Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Giáo trình Vẽ kỹ thuật ngành may (Nghề: May thời trang - Cao đẳng) - Trường CĐ nghề Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1011.07 KB, 31 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÀ NẴNG

GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC: VẼ KỸ TḤT NGÀNH MAY
NGHỀ: MAY THỜI TRANG
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số:
/QĐ-CĐN… ngày…….tháng….năm
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng)

Đà Nẵng, năm 2017


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

1


LỜI GIỚI THIỆU
Vẽ kỹ thuật ngành may là môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ
bản về việc vẽ những bản vẽ kỹ thuật, vẽ và đoc được những kí hiệu, thơng số trong
bản vẽ kỹ thuật chuyên ngành may.
Giáo trình Vẽ kỹ thuật ngành may được biên soạn nhằm mục đích phục vụ cơng
tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu cho sinh viên chuyên ngành may thời trang trình
độ Cao đẳng nghề.
Cấu trúc của giáo trình gồm 3 chương, được trình bày rõ ràng, kèm theo những


hình vẽ minh họa khá cụ thể, giúp cho sinh viên hiểu được hệ thống kí hiệu, đọc và
thực hiện được những bản vẽ kỹ thuật trong sản xuất hàng may mặc.
Mặc dù đã cố gắng trong việc nghiên cứu khi biên soạn giáo trình, tuy nhiên
khơng tránh khỏi khiếm khuyết. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo,
các bạn đồng nghiệp và các em học sinh - sinh viên để giáo trình ngày càng hoàn thiện
hơn.

Đà Nẵng, ngày

tháng năm 2017

Biên soạn
Phan Thị Thu Hoa

2


MỤC LỤC
TRANG
Lời giới thiệu ……………………………………………………………………2
Mục lục………………………………………………………………………… .3
Giáo trình mơn học……………………………………………………………....4
Chương 1: Vật liệu dụng cụ vẽ và cách sử ...……………………………………6
1. Vật liệu vẽ …….…………………………………………………............….….6
2. Dụng cụ vẽ và cách sử dụng...………………………………………………6
3. Trình tự hồn thành bản vẽ…………………………………………………9
Câu hỏi ơn tập…………………………………………………………………9
Chương 2: Những tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kỹ thuật………………………...10

1. Tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật..………………………………………………10

2. Khổ giấy - Các loại khổ giấy - Kích thước và ký hiệu……………………...11
3. Khung vẽ, khung tên.......……………………….…………………………11
4. Tỷ lệ bản vẽ………………………………………………………………13
5. Các nét vẽ……………….…………………………………………………13
6. Chữ viết……………………………………………………………………15
7. Ghi kích thước…….…….…………………………………………………16
Câu hỏi ơn tập…………………………………………………………………20
Chương 3: Bản vẽ lắp ráp…..………………………………………………….…21
1. Ký hiệu mặt vải và một số quy ước …………………………………….….21

2. Mặt cắt một số đường may cơ bản thường sử dụng…………………………22
3. Bài tập ứng dụng ……………………………………………………………...24
Câu hỏi ôn tập…….……………………………………………………………….29
Tài liệu tham khảo……………………………………………………………………30

3


GIÁO TRÌNH MƠN HỌC
Tên mơn học : Vẽ kỹ tḥt ngành may
Mã mơn học: MTT 19
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơn học:
- Vị trí:
+ Vẽ kỹ thuật ngành may là môn học chuyên môn nghề bắt buộc trong chương
trình đào tạo trình độ Cao đẳng nghề May thời trang;
+ Mơn học được bố trí học sau mơ đun Quy trình cơng nghệ và học song song
với các môn học khác của chuyên ngành May thời trang.
- Tính chất:
+ Mơn học Vẽ kỹ thuật ngành may mang tính tích hợp giữa lý thuyết và thực
hành;

- Ý nghĩa và vai trị của mơn học:
+ Mơn học Vẽ kỹ thuật ngành may nhằm trang bị cho người học một số kiến thức
cơ bản về cách sử dụng vật liệu, dụng cụ để thực hiện bản vẽ đường may, các cụm chi
tiết sản phẩm ngành may đồng thời đọc được tài liệu bản vẽ kỹ thuật ngành may ;
Mục tiêu của môn học
- Về kiến thức:
+ Nhận biết được vật liệu, dụng cụ và cách sử dụng để hoàn thành bản vẽ theo
yêu cầu kỹ thuật;
+ Trình bày được các tiêu chuẩn về khổ giấy, tỷ lệ, các nét vẽ, kích thước để
vẽ bản vẽ kỹ thuật chuyên ngành đạt yêu cầu kỹ thuật;
- Về kỹ năng:
+ Thực hiện được các bài tập ứng dụng để vẽ đường may và các cụm chi tiết một
số sản phẩm ngành may;
+ Xác định được tầm quan trọng của bản vẽ kỹ thuật đối với sản xuất hàng may
công nghiệp;
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Nghiêm túc, tự giác trong học tập.

4


Nội dung của mơn học:
Thời gian (giờ)
Số
TT

Thực hành,
Tên chương/mục

Tổng




thí nghiệm,

Kiểm

số

thuyết

thảo luận, bài

tra*

tập
Chương 1: Vật liệu, dụng cụ vẽ

5

3

2

5

3

1


1

20

14

5

1

30

20

8

2

và cách sử dụng
1

1. Vật liệu vẽ
2. Dụng cụ vẽ và cách sử dụng
3 Trình tự hồn thành bản vẽ
Chương 2: Những tiêu chuẩn về
trình bày bản vẽ kỹ thuật
1.Tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật
2. Khổ giấy – Các loại khổ giấy

2


– Kích thước và ký hiệu
3. Khung vẽ, khung tên
4. Tỷ lệ bản vẽ
5. Các nét vẽ
6. Chữ viết
7. Ghi kích thước
Chương 3: Bản vẽ lắp ráp
1. Ký hiệu mặt vải và một số

3

quy ước khác
2. Mặt cắt 1 số đường may cơ
bản thường sử dụng
3. Bài tập ứng dụng
Cộng

5


CHƯƠNG 1: VẬT LIỆU, DỤNG CỤ VẼ VÀ CÁCH SỬ DỤNG
Mục tiêu:
Sau khi học xong chương này, học sinh sinh viên có khả năng:
- Nhận biết được vật liệu, dụng cụ vẽ và cách sử dụng;
- Biết cách trình bày bản vẽ kỹ thuật đúng trình tự ;
- Sử đụng các loại dụng cụ vẽ đúng chức năng để hoàn thành bản vẽ theo yêu cầu
kỹ thuật;
- Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác khi thực hiện bản vẽ kỹ thuật;
Nội dung chính :

1. Vật liệu vẽ
+ Giấy vẽ:
-

Giấy dùng để lập bản vẽ kĩ thuật là loại giấy vẽ (giấy crôki).

-

Giấy dùng để lập các bản vẽ phác thường là giấy kẻ li hay giấy ơ vng.

+ Bút chì:
Bút chì dùng để vẽ là loại bút chì đen. Bút chì đen có 3 loại cơ bản sau:
- Loại cứng : Kí hiệu H và thường có các loại sau : H, 2H, 3H,…Thường dùng để
vẽ các nét mãnh, độ cứng tăng dần theo chỉ số.
- Loại mềm : Kí hiệu B và có các loại : B, 2B, 3B, …Dùng để vẽ các nét đậm hay
viết chữ, độ mềm tăng dần theo chỉ số.
- Loại vừa : Kí hiệu HB.
Ngồi ra, cịn có một số vật liệu khác như tẩy, giấy ráp để mài bút chì, đinh mũ hay
băng dính để cố định bản vẽ,…
2. Dụng cụ vẽ và cách sử dụng:
Dụng cụ vẽ thường dùng gồm có: Ván vẽ, Thước chữ T, Thước đo, Êke, Compa,
Thước cong,…
2.1.Ván vẽ:
Ván vẽ làm bằng gỗ mềm, mặt ván phẳng và nhẵn, hai mép trái và phải có nẹp gỗ
cứng để mặt ván không bị vênh. Bề mặt bên phải của ván vẽ dùng để trượt thước T,
nên được bào thật nhẵn. Ván vẽ được đặt lên bàn vẽ có thể điều chỉnh được độ dốc.
Tùy theo khổ bàn vẽ mà dùng loại ván vẽ có kích thước khác nhau.

6



2.2. Thước chữ T:
Thước chữ T làm bằng gỗ hay bằng chất dẻo. Thước chữ T gồm có thân ngang dài
và đầu thước. Mép trượt của T vng góc với mép trên của thân ngang. Thước chữ T
dùng để kẻ các đường nằm ngang.
Để kẻ các đường nằm ngang, ta trượt đầu thước dọc theo mép trái của ván vẽ.
Khi đặt giấy vẽ lên ván vẽ, phải đặt sao cho mép trên của tờ giấy song song với
mép trên của thân ngang thước chữ T.

2.3. Êke:
Dùng để vẽ thường là một bộ hai chiếc, một chiếc có hình một tam giác vng cân
gọi là êke 450 và chiếc kia có hình một nữa tam giác đều gọi là êke 600. Êke làm bằng
gỗ hay bằng chất dẻo.
Êke phối hợp với thước chữ T hay thước dẹt để vạch các đường thẳng đứng hay
đường xiên. Dùng hai êke trượt lên nhau để kẻ các đường song song.

7


Khi vạch các đường thẳng bút chì hơi nghiêng theo chiều chuyển động. Tùy theo vị
trí của nét vẽ (nằm ngang, thẳng đứng hay nằm nghiêng) mà xác định chiều chuyển
động của bút.
Dùng êke có thể vẽ các góc nhọn 150, 300, 450, 600, 750 và các góc bù của chúng.
2.4. Compa :
Compa dùng để vẽ các đường tròn. Compa loại thường dùng để vẽ các đường trịn
có đường kính từ 12 mm trở lên. Khi vẽ các đường tròn có đường kính lớn hơn 150
mm thì chắp thêm cần nối. Để vẽ đường trịn có đường kính nhỏ hơn 12 mm dùng loại
compa đặc biệt.
Khi vẽ đường tròn cần giữ cho đầu kim và đầu chì vng góc với mặt giấy. Dùng
ngón tay trỏ và ngón tay cái cầm đầu núm compa và quay liên tục theo một chiều nhất

định.

2.5. Thước cong:
Bộ thước cong gồm 2 chiếc. Thước cong dùng để vẽ các đường cong bất kỳ. Khi
vẽ. trước hết phải xác định một số điểm thuộc đường cong, sau đó chọn một cung trên
thước cong sao cho cung đó đi qua một số điểm (khơng ít hơn ba điểm) của đường

8


3. Trình tự hồn thành bản vẽ:
Để nâng cao hiệu suất, đảm bảo chất lượng của bản vẽ, trước khi vẽ, ta phải chuẩn
bị đầy đủ các vật liệu vẽ và dụng cụ, tài liệu cần thiết. Khi vẽ thường chia ra ba giai
đoạn:
3.1. Giai đoạn vẽ mờ (phác thảo) :Dùng bút chì cứng H,2H để vẽ mờ, nét vẽ phải đủ rõ
và chính xác.
3.2. Chỉnh sửa các nét vẽ: Sau khi vẽ mờ phải kiểm tra lại bản vẽ thật kỹ, sau đó
mới tơ đậm bản vẽ.
3.3. Giai đoạn tơ đậm : Dùng bút chì 2B để tơ các nét cơ bản. Dùng bút chì B hoặc HB
tơ các nét đứt và viết chữ. Cần giữ đầu chì ln nhọn, không nên tô đi tô lại từng đoạn
của một nét vẽ
Trình tự tơ các nét vẽ như sau:
a. Vạch các đường trục và đường tâm bằng nét chấm gạch mảnh.
b. Tô đậm các nét cơ bản theo thứ tự:
+ Đường cong từ lớn đến bé.
+ Đường bằng từ trên xuống dưới.
+ Đường thẳng đứng từ trái sang phải.
+ Đường xiên góc từ trên xuống dưới và từ trái sang phải.
c. Theo thứ tự như trên tô các nét đứt.
d. Tô các nét mảnh.

e. Vẽ các mũi tên, ghi các số kích thước, viết các ghi chú, các yêu cầu kỹ thuật
của bản vẽ.
f. Tô khung vẽ và khung tên. Điền thơng tin có trong khung tên.
g. Kiểm tra lại tồn bộ bản vẽ và sửa chữa.

CÂU HỎI ƠN TẬP :
Câu 1: Bút chì được sử dụng để vẽ kỹ thuật gồm những loại nào? Trình bày cách sử
dụng của từng loại ?
Câu 2:Trình bày các loại dụng cụ và cách sử dụng chúng trong ngành vẽ kỹ thuật?
Câu 3: Trình bày trình tự hồn thành một bản vẽ kỹ thuật?

9


CHƯƠNG 2: NHỮNG TIÊU CHUẨN VỀ TRÌNH BÀY BẢN VẼ KỸ THUẬT
Mục tiêu:
Sau khi học xong chương này, học sinh sinh viên có khả năng:
- Trình bày được các tiêu chuẩn của bản vẽ kỹ thuật;
- Xác định được các qui định về khổ giấy, tỷ lệ, các nét vẽ, chữ viết và cách ghi kích
thước để vẽ bản vẽ kỹ thuật chuyên ngành đạt yêu cầu kỹ thuật;
- Thực hiện được các bài tập ứng dụng để vẽ đường may và các cụm chi tiết một số
sản phẩm ngành may;
- Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác trong quá trình trình bày bản vẽ kỹ thuật.
Nội dung chính:
1.Tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật:
Bản vẽ kĩ thuật thể hiện một cách đúng đắn hình dạng và kích thước của đối tượng
được biểu diễn theo những quy tắc thống nhất của Tiêu chuẩn Việt Nam và Tiêu chuẩn
Quốc tế về bản vẽ kĩ thuật.
Trong việc buôn bán, chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia, trong việc trao đổi
hàng hóa hay dịch vụ và thơng tin, bản vẽ kĩ thuật được xem như là tài liệu kĩ thuật cơ

bản liên quan đến sản phẩm. Vì vậy, bản vẽ kĩ thuật phải được lập theo các quy tắc
thống nhất của Tiêu chuẩn Việt Nam và Tiêu chuẩn Quốc tế về bản vẽ kĩ thuật.
Các Tiêu chuẩn Việt Nam là những văn bản kĩ thuật do Ủy ban Khoa học Kĩ thuật
Nhà nước trước đây,nay là Bộ khoa học, Công nghệ ban hành.
Tổng cục Tiêu chuẩn, Đo lường và Chất lượng là cơ quan nhà nước trực tiếp chỉ
đạo công tác tiêu chuẩn hóa nước ta. Nó là tổ chức quốc gia về tiêu chuẩn hóa được
thành lập từ năm 1962.Năm 1977 với tư cách là thành viên chính thức, nước ta đã
tham gia Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (International Organization for
Standardization). Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế gọi tắt là ISO được thành lập từ
năm 1946, hiên nay đã có 146 nước và tổ chức quốc tế tham gia.
Các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế được xây dựng trên cơ sở vận dụng những
thành tựu khoa học tiên tiến và những kinh nghiệm phong phú của sản xuất.
Tiêu chuẩn Quốc tế và Tiêu chuẩn Nhà nước về bản vẽ kĩ thuật bao gồm các tiêu
chuẩn về trình bày bản vẽ, về các hình biểu diễn, về các kí hiệu và quy ước… cần thiết
cho việc lập các bản vẽ kĩ thuật.

10


2. Khổ giấy – Các loại khổ giấy – Kích thước và ký hiệu:
Mỗi bản vẽ và tài liệu kĩ thuật được thực hiện trên một khổ giấy có kích thước đã
quy định trong tiêu chuẩn TCVN 2-74 Khổ giấy. Khổ giấy được xác định bằng các
kích thước mép ngồi của bản vẽ.
Các khổ giấy được chia thành hai loại, các khổ giấy chính và các khổ giấy phụ. Ở
đây ta chỉ xét khổ giấy chính. Các khổ giấy chính gồm có khổ A0 với kích thước là
1189 x 841 mm, diện tích bằng 1 m2 và các khổ giấy khác được chia ra từ khổ A0. Với
quy tắc: chia đôi chiều dài và giữ nguyên chiều rộng, như vậy chiều rộng của khổ giấy
trước là chiều dài của khổ giấy sau.
Kí hiệu và kích thước của các khổ giấy chính như sau :
Kí hiệu khổ

A0

giấy

A1

A2

A3

A4

Kích thước các
cạnh khổ giấy

1189 x 841

594 x 841

594 x 420

297 x 420

297 x 210

(mm)
Có thể biểu diễn khổ giấy dưới dạng như sau:

A0


A1

A2

A3
A4

3. Khung vẽ, khung tên
3.1. Khung vẽ: Khung vẽ là hình chữ nhật, kẻ bằng nét liền đậm, cách các mép giấy
một khoảng bằng 5 mm. Nếu bản vẽ đóng thành tập thì cạnh trái của khung vẽ cách
mép trái của khổ giấy một khoảng bằng 25 mm.

11


3.2. Khung tên :

Ô 1 : Tên gọi sản phẩm hay đầu đề bài tập.
Ô 2 : Vật liệu của sản phẩm may mặc.
Ô 3 : Tỉ lệ dùng bản vẽ.
Ô 4 : Số thứ tự bản vẽ.
Ô 5 : Ghi :“ Người vẽ “.
Ô 6 : Họ tên người vẽ.
Ô 7 : Ngày, tháng năm vẽ.
Ô 8 : Ghi : “Kiểm tra”.
Ô 9 : Họ tên người kiểm tra.

12



Ô 10 : Ngày, tháng năm kiểm tra.
Ô 11 : Trường, lớp
4. Tỷ lệ bản vẽ:
4.1.Khái niệm tỷ lệ bản vẽ :
Tùy theo vật thật có kích thước lớn hoặc nhỏ, độ phức tạp nhiều hay ít mà phóng
to hay thu nhỏ hơn khi đưa vào bản vẽ ,theo một tỉ lệ nào đó.
4.2. Các tỷ lệ bản vẽ:
Tỉ lệ của hình vẽ

= Kích thước đo được trên bản vẽ

Kích thước tương ứng thật của vật
Tỉ lệ của hình vẽ cũng là của bản vẽ
4.3. Các tỷ lệ thường dùng trong bản vẽ thiết kế trang phục:
Khi ghi kích thước trên bản vẽ , khơng ghi kích thước tỉ lệ mà ghi kích thước thật
của vật thể hay sản phẩm.
Trong các bản vẽ trang phục , người ta thường dùng các tỉ lệ sau :1:1 – 1:2 – 1:5 –
2:1 – 4:1 – 5:1
5. Các nét vẽ :
Trong bản vẽ cắt may , người ta thường sử dụng các đường nét được qui định
trongTCVN như : nét liền đậm , nét liền mảnh , nét chấm gạch , nét đứt, nét lượn sóng.

Cách vẽ các đường nét được qui định như sau :
Chọn bề rộng của nét liền đậm là nét cơ bản, kí hiệu là b
Đối với bản vẽ có kích thước lớn ( A0 , A1 ) thì b = 4 – 5 mm.
Đối với bản vẽ nhỏ , thì b = 0,5 – 1 mm
Nét kẻ khung bản vẽ , khung tên , bảng kê và các bản khác thì nét liền có bề
rộng bằng b/3 -> b. Qui định các đường vẽ trong bản vẽ cắt may như sau :
5.1. Nét đậm liền : (nét cơ bản)
Thể hiện đường bao của sản phẩm cắt may . có thể coi đường bao là đường may

nhìn thấy.
5.2. Nét liền mảnh:
Dùng để vẽ các đường kích thước , đường gióng , đường phân chia các chi tiết sản
phẩm , đường phụ thêm.
5.3. Nét lượn sóng:

13


Dùng để giới hạn phần sản phẩm được vẽ
5.4. Nét đứt mảnh:
Biểu diễn đường bao khuất khơng nhìn thấy, đường cắt , đường gấp một phần
vải VD : đường gấp một nẹp áo
5.5. Nét gạch chấm mảnh:
Tượng trưng cho sự đối xứng ( đường trục ) , vì vậy đường chấm gạch dùng để
vẽ đường gấp đôi của mảnh vải
5.6. Nét đứt đậm :
Vết của mặt phẳng cắt
BẢNG TỔNG HỢP :
TT
1.

Tên gọi

Hình dạng

Bề rộng
Độ rộng từ

Nét liền đậm


Ứng dụng
Đường may

b=0,4 2mm thấy;

(cơ bản)

giao

nhìn
tuyến

thấy, khung bản vẽ,
khung tên.
Độ rộng

2.
Nét liền mảnh

Đường kích

thước

gióng,
b hoặc b . và đường
3
4
đường chia các bộ
phận.


3.

Độ rộng

Nét lượn sóng

Đường phân

cách,

b hoặc b . đường giới hạn.
3
4

Độ rộng b , Đường bao khuất,
2
thể hiện đường cắt.
mỗi gạch dài

4.

Nét đứt mảnh

3,5 3,8mm;
khoảng cách
giữa 2 gạch
1mm.

5.


Độ rộng

Nét gạch

Đường

trục

đường tâm.
b
hoặc b ,
3
4

chấm mảnh

mỗi gạch dài

14




8 15mm;
khoảng cách
giữa 2 gạch
1mm
Độ rộng


6.
Nét đứt đậm

Đường chỉ vị trí cắt.

1,5b, mỗi
gạch dài 8
 25mm

6. Chữ viết
Trong bản vẽ kỹ thuật dùng trong ngành may , chữ và số phải rõ ràng , thống
nhất trong cùng một bản vẽ.
6.1. Khổ chữ: Kích thước của chữ phụ thuộc vào kích thước bản vẽ và phụ thuộc vào
vị trí nó trên bản vẽ.
Chiều cao của chữ hoa và số không được lớn quá 14mm, và không nhỏ quá 2,5mm,
Chiều cao của chữ hoa kí hiệu là h
Chiều rộng của chữ hoa : 6/7h
Chiều rộng của chữ thường, số : 1/7h - 2/7h
Khoảng cách giữa các từ và số : h
+Lưu ý : Dùng bút chì HB, kẻ mờ các dịng để xác định chiều cao của chữ, số
cho đều. Dùng bút chì B để tơ chữ
6.2. Kiểu chữ: Nên dùng kiểu chữ thông dụng , thẳng đứng hoặc nghiêng 75º so với
đường ngang.

15


7. Ghi kích thước
7.1. Quy định chung : Trong bản vẽ ngành may:
- Mỗi kích thước chỉ ghi một lần.

- Ghi kích thước thật của chi tiết , khơng ghi theo kích tỷ lệ, khơng ghi tên chi tiết
- Đơn vị chiều dài là cm, nhưng trong bản vẽ chỉ ghi số đo, không ghi đơn vị ,
không ghi dưới dạng phân số.
- Đường kích thước có thể được giới hạn bằng đường gióng, đường bao,
đường chấm gạch, đường phân chia các phần của chi tiết.
7.2. Đường kích thước và đường dóng:
+ Đường kích thước :
Vẽ bằng nét liền mảnh và giới hạn hai đầu bằng hai mũi tên, độ lớn của mũi tên tỷ lệ
với độ lớn của nét cơ bản trong bản vẽ đó.
Đường ghi kích thước thẳng là đoạn thẳng được kẻ song song với cạnh vẽ.
Cách cạnh ấy từ 8 → 10mm. Nếu có nhiều đường cùng một phía thì đường ngắn
nằm ở trong, trung bình nằm ở giữa và đường dài nhất nằm ở ngoài cùng.
Trên mỗi đầu mút của đường kích thước là mũi tên, hai cánh của mũi tên làm với
nhau một góc khoảng 300. Độ lớn của mũi tên tỉ lệ thuận với chiều rộng (b) của nét vẽ
cơ bản.
Hai mũi tên được vẽ phía trong giới hạn đường kích thước. Nếu khơng đủ chỗ,
chúng được vẽ phía ngồi. Cho phép thay hai mũi tên đối với nhau bằng gạch xiên.

16


+Đường dóng : Đường gióng giới hạn phần được ghi kích thước. Đường gióng được
kẻ bằng nét liền mảnh và vạch quá đường kích thước một đoạn từ 2 đến 5 mm.

7.3. Con số kích thước:
Chữ số kích thước phải viết chính xác, rõ ràng và dùng khổ chữ có h từ 2,5 trở lên.
+ Đối với đường kích thước nằm ngang thì số kích thước đặt ở phía trên đường kích
thước, đặt hở 1mm đối với đường kích thước.

17



+ Đối với đường kích thước thẳng đứng thì số kích thước đặt ở phía trái đường kích
thước, đặt hở 1mm đối với đường kích thước.

Trong trường hợp khơng đủ chỗ, chữ số được viết trên đoạn kéo dài của đường kích
thước và thường viết về phía bên phải của đường này, đặt hở 1mm đối với đường kích
thước.

Hướng chữ số kích thước dài, được ghi theo hướng nghiêng của đường kích thước.
Trừ những kích thước của phần tử có độ nghiêng lớn (nằm trong góc 30o) như hình vẽ
thì được ghi trên giá ngang.
+ Đối với kích thước góc. Hướng chữ số kích thước góc được ghi theo độ nghiêng
của góc. Trừ trường hợp kích thước của góc có độ nghiêng lớn (nằm trong góc 30o)
như hình vẽ thì chữ số kích thước góc được ghi theo hướng nằm ngang trên giá.
Khơng cho phép bất kì đường nét nào của bản vẽ kẻ chồng lên chữ số kích thước.

18


+ Đối với kích thước đường trịn.
Đường trịn lớn. Ghi chữ số kích thước trên đường kích thước và nghiêng theo đường
kích thước, cách đường kích thước 1mm. Đường kích thước là đường kính của đường
trịn, giới hạn bởi mũi tên.

Ø18

Đường trịn nhỏ. Ghi chữ số kích thước trên đường ngang kéo ra từ đường kích thước.

Ø5


7.4. Các ký hiệu :
Trong kỹ thuật, đường kính ký hiệu là, đọc là Phi, bán kính ký hiệu là R, r. Kích
thước cạnh vng ký hiệu hình vng
hình chữ nhật .

, kích thước cạnh hình chữ nhật ký hiệu

19


CÂU HỎI ÔN TẬP :
Câu 1: Khung tên bản vẽ kỹ thuật gồm bao nhiêu ơ, trình bày nội dung của từng ô?
Câu 2: Hãy nêu khái niệm về tỉ lệ? Cho ví dụ về 3 tỉ lệ thu nhỏ và 3 tỉ lệ phóng to?
Câu 3: Trình bày quy định chung về cách ghi kích thước của bản vẽ kỹ thuật ngành
may ?

20


CHƯƠNG 3: BẢN VẼ LẮP RÁP
Mục tiêu:
Sau khi học xong chương này, học sinh sinh viên có khả năng:



 Nhận biết được các ký hiệu và quy ước của bản vẽ lắp ráp ngành may;
 Vẽ được mặt cắt của các đường may và các cụm chi tiết của sản phẩm đúng tiêu
chuẩn kỹ thuật;
Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác khi thực hiện bản vẽ kỹ thuật.

Nội dung chính:
1.Ký hiệu mặt vải và một số quy ước:
1.1. Ký hiệu về mặt vải:
Mặt phải của vải hay chi tiết
sản phẩm
Mặt trong của vải hay chi tiết
sản phẩm (1)

Mặt trong của vải hay chi tiết
sản phẩm(2)

Keo, dựng
Mặt phải của vải lót

Măt trái của vải lót

1.2.Ký hiệu về dấu hiệu lắp ráp:

21


1.3. Ký hiệu về mặt cắt:
STT

Kí hiệu

Ý nghĩa

1


Thân sản phẩm

2

Dựng

4

Chiều đường may

5

Chiều đường may thứ a

1.4. Ký hiệu mật độ mũi may:
Ví dụ hình sau có ý nghĩa : mật độ 6 mũi may trên 1cm đường may

2. Mặt cắt một số đường may cơ bản thường sử dụng:
2.1. Khái niệm về hình cắt, mặt cắt:
+Hình cắt:
Dùng một hay nhiều mặt phẳng cắt, vng góc với vật thể hay sản phẩm. Lấy đi phần
vật thể nằm giữa mắt người quan sát và mặt phẳng cắt. Phần cịn lại là hình cắt, như
vậy hình cắt là hình cịn lại sau khi ta dùng mặt phẳng cắt bỏ đi một phần vật thể.
+Mặt cắt:
Ta quay vị trí cắt đi một góc 90o rồi mang nó ra ngồi thì hình thu được gọi là mặt cắt.
Ta dùng nét cắt để chỉ vị trí được cắt, dùng mũi tên chỉ hướng nhìn, dùng chữ cái viết
hoa để gọi tên mặt cắt.

22



A-A

A
A

2.2. Ký hiệu mặt cắt các đường may cơ bản ứng dụng vào công nghệ may các sản
phẩm may mặc
TT Tên mặt cắt

Hình vẽ, ký hiệu

đường may
1

May can
chắp

2

May can rẽ

3

May can lật

4

May can
lật đè


23


5

May can kê
gấp mép

3.Bài tập ứng dụng:
3.1. Vẽ mặt cắt đường may, cụm chi tiết cổ áo sơ mi nam:
Mặt cắt tổng hợp của bâu sơ mi cổ đứng chân rời có dựng:
2

c

3

c’’
c’ d’

4

d

6

1

d’’


6

5

a
b

* Tên chi tiết và thứ tự ký hiệu đường may :
a.Thân sau

1. May bọc chân cổ ngoài với lớp dựng

b.Thân trước

2. May lộn bản cổ

c. Bản cổ chính

3. May diễu bản cổ

c’. Bản cổ lót

4. May phần bản cổ với chân cổ

c” mex bản cổ

5. Tra chân cổ lót vào vịng cổ thân áo

d. Chân cổ chính


6. May mí đường chân cổ ngồi vào thân áo

d’ chân cổ lót và

mí xung quanh chân cổ

d’’ mex chân cổ

24


×