Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Đạo cao đài tây ninh ở tỉnh đồng nai và những vấn đề đặt ra đối với công tác quản lý nhà nước hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.74 KB, 89 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo. Bên cạnh những tôn
giáo ngoại nhập như Phật Giáo, Công Giáo, Tin Lành, Islam, ở Việt Nam cịn
có nhiều tơn giáo nội sinh, như: Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật Giáo Hòa Hảo, Bửu
Sơn Kỳ Hương, Cao Đài.v.v.; trong đó, đạo Cao Đài có số tín đồ đơng nhất, và
địa bàn hoạt động rộng nhất trong số các tôn giáo nội sinh ở Việt Nam.
Đạo Cao Đài ở Đồng Nai, có 5 hệ phái với 24 họ đạo; trong đó, Cao
Đài Tây Ninh chiếm đa số với 16 họ đạo. Trong lịch sử cũng như hiện tại đại
đa số chức sắc và tín đồ đạo Cao Đài nói chung và Cao Đài Tây Ninh nói
riêng vẫn tuân thủ đường hướng “nước vinh đạo sáng”. Tuy nhiên, có một số
chức sắc Cao Đài Tây Ninh trong lịch sử đã đi ngược lại lợi ích dân tộc, chống
phá cơng cuộc giải phóng và thống nhất đất nước của nhân dân ta và hiện nay
có những hoạt động mang tính chất ly khai, gây bất ổn trong nội bộ Hội thánh
và làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự của xã hội ở địa phương, trong
đó có Đồng Nai.
Từ sau Đại hội nhơn sanh nhiệm kỳ 2007-2012, hoạt động của đạo Cao
Đài Tây Ninh trên địa bàn tỉnh nảy sinh một số phức tạp. Trong đó, đáng quan
tâm nhất là lợi dụng sự chưa thống nhất trong việc thông qua Hiến chương sửa
đổi của đạo, các thế lực xấu từ bên ngoài kết hợp cùng với một số chức sắc bất
mãn trong đạo có xu hướng li khai thành lập “Khối nhơn sanh” để hoạt động
lơi kéo tín đồ. Những người thuộc xu hướng này có mục đích khơng chỉ khơi
phục cơ cấu tổ chức, hiến chương và cách thức hành đạo từ trước ngày giải
phóng miền Nam, mà cịn nhằm tạo ra sự bất ổn trong nội bộ của đạo, từ đó
dẫn đến sự bất ổn xã hội địa phương.
Tình hình đó của đạo Cao Đài Tây Ninh ở Đồng Nai đã và đang đặt ra
yêu cầu đối với công tác tôn giáo, đặc biệt là công tác quản lý nhà nước về tơn
giáo, là phải đánh giá lại tồn bộ hoạt động của tôn giáo này, đưa ra những



2
chủ trương định hướng phù hợp nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế thấp
nhất mặt tiêu cực của đạo Cao Đài Tây Ninh ở Đồng Nai. Theo đó, công tác
quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Đồng Nai cần phải, một mặt, nắm bắt
thấu đáo về hoạt động của đạo Cao Đài Tây Ninh tại địa bàn, rút ra những vấn
đề đặt ra có tính căn cốt đối với chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về
tôn giáo, nhưng mặt khác, quan trọng hơn là phải xây dựng được các giải
pháp phù hợp không chỉ với thực tiễn địa phương, mà còn với đặc điểm
của đạo Cao Đài Tây Ninh ở Đồng Nai. Công việc đó địi hỏi phải được
tiến hành một cách khoa học, dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo và cơng tác tơn giáo; phải đặt trong mối
quan hệ hữu cơ, đồng bộ giữa Trung ương với địa phương, giữa cấp tỉnh,
huyện, xã với nhau. Nó cũng địi hỏi phải được thực hiện trong sự phối
hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo với các cơ quan,
tổ chức trực tiếp làm công tác tôn giáo của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các
đồn thể thuộc hệ thống chính trị ở địa phương.
Vì ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách như trên, người viết chọn vấn
đề: "Đạo Cao Đài Tây Ninh ở tỉnh Đồng Nai và những vấn đề đặt ra đối
với công tác quản lý nhà nước hiện nay" làm đề tài luận văn Thạc sĩ,
chuyên ngành Tơn giáo học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cho đến nay, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về đạo Cao Đài ở
nhiều góc độ khác nhau, trong đó tiêu biểu là một số cơng trình mới được
cơng bố gần đây. Đó là:
- Viện Nghiên cứu Tơn giáo (1995), Bước đầu tìm hiểu về đạo Cao
Đài, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, với sự tổng hợp nghiên cứu
của 5 tác giả về đạo Cao Đài. Với vai trò là người chủ biên, khi đánh giá
về đạo Cao Đài, Giáo sư Đặng Nghiêm Vạn đã khẳng định, đạo Cao Đài
là một thực thể khách quan, một thế ứng xử của người dân Nam Bộ. Đạo



3
Cao Đài sở dĩ thành cơng được vì nó là một tôn giáo nhập thế, hiểu được
tâm lý xã hội của nơng dân Nam Bộ lúc bấy giờ: mang tính thực hành, thu
hút quần chúng bằng cách đưa cho người dân đương thời món ăn tinh
thần: trộn cái đời thường với cái siêu linh.
- Giáo sư Trần Văn Giàu (2003), Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam
từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà
Nội, tập 2, trong Chương thứ tư đã dành 40 trang nói về hiện tượng đạo Cao
Đài từ góc độ tư tưởng. Trong đó tác giả đã nhấn mạnh: Đạo Cao Đài chủ yếu
bắt nguồn từ tục đồng cốt cầu tiên, nhất là tư tưởng tín ngưỡng và tư tưởng
Tam giáo phổ biến ở Việt Nam từ lâu đời. Về thực chất của đạo Cao Đài,
tác giả thống nhất với cách đánh giá của một số tác giả trước Cách mạng
tháng Tám, rằng đạo Cao Đài là sự tổng hợp các tôn giáo theo cách “xào
bần”, “bá nạp”. Tác giả không kết luận đạo Cao Đài là một tổ chức chính
trị, nhưng lại cho rằng nó tuy là một tơn giáo vẫn khơng nhiều thì ít,
khơng trực tiếp thì gián tiếp mang màu sắc và ý nghĩa chính trị, điều đó
khơng làm cho dân sợ mà càng làm cho nhiều người theo.
- Nguyễn Thanh Xuân (2005), Một số tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất
bản Tôn giáo. Trong cuốn sách này tác giả đề cập đến các tôn giáo lớn ở Việt
Nam như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Hòa Hảo, Hồi Giáo...
Riêng đạo Cao Đài, tác giả đã dành 67 trang nói về quá trình hình thành và
phát triển; về giáo lý, giáo luật của đạo; về sự mâu thuẫn nội bộ dẫn đến sự
phân hóa thành các hệ phái Cao Đài khác nhau và một số tác động của nó đến
các lĩnh vực chính trị, xã hội và các phong trào thống nhất đạo Cao Đài.
- Phạm Bích Hợp (2007), Người Nam Bộ và tôn giáo bản địa (Bửu Sơn
Kỳ Hương - Cao Đài - Hịa Hảo), Nhà xuất bản Tơn giáo, Hà Nội. Cuốn sách
này giới hạn ở việc khảo sát và kiến giải về đạo Cao Đài, Bửu Sơn Kỳ Hương
và Phật giáo Hịa Hảo từ góc độ tâm lý. Trong hơn 100 trang nói về đạo Cao
Đài, tác giả đã khảo sát và miêu tả tóm tắt về các hệ phái, về người sáng lập,



4
nhưng chưa chỉ ra toàn diện về ảnh hưởng của nó trong đời sống tinh thần của
từng hệ phái Cao Đài ở Nam Bộ.
- Cơ quan Phổ thông Giáo lý đại đạo (2005), Lịch sử đạo Cao Đài,
quyển I, Khai đạo từ khởi nguyên đến khai minh, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà
Nội. Với gần 500 trang, tác phẩm này chủ yếu đề cập đến những sự kiện đưa
đến việc ra đời của đạo Cao Đài, song chưa đề cập đến từng chi phái. Vì thế,
năm 2008, Cơ quan Phổ thông Giáo lý tiếp tục xuất bản cuốn Lịch sử đạo Cao
Đài, Quyển II, Truyền đạo từ khai minh đến chia chi phái (1926-1938). Tác
phẩm này khá công phu, chứa đựng nhiều tư liệu quý về Cao Đài và các hệ
phái sau khi chia tách chi phái.
- Lê Anh Dũng, Lịch sử đạo Cao Đài thời kỳ tiềm ẩn 1920-1926, Nhà
xuất bản Thuận Hóa, Huế, 1996; PGS.TS Nguyễn Đức Lữ (chủ biên), Lý luận
về tơn giáo và chính sách tơn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà
Nội, 2008; Trần Tiến Thành, Đạo Cao Đài với sự nghiệp nước vinh - đạo
sáng, tạp chí nghiên cứu tơn giáo, số 8 năm 2008; Đỗ Quang Hưng (chủ
biên), Tôn giáo và mấy vấn đề tôn giáo ở Nam bộ.
Mấy công trình trên đề cập đến đạo Cao đài từ các góc độ sử học, chính
trị học, tơn giáo học và ở phạm vi chung nhất. Còn về đạo Cao Đài ở Đồng
Nai, các cơng trình trên chưa tiếp cận và đi sâu; hơn nữa, nhận thức và tìm
kiếm giải pháp đối với nó từ phương diện quản lý nhà nước ở địa phương, thì
vẫn là vấn đề bỏ ngỏ.
Theo đó, tác giả luận văn triển khai đề tài này, trong khi kế thừa các
cơng trình trên đây thì sẽ tập trung sự quan tâm vào:
- Đặc điểm và thực trạng các hoạt động của đạo Cao Đài Tây Ninh ở
Đồng Nai những năm gần đây và hiện nay;
- Từ góc độ công tác quản lý nhà nước rút ra những vấn đề đặt ra và đề
xuất giải pháp đối với đạo này.



5
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu về đạo Cao Đài Tây Ninh ở tỉnh Đồng Nai và thực
trạng công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo này, luận văn đề xuất các giải
pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước đối với
đạo Cao Đài nói chung, Cao Đài Tây Ninh nói riêng.
3.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ về tình hình đạo Cao Đài Tây Ninh ở tỉnh Đồng Nai từ trong lịch
sử cho đến nay.
- Phân tích thực trạng cơng tác quản lý nhà nước về Cao Đài Tây Ninh ở
tỉnh Đồng Nai hiện nay.
- Đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của cơng tác tơn giáo
nói chung và cơng tác quản lý nhà nước nói riêng đối với đạo Cao Đài Tây Ninh
ở Đồng Nai trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu về Hội thánh Cao Đài Tòa Thánh
Tây Ninh ở Đồng Nai (trong luận văn này tác giả sử dụng tên gọi tắt là đạo
Cao Đài Tây Ninh để thuận tiện trong việc trình bày luận văn) và công tác
quản lý nhà nước đối với tôn giáo này để đề xuất các giải pháp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn giới hạn nghiên cứu đạo Cao Đài Tây Ninh ở Đồng Nai, thời
gian từ khi có Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, năm 2004, đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
Nghiên cứu đề tài này, tác giả dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo và quan điểm của Đảng,

Nhà nước ta về tơn giáo nói chung và đạo Cao Đài nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện


6
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; chú trọng đến các phương pháp nghiên cứu
liên ngành và chuyên ngành, như sử học, xã hội học, chính trị học và tơn giáo học.
6. Những đóng góp về khoa học của luận văn
- Góp phần làm rõ thêm q trình du nhập và phát triển đạo Cao Đài
Tây Ninh ở Đồng Nai.
- Rút ra những vấn đề đặt ra và đề xuất một số giải pháp từ góc độ quản
lý nhà nước đối với đạo Cao Đài Tây Ninh ở tỉnh Đồng Nai.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Làm tài liệu tham khảo cho các cấp ủy, chính quyền địa phương trong
việc giải quyết các vấn đề tôn giáo liên quan đến đạo Cao Đài Tây Ninh ở
Đồng Nai.
- Làm tài liệu tham khảo cho các lớp tập huấn cán bộ cơ sở làm công
tác tôn giáo trong địa bàn tỉnh Đồng Nai.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn có kết cấu chủ yếu gồm 3 chương, 7 tiết.


7
Chương 1
QUÁ TRÌNH DU NHẬP, PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG ĐẠO CAO
ĐÀI TÂY NINH Ở ĐỒNG NAI
1.1. QUÁ TRÌNH DU NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẠO CAO ĐÀI TÂY
NINH Ở ĐỒNG NAI


1.1.1. Khái quát về thực trạng tỉnh Đồng Nai
1.1.1.1. Về lịch sử, dân số, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh Đồng Nai
Về lịch sử Đồng Nai:
Đồng Nai từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII chưa có tên trên bản đồ nước
Việt, khi đó cịn là vùng đất mới hoang vu rất ít người sinh sống, nằm ở giữa
Cao Miên và Chiêm Thành, dân tộc bản địa là dân tộc Chơro. Từ thế kỷ XVII
trở đi đã có bốn nhóm người di cư đến sinh sống tại đây hầu hết là người Việt,
Hoa, Khơme, Chăm và người Việt chiếm đa số. Người Việt từ đàng ngoài di
cư vào đây với nhiều thành phần khác nhau như gia đình các quan lại, binh
lính, tù binh và những người bị truy nã về chính trị...với nhiệm vụ là giữ gìn
biên cương, khai khẩn đất hoang, được mang theo gia đình vào miền q mới.
Tất cả họ đều có tinh thần đấu tranh để bảo vệ thành quả do mồ hôi, nước mắt
và máu tạo dựng nên ở vùng đất mới Nam Bộ.
Tiến sĩ Lê Trung Hoa cho rằng địa danh Đồng Nai xuất hiện lần đầu
tiên bằng chữ quốc ngữ năm 1747 trong một báo cáo về giáo dân Nam bộ của
Launay gởi cho giáo hội Công giáo [13]. Nhưng cột mốc đánh dấu lịch sử
hành chính của Đồng Nai thường được nhắc đến là năm Mậu Dần (1698) khi
Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý phương Nam, đưa vùng đất Đồng Nai vào lãnh
thổ cai quản của Chúa Nguyễn, thần dân của Chúa Nguyễn là chủ nhân của
Đồng Nai, cùng với nhóm người Hoa nhập cư xây dựng Đồng Nai thành
thành một địa danh nổi tiếng và sầm uất nhất thời bấy giờ, trong đó, “Cù Lao
Phố” là thương cảng đầu tiên giao dịch với thương nhân trong và ngoài nước.


8
Về điều kiện tự nhiên:
Có thể chia làm các dạng là địa hình đồng bằng, địa hình trũng, trầm
tích đầm lầy biển, dạng địa đồi lượn sóng, dạng địa hình núi thấp.v.v.
Khí hậu Đồng Nai có hai mùa là mùa khô và mùa mưa. Mùa khô

thường bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 3 hoặc tháng 4 năm sau, mùa mưa kéo
dài từ tháng 5 đến tháng 11.
Đồng Nai có tài nguyên khoáng sản khá phong phú về chủng loại như
kim loại quý, kim loại màu, đá quý, nguyên liệu gốm sứ, vật liệu xây dựng,
phụ gia xi măng, than bùn, nước khống và nước nóng.
Đồng Nai có diện tích tự nhiên là 5.907,2 km² (bằng 25,5% diện tích
tự nhiên vùng Đơng Nam bộ); trong đó, diện tích đất nơng nghiệp chiếm
49,1%, diện tích đất lâm nghiệp chiếm 30,4%. Đồng Nai phía Đơng giáp tỉnh
Bình Thuận, phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí
Minh, Phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng và Bình Dương. Đồng Nai có vị trí hết
sức quan trọng, là cửa ngõ phía đơng thành phố Hồ Chí Minh và là một trung
tâm kinh tế lớn của cả phía Nam.
Sau ngày giải phóng Miền Nam đất nước thống nhất, đến năm 1976,
tỉnh Đồng Nai được thành lập trên cơ sở hợp nhất 3 tỉnh: Biên Hòa, Bà
Rịa - Long Khánh, Tân Phú. Năm 1991 tách tỉnh Đồng Nai thành hai tỉnh
là Đồng Nai và tỉnh mới Bà Rịa -Vũng Tàu.
Hiện nay, tỉnh Đồng Nai bao gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 9 huyện:
Thành phố Biên Hịa (đơ thị loại II), Thị xã Long Khánh, huyện Vĩnh Cửu,
Thống Nhất, Trảng Bom, Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Long
Thành, Nhơn Trạch và có 171 xã, phường, thị trấn.
Về dân số: Theo thống kê năm 2011, dân số toàn tỉnh Đồng Nai là
2.665.100 người, tỉ lệ dân số sống tại thành thị là 34%, tỉ lệ dân số sống tại
nông thôn 66%, trong vòng 15 năm từ năm 1996 đến 2011, tỉ lệ tăng dân số
sống ở thành thị tăng từ 29% lên 34%.


9
Về xã hội: Xã hội Đồng Nai là một xã hội đa văn hóa, tín ngưỡng, hợp
thành từ nhiều dân tộc khác nhau như Việt, Hoa, Khơme, Chăm đến định cư
và các dân tộc bản địa như Chơro, Châu Mạ, Châu Ro, Stiêng.v.v., trải qua

nhiều thế hệ có sự đan xen giữa các dịng văn hóa, nó đã trở thành một nét đặc
riêng không chỉ người dân ở Đồng Nai mà cịn của cả vùng đất Nam Bộ. Đó
là sự phóng thống, rộng mở, gần gũi và thân thiện, chất phát. Xã hội Đồng
Nai được tổ chức theo truyền thống người Việt, nhưng không rập khuôn,
không xa cội nguồn mà đậm nét phong cách rộng mở, dễ tiếp thu nhân tố mới,
nhạy bén với khoa học kỹ thuật, năng động trong cách nghĩ, cách làm, khơng
quen gị bó trong những khuôn khổ chật hẹp.
Về kinh tế: Nền kinh tế nông nghiệp là nền kinh tế chủ đạo ở Đồng Nai
trong một thời gian dài.
Giai đoạn sau khi giải phóng đất nước năm 1976 đến năm 1986 là thời
kỳ kinh tế - xã hội Đồng Nai phải chống chọi với bao nhiêu khó khăn, thử
thách, tình trạng giặc đói, giặc dốt xảy ra ở hầu hết các địa phương trong tỉnh,
việc đi lại giữa các huyện vô cùng gian nan. Trước những khó khăn trên thì
lãnh đạo Đảng, Nhà nước ở Đồng Nai đã đặt ra yêu cầu là phải tập trung phát
triển kinh tế - xã hội, tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu như: khắc phục hậu
quả chiến tranh, khôi phục và cải tạo các thành phần kinh tế theo định hướng
xã hội chủ nghĩa.
Giai đoạn 1981-1986, thực hiện chỉ thị 100 của Ban Bí thư khốn sản
phẩm đến người lao động nông nghiệp; phát huy quyền chủ động sản xuất của
các xí nghiệp quốc doanh. Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân tăng 6,4 %
năm, đặc biệt kinh tế cá thể tăng 6,2 %.
Bước sang thời kỳ đổi mới, Đồng Nai tiếp tục có những bước chuyển
mạnh mẽ trong phát triển kinh tế, về cơ bản Đồng Nai đã xây dựng hoàn
chỉnh các cơ sở hạ tầng kinh tế như điện, đường, trường, trạm và ưu tiên cho
việc phát triển các khu cơng nghiệp, vì thế đã đưa Đồng Nai từ một tỉnh nông


10
nghiệp trở thành một tỉnh cơng nghiệp lớn nhất nhì cả nước. Trong nhiều năm
liền Đồng Nai được công nhận là tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao chỉ đứng sau

Thành phố Hồ Chí Minh, tổng sản phẩm quốc nội GDP của tỉnh tăng bình
qn 13,2%/năm. Trong đó ngành cơng nghiệp, xây dựng tăng 14,5%/năm,
dịch vụ tăng 15%/năm, nông lâm nghiệp thủy sản tăng 4,5%/năm.
1.1.1.2. Về tín ngưỡng, tơn giáo ở Đồng Nai
Sự phân bố của các tôn giáo trên địa bàn tỉnh có sự khác nhau, hầu hết
các huyện trong tỉnh đều có các tơn giáo như: Cơng giáo, Phật giáo, riêng Cao
Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Tịnh độ cư sĩ Phật hội, Tứ ân hiếu nghĩa, Hồi giáo,
Baha’i chỉ tập trung ở một số huyện trong tỉnh.
Tính đến tháng 12/2012, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 10 tôn giáo (Công
giáo, Phật giáo, Tin lành, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội,
Tứ ân Hiếu nghĩa, Hồi giáo, Baha’i) và hơn 42 tổ chức giáo hội đang hoạt động,
với trên 1,6 triệu tín đồ, chiếm khoảng 65% dân số [44, tr.1].
Phật giáo có 14 Hòa thượng, 77 Thượng tọa, 05 Ni trưởng, 99 Ni
sư, gần 3672 tăng, ni, với khoảng 588.000 tín đồ, có 677 cơ sở thờ tự, trên
300 am, cốc. Phật giáo có mặt gần như hầu hết trên địa bàn các xã,
phường của Đồng Nai, tập trung đông nhất là các huyện Long Thành,
thành phố Biên Hịa.
Cơng giáo có 02 giám mục, 474 linh mục, 3403 tu sĩ, hơn 16000
chức việc, 265 giáo xứ, 57 dịng tu với 169 cộng đồn, 906.663 tín đồ.
Cơng giáo ở Đồng Nai gần như địa bàn nào cũng có, tập trung đơng nhất là
các huyện Thống nhất, Trảng Bom, Long Khánh và thành phố Biên Hịa.
Tin lành có 30 tổ chức hệ phái, có 34 mục sư, 13 mục sư nhiệm
chức, 99 truyền đạo, gần 1000 chức việc, 27 chi hội, 133 điểm nhóm lễ và
hơn 20.000 tín đồ, Tin lành có mặt rải rác mở một số huyện, tập trung
đông nhất là các huyện Thống nhất, Long Khánh và thành phố Biên Hòa.
Cao Đài có 05 hệ phái: Cao Đài Tây Ninh, Cao đài Ban Chỉnh Đạo,
Cao Đài Tiên Thiên và Cao Đài Truyền Giáo, Cao Đài Cầu Kho, tổng số 02


11

giáo sư, 04 Giáo Hữu, 132 lễ sanh, 575 chức việc, 23 họ đạo, 17.285 tín
đồ. Cao Đài chỉ tập trung ở một số huyện như: Thành phố Biên hòa, Thị xã
Long Khánh, huyện Định Quán, huyện Tân Phú, huyện Thống Nhất, huyện
Vĩnh Cửu, huyện Long Thành và huyện Nhơn Trạch.
Tịnh độ cư sĩ: 05 chức sắc, 72 chức việc, 07 chi hội, có 2.056 tín đồ, tập
trung ở một số huyện như Long Thành, Nhơn Trạch, Thành phố Biên Hòa.
Hồi giáo: 02 chức sắc, 07 chức việc, 02 thánh đường, 02 tiểu thánh
đường, 2.312 tín đồ, tập trung ở một số huyện như Long Thành, Xuân lộc.
Phật giáo Hòa Hảo: có 01 Ban Đại diện tỉnh, 10 Ban Trị sự xã phường,
thị trấn, 500 tín đồ, tập trung ở một số huyện như Nhơn Trạch, Vĩnh Cửu,
Thành phố Biên Hịa.
Tứ Ân Hiếu nghĩa: có hơn 300 tín đồ, tập trung ở huyện Xuân Lộc.
Ngoài ra, hiện nay trên địa bàn tồn tỉnh có 569 cơ sở tín ngưỡng
như Đình, Miếu, trong đó rất nhiều cơ sở được xếp hạn di tích quốc gia và
di tích cấp tỉnh.
1.1.2. Đạo Cao Đài ở Đồng Nai
1.1.2.1. Sự ra đời của đạo Cao Đài
Những tiền đề ra đời của đạo Cao Đài
Đạo Cao Đài ra đời năm 1926 tại chùa Gò kén, tỉnh Tây Ninh, từ khi ra
đời đã thu hút rất đông tín đồ, nhưng chỉ 4 năm sau đã tăng lên gần nữa triệu
người [10, tr.198], đến năm 1935, số tín đồ Cao Đài là 1.000.000, chiếm 1/4
trên tổng số dân của vùng đất Nam bộ thời bấy giờ [20, tr.191].
Vấn đề: Tại sao đạo Cao Đài lại ra đời ở Nam bộ và có sức hút lớn đối
với người dân, đặc biệt là nhân dân Nam bộ như vậy, để tìm hiểu điều này
trước hết ta phải tìm hiểu mơi trường xã hội sinh ra đạo Cao Đài?.
Lịch sử ra đời của đạo Cao Đài, đã có rất nhiều bài viết đã phân tích về
vấn đề này và có nhiều cách nhận định khác nhau. Thời gian đầu đã có quan
điểm coi đạo Cao Đài là tà đạo, mê tín dị đoan. Theo Đào Trinh Nhất những



12
người sáng lập đạo Cao Đài đã lấy tín ngưỡng cầu tiên của người Á Đông
đem trộn với Thuật chiêu hồn Tây phương theo cơng thức của Tịa thánh
Vatican, cộng thêm với mũ mão cân đai của hát bội nữa là ra đạo Cao Đài. Về
ảnh hưởng của đạo Cao Đài. ơng cho rằng, đạo Cao Đài có ba cái hại: “một là
ngăn trở cho sự tiến hóa, hai là có hại cho sanh hoạt trong dân gian, ba là đào
xâu thêm cái hố phân cấp giai cấp này với giai cấp kia”.
Tuy nhiên trước những phê phán, đã kích đạo Cao Đài, cũng có một số
bài viết cho rằng đạo Cao Đài ra đời là tất nhiên, là hợp lý. Ông Băng Thanh
trong bài viết “Cải án Cao Đài” cho rằng đạo Cao Đài ra đời xét về mặt đạo
đức là cần thiết, vì rằng “… Tương lai hiện thời đã quá cùng, người hẳn đã
đổi, cương thường nghiên ngửa, phong tục tập quán suy đồi, nói về sự loạn thì
nay thật là cực điểm. Người theo Phật chỉ biết gõ mõ tụng kinh mà chẳng biết
đổi lòng; người theo Đạo giáo chỉ biết yểm quỷ phi phù mà khơng biết sửa
tính; kẻ làm Nho thì lại lợi dụng danh nho để làm dường sinh hoạt; kẻ theo
Thiên Chúa để làm kế sinh nhai. Vì thế mà bao nhiêu cái tinh thần Tam giáo
và Gia giáo đều bị tay phàm đánh đổ cả …Lấy theo cái lý mà suy thì thời kỳ
này mà có nền đạo Cao Đài xuất thế, tưởng cũng không quá đáng [50, tr.11].
Đến những năm 70, Giáo sư Trần Văn Giàu trong những cơng trình
nghiên cứu của mình về : Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX
đến Cách mạng tháng Tám, trong Chương thứ tư đã dành 40 trang nói về hiện
tượng đạo Cao Đài từ góc độ lịch sử, tư tưởng. Ông cho rằng: Đạo Cao Đài
chủ yếu bắt nguồn từ tục đồng cốt cầu tiên, nhất là tư tưởng tín ngưỡng và tư
tưởng Tam giáo phổ biến ở Việt Nam từ lâu đời [20, tr.203]. Về thực chất của
đạo Cao Đài, tác giả thống nhất với cách đánh giá của một số tác giả trước Cách
mạng tháng Tám, rằng đạo Cao Đài là sự tổng hợp các tôn giáo theo cách “xào
bần”, “bá nạp”. Tác giả cho rằng tuy là một tơn giáo vẫn khơng nhiều thì ít,
khơng trực tiếp thì gián tiếp mang màu sắc và ý nghĩa chính trị, điều đó khơng
làm cho dân sợ mà càng làm cho nhiều người theo.



13
Tác giả Nguyễn Thanh Xuân, khi viết cuốn sách “Một số tôn giáo ở
Việt Nam” cho rằng, đạo Cao Đài ra đời là một sản phẩm tất yếu trong điều
kiện kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng ở Nam Bộ từ sau chiến tranh thế
giới thứ I đến sau Cách mạng Tháng Tám. Nó phản ánh mâu thuẫn tích tụ
giữa các giai tầng trong xã hội với các chính sách cai trị hà khắc của Pháp và
đây là một nhận định mang tính thuyết phục cao [48, tr.178].
Tuy nhiên để lý giải một cách khách quan, khoa học về sự ra đời của
đạo Cao Đài thì phải lý giải bằng chính mơi trường xã hội sinh ra nó.
Về kinh tế, chính trị, xã hội của Nam Bộ sau chiến tranh thế giới lần
thứ I, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách vơ vét bóc lột về kinh tế; áp bức
thống trị và nơ dịch về chính trị; nơ dịch đồng hố về văn hố, chúng lập ra hệ
thống cai trị riêng cùng với hệ thống tổ chức cũ của nhà Nguyễn để bóc lột,
nhân dân Nam Bộ phải chịu một cổ hai, ba trịng áp bức.Vì thế, nhiều cuộc
khởi nghĩa của nhân dân Nam Bộ đã nổ ra song đều bị đàn áp và bị “nhấn
chìm trong biển máu”. Cuộc sống của nhân dân ta càng trở nên cùng cực,
người dân bị bế tắc trong cuộc sống và muốn tìm đến tín ngưỡng, tơn giáo để
mong có được sự an ủi và che chở về mặt tinh thần.
Nam bộ là một vùng đất mới đa dạng về tín ngưỡng, tơn giáo, cùng với
sự thơng thống trong lối sống của người dân Nam Bộ, kết hợp với việc hỗn
dung trong sinh hoạt hàng ngày của người dân đã tạo nên sự giao thoa giữa
các tôn giáo, đây cũng là một trong những điều kiện ra đời của đạo Cao Đài.
Một điều kiện nữa, đó là nhân dân Nam Bộ vốn chịu ảnh hưởng của Tam
giáo (Phật, Lão, Nho), song lúc này cả tam giáo đang bị suy giảm nghiêm trọng.
Đạo Phật với phương châm “tự độ, tự tha”, ăn chay niệm phật, chỉ giải
thoát cho những ai xuất gia tu hành, trong khi đó ở Nam bộ bấy giờ là vùng
đất đầy khắc nghiệt cộng với sự cai trị của thực dân Pháp, người dân phải đấu
tranh để sinh tồn, khơng ngại sát sanh để có cái ăn vì thế đạo Phật khơng cịn
phù hợp với lối sống của người Nam bộ.



14
Nho giáo là một học thuyết đạo đức, chính trị chỉ phù hợp với chế độ
quân chủ nông nghiệp, trong khi đó ở Nam bộ đang dần chuyển sang kinh tế
thị trường với sự phát triển của công nghiệp và xu hướng Âu hóa, vì thế nó
khơng cịn thích hợp với nhân dân Nam bộ nữa.
Lão giáo giống như triết học, với các triết lý quá cao siêu, cùng với các
hủ tục mê tín của nó nên khơng thể thích nghi với với người dân Nam bộ
trong thời kỳ này.
Còn đạo Công giáo, trong con mắt người dân Nam bộ, gắn liền với quá
trình xâm lược của thực dân Pháp ở nước ta, bị coi là công cụ để thực dân
Pháp lợi dụng vào mục đích chính trị để áp bức nhân dân ta.
Tóm lại sự dưới sự cai trị của thực dân Pháp cùng với sự suy sụp của
các tôn giáo đương thời đã tạo khoảng trống về mặt tư tưởng tâm linh, đây là
điều kiện thuận lợi cho đạo Cao Đài ra đời và phát triển một cách nhanh
chóng. Đúng như lời Nguyễn An Ninh nhận xét “Dân đã mê muội trong tôn
giáo, mà các tôn giáo, các đạo lý của nhà nước đều bị suy sụp, làm sao không
theo đạo Cao Đài được. Không trông thấy, không suy ra, gặp Cao Đài có màu
sắc mới mẻ, lại dể dàng cho tâm trí như ngựa quen đường cũ” [20, tr.204].
Tham gia vào quá trình ra đời của đạo Cao Đài cịn có tục cầu hồn, cầu
tiên của người việt và nhất là tư tưởng “Tam giáo đồng nguyên” (Phật, Lão,
Nho) có ở Việt Nam từ lâu đời và phong trào Thần Linh Học (Spiritisme) du
nhập từ phương Tây (1920-1930) được tầng lớp trung lưu Nam bộ đón nhận,
cùng với tục cầu hồn, cầu tiên, hình thành phong trào “cầu cơ”, “chấp bút”
(cơ bút). Đây là những yếu tố trực tiếp dẫn đến việc hình thành đạo Cao Đài.
Sự ra đời của đạo Cao Đài còn gắn liền với tên tuổi các nhà tiền bối
sáng lập đạo như : Ngô Minh Chiêu, Lê Văn Trung, Phạm Công Tắc và một
số nhân vật khác như: Nguyễn Văn Hoài, Đoàn Văn Bản, Vương Quang Kỳ,
Cao Hoài Sang, Võ Văn Sang, Lý Trọng Quý, Lê Văn Giảng, Nguyễn Trung

Hậu, Trương Hữu Đức, Cao Quỳnh Cư.


15

Tất cả những điều kiện trên được xem là cần và đủ cho sự xuất hiện của
đạo Cao Đài và sự ra đời của đạo Cao Đài là tất yếu trong xã hội Nam bộ lúc
bấy giờ. Ngày 19 tháng 11 năm 1926, đạo Cao Đài chính thức ra đời tại chùa
Từ Lâm (Gị Kén), xã Hiệp Tân, huyện Hồ Thành, tỉnh Tây Ninh.
1.1.2.2. Nội dung căn bản của đạo Cao Đài
Giáo lý đạo Cao Đài
Giáo lý đạo Cao Đài là sự tổng hợp có cách tân của giáo lý các tôn giáo
khác, được đề cập trong các sách: Đại thừa chân giáo, Ngọc đế chân truyền,
Tân luật - Pháp chánh truyền, Thánh ngôn hợp tuyển.
Quan niệm về thế giới: đạo Cao Đài giải thích thế giới dựa vào thuyết
kinh dịch của người Trung Hoa cổ: Thái cực (linh hồn của vũ trụ, tượng trưng
cho đấng tạo hoá) sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi (âm và dương) sinh tứ tượng,
tứ tượng (âm thuần âm, dương thuần dương, âm trong dương, dương trong
âm) sinh bát quái, bát quái (gồm: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khơn,
Đồi) sinh sinh, hố hố thành thế giới muôn vật, muôn màu.
Quan niệm về con người: Đạo Cao Đài cho rằng con người có hai phần:
phần xác và phần hồn. Con người sau khi chết oan hồn cịn tồn tại, nếu có
cơng đức sẽ được lên sống trên “ Bạch Ngọc Kinh ” (như Thiên Đàng hoặc
Niết Bàn), nếu có tội thì sẽ vướng mãi trong ln hồi sinh tử. Đạo Cao Đài
khuyên mọi người “Xá phú cầu bần”, “Xá thân cầu đạo” tu hành diệt dục để
được “phổ độ”.
“Qui Tam Giáo” (Phật- Lão-Nho), Hiệp Ngũ Chi (thống nhất 5 ngành
đạo: Phật - Tiên - Thánh - Hiền - Thần) để truy tìm nguyên lý những điều cao
thâm tinh khiết. Đây chính là cốt lõi của giáo lý đạo Cao Đài.
Chữ “Cao Đài” trong đạo Cao Đài có các cách giải thích khác nhau

như: “Cao Đài” là một đài cao, nơi ngự của Ngọc Hoàng Thượng Đế và “Cao
Đài” là tá danh của Ngọc Hoàng Thượng Đế là tên gọi của tôn giáo do
Thượng Đế khai lập.


16
“Tam kỳ phổ độ” là kỳ thứ ba thượng đế cứu vớt chúng sinh. Đạo Cao
Đài cho rằng: “Nhất Kỳ Phổ Độ” là các tôn giáo thời sơ kỳ trước đạo Phật,
Nho, Lão, Kitô. “Nhị Kỳ Phổ Độ” là thời kỳ của các tôn giáo Phật, Nho, Lão,
Kitô. “Tam Kỳ Phổ Độ” là thời kỳ của đạo Cao Đài, một tơn giáo chung cho
tồn thế giới, do thượng đế hợp nhất từ các tơn giáo có từ trước ra đời để giải
thốt chúng sinh. Vì vậy, nó phải là một tôn giáo lớn (đại Đạo).
“Cơ Bút” của đạo Cao Đài là sự pha trộn giữa tục Cầu Hồn, Cầu Tiên
và Thông Linh Học. Đạo Cao Đài cho rằng các bậc tiên đế sẽ răn dạy chỉ bảo
chúng sanh qua “cơ bút”, cho rằng “cơ bút” mang tính thiêng liêng huyền
diệu và là linh hồn của đạo.
Đạo Cao Đài thờ “Thiên Nhãn” (mắt trời) tượng trưng cho Thượng đếĐấng sáng tạo (cịn có các tên gọi khác là “đấng Cao Đài”, “Ngọc hồng”,
“Ngọc đế”, “Huyền khung cao thượng đế”, “đấng Chí tơn” hay “Cao Đài tiên
Ơng Đại Bồ Tát Ma-ha-tát”. Dưới Thượng Đế, đạo Cao Đài cịn tơn thờ 8 vị
giáo chủ của các tôn giáo và các vị minh triết, cổ kim đơng tây: Thích Ca Mâu
Ni Phật, Lão Đam, Khổng Trọng Ni, Lý Thái Bạch, Quan Thế Âm Bồ Tát,
Quan Vân Trường, Jêsus, Khương Tử Nha.
Luật lệ, lễ nghi
Luật lệ, lễ nghi đạo Cao Đài được ghi trong các sách: Đại thừa Chơn
giáo, Ngọc đế Chân truyền, Pháp Chánh truyền, Thánh Ngơn hiệp tuyển, Tân
luật. Nó gồm:
Ngũ giới cấm (dựa theo Ngũ giới của Phật giáo) gồm: không sát sinh,
không trộm cắp, không tà dâm, không uống rượu, không nói điều gian dối.
Tứ Đại Điều Qui: Là 4 điều trao dồi đức hạnh: ơn hồ, cung kính,
khiêm tốn, nhường nhịn.

Ăn chay có 3 mức: Lục trai (ăn chay 6 ngày trong tháng), Thập trai (ăn
chay 10 ngày trong tháng), Trường trai ( ăn chay cả tháng và suốt đời).
Người theo đạo được chia làm ba bậc:


17
+ Hạ thừa: Gồm những tín đồ bình thường, tu tại gia, giữ ngũ giới cấm,
tứ đại điều qui và ăn chay 6 ngày hoặc 10 ngày trong tháng.
+ Trung thừa: Là chức sắc bậc Lễ sanh, vừa duy trì cuộc sống sinh hoạt
gia đình, vừa xuất gia tu hành theo luật đạo tại các thánh thất hoặc tại trung
tâm toà thánh (nữa tại gia, nữa xuất tu).
+ Thượng thừa: Là những chức sắc bậc Giáo hữu trở lên, là những
người xuất gia, trọn đời hiến thân cho đạo, ăn chay trường và tu hành tại trung
tâm toà thánh.
Ngoài ra, luật đạo còn qui định về ma chay, sinh hoạt tơn giáo của tín
đồ, chức sắc tại gia đình và nơi thờ tự, việc phong chức, phong phẩm, đi lại,
hoạt động của các chức sắc, việc nhập môn, lập họ đạo.v.v.
Lễ nghi đạo Cao Đài bao gồm: Lễ Phẩm, Lễ Nhạc, Lễ Phục, Kinh
Tụng.v.v. khá cầu kỳ và rườm rà, thể hiện sự tổng hợp lễ nghi của các tôn giáo
khác.
Tổ chức giáo hội
Tổ chức giáo hội đạo Cao Đài từ khi hình thành cho đến nay đã phát
triển qua 4 thời kỳ:
+ Thời kỳ 1926-1927: Mơ hình tổ chức hội Thánh Cao Đài Tây Ninh
được dựng lên dựa trên 2 văn bản cơ bản của đạo là Tân Luật và Pháp Chánh
Truyền. Nó tương đối gọn nhẹ và phù hợp với một tổ chức truyền giáo. Hội
thánh chỉ bao gồm các chức sắc Cửu Trùng Đài: Giáo tông, chưởng pháp, đầu
sư, phối sư, giáo sư, giáo hữu. Hiệp Thiên Đài chỉ là nơi để “cầu cơ” thông
công với trời. Chức sắc Hiệp Thiên Đài (15 người) chỉ là những “đồng tử”
ngồi đồng.

+ Thời kỳ 1928-1935: Ngày 15/03/1928, Phạm Công Tắc đã có bài
thuyết pháp tại Tồ Thánh để “chú giải” Pháp Chánh Truyền và đây chính là
cơ sở hình thành mơ hình tổ chức của đạo Cao Đài. Theo đó, các cơ quan
“Bát Quái Đài” và “Hiệp Thiên Đài” cũng được đưa vào Hội thánh. Để nâng


18
cao vai trị của Hiệp Thiên Đài, Phạm Cơng Tắc đã đưa ra Bát Quái nghị định
qui định chức năng của Hiệp Thiên Đài gồm: Bảo vệ giữ gìn giáo pháp, giáo
luật để giữ cho được “chơn truyền, chánh pháp” và nhận lãnh “thánh ý”,
“thánh ngôn” do Thượng đế - Đức chí tơn truyền dạy qua xây bàn cầu cơ.
+ Thời kỳ 1935 - 1975 :
Sau khi Lê Văn Trung, Chưởng quản Cửu Trùng Đài chết (20/11/1934)
Phạm Công Tắc xưng là “Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài” và tổ chức bộ
máy giáo hội như một bộ máy nhà nước theo kiểu quân chủ lập hiến.
Trung ương giáo hội có hai cơ quan chính là Hiệp Thiên Đài (Tồ Đạo)
và Cửu Trùng Đài (Hành chánh). Hiệp Thiên Đài là cơ quan lập pháp và tư
pháp, chức sắc bao gồm các phẩm: Hộ pháp, Thượng phẩm, Thượng sanh,
Thời quân (12 vị), Tiếp dẫn đạo nhơn, Chưởng ấn, Cải trạng, Giám đạo, Thừa
sử, Truyền trạng, Sĩ tải, Luật sự.
Cửu Trùng Đài là cơ quan hành pháp bao gồm 9 viện: Hộ viện (tài chính,
xã hội), Lương viện (lương thực, thực phẩm), Cơng viện (xây dựng, giao
thông), Nông viện (nông nghiệp), Y viện (y tế), Học viện (giáo dục), Hoà viện
(ngoại giao), Lại viện (nội vụ, tổ chức), Lễ viện (nghi lễ, cúng bái). Chức sắc
Cửu Trùng Đài bao gồm các phẩm: Giáo tông, Chưởng pháp, Đầu sư, Phối sư,
Giáo sư, Giáo Hữu, Lễ sanh.
Ngồi ra cịn có: “Hội Thánh Phước Thiện” chun lo sản xuất từ thiện
xã hội; “Cơ Bảo Thể”: giữ an ninh trật tự trong khu vực nội ô; “Cơ Thành Vệ”
là lực lượng vũ trang của đạo và có các tổ chức đảng phái chính trị như: “Hồ
bình chung sống”, “Hồ bình giáo hội”, “Đồn tơng đồ hộ pháp”, “Đại đạo

thanh niên hội”, “Hội thánh xa thơ”, “Ban thế đạo”.v.v.
Dưới cấp trung ương cịn có các cấp: Tấn đạo (cấp miền), Châu đạo (cấp
tỉnh), Tộc đạo (cấp huyện) và Hương đạo (cấp xã).
+ Thời kỳ sau 1975
Sau ngày miền Nam hồn tồn giải phóng, thực hiện nghị quyết 297 của


19
Hội đồng bộ trưởng: Năm 1979, đạo Cao Đài đã ban hành Đạo lịnh số 01 xoá
bỏ cơ cấu và các tổ chức chính trị đạo từ trung ương tới địa phương, thống
nhất các cơ quan ở trung ương Hội thánh (Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng Đài) lại
làm một, trong đó “Hội đồng chưởng quản” là cơ quan thường trực của Hội
thánh, tổ chức Hội thánh còn lại hai cấp là cấp Trung ương và Ban cai quản
các họ đạo.
Hiện nay, đạo Cao Đài có khoảng hơn 2,5 triệu tín đồ, gần 10000 chức
sắc nam, nữ và hơn 1000 nơi thờ tự và cơ sở tôn giáo, hoạt động trên 37 tỉnh
thành trong cả nước [52, tr.7].
Tại Đồng Nai, sau lễ khai tịch đạo năm 1926, đạo Cao Đài bắt đầu
tiến hành cơng cuộc truyền đạo (hay cịn gọi là phổ độ) ra khắp các tỉnh
thành trong cả nước và đã thành lập nhiều đoàn chức sắc đi truyền đạo
khắp Nam kì, trong đó có Phối sư Nguyễn Ngọc Tương, là viên chức trong
chính quyền Pháp. Ơng được chính quyền Pháp điều động đến làm Đốc
Phủ sứ tại huyện Xuyên Mộc (nay là tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) và được đánh
giá là một quan thanh liêm, có nhiều cơng đức với địa phương. Ông thường
tổ chức khai hoang, mở trường, lập chợ.v.v. được dân chúng yêu thương và
ca tụng "Ông Phủ Ba hiền như Phật, Ông Phủ Ba thật từ bi" cũng như đã
lưu lại nhiều giai thoại về ông.
Sau khi trực tiếp cai quản vùng đất này, với tư cách là thành viên
giảng dạy giáo lý, ông đã thực hiện việc truyền đạo tại đây. Cơ sở thờ tự đầu
tiên được thành lập vào năm 1927, tại huyện Đất Đỏ - Long Đất (nay thuộc

tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu), sau đó đạo phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, do sự
mâu thuẫn nội bộ giữa các chức sắc trong việc hành đạo tại Trung ương Tòa
thánh đã dẫn đến sự phân chia các chi phái và ở Đồng Nai đạo Cao Đài cũng
phân chia thành 04 hệ phái, trong đó Cao Đài Tây Ninh có đơng tín đồ nhất.
Ở Đồng Nai hiện nay: Có 05 hệ phái Cao Đài là: Cao Đài Tây Ninh,
Cao đài Ban Chỉnh Đạo, Cao Đài Tiên Thiên và Cao đài Truyền giáo, Cao Đài


20
Cầu Kho, với 24 họ đạo cơ sở. Trong đó:
Cao Đài Tây Ninh có 63 chức sắc, trên 450 chức việc và 16.939 tín đồ,
với 16 họ đạo (trong đó có: 14 thánh thất, 07 điện thờ và 02 Văn phòng ban
cai quản), tập trung ở các huyện, thị xã, thành phố: Thành phố Biên hịa có 03
họ đạo; Thị xã Long Khánh có 01 họ đạo; huyện Định quán có 01 họ đạo;
huyện Tân Phú có 01 họ đạo; huyện Thống Nhất có 03 họ đạo; huyện Vĩnh
Củu có 01 họ đạo, huyện Long Thành có 01 họ đạo và huyện Nhơn Trạch có
05 họ đạo [9].
Cao đài Tiên Thiên có 10 chức sắc, 492 tín đồ với 02 họ đạo, tập trung
ở các huyện Nhơn Trạch và huyện Tân Phú; Cao đài ban chỉnh đạo có 53
chức sắc, 994 tín đồ, với 04 họ đạo, tập trung ở Thành phố Biên Hòa 03 họ
đạo và Thị xã Long Khánh 01 họ đạo; Cao đài Truyền giáo có 05 chức sắc,
210 tín đồ và 01 họ đạo ở huyện Xuân Lộc; Cao đài Cầu Kho có có 04 chức
sắc, 189 tín đồ và 01 họ đạo ở thành phố Biên Hòa.
1.2. THỰC TRẠNG CỦA ĐẠO CAO ĐÀI TÂY NINH Ở ĐỒNG NAI

1.2.1. Về quá trình truyền bá, phát triển Đạo Cao Đài Tây Ninh ở
Đồng Nai
1.2.1.1. Giai đoạn từ năm 1927 đến trước năm 1975
Sau khi cơ sở đầu tiên được thành lập, đến năm 1945, đạo đã xây dựng
được 24 thánh thất, 7 điện thờ phật mẫu với 9652 tín đồ [13]. Tuy nhiên trước

sự mâu thuẫn nội bộ giữa các chức sắc cao cấp ở trung ương Hội thánh đã dẫn
đến sự phân hóa đạo thành nhiều hệ phái khác nhau. Đến năm 1945, đạo Cao
Đài chia thành 12 hệ phái, trong đó Cao Đài ở Đồng Nai cũng bị phân hóa
thành 4 hệ phái. Trong đó, Cao Đài Tây Ninh có đơng tín đồ nhất.
Sau những năm 1930, một số trí thức, sinh viên, học sinh các tỉnh miền
Trung vào Sài Gòn làm ăn sinh sống và học tập đã tiếp nhận đạo Cao Đài và
phát triển thành Cao Đài Trung Việt Truyền giáo (nay đổi thành Truyền giáo
Cao Đài). Tòa thánh trung tâm đặt tại Đà Nẵng, tín đồ tập trung chủ yếu ở


21
Quảng Nam, Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung, các tỉnh Đơng Nam bộ tín đồ
Truyền giáo Cao Đài rất ít. Tại Đồng Nai chỉ có thánh thất và tổ chức hội
thánh ở Suối Nghệ, Châu Thành (nay là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Có gần 100
tín đồ nằm rải rác ở các huyện Xuân Lộc, Long Khánh, Long Thành trực
thuộc ban trị sự hội thánh Suối Nghệ. Hiện nay Cao đài Truyền giáo ở Đồng
Nai có 05 chức sắc, 210 tín đồ và 01 họ đạo ở huyện Xuân Lộc.
Năm 1934, một số chức sắc về Mỹ Tho lập “Cao Đài Thiên Thai
Tịnh” sau dời về Bến Tre đổi là Cao Đài Tiên thiên. Trong thời kỳ chống
Pháp, Cao Đài Tiên Thiên tham gia tổ chức “Cao Đài cứu quốc 12 phái hợp
nhất" để động viên chức sắc, tín đồ tham gia kháng chiến, ở Đồng Nai chỉ có
vài chục tín đồ ở huyện Tân Phú.
Cũng vào năm 1934, Cao Đài Ban chỉnh đạo được thành lập và tách ra
khỏi Tịa thánh Tây Ninh, do ơng Nguyễn Ngọc Tương làm Giáo tơng. Tại
Đồng Nai có một số lượng đáng kể tín đồ đi theo hệ phái này.
Hiện nay, do sự phân chia địa giới hành chính, Cao Đài Ban Chỉnh
đạo ở Đồng Nai chỉ còn 04 họ đạo, với 53 chức sắc và gần 994 tín đồ, tập
trung ở Thành phố Biên Hòa 03 họ đạo và Thị xã Long Khánh 01 họ đạo.
Đạo Cao Đài Tây Ninh, tuy đã có một số lượng đơng đảo tín đồ đi
theo các phái khác, nhưng Tòa thánh Tây Ninh vẫn chủ động phái chức sắc

của mình về Đồng Nai nắm tín đồ, xây dựng tổ chức Cao Đài Tây Ninh ở đây.
Đến năm 1948, Cao Đài Tây Ninh chỉ có 11 thánh thất với 7861 tín đồ. Tịa
thánh Tây Ninh đã xây dựng một hệ thống tổ chức gồm 1 khâm trấn (bao gồm
Đồng Nai và Bình Thuận) 3 châu đạo, 8 tộc đạo, 32 họ đạo và 41 hương đạo
với 379 chức sắc, chức việc [13].
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đạo Cao Đài Tây
Ninh liên tục có sự phân hóa mạnh mẽ về khuynh hướng chính trị. Trong khi
đa số chức sắc và tín đồ của đạo có tinh thần yêu nước, tham gia các phong
trào chống Pháp và chống Mỹ thì có một số chức sắc cao cấp của đạo lại có


22
chủ trương đi ngược lại với lợi ích dân tộc. Họ đã bí mật hợp tác với Pháp
thành lập quân đội Cao Đài, được Pháp trang bị vũ khí và nuôi dưỡng, đã
đánh phá ác liệt vào vùng tự do. Theo đó, đạo Cao Đài Tây Ninh ở Đồng Nai
với xu hướng ngược dịng, cũng triển khai đóng đồn bót, càn quét gom dân
lập các châu đạo, các “khu chu vi quốc gia” do họ kiểm soát ở Tân Vạn, Bửu
Hòa, Bến Gỗ và cũng đưa lực lượng lấn chiếm vùng giải phóng, làm tổn thất
khơng ít cho các lực lượng cách mạng của ta. Đồng thời, với xu hướng u
nước, cách mạng, cũng đã có khơng ít tín đồ tham gia vào sự nghiệp đấu tranh
chống thực dân đế quốc, được ghi nhận và tuyên dương.
1.2.1.2. Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1997
Sau khi miền Nam được giải phóng, đất nước hồn tồn thống nhất, số
chức sắc Cao Đài Tây Ninh có chủ trương đi ngược lại lợi ích dân tộc giảm đi
rất nhiều, chỉ có một bộ phận vẫn tiếp tục chống đối cách mạng. Số này vẫn
nuôi mộng dựa vào đế quốc và bọn phản động ở nước ngoài tiếp tục chống
phá cách mạng; gieo rắc tư tưởng phản động, đẩy mạnh chiến tranh tâm lý
gây hoang mang trong quần chúng tín đồ và ngầm lập ra các tổ chức phản
động, xây dựng lực lượng vũ trang để chờ thời cơ gây bạo loạn phản cách
mạng, lật đổ chế độ.

Để ngăn chặn mưu đồ đen tối đó, Nhà nước chủ trương đưa ra xét xử
cơng khai những người hoạt động nguy hại đến an ninh quốc gia, phá hoại
đạo ra trước ánh sáng của luật pháp. Vì thế, đa số quần chúng tín đồ Cao Đài
đã nhận rõ những hành vi phạm tội của một số chức sắc và sĩ quan quân đội
Cao Đài cũ, đứng lên đấu tranh giành lại quyền kiểm soát hội thánh Cao Đài
Tây Ninh, đưa đạo đi vào con đường trở về với dân tộc.
Đến năm 1979, đạo Cao Đài Tây Ninh đã ra Đạo lịnh số 01 xoá bỏ cơ
cấu và các tổ chức chính trị đạo từ trung ương xuống địa phương, thống nhất
các cơ quan ở Hội thánh làm một, trong đó “Hội đồng chưởng quản” là cơ
quan thường trực của Hội thánh, tổ chức Hội thánh còn lại hai cấp là cấp
trung ương và ban cai quản các thánh thất.


23
Ở Đồng Nai, sau khi hội thánh ban hành Đạo lịnh số 01 chỉ giữ lại Hội
đồng chưởng quản, vì thế hầu hết các chức sắc và tín đồ trở về tu và sinh hoạt
tôn giáo tại gia. Một số tín đồ trở về quê cũ hoặc bỏ đi nơi khác và cùng với
việc không sinh hoạt đạo thường xuyên tại các thánh thất, đã làm cho số
lượng tín đồ Cao Đài Tây Ninh giảm đi rất nhiều. Các thánh thất chỉ còn một
vài người lo việc nhang, đèn cúng kiến hàng ngày.
1.2.1.3. Giai đoạn từ năm 1997 đến nay
Thực hiện chính sách của Đảng và trước những nhu cầu thực tế của các
chức sắc, tín đồ Cao Đài, ngày 14 tháng 11 năm 1992, Ban Bí thư Trung ương
Đảng đã ban hành Thông báo số 34-TB/BCĐ với nội dung: Chỉ đạo các địa
phương hướng dẫn, giúp đỡ đạo Cao Đài xây dựng hiến chương và tạo tổ
chức - nhân sự đạo Cao Đài, tiến đến công nhận tư cách pháp nhân.
Trước chủ trương đó, ở Đồng Nai, các họ đạo Cao Đài tích cực hợp tác
cùng chính quyền địa phương tiến hành nhiều cuộc họp bàn về giải pháp
nhằm cơ cấu lại tổ chức, nhân sự của các họ đạo, cách thức tiến hành đại hội
nhơn sanh, cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc rà soát tình hình

thực tế đối với các họ đạo để cơng nhận các hệ phái Cao Đài.
Năm 1997, với sự kiện Đại hội Hội thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây
Ninh đã tạo ra sự phấn khởi, tin tưởng của đông đảo chức sắc, chức việc và tín
đồ đạo Cao Đài Tây Ninh nói chung và Cao Đài Tây Ninh ở Đồng Nai nói
riêng đối với chính sách tơn giáo của Đảng, Nhà nước ta. Đại hội thông qua
hiến chương và điều lệ cầu phong, cầu thăng theo luật công cử; đã công cử
được các chức sắc và chức vụ của cơ quan thường trực Hội thánh Cao Đài
Tây Ninh. Tổ chức giáo hội đã được chính quyền cơng nhận tư cách pháp
nhân. Từ đây mở ra trang sử mới của phái Cao Đài Tây Ninh, để quần chúng
tín đồ yên tâm "phụng đạo, yêu nước", làm cho "nước vinh đạo sáng".
Đến năm 2007, sau khi được tỉnh Đồng Nai công nhận tư cách pháp
nhân cho các tổ chức cơ sở hệ phái Cao Đài, trong đó có đạo Cao Đài Tây


24
Ninh, hầu hết các chức sắc, chức việc và tín đồ Cao Đài Tây Ninh ở Đồng Nai
rất vui mừng đón nhận việc trở lại sinh hoạt tơn giáo tại các thánh thất; số
lượng chức sắc, chức việc và tín đồ của đạo ngày càng đông, nhiều cơ sở thờ
tự được tu sửa, xây mới khang trang và tơn kính hơn. Tuy nhiên, từ sau Đại
hội Nhơn sanh nhiệm kỳ 2007-2012, thì đạo Cao Đài Tây Ninh ở Đồng Nai
đã xuất hiện tình trạng bất ổn nội bộ tại một số họ đạo do một số phần tử cực
đoan gây ra, sự bất ổn này không những làm cho uy tín của đạo giảm xúc mà
cịn ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự tại một số địa phương trong tỉnh.
1.2.2. Về chức sắc, chức việc Cao Đài Tây Ninh ở
Đồng Nai
Hầu hết các chức sắc, chức việc Cao Đài Tây Ninh ở Đồng Nai đều là
người địa phương và có thành phần xuất thân từ nơng dân. Họ có lối sống
giản dị, hiền lành, chất phác dể gần gũi.v.v.. Họ chịu ảnh hưởng nhiều của cốt
cách người dân Nam bộ, cộng với quá trình tu tập đã tạo nên một phong cách
riêng của chức sắc đạo Cao Đài. Trong quyển Tân Luật dạy:

Chức sắc phải là người thân cận với tính đồ như anh em một nhà,
cần lo giúp đỡ”. Cịn trong quyển Thế luật có nêu: “là người tín đồ
hễ thọ giáo một Thầy (Thầy ở đây có nghĩa là Đạo) thì như con một
cha, phải u thương nhau, liên lạc, giúp đỡ lẫn nhau, lấy lòng
thành thật mà đối đãi nhau, dìu dắt nhau trong đường đạo và đường
đời. Ngồi ra khi người tín đồ vào đạo thì phải qn những ốn thù
trước kia, tránh ganh ghét, tranh đua và kiện cáo, phải nhẫn nhịn và
hoà thuận với nhau [41, tr.14].
Ở Đồng Nai, đội ngũ chức sắc, chức việc Cao Đài Tây Ninh so với các
tỉnh thành khác thì khơng đơng và đa số khơng được đào tạo qua trường lớp
tôn giáo, mà chủ yếu là do có “cơng quả” với đạo mà được Hội thánh thăng
thưởng, công cử lên. Hiện nay, hầu hết độ tuổi của các chức sắc, chức việc ở
Đồng Nai khá cao. Trong tổng số 63 chức sắc, đa số có độ tuổi từ 60 trở lên


25
và hơn 450 chức việc của đạo Cao Đài Tây Ninh có độ tuổi từ 25 đến 70 tuổi.
Về trình độ học vấn, các chức sắc, chức việc có trình độ tương đối thấp
so với các tôn giáo khác: chưa đầy 1% số họ có trình độ lớp 12/12; đối với
chức việc chưa đến 15% có trình độ lớp 12/12; cá biệt có 2 đến 3 người là có
trình độ đại học. Trình độ học vấn thấp đã có ảnh hưởng rất lớn đến việc hành
đạo của họ. Hiện nay, trong việc thực hiện các lễ nghi tôn giáo, đa số tín đồ
đều mong mỏi chức sắc, chức việc trong họ đạo của mình phải có trình độ học
vấn cao và có trình độ hiểu biết sâu sắc về giáo lý, luật lệ, lễ nghi của đạo,
nhưng điều đó chưa được đáp ứng, dẫn đến thiếu chức sắc không chỉ là những
người có trình độ cao, đạo hạnh tốt, mà còn ở trách nhiệm tại nhiều họ đạo.
Trong hoạt động tơn giáo, nhìn chung các chức sắc, chức việc đạo Cao
Đài Tây Ninh luôn tuân thủ pháp luật, hoạt động thuần túy tơn giáo đúng như
chương trình thường niên đã đăng ký với chính quyền cơ sở. Trong mối quan
hệ với các cấp chính quyền, họ rất hịa nhã, khiêm tốn. Trong quan hệ với tín

đồ, đa số chức sắc, chức việc đều là người địa phương, nên họ rất gần gũi,
nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng, chia sẻ vui buồn cùng tín đồ. Vì thế vị
trí, vai trị của họ có ảnh hưởng rất sâu sắc và có uy tính lớn trong đồng bào
tín đồ. Trong hiếu hỉ, tang tế, họ là người đứng ra thực hiện các nghi thức tơn
giáo cho tín đồ.
Với chủ trương "Tam giáo quy nguyên, Ngg̣ũ chi hiệp nhất", người theo
đạo Cao Đài đã xem nhau như anh em một nhà, cùng chung một cha; đồng
thời chủ trương tơn trọng mọi tín ngưỡng của mọi tơn giáo, vì thế các chức
sắc, chức việc Cao Đài Tây Ninh ở Đồng Nai trong mối quan hệ, giao tiếp với
các tôn giáo khác họ luôn được tơn trọng và liên giao tốt đẹp.
1.2.3. Về tín đồ Cao Đài Tây Ninh ở Đồng Nai
Tín đồ Cao Đài Tây Ninh ở Đồng Nai gồm nhiều dân tộc khác nhau.
Trong đó, dân tộc Kinh chiếm đa số, kế đến là dân tộc Hoa và có một vài dân
tộc thiểu số khác. Tất cả họ thường sống tập trung ở một số làng, xã nhất định


×