Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Tổ chức giáo phận xuân lộc những vấn đề đặt ra hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 109 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tơn giáo là hiện tượng xã hội đa dạng và phong phú, song nó ln được
tạo nên bởi các thành tố cơ bản, đó là: Ý thức tơn giáo, nghi lễ tơn giáo, tổ
chức tơn giáo. Tơn giáo học mác-xít nghiên cứu tơn giáo nói chung (trong đó
có Cơng giáo), khơng chỉ như là một hình thái ý thức xã hội, một tiểu hệ thống
kiến trúc thượng tầng, mà còn như một hiện tượng xã hội với kết cấu nhất định.
Công giáo là một tơn giáo có hệ thống tổ chức giáo hội chặt chẽ, thống
nhất trên phạm vi toàn cầu, gồm ba cấp hành chính đạo chủ yếu: Giáo triều Rơ
Ma, giáo phận (hay địa phận) và giáo xứ (hay giáo hội cơ sở). Trong đó, giáo
phận là một cấp tương đối độc lập trên cả ba mặt “Lập pháp - Hành pháp và
Tư pháp”, Giám mục giáo phận là người có toàn quyền quyết định về tổ chức
và mọi hoạt động trong giáo phận, miễn là không trái với giáo luật.
Do vậy, bên cạnh những điểm tương đồng, mỗi giáo phận cịn có những
đặc điểm riêng, nhất là về cơ cấu tổ chức bên trong, tùy theo quan điểm của vị
Giám mục chính tịa và điều kiện địa lý, cư dân nơi nó được hình thành và
hoạt động.
Trong 26 giáo phận ở Việt Nam, Giáo phận Xuân Lộc là một trong
những giáo phận trẻ, được tách ra từ Giáo phận Sài Gòn ngày 04/10/1965.
Tháng 11/2004, sau khi Vatican chia tách một phần Giáo phận Xuân Lộc để
thành lập Giáo phận Bà Rịa, địa giới của Giáo phận Xuân Lộc còn lại, chủ yếu
thuộc địa giới hành chính tỉnh Đồng Nai, ngồi ra cịn có 04 giáo xứ được đặt
trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Tuy được thành lập muộn hơn nhiều giáo phận khác ở Việt Nam, nhưng
do nhiều nguyên nhân, đến nay Giáo phận Xuân Lộc là giáo phận có số lượng
giáo dân đơng nhất so với 25 giáo phận khác ở Việt Nam, với gần một triệu
người, chiếm khoảng 33% dân số tỉnh Đồng Nai và khoảng 1/6 số giáo dân
Công giáo ở Việt Nam.



2
Đối với Đồng Nai, một tỉnh có đến 43 tổ chức tơn giáo và nhiều loại
hình tín ngưỡng, số lượng tín đồ các tơn giáo chiếm khoảng 65% dân số, trong
đó Cơng giáo là tơn giáo có số lượng tín đồ đông nhất. Mặt khác, những vấn
đề tồn đọng lịch sử liên quan đến Công giáo ở Đồng Nai luôn đặt cho các cơ
quan lãnh đạo, quản lý của tỉnh phải cân nhắc, thận trọng trước những vấn đề
nảy sinh về tổ chức và hoạt động liên quan đến Công giáo.
Công tác quản lý nhà nước đối với tổ chức và hoạt động tơn giáo nói
chung, với Cơng giáo nói riêng, khâu then chốt có ý nghĩa quyết định là quản
lý nhà nước đối với tổ chức tôn giáo. Trong hệ thống tổ chức của Công giáo,
giáo phận là tổ chức có vị trí và chức năng hết sức quan trọng. Nhưng công
tác quản lý nhà nước đối với các tổ chức cấp giáo phận của Giáo hội Công
giáo Việt Nam vẫn đang bất cập cả về nhận thức, chính sách, pháp luật và
đang có nhiều vướng mắc trong thực hiện.
Chính vì vậy, nghiên cứu một cách cơ bản về tổ chức giáo phận của
Giáo hội Công giáo, thông qua thực tiễn từ Giáo phận Xuân Lộc, nhằm làm rõ
hệ thống tổ chức, nhân sự, cũng như chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức
trong giáo phận. Từ đó, để rút ra những vấn đề về nhận thức, lý luận, kiến
nghị, đề xuất những chủ trương, chính sách và giải pháp quản lý phù hợp
nhằm góp phần vào yêu cầu tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với tổ
chức giáo phận là một nhiệm vụ cấp thiết và quan trọng.
Về mặt nghiên cứu khoa học, tuy đã có nhiều cơng trình nghiên cứu
được cơng bố có liên quan đến vấn đề Công giáo, kể cả một số đề tài, luận văn
viết về những vấn đề liên quan đến giáo phận, nhưng tơi vẫn chưa tiếp cận
được cơng trình nào đề cập cơ bản, toàn diện về tổ chức của cấp giáo phận
dưới góc độ tơn giáo học.
Từ cách đặt vấn đề như vậy, tôi chọn đề tài: “Tổ chức Giáo phận Xuân
Lộc - Những vấn đề đặt ra hiện nay” làm luận văn thạc sĩ Khoa học tôn giáo,



3
nhằm góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý nhà nước đối với cấp giáo
phận của Giáo hội Cơng giáo ở Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn
Thời gian qua có nhiều cơng trình nghiên cứu, bài viết đã công bố liên
quan đến Công giáo ở Việt Nam nói chung, Cơng giáo ở Đồng Nai nói riêng,
theo nhiều quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu trong và ngồi giới
Cơng giáo, các nhà khoa học, cán bộ lãnh đạo, quản lý ở địa phương. Những
cơng trình, bài viết này là nguồn tư liệu khá phong phú và có thể khái quát
theo từng lĩnh vực nghiên cứu như sau:
2.1. Các tác phẩm lý luận về tôn giáo và kiến thức
chung về các tôn giáo
Mai Thanh Hải (1998), Các tôn giáo trên thế giới và Việt Nam,
NxbCAND và TS.Nguyễn Thanh Xuân (2005), Một số tôn giáo ở Việt Nam,
NxbTôn giáo, tuy là hai cuốn sách của hai tác giả khác nhau, nhưng về cơ
bản đã cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản về lịch sử, giáo lý,
cơ cấu tổ chức của các tôn giáo lớn trên thế giới và Việt Nam.
GS.Đặng Nghiêm Vạn (2012), Lý luận về tơn giáo và tình hình tơn giáo
ở Việt Nam, NxbChính trị, là cuốn sách cung cấp những kiến thức căn bản và
quan trọng về lý luận tơn giáo học mác-xít, đồng thời người đọc có thể nhìn
nhận được khái qt thực trạng một số tơn giáo ở Việt Nam.
GS.TS Đỗ Quang Hưng (2003) với hai cuốn sách: Nhà nước và giáo
hội và Bước đầu tìm hiểu mối quan hệ Nhà nước và giáo hội, NxbTôn giáo,
tác giả đã lý giải sâu sắc về vai trò, chức năng và mối quan hệ của Nhà nước
thế tục đương đại đối với tổ chức giáo hội các tôn giáo.
2.2. Các tác phẩm về Công giáo
PGS.TS Nguyễn Hồng Dương (2012), Công giáo thế giới những tri
thức cơ bản và Một số vấn đề cơ bản của Công giáo ở Việt Nam hiện nay,
NxbTừ điển Bách khoa. Đây là hai cuốn sách không thể bỏ qua khi nghiên



4
cứu về những tín điều căn bản, lễ nghi, hệ thống tổ chức và những vấn đề liên
quan đến Công giáo thế giới và Giáo hội Công giáo ở Việt Nam.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Kỷ yếu nghiên cứu
đề tài nhánh Thực trạng và xu hướng phát triển Công giáo ở nước ta, thuộc đề
tài độc lập cấp Nhà nước. Như tên gọi, đề tài đã luận chứng một cách khoa
học về thực trạng và dự báo rõ xu hướng phát triển của Công giáo ở nước ta
trong thời kỳ mới, thời kỳ hội nhập quốc tế.
PGS.TS Hồng Minh Đơ (2007), Dịng tu Cơng giáo ở nước ta hiện nay
và những vấn đề đặt ra cho công tác quản lý nhà nước. Đề tài cấp Bộ, Viện
Nghiên cứu Tơn giáo và tín ngưỡng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh. Đề tài đã trình bày rõ thực trạng, phân tích những vấn đề đặt ra và đề
xuất giải pháp giải quyết vấn đề dòng tu ở Việt Nam.
2.3. Các tác phẩm viết về vấn đề hoạt động chính trị của Giáo hội
Cơng giáo ở Việt Nam
TS.Nguyễn Hồng Dương (2000), Hoạt động tôn giáo và chính trị của
Thiên Chúa giáo thời kỳ Mỹ - Ngụy (1954 - 1975), NxbTp.Hồ Chí Minh; Kỷ
yếu hội thảo khoa học 11 - 12/3/1988, Một số vấn đề lịch sử Đạo Thiên Chúa
trong lịch sử dân tộc Việt Nam, là tập kỷ yếu do Ủy ban Khoa học xã hội Việt
Nam và Ban Tơn giáo Chính phủ phối hợp tổ chức, nhân sự kiện Vatican
phong Thánh tử đạo cho 117 người tại Việt Nam; TS.Đỗ Quang Hưng (1990),
Một số vấn đề lịch sử Thiên Chúa giáo ở Việt Nam, Trường Đại học Tổng hợp
Hà Nội.
Những cơng trình nêu trên đã cung cấp những tư liệu chân thực về hoạt
động chính trị liên quan đến Giáo hội Công giáo ở nước ta, nhất là ở miền
Nam trong công cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc; đã làm rõ nhiều vấn đề
cơ bản của Công giáo và thái độ ứng xử của Nhà nước đối với những phát
sinh từ Công giáo về mặt chính trị.
2.4. Các cơng trình nghiên cứu về lịch sử Công giáo ở Việt Nam và

miền Nam của giới Công giáo


5
Nguyễn Đình Đầu (1993), Cơng giáo ở Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí
Minh, NxbTp.Hồ Chí Minh; Linh mục Cao Thế Dung - Bộ Ngoại giao Vatican
(2003), Việt Nam Công giáo sử Tân Biên (1553 - 2000), gồm 3 quyển, cơ sở
Truyền Thông Dân Chúa (Hoa Kỳ).
Linh mục Trần Tam Tỉnh (1998), Thập giá và lưỡi gươm, NxbTrẻ; Linh
mục Trương Bá Cần có các cơng trình sau: Lịch sử Cơng giáo ở Việt Nam
(1998), 2 tập, NxbTôn giáo; (1996) Việc thành lập Giáo phận Sài Gịn Thành phố Hồ Chí Minh và Cơng giáo Việt Nam sau q trình 50 năm (1945 1995), Nguyệt san Công giáo và Dân tộc (7 - 8).
Hội đồng Giám mục Việt Nam (2007), Giáo luật Công giáo năm 1983,
NxbTôn giáo; Hội đồng Giám mục Việt Nam (2004), Niên giám Giáo hội
Công giáo Việt Nam, NxbTơn giáo.
Tịa Giám mục Xn Lộc (2003), Kỷ yếu Giáo phận Xn Lộc (1965 2003), NxbTơn giáo.
Những cơng trình trên là những nghiên cứu của giới Công giáo viết về
lịch sử Cơng giáo ở Việt Nam nói chung, Cơng giáo ở Nam Bộ nói riêng,
trong đó có khơng ít nội dung liên quan đến Giáo phận Xuân Lộc. Do những
tác giả của các cơng trình này, là những người sống, hoạt động ngay trong
lịng giáo hội, nên họ có những thuận lợi trong tiếp cận sâu nhiều vấn đề nội
bộ, trong đó có vấn đề tổ chức giáo phận và trình bày theo quan điểm của
Giáo hội Cơng giáo. Vì vậy, khi nghiên cứu, kế thừa những cơng trình ấy cần
phải khách quan, thận trọng.
2.5. Các tác phẩm, luận án nghiên cứu về tổ chức của Giáo hội Công
giáo ở Việt Nam
PGS.TS Nguyễn Hồng Dương có các cơng trình: (2011) Tổ chức xứ, họ
đạo Công giáo ở Việt Nam, NxbKHXH; (3/2002) Tìm hiểu tổ chức xứ, họ đạo
Cơng giáo ở miền Bắc từ thế kỷ thứ XVII đến đầu thế kỷ thứ XX, Tạp chí Nghiên
cứu Tơn giáo; (4/2002), Tìm hiểu tổ chức xứ, họ đạo Công giáo Nam Bộ (đến



6
đầu thế kỷ thứ XX), Tạp chí Nghiên cứu Tơn giáo; TS. Nguyễn Phú Lợi, (1/2009)
Tổ chức xứ đạo trong Giáo hội Cơng giáo, Tạp chí Nghiên cứu Tơn giáo.
Những tác phẩm này, tuy chủ yếu nghiên cứu về tổ chức cơ sở của Giáo
hội Cơng giáo, nhưng ít nhiều vẫn có liên quan đến tổ chức hành chính đạo
cấp trên của giáo xứ - tức cấp giáo phận, ở cả 02 miền Nam và Bắc Việt Nam,
làm cơ sở để người viết luận văn có thể so sánh, đối chiếu.
Lê Văn Thơ (2012), Quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm của
Giáo phận Phát Diệm, Luận án tiến sĩ; Đặng Luận (2011), Truyền giáo và
phát triển đạo Công giáo trong vùng dân tộc thiểu số tỉnh KonTum, Luận án
tiến sĩ; Đồn Triệu Long (2010), Q trình, hình thành và phát triển của Giáo
phận Đà Nẵng, Luận án tiến sĩ .
Ba luận án nêu trên, tuy chưa đề cập sâu về tổ chức giáo phận nhưng là
tư liệu quý về lịch sử và hoạt động của những giáo phận cụ thể, cung cấp
nhiều thông tin liên quan đến vấn đề tổ chức giáo phận và quan trọng hơn là
phương pháp luận khi giải quyết những vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt
động của một giáo phận Công giáo.
2.6. Các đề tài khoa học nghiên cứu về Công giáo ở Đồng Nai
Công an Đồng Nai (2010), Công tác đấu tranh chống địch lợi dụng tôn
giáo trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, đề tài khoa học cấp Bộ; Tỉnh ủy Đồng Nai
và Học viện Xây dựng Đảng (2000), Công tác xây dựng Đảng ở những xã,
phường, thị trấn vùng tập trung đồng bào có đạo, đề tài khoa học cấp tỉnh;
Tỉnh ủy Đồng Nai và Học viện Báo chí - Tuyên truyền (2005), Một số kinh
nghiệm xử lý điểm nóng liên quan đến tơn giáo ở Đồng Nai, đề tài khoa học
cấp tỉnh; Đặng Mạnh Trung (2011), Công tác vận động đồng bào Công giáo
của Đảng bộ một số tỉnh miền Đông Nam Bộ, Luận án tiến sĩ; Đinh Thị Xuân
Trang (2009), Dòng tu nữ ở Giáo phận Xuân Lộc trong giai đoạn hiện nay,
Luận án tiến sĩ.



7
Đây là những đề tài khoa học - thực tiễn liên quan trực tiếp đến Công
giáo ở Đồng Nai và được đề cập đến dưới nhiều góc cạnh khác nhau, khá
phong phú và tồn diện.
Tóm lại, những cuốn sách, bài viết hoặc cơng trình nghiên cứu đã trình
bày tại phần tình hình nghiên cứu như trên, tuy chưa phải là những cơng trình,
đề tài chun khảo về tổ chức giáo phận của Công giáo ở Việt Nam, song đây
là những tư liệu quý, mà người viết sẽ nghiên cứu, kế thừa trong q trình viết
luận văn này.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra về tổ
chức của Giáo phận Xuân Lộc, luận văn đề xuất những phương hướng, giải pháp
và kiến nghị, nhằm góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý
nhà nước đối với tổ chức giáo phận, với tính cách là “giáo hội địa phương”.
3.2. Nhiệm vụ
Phân tích các khái niệm, vai trị, chức năng, đặc điểm về cơ cấu tổ chức
của Giáo phận Xuân Lộc.
Trình bày thực trạng tổ chức Giáo phận Xuân Lộc và những vấn đề đặt
ra hiện nay.
Trên cơ sở lý luận của tơn giáo học mác-xít, chính sách, pháp luật về tôn
giáo của Đảng và Nhà nước ta, luận văn đề xuất phương hướng, giải pháp và
kiến nghị nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với tổ chức cấp giáo
phận của Giáo hội Công giáo ở Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu thực trạng hệ thống tổ chức, vai trò, chức năng của
các tổ chức thuộc Giáo phận Xuân Lộc, trên cơ sở có đối chiếu với các điều,



8
khoản liên quan của Giáo luật Công giáo năm 1983 và chính sách, pháp luật
hiện hành của Việt Nam về tơn giáo nói chung và Cơng giáo nói riêng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn đề cập đến tất cả các tổ chức có trong Giáo phận Xuân Lộc,
nhưng chủ yếu phân tích sâu về các tổ chức trực thuộc tồn quyền của Giám
mục giáo phận. Mặt khác, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu vị trí, chức năng
của từng tổ chức trong giáo phận, với tư cách là một thành tố liên quan đến
công tác quản lý của Nhà nước về tôn giáo, mà không đặt trọng tâm về mặt
hoạt động, hoặc những vấn đề nội bộ của giáo hội.
Về không gian sẽ gắn với thời gian, theo những biến đổi của Giáo phận
Xuân Lộc qua hai giai đoạn: từ khi thành lập đến tháng 11/2004 và từ tháng
11/2004 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin
và tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo; Tơn giáo học mác-xít; Quan điểm chính
sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước ta về tôn giáo và công tác quản lý nhà
nước đối với tôn giáo.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,
luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu liên ngành và chuyên
ngành như: Luật học, Sử học, Triết học, Xã hội học, Dân tộc học, nhất là
phương pháp kết cấu, chức năng của Tơn giáo học mác-xít kết hợp với các
phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh...
6. Những đóng góp về khoa học của luận văn
Luận văn góp phần đổi mới nhận thức trong nghiên cứu hệ thống tổ
chức của Giáo hội Cơng giáo ở Việt Nam, trong đó giáo phận là một cấp hành
chính đạo có tầm quan trọng bậc nhất đối với Giáo hội Công giáo. Từ đó, đề



9
xuất những chính sách, giải pháp trong cong tác quản lý nhà nước đối với tổ
chức giáo phận với tính cách là “giáo hội địa phương”.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu, tư liệu phục vụ cho việc nghiên
cứu giảng dạy, bồi dưỡng kiến thức về tổ chức của Cơng giáo; chính sách,
pháp luật của Nhà nước liên quan đến Cơng giáo.
8. Kết cấu luận văn
Ngồi mục lục, phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các
bài viết đã công bố của tác giả và phần phụ lục, luận văn được chia thành 03
chương, 07 tiết.


10
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO PHẬN
VÀ ĐẶC ĐIỂM GIÁO PHẬN XUÂN LỘC
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO PHẬN

1.1.1. Về giáo phận và các tổ chức của giáo phận
1.1.1.1. Khái niệm giáo phận
Công giáo là một tơn giáo có hệ thống tổ chức giáo hội chặt chẽ, thống
nhất trên phạm vi toàn cầu, bộ máy tổ chức hành chính đạo có ba cấp chính
thức và chủ yếu, đó là: Giáo triều Rơ Ma, giáo phận (hay địa phận) và giáo xứ
(hay giáo hội cơ sở), trong đó:
Giáo phận là một phần dân Chúa được trao phó cho một Giám mục
chăn dắt, với sự cộng tác của linh mục đồn, nhờ sự gắn bó với chủ
chăn của mình và được Ngài tập hợp trong Chúa Thánh thần nhờ

Phúc âm và Thánh thể, phần dân ấy tạo thành một giáo hội địa
phương, trong đó giáo hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông
truyền của Đức Kitô hiện diện và hoạt động thật sự [15, tr.135].
Theo Tiến sĩ Nguyễn Thanh Xuân:
Địa phận còn gọi là giáo hội riêng hay giáo phận, là một cộng đồn
tín hữu giới hạn trong một phạm vi địa lý nhất định. Địa phận là cấp
hành chính chính thức của giáo hội, trực thuộc Tịa thánh Vatican về
mọi phương diện. Đơn vị hành chính tương đương với cấp địa phận
là các Phủ dỗn tơng tịa và Giám quản tơng tịa, gồm một cộng đồn
tín hữu nhất định, nhưng vì lý do riêng biệt nên chưa được Tòa
thánh nâng lên hàng địa phận [71, tr.183-184].
Từ hai khái niệm nêu trên, có thể hiểu giáo phận là một cấp tổ chức
hành chính đạo chính thức, có danh xưng là giáo hội địa phương, để chỉ một
cộng đồn tín hữu được giới hạn trong một phạm vi địa lý nhất định, một bộ


11
phận hợp thành của Giáo hội Công giáo thế giới. Đứng đầu, lãnh đạo và điều hành
mọi hoạt động của giáo phận được Giáo hồng trao cho Giám mục chính tòa.
1.1.1.2. Các tổ chức giáo phận
Tòa Giám mục, còn gọi là Phủ giáo phận (Dissoccesan Curia), tại Việt
Nam khi dịch Bộ Giáo luật năm 1983, Hội đồng Giám mục Việt Nam dùng
danh xưng là Tòa Giám mục. Tòa Giám mục gồm những tổ chức và nhân
viên, giúp Giám mục trong việc lãnh đạo toàn thể giáo phận, nhất là trong việc
điều hành hoạt động mục vụ, trong việc quản trị giáo phận, cũng như trong
việc thi hành quyền tư pháp.
Như vậy, Tòa Giám mục là một danh xưng để chỉ một tổ chức của giáo
phận, cơ cấu tổ chức Tòa Giám mục bao gồm những tổ chức và cá nhân do
Giám mục chính tịa thành lập, bổ nhiệm để giúp việc cho Giám mục.
Tại Tịa Giám mục, ngồi các nhân viên hành chính và nhân viên phục

vụ, cịn có những tổ chức như các Ban tư vấn mục vụ, các Hội đồng, các Ban
chuyên môn và những chức vụ giúp việc khác, theo nguyên tắc những tổ chức
và chức danh ấy, phải do chính Giám mục giáo phận thành lập hoặc bổ nhiệm.
Đồng thời, khi được thu nhận vào các tổ chức hoặc được bổ nhiệm, những
nhân viên thi hành chức vụ phải hứa chu toàn bổn phận và tuân giữ bí mật do
chức vụ đem lại.
Chưởng ấn và Lục sự, tại mỗi Tòa Giám mục phải đặt một Chưởng ấn
(có thể có Phó Chưởng ấn), với nhiệm vụ chính là soạn thảo, gửi và lưu trữ
các văn thư trong văn khố. Chưởng ấn và Phó Chưởng ấn, đương nhiên là
công chứng viên và là Thư ký của Giám mục chính tịa. Theo Giáo luật, mỗi
văn kiện có tính pháp lý của giáo phận, khơng những phải có chữ ký của tác
giả, mà còn phải được Chưởng ấn xác thực, thí dụ như: Giám mục phó tựu
chức, bằng việc đệ trình văn thư bổ nhiệm của Tịa thánh lên Giám mục giáo
phận và Hội đồng Tư vấn, trước sự chứng kiến của Chưởng ấn và Chưởng ấn
có trách nhiệm làm biên bản ghi nhận sự kiện ấy.


12
Hội đồng Linh mục, trong mỗi giáo phận, phải thành lập một Hội đồng
Linh mục, giống như một nghị viện của Giám mục, đại diện cho “linh mục
đoàn”, để giúp Giám mục chính tịa lãnh đạo giáo phận. Hội đồng Linh mục
phải hoạt động theo quy chế do Giám mục phê chuẩn. Hội đồng Linh mục
được cấu tạo theo nguyên tắc: một phần do “linh mục đoàn” bầu cử, một phần
do đương nhiên theo chức vụ và một phần do Giám mục chính tịa chỉ định.
Hội đồng Tư vấn, trong số các thành viên của Hội đồng Linh mục,
Giám mục lựa chọn để bổ nhiệm Hội đồng Tư vấn, không dưới 06 và khơng
q 12 người, có chức năng tương tự như bộ phận thường trực của Hội đồng
Linh mục và làm nhiệm vụ tư vấn cho Giám mục chính tòa.
Hội đồng Kinh tế và quản lý, trong mỗi giáo phận phải thiết lập một
Hội đồng Kinh tế và quản lý, gồm ít nhất 03 người “Kitơ hữu” thực sự thông

thạo trong lĩnh vực kinh tế, luật dân sự, nổi tiếng là thanh liêm, khơng có họ
hàng 04 đời hoặc kết bạn với Giám mục. Ngoài ra, sau khi tham khảo ý kiến
Hội đồng Tư vấn và Hội đồng Kinh tế và quản lý, Giám mục phải bổ nhiệm
một Quản lý với nhiệm kỳ 05 năm, để giúp Giám mục quản lý, quản trị tài sản
của giáo phận. Quản lý không thể bị bãi nhiệm trong nhiệm kỳ nếu không có
một lý do nghiêm trọng.
Các tổ chức khác khơng bắt buộc phải thành lập, tùy theo đặc điểm
riêng và nhu cầu mục vụ của mỗi giáo phận, Giám mục chính tịa có thể thành
lập một tiểu chủng viện, đại chủng viện để đào tạo giáo sĩ; Có thể thành lập
một tòa án để xét xử các tội phạm vi phạm tín lý, giáo luật, tranh chấp, hơn
nhân, liên quan đến “Kitơ hữu” trong giáo phận; Có thể thành lập một số ban
tư vấn chuyên trách như: mục vụ giáo dân, bác ái - xã hội, thánh nhạc, văn
hóa - giáo dục Cơng giáo v..v...
1.1.1.3. Tổ chức hành chính đạo
Giáo hạt là một tổ chức nhằm “thông hiệp” các giáo xứ lân cận, những
cộng đoàn, tu viện, hội đoàn đang làm việc trên một khu vực thuộc giáo phận
bằng các cuộc gặp gỡ, thông tin, cộng tác.


13
Giáo hạt khơng phải là cấp hành chính đạo chính thức của Giáo hội
Cơng giáo, là tổ chức khơng có tư cách pháp nhân, việc thành lập, bãi bỏ, chia
tách, sáp nhập giáo hạt do Giám mục giáo phận toàn quyền quyết định, trên cơ
sở tham khảo ý kiến của Hội đồng Tư vấn và nhu cầu quản lý của giáo phận.
Giáo xứ, theo Điều 515, Giáo luật năm 1983: “Giáo xứ là một cộng
đồn Kitơ hữu nhất định được thiết lập bền vững trong giáo hội địa phương,
mà trách nhiệm mục vụ được ủy thác cho Cha sở, như là chủ chăn riêng của
giáo xứ ấy, dưới quyền của Giám mục giáo phận” [15, tr.180].
Đây là tổ chức hành chính đạo cấp cơ sở, có tư cách pháp nhân, có vai
trị, vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống tổ chức hành chính đạo chính thức

của Giáo hội Công giáo, như Tông huấn Kitô hữu giáo dân của Công đồng
Vatican II đã xác định: “Sự hiệp thông của hội Thánh được diễn tả trực tiếp và
hữu hình nhất qua giáo xứ. Theo một nghĩa nào đó, chính hội Thánh hiện diện
trong các ngôi nhà của con cái”.
1.1.1.4. Các tổ chức khác
Dòng tu, theo Điều 607, Giáo luật năm 1983: “Dịng tu là một xã hội,
trong đó các phần tử tuyên giữ các lời khấn công khai, trọn đời hay tạm thời,
nhưng lặp lại khi mãn hạn tùy theo luật riêng và sống chung đời huynh đệ”
[15, tr.207] và “Ở đó, bậc tu sĩ khơng những chu tồn việc kinh nguyện, thờ
Chúa, mà với vai trị của mình, họ còn lĩnh sứ mạng truyền giáo, thực thi theo
lời Thiên Chúa: Hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin mừng cho mọi
loài thụ tạo” (Mc.16,15).
Như vậy, chúng ta có thể nhận thức về dịng tu của Giáo hội Cơng giáo,
thơng qua một số đặc điểm cơ bản, đó là: dịng tu là một tổ chức thuộc giáo
hội Cơng giáo, trong đó những tu sĩ phải có lời khấn và thực hành phương
pháp tu và hoạt động theo luật riêng của dòng, đặc biệt là đề cao sứ mạng
truyền giáo và phát triển đạo. Có nhiều loại dịng tu: dòng chiêm niệm, dòng


14
hoạt động xã hội, dịng Giáo hồng, dịng địa phận, tùy theo phương thức tu
hành hoặc theo thẩm quyền thành lập.
Hội đồn Cơng giáo được Bộ Giáo luật năm 1983 xác định:
Trong giáo hội, có nhiều hiệp hội khác với các hội dòng tận hiến và
các dòng tu và tu đồn tơng đồ, trong đó gồm những tín hữu, giáo sĩ
hay giáo dân, hoặc gồm cả giáo sĩ và giáo dân chung nhau hoạt
động, tìm cách cố gắng sống đời hồn thiện hơn, hoặc cổ động
phụng tự cơng cộng hay đạo lý Kitô giáo hoặc lo thực hành các việc
tông đồ khác như: truyền bá Phúc âm, công tác đạo đức hoặc bác ái,
thấm nhuần tinh thần Kitô giáo vào trật tự trần gian [15, tr.111].

Cịn theo Pháp lệnh Tín ngưỡng, tơn giáo (2004) tại Điểm 6, Điều 3, thì:
“Hội đồn tơn giáo là hình thức tập hợp tín đồ do tổ chức tôn giáo lập ra nhằm
phục vụ hoạt động tôn giáo”.
1.1.2. Các chức danh lãnh đạo và điều hành giáo phận
1.1.2.1. Giám mục, Giám mục chính tịa
Giám mục, theo Điều 375, Bộ Giáo luật năm 1983, về chức Thánh
Giám mục như sau: “Do sự thiết lập của Thiên Chúa, các giám mục kế vị các
Tông đồ, nhờ Chúa Thánh thần là đấng đã được đặt làm chủ chăn trong giáo
hội để làm những thầy dạy học thuyết, tư tế, phụng tự thánh và thừa tác viên
lãnh đạo” [15, tr.136].
Giám mục là bậc chức thánh cao nhất trong hàng giáo sĩ Cơng giáo
(phó tế, linh mục, giám mục), chức thánh này do Giáo hoàng lựa chọn và sắc
phong. Đây là một giáo phẩm quyền lực trong Giáo hội, các giám mục cùng
với Giáo hoàng chia sẻ quyền lực của Giáo hội trên tồn cầu. Chỉ duy nhất
người đã có chức thánh Giám mục mới được truyền chức thánh giám mục,
linh mục hoặc phó tế cho người khác. Ở nước ta, Giám mục được người giáo
dân “xưng tụng” bằng các chức danh khác nhau như: Đức cha, Giám mục,
Đức Giám mục, Đấng kế vị các Tông đồ, Đấng nhân danh Chúa.


15
Giám mục chính tịa, trong hàng giám mục chỉ có những vị được trao
cho nhiệm vụ coi sóc một giáo phận mới được gọi là Giám mục giáo phận,
Giám mục chính tịa, Đức cha chính hoặc Đấng bản quyền. Giám mục giáo
phận là người có mọi quyền thơng thường, riêng biệt và trực tiếp trong giáo
phận địa phương với quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, trong đó phải
đích thân thi hành quyền lập pháp; Đích thân hoặc nhờ Tổng đại diện hay Đại
diện Giám mục thi hành quyền hành pháp; Đích thân hoặc nhờ vị Đại diện tư
pháp và các thẩm phán thi hành quyền tư pháp.
1.1.2.2. Giám mục phó, Giám mục phụ tá

Khi có nhu cầu mục vụ đòi hỏi, theo yêu cầu của Giám mục giáo phận,
Giáo hồng có thể sắc phong một Giám mục phó, một hay nhiều Giám mục
phụ tá cho vị Giám mục chính tịa. Giám mục phó có quyền kế vị, một khi
khuyết Giám mục giáo phận, lập tức và đương nhiên Giám mục phó trở thành
Giám mục chính tịa. Giám mục phó và Giám mục phụ tá chỉ là những người
giúp việc và phải phục tùng Giám mục giáo phận. Theo thơng lệ Giám mục
phó hoặc Giám mục phụ tá sẽ được bổ nhiệm giữ chức Tổng đại diện.
Tổng đại diện, cịn có danh xưng là Cha chính, Bề trên địa phận hoặc
Tổng quản (vicarius generalis), đây là một “tư tế” (có thể là Giám mục phó,
Giám mục phụ tá hoặc linh mục) do Giám mục giáo phận bổ nhiệm, theo
nguyên tắc phải trên 30 tuổi; Có bằng tiến sĩ hay cử nhân Giáo luật hoặc Thần
học; Trội vượt về đạo đức, khôn ngoan và từng trải khi xử lý công việc;
Không phải là họ hàng huyết tộc 04 đời với Giám mục.
Tổng đại diện có quyền hành pháp, nhưng khơng có quyền lập pháp và
tư pháp. Quyền hành pháp của Tổng đại diện chỉ bị giới hạn do giáo luật quy
định, bởi chức thánh Giám mục hoặc do chính Giám mục khơng ủy quyền.
Khi Giám mục chính tịa khơng cịn tại vị, đương nhiên người giữ chức Tổng
đại diện cũng hết nhiệm vụ, trừ khi người đó đã có chức thánh giám mục.


16
Bên cạnh chức Tổng đại diện, Giám mục chính tịa có thể bổ nhiệm một
hay nhiều Đại diện, để thực thi các quyền của Giám mục chính tịa, trong một
cơng việc cụ thể hay một khu vực nhất định trong địa giới của giáo phận.
1.1.3. Các mối quan hệ của giáo phận
1.1.3.1. Mối quan hệ của giáo phận trong Giáo hội Công giáo
Đối với Giáo triều Vatican
Theo quan điểm thần học của Giáo hội Công giáo, về mối quan hệ giữa
giáo hội địa phương với “Giáo hội hồn vũ”, thì giáo hội hiện diện qua những
cộng đồng địa phương, gồm bởi những con người cụ thể làm nên Dân Chúa.

Giáo hội hồn vũ hợp nên nhờ mối dây hiệp thơng giữa các giáo hội địa
phương. Trong phạm vi giáo phận, Giám mục chính tịa có tồn quyền lập
pháp, hành pháp và tư pháp. Giáo hoàng tuy là người đứng đầu Giáo hội Công
giáo thế giới, nhưng cũng chỉ là Giám mục của Giáo phận Roma.
Giáo triều Vatican vừa là cơ quan điều hành cao nhất của Giáo hội Công
giáo, vừa như một Nhà nước thế tục, trong Giáo triều Giáo hoàng như Quốc
trưởng và Quốc vụ khanh như Thủ tướng Chính phủ của Nhà nước Vatican. Do
vậy mối quan hệ giữa giáo phận với Giáo triều Vatican là mối quan hệ giữa giáo
hội địa phương với cơ quan điều hành cao nhất của Giáo hội Cơng giáo “hồn vũ”.
Giáo hồng dùng Giáo triều Roma để giải quyết những vấn đề của Giáo
hội “hoàn vũ”, Giáo triều thực thi nhiệm vụ nhân danh Giáo hồng. Trong khi
đó, Giáo hồng nhận lãnh quyền trọn vẹn và tối cao không những trên Giáo
hội “hồn vũ”, mà cịn có quyền tối cao trên tất cả các giáo hội địa phương,
hơn nữa không một ai trong giáo hội có thể kháng cáo hoặc chống lại một
phán quyết hay một sắc lệnh của Giáo hoàng.
Như vậy, tuy rằng các giám mục cùng một hàng giáo phẩm và hiệp
thơng với Đức Giáo hồng dưới nhiều hình thức, trong đó chủ yếu là qua tham
dự Thượng Hội đồng Giám mục. Nhưng Giám mục lại là người do Giáo
hoàng lựa chọn và sắc phong, vì vậy, trong lãnh đạo và điều hành giáo phận,


17
Giám mục giáo phận có nghĩa vụ phải “vâng phục” Giáo hồng. Xét về góc độ
“trần thế”, chức vụ và hơn nữa là những quyền lợi của Giám mục là do Giáo
hồng trao ban, cho nên khơng có gì ngạc nhiên khi nghĩa vụ và trách nhiệm
Giám mục phải tuân thủ tuyệt đối, nếu trái ý Giáo hồng là có “tội” và sẽ bị
“bãi chức”, như vậy sự bình đẳng, ngang quyền của “hàng giáo phẩm giám
mục” chỉ có thể tồn tại trên lý thuyết.
Đối với Hội đồng Giám mục cấp quốc gia
Hội đồng Giám mục là một định chế có tính cách thường trực, là một

đồn thể của các Giám mục trong một quốc gia hay một vùng nhất định, nhằm
cùng nhau thi hành nhiệm vụ mục vụ cho Kitô hữu, trong phạm vi của Hội
đồng Giám mục do Giáo hoàng thành lập. Về quyền hạn tùy theo quy chế của
từng Hội đồng Giám mục được Giáo triều Vatican chuẩn y, nhưng nguyên tắc
cơ bản là Hội đồng Giám mục chỉ có thể ra Sắc luật có tính cách bắt buộc các
thành viên phải tuân theo, một khi Sắc luật đó là những vấn đề do Giáo luật
quy định, do Tòa thánh cho phép, do một ủy nhiệm đặc biệt, hoặc do chính đề
nghị của Hội đồng Giám mục.
Do vậy, mối quan hệ giữa giáo phận với Hội đồng Giám mục Việt Nam,
chỉ là mối quan hệ hiệp thông, cộng tác, phối hợp không phải là mối quan hệ
trên dưới. Lịch sử của HĐGMVN cho đến nay chủ yếu vẫn là ra Thư chung,
khơng có tính bắt buộc, mỗi Giám mục Giáo phận có quyền tn theo hay
khơng tn theo Thư chung hay Nghị quyết của HĐGMVN.
Đối với cấp Tổng Giáo phận – Giáo tỉnh.
Tổng Giáo phận - Giáo tỉnh, được thành lập trên cơ sở liên kết một số
giáo phận trong khu vực, để thắt chặt mối quan hệ tương trợ giữa các Giám
mục giáo phận, để cổ vũ hoạt động mục vụ chung giữa các giáo phận, trong
cùng giáo tỉnh. Tuy đứng đầu giáo tỉnh là vị Tổng Giám mục, nhưng Vị này
chỉ có quyền giám sát, mà khơng có quyền lãnh đạo đối với các giáo phận
thuộc Giáo tỉnh.


18
1.1.3.2. Quan hệ của giáo phận với Chính phủ và với chính quyền
cấp tỉnh
Mối quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam với các giáo hội tơn giáo nói
chung, với GHCGVN và các giáo phận nói riêng, là mối quan hệ giữa chủ thể
quản lý với khách thể quản lý. Theo nguyên tắc, Nhà nước căn cứ pháp luật
hiện hành để điều chỉnh hoạt động của các giáo hội tôn giáo nói chung, Giáo
hội Cơng giáo ở Việt Nam nói riêng, nhằm mục đích bảo đảm sự độc lập, chủ

quyền và lợi ích quốc gia, cũng như lợi ích của tồn xã hội. Đồng thời, nhà tu
hành các tơn giáo nói chung, Giám mục và các tu sĩ Cơng giáo nói riêng, phải
tuân thủ pháp luật vừa với tư cách một công dân, vừa với tư cách một Kitô
hữu là “phải vâng phục nhà cầm quyền”.
Theo quy định tại Điều 19, Nghị định số 92/2012/NĐ-CP của Chính
phủ, Giám mục chính tịa là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi
hoạt động truyền đạo, hành đạo và quản đạo trong phạm vi giáo phận. Vì vậy,
Giám mục chính tịa có trách nhiệm phải thông báo, đăng ký hoặc đề nghị để
được sự chấp thuận của UBND cấp tỉnh, của Ban Tôn giáo Chính phủ hoặc
của Thủ tướng Chính phủ, thì mới được tổ chức, thực hiện.
1.2. ĐẶC ĐIỂM GIÁO PHẬN XUÂN LỘC

1.2.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Giáo phận
Xuân Lộc
1.2.1.1. Khái quát quá trình hình thành Giáo phận Xuân Lộc
Vùng đất Đồng Nai ngày nay, được chính thức đánh dấu bằng sự kiện
Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh thiết lập nền hành chính vào năm 1698.
Trong thời kỳ thuộc địa, Biên Hòa là một trong Nam kỳ lục tỉnh. Tuy nhiên,
theo sử liệu thì người Việt đã sinh sống ở đây từ thập niên 20 của thế kỷ XVII,
với Cù Lao Phố (nay là xã Hiệp Hòa - Tp.Biên Hòa) đã trở thành thương cảng sầm
uất lúc bấy giờ và Văn miếu Trấn Biên được đã được xây dựng vào năm 1715 tại
thơn Bình Thành - Tân Lại (nay thuộc phường Bửu Long - Tp.Biên Hòa).


19
Địa phận Đàng Trong được thành lập năm 1659, đến năm 1844 địa
phận này được chia thành hai địa phận, trong đó Nam kỳ lục tỉnh thuộc về Địa
phận Tây Đàng Trong. Cuối năm 1924, Địa phận Tây Đàng Trong được gọi là
Địa phận Sài Gòn. Sau khi chia tách, thành lập Địa phận Vĩnh Long năm
1938, Địa phận Sài Gòn còn lại gồm ba tỉnh cũ của Nam kỳ là Biên Hịa, Gia

Định và Định Tường.
Cơng giáo được truyền vào đất Đồng Nai khá sớm, theo Kỷ yếu Giáo
phận Xuân Lộc:
Các Kitô hữu đến vùng đất Bar-Ya hay Ba-ria (Bà Rịa), Dou-nai
(Ðồng Nai), Ben-go (Bến Gỗ), Dat-do (Ðất Ðỏ)...để yên bề sinh
sống và giữ đạo. Họ được các thừa sai dịng Tên đi theo phục vụ.
Năm 1670, ở Xích Lam (Ðất Ðỏ), gần Bà Rịa đã có gần 300 gia đình
Cơng giáo. Năm 1692, Ðức cha F. Pérez kinh lý các họ đạo tại vùng
Bến Gỗ.
Theo Ðức cha M.Labbé, năm 1670 miền Ðồng Nai có ít nhất trên
2.000 giáo dân. Sự việc các cha dòng Tên ở Ðồng Nai, được cha
Juan Antonio nhắc tới từ năm 1700, cụ thể năm 1738, cha Johann
Grueber phục vụ 8.000 giáo hữu. Ngày 02/7/1740, Ðức cha E.F.De
la Baume (Khâm sai Tòa thánh) ra Nghị định phân chia địa sở cho
các thừa sai hoạt động, trong đó Ðồng Nai được trao cho các cha
dịng Tên coi sóc (trừ Bến Gỗ thuộc Hội Thừa Sai Paris).
Theo cha Adrien Launay, năm 1747, vùng Ðồng Nai có số giáo hữu
như: Ben-go (Bến Gỗ) 200 giáo hữu thuộc Hội Thừa sai Paris. Các cha
dịng Tên coi sóc: R.Dou-nai (Ðồng Nai) 400, Da-lua 500, Ke-tat 70,
Dou-mon 40, R. Moxoai (Mơ Xồi) 400, Ba-ria (Bà Rịa) 140, Nui-nua
(Núi Nứa) 50 và Ðất Ðỏ 380 [64, tr.136].
Địa chí Đồng Nai cũng đã nêu rõ vấn đề này, như sau:


20
Đến thế kỷ XVII, Đồng Nai đã hình thành các vùng truyền đạo quan
trọng như Mỹ Hội (Nhơn Trạch), Biên Hòa, Bến Gỗ (Biên Hòa), Tân
Triều (Vĩnh Cửu)… Ở các vùng này, các nhà thờ, nhà nguyện, các
cơ sở dòng tu, các trường học, các cơ sở kinh tế do các dịng tu phụ
trách. Các nhà thờ có quy mơ lớn đầu tiên là nhà thờ Tân Triều

(1680), nhà thờ Biên Hoà (1861), nhà thờ Bến Gỗ (1882), nhà thờ
Phước Lý (1885), nhà thờ Long Thành (1889), nhà thờ Mỹ Hội
(1890). Đáng chú ý, năm 1878, Giám mục Pigneau de Behaine (Bá
Đa Lộc) đã chuyển chủng viện từ Hà Tiên về xứ Tân Triều (Vĩnh
Cửu, Đồng Nai) [13, tập 5, tr.136].
Sau đó, vào khoảng những năm 1930 - 1940, cùng với quá trình mộ phu,
lập đồn điền cao su của tư sản Pháp, thì: “Dân chúng các nơi, kể cả ngồi Bắc,
đơng nhất từ Thái Bình, Quảng Trị, kéo nhau đến các sở đồn điền cao su. Đức
cha phải lo lập họ đạo tại các đồn điền này” [64, tr.185].
Cũng theo Địa chí Đồng Nai thì từ khi có họ đạo đầu tiên 1747, cho đến
năm 1954, tại Đồng Nai chỉ có 08 giáo xứ và một số họ lẻ với khoảng 20.000
giáo dân.
Sau Hiệp định Geneve, với cuộc di cư “ồ ạt” của hơn 650.000 người
Công giáo từ Bắc vào Nam, vùng đất Hố Nai và Gia Kiệm thuộc tỉnh Biên
Hòa, lúc bấy giờ đã được chọn làm nơi tạm cư một thời gian, sau đó số người
định cư chỉ cịn lại khoảng 150.000, trong đó tuyệt đại bộ phận là người Cơng
giáo. Đây chính là tiền đề quan trọng để năm 1965, Giáo phận Xuân Lộc được
thành lập, trên cơ sở chia tách từ Giáo phận Sài Gòn.
1.2.1.2. Khái quát sự phát triển của Giáo phận Xuân Lộc
Thời kỳ từ 1965 - 1974, do Giuse Lê Văn Ấn làm Giám mục Chính tịa
Ngày 14/10/1965, Giáo hồng Phaolơ VI đã ban Sắc chỉ tách Giáo phận
Sài Gòn thành 03 giáo phận: Giáo phận Sài Gòn (vẫn giữ tên cũ), Giáo phận
Phú Cường và Giáo phận Xuân Lộc. Đồng thời Giáo hoàng cũng bổ nhiệm


21
linh mục Giuse Lê Văn Ấn, nguyên chính xứ - giáo xứ Chính tịa Đà Nẵng,
làm Giám mục tiên khởi của Giáo phận Xuân Lộc.
Giáo phận Xuân Lộc có diện tích 4.814,92 Km2, bao gồm địa giới hành
chính của 03 tỉnh: Long Khánh, Biên Hòa và Phước Tuy (Bà Rịa), có 164.144

giáo dân/ 521.595 dân (31%), 133 giáo xứ, 135 linh mục triều. Về dịng tu có
04 dịng nam với 04 cộng đoàn - tu viện, 19 linh mục và 50 tu sỹ dòng, 08
dòng nữ với 12 tu viện - cộng đoàn với 200 nữ tu [64, 234].
Giám mục Giuse Lê Văn Ấn
Sinh ngày 10/9/1916
Thụ phong linh mục ngày 10/4/1944
Thụ phong giám mục ngày 09/01/1966
Từ trần ngày 17/6/1974
Khẩu hiệu: “Hãy giết mà ăn”
Giám mục Lê Văn Ấn nhận lãnh Giáo phận Xuân Lộc trong thời kỳ đầy
biến động và nhạy cảm. Về mặt xã hội, đây là giai đoạn dân tộc ta nói chung,
nhân dân miền Nam và Đồng Nai nói riêng bước vào giai đoạn khốc liệt của
cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, tiến tới thống nhất nước nhà, mà điển
hình là cuộc Tổng tiến cơng và nổi dậy Xuân Mậu Thân - 1968, “Mùa hè đỏ
lửa” và “Điện Biên Phủ trên không” 1972, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến
tranh lập lại hịa bình ở Việt Nam được ký kết, năm 1973.
Về mặt chính trị, tuy khơng cịn được chính quyền Nguyễn Văn Thiệu
ưu ái đặc biệt như thời Ngơ Đình Diệm, nhưng Cơng giáo vẫn được ưu đãi
hơn các tôn giáo khác.
Về mặt tôn giáo, tháng 10/1965 Giáo hội Cơng giáo “hồn vũ” chuẩn bị
bước vào thời hậu Công đồng Vatican II. Các Giám mục miền Nam lúc bấy
giờ cũng đang trong thời kỳ chuyển hóa về quan điểm chính trị, từ lập trường


22
chống Cộng theo Thư chung 1951, sang kêu gọi các bên hãy đàm phán vì một
nền hịa bình và dân sinh, dân chủ cho Việt Nam.
Trong bối cảnh đó, vị Giám mục tiên khởi của giáo phận không những
chọn thái độ “im lặng” về chính trị, khơng phát biểu kêu gọi “hịa bình” như
Tổng Giám mục Nguyễn Văn Bình, mà cịn gần như đứng ngồi phong trào

“Cơng giáo tiến hành” đang phát triển tại Giáo phận Sài Gòn.
Ngài đã tập trung thiết lập về tổ chức và xây dựng cơ sở vật chất cho
giáo phận. Về tổ chức, ngay đầu năm 1966 Giám mục Ấn đã thành lập 07 ban
tư vấn chuyên môn về mục vụ gồm: Bác ái - Xã hội, Mục vụ giáo dân, Huấn
giáo, Phụng vụ, Chủng sinh, Xây dựng, Văn phòng Tòa Giám mục và Sở quản
lý (các giáo phận trong khu vực khi đó chỉ có 04 ban là Văn phịng Tịa Giám
mục, Phụng vụ, Huấn giáo và Mục vụ giáo dân), đồng thời bổ nhiệm linh mục
Giuse Lâm Quang Trọng làm Tổng đại diện.
Về xây dựng: một số cơng trình được khởi cơng ngay trong năm 1966
như trụ sở Tòa Giám mục và Tiểu chủng viện Thánh Phao lô trên cùng một
khu đất 06 ha, Nhà Thờ Chính Tịa (Long Khánh), Nhà Hưu dưỡng linh mục,
Trung tâm hành hương Đức Mẹ Bãi Dâu và Tượng Chúa Kitơ vua núi Tao
Phùng (Vũng Tàu).
Về hành chính đạo Giám mục Lê Văn Ấn đã thành lập 10 giáo hạt, và
ban hành Bản quy chế Hội đồng mục vụ giáo xứ.
Vào những năm 1968, 1972, 1973 chính quyền Sài Gòn tiếp tục di dân
từ các tỉnh miền Trung như Huế, Quảng Trị, Đà Nẵng và ở các tỉnh miền Nam
như Phước Long, Bình Long về Long Khánh lập những “Dinh điền” gồm đa
số người Công giáo để đến cuối năm 1974, chỉ sau 10 năm thành lập, số giáo
dân đã tăng lên 374.560 người / 1.048.164 (tăng 224% và chiếm gần 36% dân
số) với 10 giáo hạt, 155 giáo xứ, 218 linh mục triều, 25 linh mục dòng, 97 đại


23
chủng sinh, 215 tiểu chủng sinh, 07 dòng nam, 13 dòng nữ với 109 tu sĩ, 949
nữ tu, 168 trường trung - tiểu học [64, 237].
Thời kỳ từ 1974 -1988, Đaminh Nguyễn Văn Lãng làm Giám
mục chính tịa
Sau khi Giám mục Lê Văn Ấn qua đời, ngày 11/8/1974, Vatican có Sắc
chỉ tấn phong linh mục Nguyễn Văn Lãng, Thư ký của Giám mục Giáo phận

Long Xuyên lên làm Giám mục Giáo phận Xn Lộc và ngày 14/9/1974, ơng
chính thức nhận trách nhiệm lãnh đạo Giáo phận.
Là Giám mục của một giáo phận có đại đa số giáo dân là người từ các
nơi khác đến định cư sống trên một địa bàn chiến lược về quân sự, nơi được
mệnh danh là “Cánh cửa thép” Đơng Bắc của chính quyền Sài Gịn nhằm
ngăn đà tiến quân của cách mạng. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa
Xuân 1975, tỉnh lỵ Long Khánh, nơi đặt trụ sở Tòa Giám mục đã gần như bị
san phẳng trong chiến dịch Xuân Lộc 12 ngày đêm mở đường cho chiến dịch
Hồ Chí Minh tồn thắng.
Giám mục Nguyễn Văn Lãng
Sinh ngày 14/11/1921
Thụ phong linh mục ngày 21/5/1951
Thụ phong giám mục ngày 11/8/1974
Từ trần ngày 22/02/1988
Khẩu hiệu :“Con trông cậy Chúa”
Trong khi cả dân tộc ta “Trong ngày vui đại thắng”, thì tại Giáo phận Xn
Lộc có khơng ít người “tự xem mình là kẻ thua trận” hoặc đang lo sợ sự “tắm máu”
trả thù của Cộng sản. Trước tình hình đó, “Vị chủ chăn” đã kêu gọi “đồn chiên”
của mình: “Trở về và ở lại”, “Lo lắng và hy vọng sống cùng dân tộc”.


24
Sau đó, trước những chủ trương của Nhà nước về: dãn dân xây dựng
vùng kinh tế mới, cải tạo công - thương nghiệp, cải tạo và hợp tác hóa nơng
nghiệp, đặc biệt là chủ trương cơng lập hóa các cơ sở giáo dục, y tế, từ thiện
xã hội của các tổ chức và cá nhân ở miền Nam. Giám mục Nguyễn Văn Lãng
đã kêu gọi mọi người “hợp tác và chấp hành”. Tiểu chủng viện Thánh Phaolơ
trong khn viên Tịa Giám mục được chuyển giao để chính quyền mở trường
hợp tác hóa nơng nghiệp, mỗi khu kinh tế mới, những cơng trình khai hoang,
thủy lợi đều có mặt linh mục, tu sỹ tham gia cùng giáo dân, điều đó đã phần

nào thể hiện quan điểm chính trị của Giám mục Giáo phận Xn Lộc, mặc dù
ơng khơng có những “Thư Chủ chăn” nổi tiếng như Tổng Giám mục Nguyễn
Văn Bình trong giai đoạn đặc biệt ở miền Nam lúc bấy giờ.
Sau Đại hội lần thứ I của Ủy ban đoàn kết Công giáo Việt Nam, trên cơ
sở vận động của Ủy ban Mặt trận tỉnh, Giám mục Lãng đã đồng ý cử một linh
mục đại diện cùng 06 linh mục hạt trưởng tham gia vào Ủy ban đồn kết Cơng
giáo tỉnh Đồng Nai.
Về mặt tổ chức, ngày 16/7/1975 Giám mục Lãng đã tổ chức tấn phong
linh mục Nguyễn Minh Nhật, là linh hướng của Tiểu chủng viện Thánh
Phaolô Xuân Lộc làm Giám mục phó với quyền kế vị, đồng thời bổ nhiệm
Giám mục Nhật làm Tổng đại diện. Năm 1976, sau khi Nhà nước có sự điều
chỉnh địa giới hành chính sáp nhập các tỉnh Bà Rịa - Long Khánh, Biên Hòa,
Tân Phú và thị xã Vũng Tàu để thành lập tỉnh Đồng Nai cùng với việc sáp
nhập 16 đơn vị cấp huyện để thành lập 10 huyện và 01 thành phố, Giám mục
Lãng đã bổ nhiệm thêm 03 linh mục làm đại diện tại các khu vực: Bà Rịa Vũng Tàu, Biên Hòa và Xuân Lộc. Thành lập thêm 01 giáo hạt (An Bình) và
34 giáo xứ. Tuy nhiên tại thời điểm này, chính quyền chưa chấp thuận cho
thành lập giáo xứ mới, vì vậy Tịa Giám mục Xn Lộc chuyển sang danh
xưng là “Giáo họ biệt lập”.


25
Về dòng tu, Giám mục Lãng đã thành lập 05 dòng tu thuộc địa phận (03
nữ, 02 nam) tiếp nhận 07 dòng tu nam, 16 dòng nữ từ các địa phận khác đến
lập tu viện, nâng tổng số dòng tu lên 16 dòng nam và 32 dòng nữ.
Trước ngày 30/4/1975, trên địa bàn giáo phận có hơn 40 hội đồn. Sau
ngày giải phóng, chấp hành quy định của chính quyền lúc bấy giờ, về mặt
hình thức Giám mục Nguyễn Văn Lãng chỉ cịn duy trì 03 hội đồn là Ca
đồn, đội Dâng hoa và dòng ba Đa Minh, đồng thời đổi tên Hội đồng Mục vụ
giáo xứ thành Ban Hành giáo - giáo xứ.
Trong giai đoạn 1975 - 1988, Đồng Nai là vùng dãn dân, xây dựng

vùng kinh tế mới, do vậy đã tiếp nhận dân cư từ Thành phố Hồ Chí Minh và
các tỉnh thành phía Nam, cùng với dân di cư tự do từ các tỉnh miền Trung và
miền Bắc tự đến lập nghiệp với tổng số hơn 700.000 người, trong đó phần lớn
là người Cơng giáo. Mặt khác, tuy trong giai đoạn này số người Công giáo
vượt biên cũng lên đến con số trên 30.000, nhưng số giáo dân vẫn tăng từ
374.560 lên 627.196 người với 11 giáo hạt, 189 giáo xứ, 289 linh mục, trong
đó có 46 linh mục phong trái phép hoặc trở về từ các trại cải tạo.
Thời kỳ từ 1988 - 2004, Phaolô - Maria Nguyễn Minh Nhật làm Giám
mục giáo phận
Giám mục Nguyễn Minh Nhật
Sinh ngày 12/9/1926
Thụ phong linh mục ngày 07/6/1952
Thụ phong giám mục ngày 16/7/1975
Từ trần ngày 17/01/2005.
Khẩu hiệu: “Phục vụ Chúa trong hân hoan”.
Tuy được thụ phong từ ngày 16/7/1975, nhưng phải đến ngày
26/10/1984, Giám mục Nguyễn Minh Nhật mới được chính quyền chấp thuận


×