Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.46 KB, 2 trang )
Lời mở đầu
ịch sử Việt Nam từ khi thực dân Pháp xâm lược đã ghi nhận rằng: nguyện
vọng tha thiết của dân tộc là được độc lập. Mặt khác, ở nước ta nông dân
chiếm hơn 90% dân số, mơ ước ngàn đời của nông dân là có ruộng cày. Giai
cấp nào đáp ứng được nguyện vọng trên sẽ tập hợp được dân tộc dưới ngọn
cờ cứu nước và trở thành giai cấp lãnh đạo. Cách Mạng Tháng Mười Nga thắng lợi đã
khẳng định rằng: trong thời đại ngày nay giai cấp công nhân là giai cấp nắm ngọn cờ dân
tộc. Ở Việt Nam từ khi thực dân Pháp xâm lược, còn có một thực tế là : giai cấp tư sản
không đủ sức nắm vững ngọn cờ dân tộc và cũng không một tổ chức nào của các giai cấp
khác có khả năng giải quyết được thực chất của cách mạng ở các nước thuộc địa là vấn đề
nông dân. Mặt dù đã có nhiều nhân sĩ ra đi tìm đường cứu nước, nhưng không ai đáp ứng
được nhu cầu bức thiết của dân tộc. Mãi đến năm 1920, Nguyễn Ái Quốc mới đáp ứng
được nhu cầu đó, tìm ra con đường cứa nước đúng đắn, truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin
vào Việt Nam, rèn luyện những người yêu nước Việt Nam theo lập trường vô sản, thành lập
đảng của giai cấp công nhân Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với đường lối
đúng đắn đã thu hút tất cả những người yêu nước chân chính đứng dưới ngọn cờ cứu nước
của giai cấp công nhân, tiến hành giải phóng dân tộc, đáp ứng nguyện vọng bức thiết của
toàn dân Việt Nam.
L
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là kết quả của sự chuẩn bị công phu của
lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, đồng thời cũng là kết quả của một quá trình vận động cách mạng
trong hoàn cảnh lịch sử của đất nước ta, là bước phát triển tất yếu của lịch sử Việt Nam,
phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại mới sau Cách Mạng Tháng Mười.
Là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nắm
vững những quan điểm, tư tưởng cơ bản về việc xây dựng Đảng của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Nội dung bài tiểu luận gồm các phần như sau:
A. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
B. SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
C. ẢNH HƯỞNG TO LỚN CỦA CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA ĐỐI
VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM
D. TIẾP NHẬN CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VÀ KHẲNG ĐỊNH CON