dài bờ biển 116,4km. Nơi rộng nhất của
tỉnh là 89 km, nơi hẹp nhất là 40,3 km.
Theo cấu tạo của địa hình thì Quảng Bình được chia thành 4 vùng đặc thù
là: vùng núi cao; vùng đồi núi trung du; vùng đồng bằng và vùng cát ven biển.
Địa hình có cấu tạo phức tạp, song chính sự cấu tạo phức tạp đó đã tạo hóa
cho Quảng Bình nhiều cảnh quan đẹp như Phong Nha, Đá nhãy, Cổng Trời…
và các tài ngun q giá khác. Khí hậu Quảng Bình chia thành hai mùa rõ
rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa khô từ trung tuần tháng 3 đến tháng 9 dương
lịch, nhiệt độ trung bình từ 24- 25 0c, ba tháng có nhiệt độ cao nhất là 7,8,9;
Nhiệt độ cực đại vào tháng 7 hàng năm, có khi lên đến 43 0c . trong thời gian
mùa khơ thường xuất hiện gió phơn Tây- Nam. Mùa mưa bắt đầu từ cuối
tháng 9 đến tháng 3 năm sau; lượng mưa trung bình hàng năm từ 20002300mm/năm.
Quảng Bình có 5 con sơng chính: Sơng Rịn, sơng Gianh, sơng Lý Hịa,
sơng Dinh và sơng Nhật lệ. Hệ thống sơng ngịi ở Quảng Bình có vị trí rất


10
quan trọng trong việc phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh nhà. Sơng ngịi cung

cấp nguồn nước cho nhu cầu sản xuất và đời sống, sơng ngịi phục vu cho
giao thơng vận tải và xây dựng các cơng trình thủy điện. Đất đai ở Quảng
Bình chia thành hai hệ chính: Hệ phù sa ở đồng bằng và hệ phe ra lít ở vùng
đồi núi. Về động thực vật, Quảng Bình nằm trong khu vực đa dạng sinh học
Bắc Trường Sơn- nơi có hệ thực vật, động vật đa dạng, độc đáo với nhiều
nguồn gen quý hiếm. Đặc trưng cho đa dạng sinh học ở Quảng Bình là vùng
Karst Phong Nha- Kẻ Bàng. Về Biển, Quảng Bình có chiều dài bờ biển 116,4
km, vùng đặc quyền kinh tế 2,2 vạn km2, có 5 cửa sơng là cửa sơng Rịn, sơng
Gianh, sơng Lý Hịa, sơng Dinh và sơng Nhật Lệ cùng nhiều bãi ngang đẹp
như ở các xã Quảng Đông, Quảng Xuân, Quảng Phúc, Ngư Thủy Bắc, Ngư
Thủy Trung, Ngư Thủy Nam. Về khống sản, Quảng Bình có nhiều khống
sản kim loại và phi kim loại như: Vàng, Chì, Sắt, Kẽm, cao lanh, cát thạch
anh, đá vơi, nước khống được phân bố rộng rãi khắp nơi trong toàn tỉnh.
Điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Bình có ý nghĩa quan trọng trong việc
phát triển một nền kinh tế toàn diện. Tuy nhiên, với những nét đặc trưng nói
trên cũng thể hiện sự khắc nghiệt và khó khăn cho sản xuất và đời sống của
nhân dân trên địa bàn Quảng Bình.
- Điều kiện kinh tế- xã hội
Thực hiện công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong những
năm qua tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Bình đã có những chuyển
biến tích cực và đạt được những kết quả quan trọng.
Về kinh tế, tính đến cuối năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế(GDP)
đạt 7,1%; Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4,6%; Giá trị sản xuất
công nghiệp tăng 9,1%; Giá trị các ngành dịch vụ tăng11%; Cơ cấu kinh tế đã
có sự chuyển dịch đúng hướng: nông, lâm, thủy sản chiếm 21,4% ; công
nghiệp- xây dựng chiếm 36,2%; dịch vụ chiếm 42,4%. Tỷ trọng kinh tế nông
nghiệp giảm dần, tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ dần


11

dần tăng lên đã tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động trong tỉnh. Sản
lượng lương thực 28,4 vạn tấn; Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 125,6 triệu
USD; Thu ngân sách trên địa bàn đạt 1.820 tỷ đồng; Thu nhập bình quân đầu
người đạt 20,6 triệu đồng.
Trong sản xuất nơng nghiệp, nhân dân Quảng Bình đã đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng cho phù hợp với điều kiện tự nhiên của
từng vùng và theo hướng sản xuất hàng hóa. Bên cạnh sản xuất lương thực,
hoa màu thì nghề trồng rừng, trồng cây cao su, chăn ni trâu bị đàn, đánh
bắt hải sản xa bờ ngày càng được chú trọng; các ngành nghề truyền thống
được giữ gìn và phát triển như nghề mộc mỹ nghệ, đúc, rèn, nghề làm nón lá,
dệt chiếu, nghề mây tre đan xuất khẩu, nghề chế biến hải sản như nước mắm,
ruốc, cá, mực khơ…Những sản phẩm nói trên khơng chỉ phục vụ, đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh mà còn được sản xuất để bán ra
khắp thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.
Với địa hình khá đa dạng và phức tạp, nhưng mạng lưới giao thơng ở
Quảng Bình bước đầu đã đáp ứng nhu cầu của sản xuất và đi lại. Hệ thống
đường giao thơng có cả đường bộ đường thủy, đường sắt và đường hàng
không. Với đường quốc lộ 1a, đường quốc lộ 12a nối liền với nước bạn Lào,
đường sắt, đường hàng không, đường sông, đường biển đã tạo điều kiện thuận
lợi cho việc đi lại, sản xuất và giao lưu của nhân dân trong tỉnh với các tỉnh
bạn và các nước trong khu vực Đông Nam châu Á.
Hiện nay, kinh tế đối ngoại và xúc tiến đầu tư tại Quảng Bình đã có
những chuyển biến mạnh mẽ. Trong hoạt động kinh tế đối ngoại, Quảng Bình
đã hợp tác chặt chẽ với các tỉnh Khăm Muộn, Savannakhet của nước bạn Lào,
tăng cường hợp tác với các tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan, mở rộng quan hệ
hợp tác với các tổ chức quốc tế để tranh thủ tiến bộ khoa học, công nghệ, vốn
đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Công tác xúc tiến đầu tư tiếp tục
được quan tâm, phương thức xúc tiến đầu tư được đổi mới theo hướng chọn



12
lựa các nhà đầu tư thực sự có quyết tâm cao và có năng lực tài chính, có dự án
phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.
Về xã hội, Quảng Bình là một tỉnh bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh
chống Mỹ cứu nước của dân tộc, nay đang dần hồi sinh và phát triển, trong đó
các giá trị văn hóa và truyền thống lịch sử của con người Quảng Bình ln được
giữ gìn và phát huy, đặc biệt là truyền thống yêu quê hương, đất nước, cần cù,
sáng tạo trong lao động sản xuất được thể hiện rõ nét trong công cuộc đổi mới.
Về giáo dục, công tác xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo
và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục được chú trọng. Cơng tác xã hội hóa giáo
dục được quan tâm, thu hút huy động được nguồn lực xã hội đầu tư cho giáo
dục và đào tạo. Đến nay, Quảng Bình đã hồn thành việc chuyển các trường
Trung học phổ thông, mầm non bán công sang công lập; thực hiện có hiệu quả
đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 20082012. Đến cuối 2012, Quảng Bình có 242 trường được cơng nhận đạt chuẩn
quốc gia, 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học.
Về y tế, công tác khám chữa bệnh cho nhân dân luôn được duy trì thực
hiện tốt, nhất là cho những người nghèo và trẻ em. Trong những năm qua việc
phòng chống các dịch bệnh, y tế dự phòng được chú trọng, đặc biệt đã chủ
động triển khai kịp thời công tác kiểm tra, xử lý và vệ sinh phòng dịch sau lũ
lụt nên không xãy ra ô nhiễm, dịch bệnh. Công tác xã hội hóa về y tế phát
triển khá, mạng lưới y tế ở cơ sở tiếp tục được củng cố, công tác dân số kế
hoạch hóa gia đình được quan tâm thực hiện tốt.
Các hoạt động văn hóa, thơng tin, phát thanh truyền hình, thể dục thể
thao tập trung hướng vào phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương, phục vụ
kỷ niệm các ngày lễ lớn và các sự kiện quan trọng của tỉnh. Văn hóa, thể dục
thể thao được quan tâm gắn với việc thực hiện các cuộc vận động xây dựng
đời sống văn hóa ở cơ sở và chương trình xây dựng nơng thơn mới, đáp ứng
nhu cầu của mọi tầng lớp nhân dân.



13
Bên cạnh những thành tựu đạt được về kinh tế - xã hội đã nêu ở trên thì
vẫn cịn những hạn chế, yếu kém. Nền kinh tế của tỉnh Quảng Bình vẫn chủ
yếu là sản xuất nơng nghiệp, việc chuyển dịch cơ cấu theo hướng sản xuất
hàng hóa cịn chậm; tình trạng du canh, du cư vẫn cịn diễn ra ở vùng đồng
bào các dân tộc thiểu số chưa được khắc phục. Nhìn chung đời sống nhân dân
trong tỉnh cịn gặp nhiều khó khăn, nhất là các vùng sâu, vùng xa và sự chênh
lệch về sự phát triển giữa các vùng, miền trong tỉnh vẫn cịn khá xa.
- Tình hình dân cư, dân tộc, tôn giáo:
Hiện nay, dân số Quảng Bình là 850.000 người. Do tốc độ phát triển đơ
thị ở Quảng Bình cịn thấp cho nên phần lớn dân cư tập trung ở khu vực nơng
thơn, do đó quy mô và tỷ lệ dân số giữa thành thị và nơng thơn q chênh
lệch. Tính đến năm 2012 tỷ lệ dân số thành thị chiếm 17%. Tỷ lệ dân số trong
độ tuổi lao động ngày càng tăng, điều đó đã tạo điều kiện bổ sung lực lượng
lao động cho xã hội. Tuy nhiên do sự phát triển dân số và lao động lại đặt ra
những yêu cầu về việc làm và những vấn đề xã hội khác.
Vấn đề gia tăng dân số, phân bố dân cư là thách thức lớn đối với sự phát
triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trong tỉnh
trong hiện tại và tương lai.
Trên địa bàn Quảng Bình hiện đang có nhiều đồng Bào dân tộc thiểu số
sinh sống như: Bru Vân kiều, Chứt, Mường, Thổ, Tày, Nùng, Pa cô, Rục, Ca
rai, Ma coong…Dân cư vùng dân tộc thiểu số phân bố trên địa hình phức tạp,
phần lớn là vùng núi cao, có độ dốc lớn, bị chia cắt bởi hệ thống sông suối
dày đặc và các thung lũng nhỏ hẹp.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và các chính sách của Nhà nước,
trong những năm qua tình hình kinh tế xã hội ở vùng đồng bào các dân tộc
thiểu số đã có những thay đổi hết sức lớn lao; cơ sở hạ tầng được đầu tư
tương đối đồng bộ từ điện, đường, trường, trạm và nhiều cơng trình phúc lợi
xã hội khác; cơ cấu cây trồng vật ni có sự chuyển dịch đúng hướng, đời



14
sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc được cải thiện và từng bước
nâng cao. Tuy nhiên, vùng dân tộc thiểu số của Quảng Bình vẫn cịn nhiều
khó khăn. Hiện nay vẫn cịn 35 xã và 54 thơn bản đặc biệt khó khăn thuộc
chương trình 135 giai đoạn II. Tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn trên
50%, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên 70%. Tình trạng du canh du cư vẫn
cịn tồn tại. Đây là một trong những đặc điểm cơ bản của vùng các dân tộc
thiểu số Quảng Bình.
Tơn giáo ở Quảng Bình chủ yếu là Thiên chúa giáo và Phật giáo. Trong
đó, Thiên chúa giáo có số lượng tín đồ lớn hơn, với khoảng 90.000 người và
có cơ sở hành đạo trên khắp địa bàn tỉnh; Phật giáo có khoảng 5000 người tập
trung chủ yếu ở Thành phố Đồng Hới và một số huyện lân cận.
Trong những năm qua, Quảng Bình đã thực hiện tốt chính sách tơn giáo,
bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tơn giáo của cơng dân; tăng cường kiện toàn
tổ chức, bộ máy và cán bộ làm công tác tôn giáo ở ba cấp: tỉnh, huyện, xã,
không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước
về tôn giáo. Tuy vậy, việc theo dõi tình hình, diễn biến tư tưởng ở những nơi
có phức tạp về tơn giáo có lúc chưa kịp thời. Cán bộ làm công tác tôn giáo từ
tỉnh đến cơ sở cịn hạn chế về chun mơn, nghiệp vụ. Quản lý Nhà nước về
tơn giáo cịn biểu hiện lúng túng, hạn chế.
- Quốc phịng, an ninh
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn tỉnh được
giữ vững. Công tác quân sự - quốc phịng được chú trọng đẩy mạnh thực hiện
tồn diện, lực lượng vũ trang duy trì nghiêm chế độ sẵn sàng chiến đấu. Phối
hợp các lực lượng nắm chắc tình hình trên địa bàn tỉnh. Hồn thành tốt các
nội dung huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị cho các đối tượng theo quy
định. Đã tổ chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho cán bộ chủ
chốt các cấp. Hoàn thành tốt các cuộc diễn tập theo đúng kế hoạch đề ra. Bộ
đội biên phòng giữ vững chủ quyền an ninh biên giới, an ninh trật tự hai tuyến



15
biên giới, tích cực ngăn chặn, xử lý kịp thời các hoạt động vi phạm chủ quyền
biên giới trên biển. Thực hiện cơng tác đối ngoại biên phịng để giải quyết các
vấn đề liên quan về biên giới. Phối hợp với các ngành thực hiện dự án tăng
dày, tôn tạo mốc quốc giới Việt Nam - Lào, hoàn thành xây dựng cột mốc
đoạn biên giới Quảng Bình với Savannakhet, đang tiếp tục triển khai đoạn
biên giới Quảng Bình - Khăm muộn.
Về an ninh, thường xuyên nắm bắt tình hình, tổ chức nhiều đợt truy quét,
trấn áp tội phạm có hiệu quả; đẩy mạnh cơng tác đấu tranh phịng chống các
loại tội phạm: ma túy, mại dâm, tàng trữ, vận chuyển chất nổ, trộm cắp tài
sản, gây rối trật tự công cộng. Tích cực triển khai các biện pháp quyết liệt
nhằm đảm bảo trật tự an tồn giao thơng trên địa bàn tỉnh, tạo được những
chuyển biến tích cực; tai nạn giao thông đã được kiềm chế và giảm so với
cùng kỳ năm trước.
Tuy vậy, tội phạm hình sự gia tăng, có vụ việc nghiêm trọng; tệ nạn xã
hội, tình hình giao thông vẫn diễn biến phức tạp, nhất là tệ nạn ma túy, cờ bạc.
Tình hình an ninh nơng thơn một số nơi diễn ra ngày càng phức tạp, nhất là
những địa phương có tình hình tơn giáo, giải phóng mặt bằng, khai thác lâm
sản trái phép, tranh chấp đất đai, khiếu kiện.
- Các đặc điểm chủ yếu của các xã ,thị trấn tỉnh Quảng Bình
Ngày 01 tháng 7 năm 1989, Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam (khóa VIII, kỳ họp thứ 5) thơng qua Nghị quyết chia tỉnh Bình Trị
Thiên thành ba tỉnh là: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế. Từ đó đến
nay các đơn vị hành chính được điều chỉnh, xây dựng phù hợp với yêu cầu
quản lý nhà nước của tỉnh. Hiện nay, tỉnh Quảng Bình có 6 huyện: Minh Hóa,
Tun Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy và Thành phố
Đồng Hới thuộc tỉnh; có 159 xã, phường, thị trấn. Trong đó có 141 xã, 10
phường và 8 thị trấn.

Với địa hình đa dạng và phức tạp, chia thành bốn vùng khác nhau và thấp
dần từ Tây sang Đông cho nên các xã, thị trấn ở Quảng Bình vừa có những


16
điểm tương đồng nhưng lại có nhiều nét khác biệt, thể hiện ở một số đặc điểm
sau đây:
Thứ nhất, về sản xuất, phát triển kinh tế, rất nhiều xã, thị trấn tập trung ở
vùng đồi núi trung du sản xuất chủ yếu là trồng rừng và chăn ni trâu, bị
đàn, trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả và hoa màu, nhất là các xã
thuộc hai huyện miền núi Tun Hóa và Minh Hóa. Nhìn chung, các xã ở
vùng này đời sống cịn gặp nhiều khó khăn do địa hình chia cắt, khả năng đi
lại giao lưu về kinh tế gặp nhiều trở ngại, trong khi cơ sở hạ tầng và việc áp
dụng các tiến bộ khoa học kỷ thuật của tỉnh cịn nhiều hạn chế. Với diện tích
đồng bằng khơng nhiều, nhưng lại có bờ biển chạy dài ở phía đơng cho nên
rất nhiều xã, thị trấn có điều kiện sản xuất lúa nước, hoa màu, đặc biệt là các
nghề nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy, hải sản; các nghề du lịch, dịch vụ
ngày càng phát triển. Các xã, thị trấn ở vùng này có rất nhiều điều kiện thuận
lợi cho việc phát triển kinh tế, sản xuất hàng hóa để trao đổi với các địa
phương trong cả nước và nước ngoài, mang lại thu nhập khá cao.
Thứ hai, về xã hội, các xã, thị trấn ở Quảng Bình bao gồm cả đồng bào
người kinh và các dân tộc thiểu số. Do điều kiện địa lý, lịch sử chi phối cho
nên có sự chênh lệch khá xa về trình độ văn hóa, về nhận thức giữa các vùng
miền, các xã, thị trấn trong tỉnh. Đặc biệt là các đồng bào dân tộc thiểu số ở
trung du, miền núi như dân tộc Rục, Macoong, Mày, Ca rai…còn tồn tại
những hũ tục lạc hậu như ma chay, tảo hôn, đồng bóng. Mặc dù trong nhiều
năm qua tỉnh Quảng Bình đã có nhiều chủ trương, chính sách quan trọng để
rút ngắn khoảng cách về các mặt xã hội giữa các xã miền xuôi và miền ngược,
giữa người kinh và dân tộc thiểu số, nhưng kết quả đạt được vẫn còn hạn chế.
Để giải quyết tốt vấn đề này đòi hỏi cần nhiều thời gian.

Thứ ba, là các giá trị văn hóa, truyền thống lịch sử: Trong q trình hình
thành, xây dựng và phát triển, các làng xã, thị trấn ở Quảng Bình đã hun đúc
nên nhiều giá trị văn hóa và truyền thống tốt đẹp. Về các giá trị văn hóa, khi


17
nói đến Quảng Bình khơng thể khơng nhắc đến “Bát danh hương” nổi tiếng ở
các làng, xã trong tỉnh: “Sơn, Hà, Cảnh, Thổ, Văn, Võ, Cổ, Kim”. Đó là
những làng, xã coi trọng việc học hành từ đời này sang đời khác, đại diện
cho sự thơng minh, sáng tạo, trí tuệ của con người Quảng Bình. Từ các
làng xã ấy đã hình thành nên những danh nhân nổi tiếng và đã đi vào lịch
sử của dân tộc ta như: Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Cảnh, Lưu Trọng Lư,
Hàn Mặc Tử, Võ Nguyên Giáp…Từ trong lao động sản xuất, con người
Quảng Bình đã sáng tạo ra các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần và giữ
gìn từ đời này sang đời khác. Đó là các đình, chùa, miếu thờ ở các xã thuộc
huyện Bố Trạch, Quảng Trạch và các làn điệu hị khoan, hị thuốc, ca trù,
múa bơng, chèo cạn ở khắp các xã trong toàn tỉnh. Cho đến nay các giá trị
văn hóa ấy vẫn tồn tại như là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống
của các xã, thị trấn tỉnh Quảng Bình.
Cùng với các giá trị văn hóa là các truyền thống lịch sử tốt đẹp đã được
hình thành từ lâu đời ở các xã , thị trấn tỉnh Quảng Bình. Đó là truyền thống
anh hùng bất khuất trong đấu tranh giải phóng dân tộc: “Xe chưa qua thì nhà
khơng tiếc, đường khơng thơng thì không tiếc máu, tiếc xương”; Truyền thống
lao động cần cù, thông minh sáng tạo; Truyền thống cộng đồng yêu thương,
nhân ái; Truyền thống chịu đựng gian khổ hy sinh, lạc quan yêu đời. Các
truyền thống ấy tiếp tục được giữ gìn và phát huy trong sự nghiệp đổi mới,
phát triển quê hương hiện nay.
Bên cạnh những giá trị văn hóa và truyền thống lịch sử tốt đẹp thì tại các
xã, thị trấn ở Quảng Bình vẫn cịn tồn tại những tàn dư tư tưởng lạc hậu. Đó là
tâm lý an phận thủ thường; tâm lý không dám làm ăn lớn; tư tưởng bao cấp, ỷ

lại; Tư tưởng cục bộ dịa phương; Tư tưởng gia tộc, dòng họ hẹp hòi; Tư tưởng
bình qn. Đó là những tư tưởng có ảnh hưởng tiêu cực trong công cuộc đổi
mới, cần phải sớm được khắc phục, cải tạo.


18
1.1.2. Khái quát đảng bộ ở các xã, thị trấn tỉnh
Quảng Bình hiện nay
Hiện nay, trong số 141 xã, 10 phường và 8 thị trấn của tỉnh Quảng
Bình đều đã thành lập đảng bộ, chi bộ cơ sở. Trong đó, có 158 đảng bộ cơ sở,
01 chi bộ cơ sở trực tiếp cấp ủy cấp trên. Tại các thôn, bản ở các xã, thị trấn
trong tỉnh đều có các chi bộ đảng lãnh đạo. Tổng số đảng viên ở các đảng bộ
xã, thị trấn là 41.498 người, trên tổng số đảng viên của toàn tỉnh là 62.184
người. Các cấp uỷ cơ sở được kiện toàn, sinh hoạt đảng từng bước đi vào nề
nếp, việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở các đảng bộ các xã, thị trấn ngày
càng có chất lượng, hiệu quả cao hơn. Các đảng bộ, chi bộ ở nhiều xã, thị trấn
đã chú trọng và thực hiện khá tốt Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, công tác xây
dựng Đảng và quản lý địa bàn dân cư ngày càng được các chi bộ thôn, bản
tiến hành khá nghiêm túc, nền nếp.
Tính đến cuối năm 2012 tỉnh Quảng Bình có 61 đảng bộ xã, thị trấn
được xếp loại trong sạch vững mạnh (TSVM) trên tổng số 149 đảng bộ xã, thị
trấn được đánh giá xếp loại, chiếm 41,29%, so với năm 2011 thì có cao hơn
(39,6%); có 65 đảng bộ xã, thị trấn hồn thành tốt nhiệm vụ; có 21 đảng bộ
xã, thị trấn hồn thành nhiệm vụ và có 2 đảng bộ xã bị xếp loại yếu kém.
Qua tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khoá IX và
Nghị quyết của Tỉnh uỷ Quảng Bình về đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt
động của HTCT ở cơ sở xã, phường, thị trấn, nhìn chung các đảng bộ xã, thị
trấn đã có sự chuyển biến tích cực cả về kiện tồn tổ chức và hoạt động và đã
đạt được những kết quả đáng ghi nhận:
- Hầu hết các tổ chức đảng và đảng viên ở các xã, thị trấn đã nhận thức

đúng và thực hiện tốt chức năng là hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở, quán
triệt sâu sắc quan điểm “lãnh đạo phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm và
xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt”, gắn xây dựng, củng cố tổ chức đảng
với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương; xây dựng và thực hiện quy
chế làm việc của đảng uỷ, làm cho hoạt động phối hợp giữa tổ chức đảng và


19
các tổ chức khác trong HTCT ở xã ngày một nề nếp hơn.
- Nhiều đảng bộ xã lãnh đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển
kinh tế-xã hội như các chương trình: xố đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, đổi mới giống cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật;
thực hiện tốt chương trình khuyến nơng, khuyến cơng,; chương trình liên kết
4 nhà `(nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà nông và nhà khoa học), đem lại giá
trị kinh tế cao trên đơn vị diện tích. Nhiều mơ hình sản xuất kinh doanh mới
có hiệu quả và các điển hình tiên tiến đã xuất hiện, các cơng trình phúc lợi
cơng cộng như: điện, đường, trường, trạm, trụ sở làm việc, nhà văn hoá xã, tụ
điểm văn hố thơn, bản ngày một tăng. Đa số các đảng bộ xã, thị trấn, các chi
bộ trực thuộc đã duy trì khá tốt nề nếp sinh hoạt; các nguyên tắc tổ chức sinh
hoạt Đảng được giữ vững, dân chủ được mở rộng cả trong nội bộ Đảng và
ngoài xã hội; kỷ luật, kỷ cương được tăng cường; khắc phục được tình trạng
mất đồn kết ở một số chi bộ, đảng bộ.
Các tổ chức đảng ở các xã, thị trấn thường xuyên theo dõi và lãnh đạo
việc đẩy mạnh thực hiện xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện dân chủ
ở cơ sở. Từng bước tập trung giải quyết những vấn đề nổi cộm, bức xúc,
những việc tiêu cực trước đây ở các xã, thị trấn vùng núi, ven biển, dân tộc,
tôn giáo và vùng biên giới. Kết quả là những vụ khiếu kiện, khiếu nại của
nhân dân ngày càng giảm, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
được giữ vững và tăng cường.
- Đến nay, đa số các đảng uỷ xã, thị trấn đã cải tiến một bước công tác

quản lý, giáo dục đảng viên. Nhiều đảng bộ xã, thị trấn đã cố gắng trong việc
thực hiện nghiêm túc quy định về những điều đảng viên không được làm; giới
thiệu đảng viên thường xuyên giữ mối liên hệ với chi uỷ, đảng uỷ cả nơi làm
việc và nơi ở, gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú; hoạt động
của bộ máy chính quyền ngày càng có hiệu quả, tổ chức, thực hiện các
chương trình kế hoạch ngày càng nhanh nhạy; các tổ chức Mặt trận, đoàn thể


20
ngày một tích cực chăm lo nhiều đến lợi ích thiết thực của đồn viên, hội
viên, huy động đơng đảo mọi tầng lớp nhân dân cùng tham gia các phong trào
hành động cách mạng ở cơ sở.
- Thực hiện quá trình đổi mới dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ, nhất là
lãnh đạo trực tiếp của các đảng uỷ các xã, thị trấn đã tác động mạnh mẽ, làm cho
mọi mặt đời sống ở nông thôn ngày một chuyển biến khởi sắc đáng mừng.
- Nhiều cán bộ chủ chốt các xã, thị trấn trưởng thành từ thực tiễn phong
trào cách mạng của quần chúng, gắn bó với sản xuất và đời sống nhân dân,
được quần chúng nhân dân tín nhiệm. Nhiều Bí thư đảng uỷ, Chủ tịch UBND
xã, thị trấn đã được đào tạo bằng nhiều hình thức, trong đó chú trọng đến
nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị. Đến
nay, hầu hết các đồng chí giữ chức vụ Bí thư đảng ủy và Chủ tịch UBND xã,
thị trấn trong tỉnh đều có bằng tốt nghiệp đại học chun mơn và bằng trung
cấp lý luận Chính trị-Hành chính. Đặc biệt, có một số đồng chí là cán bộ lãnh
đạo chủ chốt ở cơ sở đã tốt nghiệp cao cấp lý luận Chính trị- Hành chính.
1.1.3. Vị trí, vai trị và đặc điểm của đội ngũ đảng viên ở các đảng
bộ xã, thị trấn tỉnh Quảng Bình
1.1.3.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam về vị trí,
vai trị của đảng viên và đội ngũ đảng viên
Sau khi nghiên cứu một cách có hệ thống các quan điểm của Chủ nghĩa

Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta về xây dựng Đảng nói chung
và xây dựng, NCCLĐNĐV nói riêng, chúng ta nhận thức một cách sâu sắc
rằng: những đặc trưng cơ bản, bản chất vốn có của người đảng viên cộng sản
chân chính và cơ sở hình thành những đặc trưng, bản chất đó; những hệ thống
các tiêu chuẩn, nguyên tắc, quy định về điều kiện, thủ tục, những biện pháp
căn bản, chủ yếu để lựa chọn kết nạp người vào Đảng, đã được C. Mác và Ph.
Ăngghen xác lập, đặt nền móng tư tưởng vững chắc ngay trong q trình hai


21
ông trực tiếp viết Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản và soạn thảo Điều lệ Liên
đoàn của những người cộng sản vào những năm 1847, 1848. Chính dựa trên
nền tảng tư tưởng vững chắc này, các chính đảng vơ sản đã tiếp thu, bảo vệ,
vận dụng và phát triển một cách sáng tạo phù hợp điều kiện, thực tiễn sinh
động của mỗi quốc gia, dân tộc, mỗi thời kỳ và giai đoạn cách mạng khác
nhau, xây dựng, củng cố Đảng mình ngày càng vững mạnh, tiến lên theo tiến
trình cách mạng cho đến ngày nay.
Chúng ta đều biết, đảng viên ĐCSVN hay đảng viên của bất kỳ một Đảng
Mác-Lênin chân chính nào cũng đều là những chiến sỹ cách mạng trong đội
tiên phong có tổ chức chặt chẽ nhất của GCCN- cịn gọi là giai cấp vơ sản
(GCVS). Nghĩa là, những đảng viên cộng sản và GCCN có cùng bản chất là
bản chất GCCN, đồng thời họ có lợi ích thống nhất không tách biệt, đối lập
nhau. Đây là một trong những đặc trưng căn bản, chủ yếu nhất của các Đảng
Cộng sản đã sớm được C. Mác và Ph. Ăngghen phát hiện, xác lập khi hai ông viết
Tuyên ngôn Đảng Cộng sản: “Những người cộng sản không phải là một đảng
riêng biệt, đối lập với các đảng công nhân khác. Họ tuyệt nhiên khơng có một lợi
ích nào tách rời khỏi lợi ích của tồn thể giai cấp vơ sản” [58, tr.557].
Mặt khác, trong khi khẳng định Đảng và ĐNĐV của Đảng ln gắn bó
chặt chẽ với GCVS mà họ là một bộ phận, điều đó cũng khơng có nghĩa Đảng
và ĐNĐV của Đảng với giai cấp của nó là một khối hỗn độn phức hợp không

rõ ràng, mà ngược lại, giữa họ có một ranh giới phân biệt rất rành mạch
không thể lẫn lộn được. Ranh giới để phân biệt giữa Đảng và ĐNĐV của
Đảng với toàn bộ giai cấp vơ sản chính là vai trị tiên phong riêng có của mình
trên cả hai lĩnh vực lý luận và thực tiễn. Trên lĩnh vực lý luận, lĩnh vực đặc
thù của Đảng và ĐNĐV của Đảng, do được vũ trang bởi hệ thống lý luận tiên
tiến của chủ nghĩa xã hội mác-xít, nên Đảng và ĐNĐV có đủ kiến thức, trình độ
và khả năng nắm vững quy luật khách quan của tự nhiên và xã hội, nhận thức
một cách rõ ràng, căn bản tồn bộ tiến trình đấu tranh cách mạng: “Về mặt lý


22
luận, họ hơn bộ phận còn lại của giai cấp vô sản ở chỗ là họ hiểu rõ những điều
kiện, tiến trình và kết quả chung của phong trào vơ sản” [57, tr.554]. Chính có
được năng lực tư duy và trình độ hiểu biết như vậy, nên đã dần xác lập cho
người đảng viên cộng sản một trình độ giác ngộ cách mạng rất cao, ý thức lợi
ích giai cấp rất rõ ràng, và họ tự ý thức sâu sắc rằng, chính họ chứ khơng phải
ai khác có trách nhiệm ln đặt lên hàng đầu và bảo vệ lợi ích chung cho toàn
thể GCVS ở bất kỳ giai đoạn nào của tiến trình cách mạng mà khơng phân
biệt cả biên giới, cả quốc gia và dân tộc:
Trong cuộc đấu tranh của những người vô sản thuộc các dân tộc khác
nhau, họ đặt lên hàng đầu và bảo vệ những lợi ích khơng phụ thuộc vào dân
tộc và chung cho tồn thể giai cấp vô sản…trong các giai đoạn khác nhau của
cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và tư sản, họ ln ln đại biểu cho lợi
ích của tồn bộ phong trào [58, tr.557].
Cũng chính nhờ được trang bị thế giới quan khoa học và phương pháp
luận duy vật mác-xít với trình độ giác ngộ cách mạng rất cao, ý thức giai cấp
rõ ràng như vậy, nên trong hành động thực tiễn, Đảng và ĐNĐV của Đảng
luôn tỏ ra rất kiên quyết, luôn gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào hành
động cách mạng của quần chúng, nhất là không ngừng chủ động nỗ lực và
sáng tạo để luôn tìm được cho mình những phương pháp, cách thức hợp lý,

tối ưu trong việc vận động, cổ vũ, giáo dục, thức tỉnh quần chúng, nâng
nhận thức của các tầng lớp quần chúng lao động lên trình độ tiên tiến, lơi
cuốn và tổ chức họ cùng hành động đấu tranh vì sự nghiệp cách mạng
chung: “Về mặt thực tiễn, những người cộng sản là bộ phận kiên quyết nhất
trong các đảng công nhân ở tất cả các nước, là bộ phận cổ vũ tất cả bộ phận
khác” [58, tr.558].
Từ những cơ sở có tính đắp nền xây móng của C.Mác và Ph.Ăngghen,
các vị lãnh tụ vĩ đại tiếp sau như V.I.Lênin, Hồ Chí Minh và Đảng ta đã bảo
vệ, kế thừa, vận dụng và phát triển ngày một hoàn thiện, phù hợp đáp ứng yêu


23
cầu đòi hỏi của mỗi giai đoạn cách mạng, phù hợp thực tiễn sinh động, truyền
thống văn hoá của mỗi quốc gia, dân tộc cho đến nay.
Tổng kết công tác xây dựng Đảng trong các thời kỳ đã qua và căn cứ vào yêu
cầu thực tiễn của công cuộc đổi mới đất nước ngày nay, Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ XI đã thơng qua Điều lệ Đảng, trong đó xác định tiêu chuẩn
đảng viên ĐCSVN như sau:
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sỹ cách mạng trong đội
tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam,
suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của
giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành
nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và
pháp luật của Nhà nước nước; có lao động, hồn thành tốt nhiệm vụ được giao; có
đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức,
kỷ luật của Đảng, giữ gìn đồn kết thống nhất trong Đảng [40, tr.6].
Trước hết ta thấy, Điều lệ Đảng xác định: đảng viên Đảng Cộng sản Việt
Nam là chiến sỹ trong đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, nghĩa
là, đảng viên của Đảng phải là những người thuộc thành phần GCCN, mang
bản chất GCCN và đứng vững trên lập trường tư tưởng của GCCN. Điều đó

cũng có nghĩa, đảng viên phải là những người có đầy đủ những đặc trưng, bản
chất vốn có của một giai cấp lao động. Nghĩa là, họ phải có nhận thức tiên
tiến nhất, hành động cách mạng triệt để nhất, có ý thức tổ chức kỷ luật cao
nhất và có tinh thần quốc tế vơ sản trong sáng của GCCN.
Như vậy, một mặt, do đảng viên mang bản chất GCCN cho nên, trong mọi
suy nghĩ và hành động của họ đều xuất phát từ lợi ích của GCCN, đại biểu
trung thành lợi ích của GCCN. Nhưng mặt khác, do “Đảng là đội tiên phong
của giai cấp cơng nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích giai cấp công
nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc” [37, tr.3], cho nên, trong cả nhận
thức cũng như hành động, đảng viên của Đảng không chỉ xuất phát từ lợi ích


24
riêng của GCCN, chỉ đại biểu đại biểu cho lợi ích của GCCN mà họ cịn phải
vì cơng cuộc đấu tranh kiên quyết, triệt để cho sự nghiệp cách mạng chung
của toàn thể nhân dân lao động, cho cả dân tơc. Nghĩa là, họ cũng chính là lại
đại biểu trung thành cho lợi ích của mọi tầng lớp nhân dân lao động và cho cả
dân tộc.
Bên cạnh khẳng định đảng viên là chiến sỹ cách mạng trong đội tiên
phong của GCCN Việt Nam nên họ là bộ phận của GCCN, nhưng trong khẳng
định đó cũng cho phép ta hiểu được rằng, họ không những không lẫn lộn và
phân biệt với tồn bộ giai cấp, với đơng đảo quần chúng lao động mà trái lại,
họ còn phải được phân biệt một cách rành mạch, rạch ròi với bộ phận còn lại
của giai cấp, với tất cả quần chúng lao động ngoài Đảng. Ranh giới phân biệt
giữa Đảng và ĐNĐV của Đảng với GCCN và tất cả quần chúng lao động
khác chính là tính tiên phong của Đảng, tiên phong cả trong nhận thức lý luận
và trong hành động thực tiễn, mà bất cứ quần chúng lao động nào, dù những
quần chúng đó có ưu tú, tích cực đến mấy cũng chưa thể có được. Từ đó, ta có
thể khẳng định rằng, nếu có ai đó đã mang danh hiệu đảng viên mà thiếu,
thậm chí khơng có tính tiên phong như đã nói thì khơng thể coi là một đảng

viên cộng sản thực chất được.
Theo quan điểm C.Mác và Ph. Ăngghen như đã phân tích các phần
trên đây cho thấy, đảng viên cộng sản do được trang bị lý luận cách mạng tiên
phong của chủ nghĩa xã hôi khoa học, nên họ đã tự xác lập được một trình độ
giác ngộ cao về lý tưởng cộng sản chủ nghĩa với ý thức giai cấp rõ ràng, họ có
đủ kiến thức và trình độ để nắm vững quy luật khách quan, thấu hiểu đầy đủ
tiến trình của cách mạng, nên trong thực tiễn họ hành động rất kiên quyết, họ
luôn ra sức tuyên truyền, vận động, cỗ vũ, lôi cuốn, thức tĩnh và tổ chức đơng
đảo quần chúng cơng nhân và tồn thể nhân dân lao động cùng nhận thức và
hành động vì sự nghiệp cách mạng chung.
Do vậy, đã là đảng viên cộng sản thì trước tiên họ phải là những người


25
tiên phong về lý luận. Chính điều này mà V.I.Lênin, Người bảo vệ, vận dụng
và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác, sáng lập nên đảng vô sản kiễu mới của
GCCN, đã đặc biệt quan tâm vấn đề lý luận trước khi thành lập Đảng,
V.I.Lênin viết: “Khơng có lý luận cách mạng thì cũng khơng có phong trào
cách mạng” [45, tr.30]. “Chỉ đảng nào được một lý luận tiền phong hướng dẫn
thì mới có khả năng làm trịn vai trị chiến sỹ tiền phong” [45, tr.32]. Chỉ khi
đảng viên có đủ trình độ lý luận tiên phong, có giác ngộ lý tưởng cách mạng thật
sự thì họ mới có khả năng và quyết tâm thực hiện nhiệm vụ cao cả, họ mới có đủ
phẩm chất, năng lực và uy tín vận động, cổ vũ, thức tỉnh, lôi cuốn và lãnh đạo
được quần chúng, và khi đó họ mới có thể “Phổ biến trong quần chúng công
nhân cái ý nghĩa ngày càng sáng rõ đã đạt được bằng cách đó” [45, tr.34].
V.I.Lênin đã tổng kết: “Lịch sử tất cả các nước chứng thực rằng, chỉ
do lực lượng của độc bản thân mình thơi thì giai cấp cơng nhân chỉ có thể đi
đến ý thức công liên chủ nghĩa” [45, tr.38]. Nghĩa là, muốn cho sự nghiệp
cách mạng đi đến đích phải được tuyệt đại bộ phận quần chúng lao động đồng
tình ủng hộ và đi đến thống nhất ý chí và quyết tâm cùng với Đảng hành động

cách mạng. Muốn được vậy, không cách nào khác là đảng viên của Đảng
“Phải chú ý đến việc nâng cao trình độ cơng nhân lên trình độ những người
cách mạng” [45, tr.173].
Chúng ta sẽ chỉ tự lừa dối mình, nhắm mắt trước những nhiệm vụ
bao la của chúng ta, thu hẹp những nhiệm vụ đó lại, nếu chúng ta
quên mất sự khác nhau gữa đội tiên phong và tất cả quần chúng
hướng theo đội tiên phong đó; nếu chúng ta quên mất rằng đội tiên
phong có nghĩa vụ thường xuyên phải nâng các tầng lớp ngày càng
đơng đảo đó lên trình độ tiên tiến ấy [47, tr.289, 290].
Từ những trình bày trên đây cho thấy, điểm đầu tiên trong tiêu chuẩn
đảng viên mà Điều lệ Đảng xác định: đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là
chiến sỹ cách mạng trong đội tiên phong của GCCN Việt Nam đã xác định


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×