Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

BÀI THU HOẠCH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.36 KB, 12 trang )

TRƯỜNG: Đại học Kinh tế-Luật
KHOA: Hệ thống thông tin
........................................................................................................

BÀI THU HOẠCH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH VỀ CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG
VIỆT NAM

Tên thành viên:
Lớp: Thương mại điện tử clc ( K21411C )

Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 11 năm 2021


MỤC LỤC
I. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON ĐƯỜNG CÁCH
MẠNG VIỆT NAM.................................................................................................
1. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh................................................................
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường Cách mạng Việt Nam....................
2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc..................................
2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giải phóng dân tộc............................
2.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội............................................
2.4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.......
2.5. Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá đội lên Chủ nghĩa Xã hội
Việt Nam............................................................................................................
2.6. Một số nguyên tắc xây dựng Chủ nghĩa Xã hội Việt Nam trong
thời kỳ quá độ....................................................................................................
II.

LIÊN HỆ THỰC TIỄN.................................................................................


1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội................
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước
của nhân dân, do nhân dân và vì dân.................................................................
2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam..............................
2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của nhân dân, do dân và vì
dân....................................................................................................................
III. Ý KIẾN VỀ CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VIỆT NAM.........................


I.

NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON ĐƯỜNG
CÁCH MẠNG VIỆT NAM
1. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh
Có nhiều cách hiểu về tư tưởng Hồ Chí Minh. Điển hình là thơng qua

Đại hội đại biểu lần thứ IX và XI của Đảng Cộng sản Việt Nam (2011) nêu
khái niệm như sau: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn
diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của
sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể
của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc,
tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý
giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của
nhân dân ta giành thắng lợi”.
2.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường Cách mạng Việt Nam

2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc
Hồ Chí Minh hết sức trân trọng quyền con người và từ quyền con

người mà Người đã khái quát và phát triển thành quyền dân tộc:“Tất cả các
dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống,
quyền sung sướng và quyền tự do”. Độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng,
bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc, phải gắn liền với tự do, cơm no áo
ấm và hạnh phúc của dân, và là nền độc lập thực sự và hoàn toàn triệt để, gắn
liền với thống nhất và tồn vẹn lãnh thổ. Ta có thể thấy Người đã vận dụng
nguyên tắc thông qua các văn kiện như “bản yêu sách” của Hội nghị
Versaille, “Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng” (2-1930), “Tun ngơn
độc lập”(9-1945).


2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giải phóng dân tộc
Cách mạng giải phóng dân tộc muốn giành thắng lợi phải đi theo con
đường cách mạng vô sản, do Đảng Cộng sản đứng ra lãnh đạo, nền tảng là
dựa trên lực lượng đại đoàn kết dân tộc đặc biệt liên minh cơng-nơng, cần có
tính chủ động, sáng tạo và khả năng giành thắng lợi, hịa bình trước nền cách
mạng vơ sản chính quốc. Giải phóng dân tộc cịn tạo tiền đề để giải phóng
giai cấp.
2.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
Quan niệm Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và tiến lên chủ nghĩa xã hội
là một tất yêu khách quan. Những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội đó là
chế độ chính trị do nhân dân làm chủ với nền kinh tế phát triển cao gắn liền
khoa học-công nghệ tiên tiến và đặc biệt trọng tâm là khơng cịn áp bức, bóc
lột nữa, một xã hội đầy cơng bằng và văn minh.
2.4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Mục tiêu chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ở các giai đoạn là khác nhau, thỏa
mãn nhu cầu lợi ích người dân, tạo ra một xã hội tiến bộ, năng động và mục
tiêu phải thể hiện tính ưu việt hơn so với các chế độ lỗi thời trước đó.
Động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thể hiện qua bốn phương
diện: vật chất và tinh thần, nội sinh và ngoại sinh. Đặc biệt động lực quan

trọng chính là con người, người dân lao động mà nịng cốt chính là tầng lớp
cơng-nơng-trí thức.
2.5. Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá đội lên Chủ nghĩa Xã hội
Việt Nam
2.5.1. Tính chất thời kì q độ
Thời kì này có tính chất phức tạp được Chủ tịch lí giải qua ba quan
điểm: thứ nhất là đây là cuộc cách mạng làm đảo lộn, thay đổi mọi mặt của


đời sống và xã hội. Thứ hai là đảng, nhà nước và dân ta chưa có kinh nghiệm
nhiều , đặc biệt là lĩnh vực về kinh tế. Đây là công việc hồn tồn mới và đầy
khó khăn, thử thách. Thứ ba là các thế lực phản động trong và ngoài nước
ln tìm cách chống phá, làm chậm sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của
nước ta.
2.5.2. Đặc điểm thời kỳ quá độ
Đặc điểm lớn nhất theo quan điểm Người đó là từ một nước có nền
nơng nghiệp nghèo nàn, lạc hậu tiến lên chủ nghĩa xã hội mà không phải đi
qua giai đoạn chủ nghĩa tư bản. Đặc điểm này chi phối đặc điểm khác và nảy
sinh thêm nhiều mâu thuẫn khác như nhu cầu phát triển cao của đất nước và
thực trạng kinh tế-xã hội còn yếu kém, chậm phát triển.
2.5.3. Nhiệm vụ thời kì quá độ
Thực chất quá trình cải tạo và nâng cao kinh tế cũng là cuộc đấu tranh
giai cấp gay go hơn bao giờ hết và đã có những biến đổi trong nhân dân ta khi
bước đầu hoàn thành cách mạng dân tộc tộc dân chủ. Vì thế địi hỏi phải có
nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:
- Một là xây dựng nền tảng vật chất kỹ thuật và các tiền đề về chính trị, kinh
tế, văn hóa, tư tưởng.
- Hai là xây dựng xã hội mới, vừa cải tạo vừa xây dựng và nhiệm vụ xây
dựng là chủ chốt, cốt yếu.
2.6. Một số nguyên tắc xây dựng Chủ nghĩa Xã hội Việt Nam trong thời

kỳ quá độ
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định hai ngun tắc mang tính chất phương
pháp luận đó là:
- Một là xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa mới học tập kinh nghiệm các nước
lớn như Liên Xô, Trung Quốc và không được sao chép như máy móc. Vì đây


là hiện tượng phổ biến mang tính quốc tế, cần quán triệt, tuân theo các
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin.
- Hai là xác định bưới đi và biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội gắn liền với
điều kiện thực tế, nhu cầu và khả năng có thể làm được của nhân dân.
II.

LIÊN HỆ THỰC TIỄN
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Trên cơ sở kế thừa những giá trị tư tưởng lý luận của chủ tịch Hồ Chí

Minh về độc lập dân tộc, vận dụng vào điều kiện thực tiễn của việt nam hiện
nay, chúng ta phải thực hiện một số các nhiệm vụ sau:
- Thứ nhất là hai nhiệm vụ chiến lược, đó là: xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi
với bảo vệ Tổ quốc Xã hội Chủ nghĩa. Chúng ta biết rằng hiện nay, cuộc đấu
tranh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Việt Nam vẫn đang tiếp tục.
Đảng ta khẳng định: Trong thời kỳ đổi mới, mở cửa, phải kiên định mục tiêu
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phải hoàn thành xuất sắc hai nhiệm vụ
chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong
bất kỳ hoàn cảnh nào. Trong quan hệ quốc tế phức tạp, chồng chéo như hiện
nay, để thực hiện thành cơng hai nhiệm vụ chiến lược đó địi hỏi phải có nhận
thức sâu sắc về các yếu tố tác động đến độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Chúng ta biết rằng, chiến tranh lạnh trên thế giới đã kết thúc, hịa bình và hợp
tác phát triển là xu thế chung, nhưng đấu tranh dân tộc và giai cấp vẫn diễn ra

rất phức tạp, gay gắt, nguy cơ xung đột vũ trang vẫn còn, chiến tranh cục bộ
và cục bộ vẫn chưa được loại trừ. Xung đột sắc tộc, sắc tộc, tôn giáo và lãnh
thổ nổ ra ở nhiều nơi,chủ nghĩa đế quốc đang lợi dụng ưu thế về kinh tế, kỹ
thuật, nhân danh chống khủng bố để thực hiện chiến lược diễn biến hịa bình
để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước buộc các nước Xã hội Chủ
nghĩa, các nước đang phát triển phải đi vào quỹ đạo tư bản chủ nghĩa. Trong


bối cảnh đó, quan niệm độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội phải được coi
trọng toàn diện, từ độc lập, chủ quyền lãnh thổ, an ninh quốc gia đến tự do,
kinh tế, chính trị, văn hóa, phong cách chính trị, thuần phong mỹ tục, đạo đức
xã hội. Vì vậy, muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững
chắc độc lập dân tộc, trước hết phải sử dụng nội lực của đất nước, không
trông chờ vào ngoại lực nhưng phải biết tận dụng các điều kiện quốc tế thuận
lợi, tăng nguồn lực phát triển đất nước, tổng hợp sức mạnh dân tộc. Phù hợp
với tư tưởng và sức mạnh thời đại của Hồ Chí Minh để 2 nhiệm vụ chiến lược
trên được hoàn thành xuất sắc.
- Thứ 2, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong tiến trình đổi mới. Đảng
ta khẳng định: trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải giữ vững định hướng xã
hội chủ nghĩa, kiên quyết đề phòng và chống nguy cơ chệch hướng xã hội chủ
nghĩa. Nhu cầu phát triển đất nước đang đặt ra đòi hỏi phải nhận diện và hiểu
biết về chủ nghĩa xã hội vừa mang tính tổng thể, vừa trong những chi tiết,
đường nét cụ thể. Do vậy, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa theo tư
tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta cần phải làm sáng tỏ các vấn đề đó là cần phải
khẳng định vấn đề định hướng đưa nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội là duy
nhất, đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và xu thế thời đại mở
ra sau Cách mạng tháng 10 Nga, 1917, đổi mới theo định hướng xã hội chủ
nghĩa để thực mục tiêu chung: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh.
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà

nước của nhân dân, do nhân dân và vì dân
2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam
2.1.1 Tính tất yếu và vai trị của Đảng Cộng sản Việt Nam


Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3-2-1930 đã đáp ứng trúng nhu cầu
lịch sử, khắc phục được những sai lầm, hạn chế của các phong trào yêu nước
trước kia. Thắng lợi của hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và chiến
tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc là
những bằng chứng cụ thể khẳng định năng lực, tố chất của Đảng trong lãnh
đạo cách mạng với đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn, sáng tạo;
với sự dấn thân, hy sinh của những người đảng viên cộng sản trên những mặt
trận khó khăn nhất. Khi vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng đã
khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, xây dựng một nước Việt
Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Lên nắm chính
quyền, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong
kiến trở thành một nước độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ
nghĩa
2.1.2 Đảng phải trong sạch, vững mạnh
Ngày nay, khi nhân loại đã bước sang thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, một kỷ
nguyên với nhiều biến động và sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO) đã khẳng định thế và lực của chúng ta. Điều ấy đòi hỏi
Đảng ta phải đủ mạnh, đủ năng lực, đủ bản lĩnh, để xây dựng và chỉnh đốn
Đảng, làm cho Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, là đạo đức, là văn minh .
Thực tiễn cho thấy, nhờ có chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, soi
đường, Đảng đã đạt được những mục tiêu nhất định, đã lãnh đạo được giai
cấp cơng nhân hồn thành sứ mệnh lịch sử , đưa dân tộc ta vượt qua những
khó khăn, thử thách, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Bên cạnh đó,
Đảng cần coi việc xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên có đức, có
tài là “cơng việc gốc” của Đảng. Thực tế cho thấy, ở đâu có cán bộ tốt thì ở

đó có phong trào tốt và ngược lại thì phong trào sẽ yếu và đi xuống, thậm chí
là tạo nên nhiều hệ lụy cho cách mạng. Bên cạnh đó, phải thường xuyên xây


dựng, chỉnh đốn Đảng. Thực tế chứng minh rằng, ở đâu, muốn hồn thành tốt
mọi việc, thì ở đó, tổ chức của Đảng phải trong sạch, vững mạnh, toàn thể cán
bộ, đảng viên phải chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương chính sách
của Đảng.
2.1.3 Những việc cần làm từ thực tiễn nói trên
Thực tiễn này đã và đang chỉ ra những hạn chế, non trẻ của cơ chế kiểm
soát quyền lực nói riêng và vai trị của Nhà nước trong việc thực thi quyền
lực Nhà nước nói chung. Vì vậy, cần thiết phải xây dựng cơ chế kiểm soát
quyền lực hiệu quả, tăng cường giám sát quyền lực từ khâu hoạch định chính
sách đến khâu thực thi, đồng thời khắc phục những mâu thuẫn, sự chồng chéo
trong hệ thống pháp luật và phải có sự phân định phạm vi giữa quyền lực
thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước với nhau. Thứ hai, đổi mới nhận thức
về vấn đề kiểm sốt quyền lực. Cần thiết phải có các biện pháp kiểm sốt
hiệu quả quyền lực nhà nước, khơng để dẫn đến việc lợi dụng quyền lực nhà
nước để lạm quyền, tham nhũng.Và phương thức sử dụng quyền lực để kiểm
sốt quyền lực là thiết chế hiệu quả nhất vì đây là thiết chế chính thức, mang
tính cưỡng chế. Thứ ba, xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực theo hướng bảo
đảm và mở rộng các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân. Cần đa dạng hóa các
hình thức thực hiện quyền làm chủ của dân, bảo đảm các quyền tự do bầu cử
và ứng cử, cụ thể hóa các quyền bãi miễn của dân đối với cán bộ, thu hút sự
tham gia của người dân vào quá trình phản biện các quyết sách chính trị.
2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của nhân dân, do dân và vì
dân
2.2.1. Nhà nước dân chủ:
 Để quyền làm chủ của nhân dân được bảo đảm và thực thi trong cuộc
sống, cần xây dựng và hoàn thiện thể chế, phương thức, cơ chế thực hiện.



Theo đó, nhân dân vừa là người cử ra chính quyền các cấp, vừa là người quản
lý, kiểm tra, kiểm sốt tồn bộ hoạt động của bộ máy quyền lực đó. Tư tưởng
Hồ Chí Minh về quyền làm chủ đất nước và xã hội của nhân dân được Đảng
ta đúc kết thành cơ chế, chính sách quản lý, điều hành đất nước: Đảng lãnh
đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ. Cơ chế đó phát huy được tính tích
cực, chủ động của các tổ chức chính trị - xã hội, tạo nên sức mạnh tổng hợp
của cả hệ thống chính trị, đáp ứng địi hỏi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc hiện nay.
2.2.2 Nhà nước pháp quyền:
Để tiếp tục vận dụng tư tưởng của Người trong xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, cần tập trung vào một số nội
dung sau đây:
Một là, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực
hiện pháp luật.
Hai là, khẩn trương thể chế hóa các quy định về quyền con người, quyền và
tự do hiến định của công dân, bảo đảm trách nhiệm hai chiều giữa Nhà nước
và công dân.
Ba là, hồn thiện cơ chế kiểm sốt quyền lực nhà nước, đẩy mạnh đấu tranh
chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong bộ máy nhà nước.
Bốn là, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ năng lực, phẩm chất, đáp ứng
yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền.

III. Ý KIẾN VỀ CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội chính là sợ chỉ đỏ xuyên
suốt và nhất quán trong quá trình tiến đến vì nước Việt Nam giàu mạnh. Điều


đó đã được nói rất rõ trong văn kiện Đảng từ mùa xuân năm 1930 và được bổ

sung, phát triển xuyên suốt qua các kì đại hội.
Khi đã tìm thấy con đường cách mạng nhờ giác ngộ chân lý của chủ nghĩa
Mác- Lênin và nhờ có sự cổ vũ Cách mạng Tháng Mười Nga, Hồ Chí Minh
đã dồn nỗ lực và tinh lực của mình để thực hiện mục tiêu và lý tưởng độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Hồ Chí Minh đã xác định con đường tiến lên giải phóng dân tộc chỉ có thể
là con đường xã hội chủ nghĩa gắn liền với độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa và có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam. Người đã giác ngộ chủ nghĩa Mác- Lênin là xác định con đường
cứu nước theo khuynh hướng chính trị vơ sản và các cuộc cách mạng giải
phóng dân tộc ở các nước thuộc địa cần phải tiến hành sáng tạo, chủ động, có
thể giành được thắng trước cách mạng vơ sản ở chính quốc.
Tư tưởng và phương pháp cách mạng đầy sáng tạo đã nhanh chóng đi vào
thực tiễn cuộc sống và mang lại những giá trị đúng đắn về mặt lý luận. Lý
luận cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh là đóng góp to lớn vào
kho tàng lý luận của cách mạng về thời đại, là sự hợp nhất và đúng đắn nhất
với những hệ thống quan điểm độc đáo nhưng cũng trảu qua những thử thách
gay gắt và cần mài dũa nhiều lần.
Cách mạng giải phóng dân tộc chính là tiền đề, là cơ sở cho cách mạng xã
hội chủ nghĩa và cách mạng xã hội chủ nghĩa đã khẳng định và bảo vệ nền
độc lập dân tộc vững chắc. Hồ Chí Minh khẳng định: chỉ có chủ nghĩa xã hội,
chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng triệt để các dân tộc bị áp bức khỏi ách nơ
lệ; chỉ có cách mạng xã hội chủ nghĩa mới bảo đảm cho một nền độc lập thật
sự, chân chính.


TRÍCH DẪN

(2011). Trong N. C. gia, Hồ Chí Minh: Tồn tập (trang 534). Hà Nội.
(2011). Trong N. C. gia, Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 4 (trang 539).

(2011). Trong N. C. gia, Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 15 (trang 131).
Tùng. (2021, 5). Tư tưởng Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam. Được truy
lục từ />ủy, B. T. (2021). Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường của cách mạng Việt
Nam.



×