Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Quan điểm Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường và sự vận dụng vào bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.16 KB, 96 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt
xuất của Việt Nam, Người đã để lại cho Đảng và dân tộc ta di sản tư tưởng lý
luận phong phú, trong đó có vấn đề bảo vệ mơi trường. Những quan điểm của
Hồ Chí Minh về bảo vệ mơi trường có ý nghĩa và tác dụng to lớn nhằm cải
thiện và xây dựng môi trường ngày một tốt đẹp và bền vững trong quá trình
phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay.
Trong thời đại hiện nay, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
khơng cịn là vấn đề của riêng một quốc gia, một khu vực, mà đã thực sự trở
thành mối quan tâm toàn cầu. Thực tế nguy cấp, phức tạp và nan giải của vấn
đề về môi trường và phát triển bền vững đang đỏi hỏi các quốc gia nỗ lực giải
quyết. Trong hơn 40 năm qua, cộng đồng quốc tế đã rất tích cực hoạt động vì
sự sống và phát triển mái nhà chung - Trái Đất - của chúng ta. Việt Nam cũng
đã tích cực tham gia vào quá trình này.
Nền kinh tế thị trường với xu thế tồn cầu hóa đã và đang tạo ra những
thay đổi lớn cho Việt Nam. Có thể nói tính tích cực của nó mang lại sự phát
triển cho đời sống của con người Việt Nam là rất to lớn và không thể phủ
nhận. Nhưng bên cạnh đó, sự phát triển này đặt ra nhiều khó khăn thách thức
cho các quốc gia trong đó có Việt Nam trong q trình hội nhập và phát triển.
Một trong những mặt trái của kinh tế thị trường đó là các quốc gia phải đối
mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng, đã và đang
trở thành vấn nạn gây trở ngại cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia
dân tộc. Việc bảo vệ môi trường sinh thái, cứu lấy tự nhiên và cuộc sống của
con người là vấn đề mang tính cấp bách và mang tính tồn cầu hiện nay.
Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển công cuộc cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước theo hướng xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường


2


định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập với xu hướng tồn cầu hóa của thời
đại. Trên con đường xây dựng và phát triển đất nước, trong những năm đổi
mới vừa qua, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trên rất nhiều
lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, chính trị, đời sống xã hội... Sức mạnh tổng hợp của
quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục đi
lên với triển vọng tốt đẹp. Nhưng bên cạnh những thành tựu đó, đất nước
cũng đứng trước rất nhiều những khó khăn thách thức mới nảy sinh, một
trong những thách thức đang đặt ra đó chính là nạn ơ nhiễm mơi trường đang
ngày càng trở nên trầm trọng. Hoạt động sản xuất kinh tế đã và đang làm tổn
thương nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, môi trường tự nhiên. Sự phát
triển các khu công nghiệp, các làng nghề, hội nhập giao lưu kinh tế, văn hóa
cũng làm "ơ nhiễm" mơi trường văn hóa - xã hội. Điều đó địi hỏi chúng ta
nhìn nhận lại thái độ của mình đối với mơi trường.
Trong tiến trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
Đảng và Nhà nước thường xuyên coi trọng nhiệm vụ bảo vệ môi trường và đã
ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết liên quan. Đặc biệt ngày 11/01/2009, Ban
Bí thư Trung ương Đảng đã ra chỉ thị số 29-CT/TW về việc tiếp tục đẩy mạnh
thực hiện nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX "Về bảo vệ môi
trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước".
Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và kết luận hội nghị Trung ương ba, khóa
XI, đã chỉ ra những phương hướng, nhiệm vụ về môi trường: Bảo vệ môi
trường là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, tồn xã hội và của mọi cơng
dân. Kết hợp chặt chẽ giữa kiểm sốt, ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm với khôi
phục và bảo vệ môi trường sinh thái.
Với mong muốn nghiên cứu làm rõ hơn quan điểm của Hồ Chí Minh về
bảo vệ mơi trường và ý nghĩa của những quan điểm đó đối với sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hướng tới sự phát triển bền vững, đồng thời


3

làm tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy bộ mơn tư tưởng
Hồ Chí Minh trong nhà trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội, tác giả đã chọn vấn
đề "Quan điểm Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường và sự vận dụng vào bảo
vệ môi trường ở nước ta hiện nay" làm đề tài luận văn thạc sĩ khoa học chính
trị, chuyên ngành Hồ Chí Minh học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ mơi trường
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ mơi trường, cho đến nay có rất
ít các cơng trình khoa học nghiên cứu chun sâu. Tuy nhiên vấn đề bảo vệ mơi
trường trong tư tưởng Hồ Chí Minh cũng đã được một số tác giả đề cập đến:
Trong cuốn "Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp đổi mới ở Việt
Nam"do PGS.TS. Vũ Văn Hiền và TS. Đinh Xuân Lý đồng chủ biên,
Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, có bài "Giải quyết mối quan hệ giữa
phát triển xã hội và bảo vệ môi trường tự nhiên theo quan điểm Hồ Chí
Minh"của tác giả Nguyễn Quang Trường. Tác giả đưa ra một số giải pháp cơ
bản để giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển xã hội và bảo vệ môi trường
hiện nay theo quan điểm Hồ Chí Minh.
Luận văn tốt nghiệp cử nhân của học viên Bùi Thị Chân "Vận dụng Tư
tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước"(2009). Bằng việc nghiên cứu các tác
phẩm, cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tác giả đã nêu và
phân tích những quan điểm của Người về môi trường. Đồng thời, vận dụng
những quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề môi trường, tác giả đưa ra
những kiến nghị và giải pháp trong công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ
đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.
Một số bài viết đề cập đến vấn đề bảo vệ mơi trường trong tư tưởng Hồ
Chí Minh được đăng tải trên các tạp chí:


4

Nguyễn Am: "Chủ tịch Hồ Chí Minh với bảo vệ mơi trường sinh thái",
Tạp chí Cộng sản, số 10, 1996;
Nguyễn Đình Hịa: "Sự vượt trước trong tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo
vệ mơi trường sống", Tạp chí Triết học, số 4, 2005;
Nguyễn Thị Thấn: "Hồ Chí Minh và việc bảo vệ mơi trường", Tạp chí
Giáo dục, số 114, 2005;
Tuyết Hạnh: "Quan điểm của Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế xã hội
và bảo vệ mơi trường", Tạp chí Lịch sử Đảng, số 8, 2011;
Đỗ Trọng Hưng và Bùi Văn Dũng: "Bảo vệ mơi trường theo tư tưởng Hồ
Chí Minh", Tạp chí Cộng sản-chuyên đề cơ sở, số 5, 2012;
Nguyễn Thị Kim Dung: "Quan điểm Hồ Chí Minh về bảo vệ mơi
trường", Tạp chí Lịch sử Đảng, số 5, 2013.v.v..
Nhìn chung các bài viết đã trình bày một số quan điểm cơ bản của Hồ
Chí Minh về vấn đề bảo vệ mơi trường, như: Hồ Chí Minh tố cáo tội ác của
chủ nghĩa thực dân đế quốc gây ra các cuộc chiến tranh, thực hiện chính sách
vơ vét tài nguyên và đã tàn phá môi trường, hủy diệt sự sống trên trái đất;
Quan điểm về giữ gìn, xây dựng và bảo vệ môi trường, bảo đảm mối quan hệ
biện chứng giữa sự phát triển kinh tế với việc bảo vệ môi trường sống nhằm
xây dựng một xã hội văn minh, lành mạnh.
2.2. Nghiên cứu vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay
Một số bài viết đề cập đến mối quan hệ giữa phát triển kinh tế xã hội với
bảo vệ môi trường trong giai đoạn phát triển ở nước ta hiện nay, như:
Phạm Thị Ngọc Trầm: "Bảo vệ môi trường - nhiệm vụ chung của tồn
nhân loại", Tạp chí Cộng sản, số 26, 2002;
Lê Quang Thành: "Vấn đề môi trường trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam", Tạp chí Thơng tin khoa học xã hội, số 4, 2004;
Vũ Ngọc Lân: "Vấn đề sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi
trường qua một số kỳ Đại hội Đảng", Tạp chí Tài ngun và mơi trường,
tháng 4, 2006;



5
Phạm Khôi Nguyên: "Bảo vệ và cải thiện môi trường vì sự phát triển bền
vững đất nước", Tạp chí Tài ngun và mơi trường, số 5, 2006;
Lương Đình Hải: "Một số nguyên tắc phương pháp luận căn bản của việc
giải quyết mối quan hệ giữa hiện đại hóa xã hội và mơi trường sinh thái", Tạp
chí Triết học, số 6, 2006;
Mai Bá: "Kinh tế tri thức với bảo vệ tài ngun mơi trường và tiến bộ xã
hội", Tạp chí Tài nguyên môi trường, số 10, 2006;
Đỗ Văn Thông: "Vấn đề mơi trường và sức khỏe cộng đồng trong q
trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa", Tạp chí Lý luận chính trị, số 2, 2007;
Hoàng Minh Đạo: "Tiếp tục triển khai nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong
thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa", Tạp chí Cộng sản, số 10, 2008;
Trần Tuấn Anh: "Những thách thức trong bảo vệ mơi trường", Tạp chí
Cộng sản, tháng 11, 2008;
Đào Thị Minh Hương: "Phát triển con người và tình trạng ơ nhiễm môi
trường một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu
con người, số 6, 2008;
Chu Thái Thành: "Thực hiện có hiệu quả quan điểm của Đảng về bảo vệ
môi trường trong thời kỳ mới", Tạp chí Tài ngun mơi trường, số 11, 2009;
Nguyễn Thị Mỹ Trang: "Tăng trưởng kinh tế và bảo vệ mơi trường trong
phát triển bền vững", Tạp chí Tài ngun môi trường, số 13, 2009;
Nguyễn Đức Bách: "Kinh tế và mơi trường - lợi ích của tất cả chúng ta",
Tạp chí Lý luận chính trị, số 6, 2009;
Lê Thi: "Hãy giữ gìn mơi trường sống của chúng ta, một việc làm cấp
bách, cơ bản, lâu dài", Tạp chí Nghiên cứu phát triển bền vững, số 4, 2009;
Trần Đắc Hiến: "Ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay thực trạng và
một số giải pháp khắc phục", Tạp chí Triết học, số 11, 2009;
Kiều Nguyễn Việt Hà: "Bảo vệ môi trường trong q trình tự do hóa
thương mại", Tạp chí Cộng sản, số 6, 2010;



6
Nguyễn Văn Tài: "Bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh,
bền vững", Tạp chí Tài ngun mơi trường, số 7, 2011;
Đặng Lễ Nghi, Bùi Thanh: "Tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường
trong phát triển bền vững ở Việt Nam", Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 7, 2011;
Lê Thị Thanh Hà: "Tác động tiêu cực của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
tới mơi trường nước ta và giải pháp khắc phục", Tạp chí Nghiên cứu phát
triển bền vững, số 2, 2011;
Đặng Hữu: "Hiện đại hóa đất nước với bảo vệ mơi trường và phát triển
bền vững", Tạp chí Tài ngun mơi trường, số 3, 2012;
Hồng Trọng Quang: "Mơi trường và phát triển bền vững", Tạp chí Tài
ngun mơi trường, Số 5, 2012;
Trần Thanh Lâm: "Những thách thức đối với công tác bảo vệ môi trường
trong quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế", Tạp chí Cộng sản, Số 6, 2012;
Nguyễn Thị Minh Tân: "Ơ nhiễm môi trường nông thôn ở nước ta hiện
nay thực trạng và giải pháp", Tạp chí Thơng tin khoa học chính trị - hành
chính, Số 6, 2013.v.v..
Nội dung các bài viết nêu lên những thành tựu đã đạt được cũng như
những yếu kém, tồn tại trong công tác bảo vệ môi trường ở nước ta; chỉ rõ
mối quan hệ mật thiết giữa tăng trưởng kinh tế và vấn đề môi trường, khẳng
định hướng tới sự phát triển bền vững gắn với bảo vệ mơi trường trong q
trình phát triển là quy luật tất yếu, từ đó đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm tăng
cường hiệu quả công tác bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay.
Những bài viết trên của các tác giả là nguồn tư liệu quý giúp tôi tiếp thu
tham khảo, phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình. Vì vậy, tác giả mạnh dạn
nghiên cứu vấn đề này với mong muốn được tìm hiểu sâu sắc hơn tư tưởng
Hồ Chí Minh về bảo vệ mơi trường, góp phần vào việc luận giải những vấn đề
lý luận và thực tiễn đã và đang đặt ra trong vấn đề bảo vệ môi trường ở nước
ta hiện nay.



7
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
Nghiên cứu quan điểm của Hồ Chí Minh về bảo vệ mơi trường và vận
dụng những quan điểm đó vào bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ các khái niệm có liên quan;
- Phân tích làm rõ nội dung quan điểm của Hồ Chí Minh về bảo vệ
mơi trường;
- Trình bày những yếu tố tác động đến môi trường và thực trạng bảo vệ
môi trường ở nước ta giai đoạn 2001 - 2010. Từ đó nêu lên nội dung và giải
pháp chủ yếu bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay theo quan điểm Hồ Chí
Minh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Quan điểm Hồ Chí Minh về bảo vệ mơi trường;
- Vấn đề bảo về môi trường ở nước ta hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu quan điểm Hồ Chí Minh về bảo về môi trường được thể hiện
trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh (chủ yếu trong Bộ Hồ Chí Minh, tồn tập,
15 tập, 2011).
- Thực trạng bảo vệ môi trường ở nước ta giai đoạn 2001- 2010.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên các nguyên lý của Chủ nghĩa MácLênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Quan điểm đường lối, chính sách của Đảng về
bảo vệ môi trường.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử, phương
pháp logíc, phương pháp phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch để thực hiện



8
mục đích và nhiệm vụ đặt ra.
6. Những đóng góp về mặt khoa học của luận văn
Luận văn góp phần hệ thống hóa quan điểm Hồ Chí Minh về bảo vệ môi
trường, làm sáng tỏ sự vận dụng của Đảng trong việc bảo vệ môi trường hiện
nay, hướng tới sự phát triển bền vững.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm rõ quan điểm lý luận
Hồ Chí Minh về vấn đề bảo vệ môi trường, ý nghĩa việc vận dụng quan điểm
đó vào bảo vệ mơi trường hiện nay ở nước ta.
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, tuyên truyền, nghiên
cứu, giảng dạy Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường cao đẳng, đại học Du
lịch và Tài nguyên môi trường.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm 2 chương, 5 tiết.


9
Chương 1
QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

1.1.1. Mơi trường
Thuật ngữ môi trường (Environment) đã được bàn đến nhiều và có
nhiều cách tiếp cận khác nhau. Một số nước định nghĩa môi trường chỉ là môi
trường tự nhiên, bao gồm khơng khí, nước, đất, mọi chất hữu cơ, vơ cơ và các
sinh vật sống. Đa số nước định nghĩa môi trường bao gồm cả môi trường tự

nhiên và môi trường kinh tế - xã hội (dân số, việc làm, hoạt động kinh tế , giao
thông vận tải, y tế, giáo dục, liên kết cộng đồng...) chịu ảnh hưởng của những
thay đổi trong môi trường tự nhiên. Một định nghĩa được nhiều người thừa nhận
là: "Môi trường là các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo, lý học, hoá học, sinh
học cùng tồn tại trong không gian, bao quanh con người" [30, tr.8].
Theo Từ điển Bách khoa, "Môi trường bao gồm các các yếu tố tự nhiên
và các yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con
người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con
người và tự nhiên" [86, tr.940].
Chương trình Mơi trường Liên Hợp quốc UNEP định nghĩa: "Môi
trường là tập hợp các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học, kinh tế xã hội, tác động
lên từng cá thể hay cả cộng đồng"[4, tr.6].
Môi trường theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin:
là nơi sinh sống và hoạt động của con người, là nơi tồn tại của xã
hội. Đó là mơi trường sinh - địa - hoá học, hay sinh quyển. Sinh
quyển là vùng lưu hành sự sống trên Trái đất, là hệ thống mở về
nhiệt động học, bao gồm toàn bộ các cơ thể sống (sinh thể), các sản
phẩm và các chất thải trong quá trình hoạt động sống của chúng,


10
đồng thời cịn bao gồm cả phần khí quyển (khơng khí), thủy quyển
(nước), thạch quyển (đất đá) và năng lượng mặt trời, nơi đã và đang
có sự sống [36, tr.425 - 426].
Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2005 có ghi: "Mơi
trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con
người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, cả tồn tại, phát triển của con
người và sinh vật" [69, tr.8].
Các định nghĩa trên tuy có những khác nhau nhất định, nhưng nhìn
chung đều thừa nhận những yếu tố tạo nên mơi trường và vai trị của nó đối

với đời sống con người. Ngày nay, định nghĩa được nhiều người thống nhất là:
Môi trường là các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo, lý học, hoá
học, sinh học cùng tồn tại trong một không gian bao quanh con
người. Các yếu tố đó có quan hệ mật thiết, hợp tác lẫn nhau và tác
động lên các cá thể sinh vật hay con người để cùng tồn tại và phát
triển. Tổng hoà của các chiều hướng phát triển của từng nhân tố này
quyết định chiều hướng phát triển của cá thể sinh vật, của hệ sinh
thái và của xã hội con người [4, tr.7].
Như vậy, khái niệm về mơi trường có thể hiểu là: Môi trường hiểu theo
nghĩa rộng bao bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. Môi
trường theo nghĩa hẹp là môi trường tự nhiên. Tóm lại, mơi trường là tất cả
những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển.
1.1.2. Môi trường sinh thái (Môi trường tự nhiên)
Môi trường sinh thái là nghĩa hẹp của môi trường, là tập hợp các điều
kiện địa lí tự nhiên của một vùng lãnh thổ có tác động trực tiếp đến mức sống
của dân cư và các chỉ tiêu kinh tế trong vùng lãnh thổ ấy, bao gồm các yếu tố
khơng khí, nước, đất, mọi chất hữu cơ, vô cơ và các sinh vật sống xung quanh
con người, có mối quan hệ và tác động trong sự tồn tại và phát triển của con
người và xã hội loài người.


11
Theo quan niệm của Liên hiệp quốc, môi trường sinh thái chính là các
yếu tố tự nhiên bao quanh con người có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội
của con người.
Như vậy, môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật
lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít
nhiều chịu tác động của con người. Ðó là ánh sáng mặt trời, núi sơng, biển cả,
khơng khí, động, thực vật, đất, nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí
để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con

người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa
đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho con người cảnh đẹp để giải trí,
làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.
Môi trường sống của con người theo chủ nghĩa Mác - Lênin đó là "phần
cịn lại của giới tự nhiên" ngoài yếu tố con người và xã hội lồi người. Khẳng
định đó đủ để thấy được rõ mối quan hệ giữa con người và môi trường, mơi
trường có vai trị như thế nào đối với con người và xã hội loài người. Tự
nhiên vừa là nhà ở, vừa là cơng xưởng và phịng thí nghiệm, vừa là bãi chứa
chất thải khổng lồ... của xã hội. Lịch sử đã chứng minh vai trị của tự nhiên
khơng phải là bất biến mà nó cũng có tính lịch sử cụ thể, theo nghĩa là vai trị
của nó thay đổi cùng với sự phát triển của xã hội. Tự nhiên là môi trường
sống của con người và xã hội, vai trị này của giới tự nhiên khơng có gì có thể
thay thế được và cũng không bao giờ bị mất đi, cho dù xã hội phát triển đến
trình độ nào đi chăng nữa.
1.1.3. Bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường thực chất là khắc phục mâu thuẫn nảy sinh trong
quan hệ giữa con người với tự nhiên, làm thế nào để hoạt động của con người
không phá vỡ thế cân bằng của tự nhiên. Theo Từ điển Bách khoa, nội dung
quản lý bảo vệ môi trường là:


12
bảo vệ rừng và đảm bảo độ che phủ trên lãnh thổ; chống ơ nhiễm
khơng khí, nước và đất; bảo hộ lao động; giải quyết và tận dụng các
phế thải; chống xói mịn, laterit và hoang mạc hóa đất đai; quản lý
nơi cư trú cho các sinh vật, bảo vệ và chống sự tiêu diệt các lồi sinh
vật q hiếm, bảo vệ mỹ quan và các di sản văn hóa; khai thác hợp
lý, bảo vệ và làm giàu tài nguyên... [86, tr.940].
Tại điều 3, luật Bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2005 có ghi:
hoạt động bảo vệ mơi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong

lành, sạch đẹp, phịng ngừa, hạn chế tác động xấu tới mơi trường,
ứng phó sự cố mơi trường; khắc phục ơ nhiễm, suy thối, phục hồi
và cải thiện mơi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài
nguyên thiên nhiên; bảo vệ sự đa dạng sinh học [69, tr.8].
Như vậy, bảo vệ môi trường tức là bảo vệ môi trường sinh tồn của lồi
người khỏi bị ơ nhiễm và khỏi bị phá hoại, khiến cho môi trường tự nhiên
ngày càng phù hợp với sản xuất và đời sống loài người; đồng thời bảo vệ tốt
các loài sinh vật trong thế giới tự nhiên.
Hiện nay, môi trường sinh thái đang nổi lên nhiều vấn đề căng thẳng,
phức tạp và cấp thiết, nó liên quan trực tiếp không chỉ đến sự sống sinh vật
mà còn đe doạ đến sự sống của con người, không chỉ đe dọa đến sự tồn
vong của một quốc gia dân tộc mà là ảnh hưởng đến sự tồn tại của cả xã
hội loài người. Trước hết là sự khan hiếm và cạn kiệt dần các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, cả tái tạo được lẫn không tái tạo được như rừng, đất,
nước, động vật, thực vật, các loại tài nguyên khoáng sản, các kim loại quý
hiếm, vật liệu xây dựng...
Nền sản xuất xã hội đã tiêu tốn một khối lượng khổng lồ các nguồn tài
nguyên thiên nhiên với một hiệu quả kinh tế rất thấp so với những gì mà tự
nhiên đã mất đi, và với một hiệu quả sinh thái tai hại đã dẫn đến nạn ô nhiễm


13
nặng nề về môi trường sống. Để bảo vệ lấy sự sống, sự phát triển bền vững
khơng cịn con đường nào khác là phải bảo vệ môi trường trước sự xâm hại
thái quá của con người. Vấn đề môi trường sống hiện nay đã vượt ra ngoài
phạm vi sinh thái học thông thường mà trở thành vấn đề kinh tế - chính trị-xã
hội tồn cầu. Có thể nói, cùng với sự tăng trưởng và phát triển, xã hội loài
người đã thay đổi căn bản về mơi trường trong q trình khai thác môi trường
về mặt kinh tế. Tác động của con người đến môi trường trở nên ngày càng rõ
rệt và đặc biệt được tăng cường rất nhiều trong điều kiện khoa học kỹ thuật

hiện nay. Các thành tố thiên nhiên của môi trường biến đổi ở mức độ khác
nhau và đang gia tăng theo chiều hướng tiêu cực, gây ảnh hưởng xấu đến các
lồi sinh vật và chính bản thân con người. Do vậy, việc bảo vệ môi trường là
vấn đề cấp bách và cấp thiết hiện nay.
1.2. NỘI DUNG QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ BẢO VỆ
MƠI TRƯỜNG

1.2.1. Tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.
Ngay từ rất sớm, những người sáng lập ra chủ nghĩa Mác - Lênin đã
thấy rõ được tầm quan trọng của môi trường và tác hại của việc “chinh phục"
tự nhiên một cách thái quá, không suy nghĩ, không bảo vệ và sự tác động
ngược trở lại của tự nhiên đối với con người.
C.Mác, Ph.Ăngghen đã đưa ra những căn cứ khoa học và căn cứ lịch sử
vững chắc về mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên.Trong quan
điểm của mình, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra con người và mơi trường có
mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, con người là một phần của giới tự nhiên
và giới tự nhiên chính là mơi trường sống của con người, bảo vệ môi trường là
đảm bảo sự sống con người. C.Mác, Ph.Ăngghen đã chứng minh rằng: Sự tồn
tại của bản tính tự nhiên trong con người là một tất yếu khách quan, không chỉ
bác bỏ quan niệm siêu nhiên về nó như một số nhà triết học duy tâm khẳng định,


14
mà nó cịn khẳng định rằng, con người là một động vật cao cấp nhất, là sản
phẩm cao nhất của q trình tiến hố tự nhiên. Con người sống trong môi trường
tự nhiên như một sinh vật. C.Mác khẳng định: "Giới tự nhiên là thân thể vô cơ
của con người", "Con người sống bằng giới tự nhiên", "đời sống thể xác và tinh
thần của con người gắn liền với giới tự nhiên"[43, tr.135].
Khi nói đến sự tác động qua lại giữa xã hội và tự nhiên, chủ nghĩa Mác
- Lênin khẳng định: Bảo vệ mơi trường tự nhiên chính là cơ sở để duy trì mơi

trường sản xuất và ổn định xã hội. Tự nhiên đó là nơi cung cấp những thứ cần
thiết cho sự sống của con người như nước, ánh sáng, khơng khí, thức ăn,... và
những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội như các
nguyên vật liệu, tài nguyên khoáng sản... Vì vậy, tự nhiên ln là tiền đề, là
điều kiện tồn tại và phát triển của xã hội. Tự nhiên có thể tác động thuận lợi
hoặc cản trở sản xuất xã hội, ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lao động,
do đó, thúc đẩy hoặc làm chậm nhịp độ phát triển của xã hội. Cùng với thời
gian, sự gia tăng ngày càng cao các nhu cầu, lợi ích của mình, con người đã
"bóc lột tự nhiên" một cách nặng nề và thái quá làm cho tự nhiên tổn thương
nghiêm trọng. Điều đó đã dẫn đến hậu quả nguy hiểm, vừa cạn kiệt các nguồn
tài nguyên, vừa gây ô nhiễm nặng nề về môi trường sống. Ph.Ăngghen đã
cảnh báo rằng:
Chúng ta không nên quá tự hào về những thắng lợi của chúng ta
đối với giới tự nhiên. Bởi vì cứ mỗi lần chúng ta đạt được một
thắng lợi, là mỗi lần giới tự nhiên trả thù chúng ta. Thật thế, mỗi
thắng lợi, trước hết đem lại cho chúng ta kết quả mà chúng ta
hằng mong muốn, nhưng đến lượt thứ hai, lượt thứ ba thì nó gây
ra những tác dụng hồn tồn khác hẳn, khơng lường trước được,
những tác dụng thường hay phá huỷ tất cả những kết quả đầu tiên
đó [42, tr.654].


15
Vì vậy, để tồn tại và phát triển, trước tiên con người phải hành động để
bảo vệ tự nhiên, bảo vệ mơi trường.
Với tầm nhìn xa trơng rộng, tài năng và sự nhạy cảm đặc biệt, dựa trên
thế giới quan mácxít và tư duy biện chứng, ngay từ những năm 20 của thế kỷ
XX , Hồ Chí Minh đã thấy được vai trị quan trọng của mơi trường và những
hậu quả về môi trường sống do sự tác động một cách tiêu cực của con người.
Đặc biệt, Người còn đề xuất nhiều biện pháp quan trọng để bảo vệ môi

trường sống. Với Người, bảo vệ môi trường sống là bảo vệ sự tồn tại của con
người và sự phát triển của xã hội lồi người.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, mơi trường có một vai trị rất to lớn đối với
sự tồn tại, phát triển của con người và xã hội lồi người. Nói đến Hồ Chí Minh
người ta khơng chỉ biết đến Người ở tấm lòng yêu nước, thương dân, mà chúng
ta cịn bắt gặp ở Người một tình cảm yêu thương gần gũi, gắn bó mật thiết với
thiên nhiên. Chính vì thế, Người đã sớm nhận ra được vai trò của tự nhiên đối
với cuộc sống con người và sự phát triển của xã hội. Kế thừa những giá trị
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa văn hóa phương Đơng và phương Tây,
trong tư tưởng của Hồ Chí Minh ln có sự hịa quyện giữa quan điểm sống hài
hòa, hòa đồng với thiên nhiên của phương Đông với quan điểm "chế thiên" của
phương Tây. Do vậy, theo Người tự nhiên khơng phải là cái gì khác xa lạ, cũng
không phải chỉ là đối tượng để cải tạo, chinh phục, mà nó cịn là một bộ phận
quan trọng của cuộc sống con người, có mối quan hệ khăng khít với cuộc sống
con người, “thiên nhân hợp nhất”, hay như C.Mác nói, mơi trường tự nhiên là
thân thể khác, “thân thể vô cơ" của con người.
Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, tự nhiên khơng phải là cái gì xa lạ
mà nó rất gần gũi, chân thực, như Người từng nói: "Việt Nam ta có hai tiếng
Tổ quốc, ta cũng gọi Tổ quốc là đất nước; có đất và có nước thì mới thành Tổ
quốc, có đất lại có nước thì dân giàu nước mạnh "[55, tr.283]. Đối với một


16
đất nước mà nền sản xuất nông nghiệp là chủ yếu như nước ta thì sự phụ
thuộc vào tự nhiên là rất lớn: “Nếu trời tốt thì thu hoạch được nhiều; ngược
lại nếu trời xấu thì thu hoạch sút kém"[53, tr.505]. Do vậy, Theo Người, con
người cần sống hài hòa với thiên nhiên, nương theo tự nhiên để hưởng cái gọi
là "Trời cho", nhưng đồng thời cũng cần phải biết chế ngự, cải tạo và chinh
phục tự nhiên. Người căn dặn: “Nước muốn mạnh thì phải phát triển nơng
nghiệp. Vậy chúng ta không nên bỏ hoang một tấc đất nào hết. Chúng ta phải

quý mỗi tấc đất như một tấc vàng"[47, tr.134].
Theo Hồ Chí Minh, trong việc xây dựng và phát triển đất nước, tài
nguyên thiên nhiên có một vai trị vơ cùng quan trọng: “Rừng vàng vì
rừng có nhiều gỗ và lâm sản có thể đổi lấy nhiều máy móc, hàng hố... ;
núi bạc vì núi non... có nhiều quặng có thể xây dựng cơng nghiệp để phát
triển kinh tế" [55, tr.230].
Hồ Chí Minh khơng chỉ thấy được vai trị quan trọng của tự nhiên đó là
mang lại cho con người những của cải quý giá, mà Người còn thấy được
những tác hại mà môi trường tự nhiên gây ra cho con người đó là: hạn hán, lũ
lụt, động đất,... và hậu quả của nó gây ra thật khó lường. Đồng thời, Hồ Chí
Minh sớm nhận thấy được hậu quả của việc con người khai thác một cách bừa
bãi, bóc lột tự nhiên. Người nói: “Phá rừng thì dễ, nhưng gây lại rừng thì phải
mất hàng chục năm. Phá rừng như vậy sẽ ảnh hưởng đến khí hậu, ảnh hưởng
đến sản xuất, đời sống rất nhiều"[57, tr.165]. Xuất phát từ đó, Người cho rằng
để con người duy trì sự tồn tại và phát triển của mình thì điều kiện tất yếu là
phải bảo vệ lấy nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống. Đây là
một điều kiện tiên quyết để con người duy trì sự tồn tại của mình. Xuất phát
từ những nhận thức trên, nhiệm vụ giữ gìn, bảo vệ và chăm sóc tự nhiên - "cái
nơi" của con người được Hồ Chí Minh xác định là kế lâu dài để duy trì sự tồn
tại, phát triển của chính bản thân con người trong hiện tại và tương lai.


17
Nếu môi trường, cơ sở tồn tại của con người bị phá huỷ thì khơng
những sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế mà còn ảnh hưởng đến sự ổn
định và phát triển của xã hội. Bảo vệ môi trường chính là tạo điều kiện cho sự
phát triển bền vững. Vì vậy, nó là một vấn đề sống cịn của đất nước, của tồn
nhân loại, là nhiệm vụ có tính chất xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh
xố đói, giảm nghèo ở mỗi nước, với cuộc đấu tranh vì hồ bình và tiến bộ xã
hội trên phạm vi tồn thế giới. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là nhu cầu để

phát triển kinh tế, là nhu cầu trong cuộc sống hàng ngày của con người. Bảo
vệ môi trường không chỉ là để tạo nên một môi trường tốt đẹp, trong sạch cho
thế hệ hôm nay, mà còn đảm bảo cho nhu cầu tồn tại của thế hệ mai sau. Hơn
nữa môi trường sống là cơ sở tồn tại của con ngưịi. Vì vậy, bảo vệ mơi
trường là bảo vệ sự tồn tại của chính con người. Con người bảo vệ tự nhiên là
bảo vệ một phần thân thể của mình.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con người muốn tồn tại, phát triển phải
sống hoà hợp với tự nhiên. Nhưng không phải chỉ là sự phụ thuộc, hoàn toàn
thụ động vào tự nhiên mà con người cịn phải biết cải tạo, chinh phục tự
nhiên. Đó khơng phải là sự tác động một cách mù quáng, vô căn cứ, mà là sự
tác động mang tính khoa học, phải xuất phát từ sự nhận thức, hiểu biết đúng
đắn về tự nhiên, tức là phải nắm được các quy luật khách quan của nó. Chủ
tịch Hồ Chí Minh căn dặn:
Thế giới ngày nay đang tiến những bước khổng lồ về mặt kiến thức
của con người. Khoa học tự nhiên cũng như khoa học xã hội không
ngừng mở rộng ra những chân trời mới, con người ngày càng làm
chủ được thiên nhiên cũng như làm chủ vận mệnh của xã hội và của
bản thân mình [55, tr.104].
Và để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới tốt đẹp, xã hội cộng sản
chủ nghĩa, Người căn dặn mọi người, đặc biệt là người cộng sản cần phải:
“Hiểu biết thiên nhiên để buộc thiên nhiên phục vụ hạnh phúc loài người và


18
hiểu biết xã hội để cải tạo xã hội cũ, xấu xa, thành một xã hội mới tốt đẹp,
một xã hội cộng sản"[55, tr.314]. Vì vậy, Người khẳng định rằng: “Đảng ta
phải làm nhiều chuyện: Xây dựng nhà máy, xây dựng hợp tác xã; làm sao cho
người nông dân, người lao động ăn no, mặc ấm; làm sao cho nước càng
mạnh, dân càng giàu. Ngày nay làm cả việc chống trời nữa"[56, tr.272]. Cụ
thể hơn đó là: “Nhiệm vụ của chúng ta là làm cho đất với nước điều hoà với

nhau để nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội"[55, tr.283].
Hồ Chí Minh ln là tấm gương sáng về bảo vệ môi trường. Cả cuộc
đời, từ thuở thiếu thời cho đến khi trở thành vị Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh
vẫn ln giữ một nếp sống giản dị, thanh bạch, gần gũi và gắn bó với thiên
nhiên. Trước khi đi vào cõi vĩnh hằng Người còn căn dặn:
Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, nói chữ là “hoả táng...”. Tro
xương, thì tìm một quả đồi mà chơn. Gần Tam Đảo và Ba Vì hình
như có nhiều đồi tốt. Trên mộ, nên xây một cái nhà giản đơn, rộng
rãi, chắc chắn, mát mẻ để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ
ngơi. Nên có kế hoạch trồng cây trên đồi. Ai đến thăm thì trồng một
cây làm kỷ niệm. Trồng cây nào tốt cây ấy, lâu ngày thành rừng sẽ
tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp [58, tr.613].
Ngay cả trong việc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi là riêng ấy, Người
cũng quan tâm đến vấn đề mơi trường, đặt lợi ích chung lên trên hết và muốn
để lại những điều tốt đẹp cho đời sau.
Ngày nay sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, nền kinh tế thị trường
phát triển đi đơi với sự tăng trưởng kinh tế đó là nạn ơ nhiễm mơi trường
mang tính chất tồn cầu. Đó khơng phải là vấn đề của riêng một quốc gia nào
nữa mà đã trở thành vấn đề của toàn nhân loại. Bởi nạn ô nhiễm môi trường,
cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên đang làm cái nôi của con người dần dần mất
đi, một bộ phận của con người bị tổn thương nghiêm trọng. Nếu con người
khơng có biện pháp bảo vệ thì hậu quả thật khó lường.


19
1.2.2. Đấu tranh để bảo vệ mơi trường
Với tấm lịng yêu nước thiết tha, muốn đất nước thoát khỏi cảnh lầm
than nô lệ, năm 1911, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã quyết định ra đi tìm
đường cứu nước. Người đi nhiều nơi, biết nhiều chỗ, chứng kiến, thấu hiểu sự
khổ cực, cảnh lầm than của nhân dân các nước khi bị chế độ thực dân xâm

lược và sự huỷ diệt ghê gớm của chiến tranh. Trong các cuộc chiến tranh
chinh phục, cướp bóc các nước thuộc địa, bọn đế quốc thực dân đã dùng vũ
lực trắng trợn xâm chiếm thuộc địa và thi hành chính sách "đốt sạch, giết
sạch, phá sạch" đối với nhân dân các nước thuộc địa, và hậu quả của nó là lồi
người và mọi sự sống trên trái đất có nguy cơ đi tới sự hủy diệt.
Ngay từ những năm tháng còn đang hoạt động ở nước ngồi, Nguyễn
Ái Quốc- Hồ Chí Minh đã có những bài viết lên án cuộc chiến tranh xâm lược
của bọn đế quốc, thực dân đã gây ra cho nhân dân các nước thuộc địa và phụ
thuộc biết bao đau thương, khổ cực; chúng đã tàn phá môi trường, huỷ diệt
đến sự sống của trái đất. Hình ảnh các dân tộc thuộc địa dưới ách đô hộ của
chủ nghĩa đế quốc, thực dân hiện lên thật rõ nét: Đường sá, đồng ruộng đầy
xác chết, làng mạc bị thiêu huỷ, đồng ruộng bị tàn phá. Những khu dân cư
đông đúc, những thành phố lớn chỉ còn là những đống đổ nát. Hồ Chí Minh tố
cáo tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân các nước thuộc địa. Người viết:
Bộ chỉ huy Pháp ra lệnh phá hoại tất cả và biến vùng này thành
một vùng sa mạc...Tất cả nhà cửa đều bị đốt cháy ra tro. Tất cả
súc vật gà vịt đều bị giết sạch. Vườn tược bị cướp phá và cây cối
đều bị chặt trụi. Đồng ruộng và thóc lúa cũng đều bị đốt cháy.
Suốt mấy ngày liền khói đen của các đám cháy che kín cả một
bầu trời và suốt trong vùng đó khơng một người nào sống sót, trừ
lính Pháp [50, tr. 303-304].
Hồ Chí Minh cũng tố cáo bọn thực dân Anh đã thi hành "chính sách
bông" ở Châu Phi, biến Xuđăng thành một đồn điền rộng lớn và để thực hiện


20
mục đích đó, chúng đã chuyển hướng dịng sơng Nin ở miền thượng lưu. Đồn
điền được tưới nước sẽ mang lại năng suất kỳ diệu; nhưng ngược lại ở miền
hạ lưu sông Nin lại bị thiệt hại nghiêm trọng do dòng nước màu mỡ tốt tươi
đã bị đổi đi hướng khác.

Bằng những lời lẽ mỉa mai đanh thép, Hồ Chí Minh đã vạch trần tội ác
của thực dân trước dư luận thế giới:
Người ta khơng bao giờ muốn nói xâm chiếm thuộc địa là việc đốt
nhà, tàn sát hay cướp bóc; và cũng khơng muốn nói đó là việc làm cho
kiệt quệ một đất nước chỉ mong muốn được phát triển. Mà đó là sự
triệt hạ sự sống của một vùng khi đặt nó vào tay một vài ơng lớn chứ
không phải để cho dân chúng canh tác trên mảnh đất đó [44, tr.169].
Tội ác đó đến nay vẫn cịn để lại hậu quả rất nặng nề cho những nước
bị đế quốc, thực dân xâm chiếm. Không chỉ đốt phá làng mạc, cầu đường, đê
đập, mà để làm giàu cho bọn chủ tư bản, bọn đế quốc thực dân đã thi hành
chính sách vơ vét tài ngun, khống sản ở các nước thuộc địa. Hậu quả là đã
làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, phá hủy môi trường sinh thái ở các nước
thuộc địa.
Đặc biệt, Hồ Chí Minh chứng kiến tận mắt sự tàn phá của chiến tranh
mà chủ nghĩa thực dân gây ra đối với đất nước mình, mơi trường bị tàn phá
khi chúng tiến hành đốt phá làng mạc, chặt phá rừng, khai thác tài nguyên cạn
kiệt, bừa bãi, khơng có qui hoạch. Hồ Chí Minh tố cáo thực dân Pháp đã ra
sức vơ vét, cướp bóc những nguồn tài ngun khống sản q ở Đơng Dương
như: than, sắt, vônphơram, vàng... xuất khẩu để kiếm lời. Nhưng quan trọng
là, việc khai mỏ ở đây "rất tồi" vì chúng không đầu tư vốn và kỹ thuật mà
chúng "chỉ vơ vét những cái gì dễ vơ vét, như một kẻ vội khoắng sạch những
cái gì tiện tay để chuồn đi cho nhanh"[44, tr.380]. Rừng ở Đông Dương nổi
tiếng rộng lớn, xanh tươi, có nhiều gỗ và cây cơng nghiệp q, có vai trị


21
quan trọng đối với mơi trường sống, nhưng với chính sách khai thác theo kiểu
"sống chết mặc bay", bọn thực dân đã chiếm và chặt phá bừa bãi. "Chúng
chặt gỗ bán, nhét tiền vào túi rồi về Pháp đàng hoàng nghỉ ngơi ở thôn quê,
chẳng cần chú ý gây lại các rừng chúng đã phá phách"[44, tr.381]. Tài nguyên

thiên nhiên ở Đông Dương đã bị bọn tư bản đem thế chấp trừ vào các khoản
nợ. Hồ Chí Minh nhận định ở Đơng Dương:
có tài ngun phong phú,... có nền đại thương nghiệp, có những
số tiền kếch sù luân chuyển quanh mình, ấy thế mà người dân An
Nam lại sống đời sống nghèo nàn nhất. Sự phồn thịnh ấy là do
bàn tay họ làm nên nhưng không phải để họ hưởng. Sự áp bức về
kinh tế cũng nặng trĩu, ê trề trên lưng người bản xứ như bị áp bức
về mặt xã hội [44, tr.382-383].
Hồ Chí Minh tố cáo hành động hủy diệt môi trường của chủ nghĩa đế
quốc khi chúng sử dụng thuốc độc, chất hóa học, các loại bom trong các cuộc
chiến tranh xâm chiếm thuộc địa, đó là sự tàn phá, hủy diệt mơi trường.
“Chúng thi hành chính sách tiêu diệt và huỷ hoại hàng loạt sức người và sức
của dự trữ (giết hại nhân dân, phá sạch nông thôn và đốt sạch đồng ruộng
v.v..)" [50, tr.300]. Người tố cáo với nhân dân thế giới tội ác của đế quốc Mỹ
đã gây ra cho đất nước, con người Việt Nam. Trong Bài trả lời Tạp chí
Mainơrity Ốp Oăn, (21-5-1964), Người nói: "Cuộc "chiến tranh đặc biệt" ấy
đang đốt cháy làng mạc, phá hoại đồng ruộng, đang giày xéo một nửa đất
nước chúng tôi, đã làm hao tổn hàng nghìn triệu đơ la của nhân dân Mỹ" [57,
tr.327]. Khơng từ thủ đoạn nào trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam,
Mỹ đã dùng chất độc hóa học, hơi độc, bom napan, bom bi... để tàn phá làng
xóm, ruộng đồng, cây cỏ ở miền Nam; thả bom bắn phá nhà cửa, đường giao
thông, các khu công nghiệp, bệnh viện, trường học, đê đập... ở miền Bắc.
Trong Thư trả lời giáo sư Mỹ Lai Bớt Bô Linh, (17/11/1965), Người viết:


22
“Hiện nay, bọn xâm lược Mỹ đang dồn phương tiện chiến tranh cực kỳ dã
man để giết hại đồng bào miền Nam tôi như bom napan, bom lân tinh, chất
độc hoá học, hơi độc.v.v..Chúng cho hạm đội thứ 7 và máy bay chiến lược
B52 ném bom, bắn phá, triệt hạ xóm làng" [57, tr.661]. Trong Thư trả lời

Tổng thống Mỹ Giơnxơn,(15/2/1967), Người tố cáo: “Những vũ khí tàn ác
nhất và những thủ đoạn chiến tranh dã man nhất, kể cả bom napan, chất độc
hoá học và hơi độc, để giết hại đồng bào chúng tôi, phá hoại mùa màng, triệt
hại làng mạc. Ở miền Bắc Việt Nam, hàng ngàn máy bay Mỹ trút hàng chục
vạn tấn bom đạn, phá hoại các thành phố, xóm làng, nhà máy, cầu đường, đê
đập"[58, tr.301], và đến ngày hôm nay hậu quả mà đế quốc Mỹ để lại cho
nhân dân Việt Nam là sự ảnh hưởng của chất độc da cam tới hàng loạt thế hệ
con người Việt Nam.
Khi đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Triều Tiên, Hồ
Chí Minh đã viết bài tố cáo tội ác của đế quốc Mỹ là đã dùng thuốc độc và vi
trùng gây bệnh đậu mùa cho bộ đội và nhân dân Triều Tiên. Mỹ cũng dùng
máy bay rải "trứng sâu bọ"để phá hoại mùa màng của Tiệp Khắc.
Trong nhiều bài báo, trả lời phỏng vấn hay Hội nghị hồ bình quốc tế
chống bom ngun tử, bom khinh khí, Hồ Chí Minh lên án mạnh mẽ các
nước đế quốc đã sử dụng bom nguyên tử, các vũ khí hố học gây ơ nhiễm và
phá huỷ môi trường sống nhiều khu vực trên trái đất và trên đất nước Việt
Nam. Trong bài Đế quốc Mỹ tội ác tày trời, đăng trên báo Nhân dân, ngày
10-5-1962, dưới bút danh T.L, Hồ Chí Minh đã tố cáo "Mỹ và Anh đã thử
bom hạt nhân ở khu vực Thái Bình Dương, làm cho những đợt "mưa phóng
xạ" sẽ tràn về phương Nam đến Inđônêxia, Ấn Độ, Nam Việt Nam, châu phi,
châu Nam Mỹ... Rồi nó sẽ quay lại các vùng phía Bắc địa cầu"[53, tr.393].
Khơng chỉ tố cáo tội ác của chủ nghĩa đế quốc, Hồ Chí Minh cịn lên
tiếng ủng hộ việc đấu tranh loại bỏ việc sử dụng bom nguyên tử và vũ khí hạt


23
nhân, trong Thư gửi Đại hội nhân dân Việt Nam bảo vệ hồ bình,(16/8/1958),
Người u cầu: “đấu tranh địi cho được giảm quân bị, ngừng thử và cấm
dùng các thứ vũ khí nguyên tử và khinh khí"[54, tr.516] và trong Điện gửi
Hội nghị thế giới lần thứ 13 chống bom nguyên tử và bom khinh khí,

(31/7/1967), Người lên tiếng ủng hộ nhân dân thế giới phản đối việc các
nước sử dụng bom ngun tử và bom khinh khí [58, tr.361].
Khơng chỉ tố cáo tội ác man rợ của chủ nghĩa đế quốc, nhằm phục vụ cho
lợi ích của bọn tư bản, mà Hồ Chí Minh cịn phê phán nhà nước tư sản đã khơng
hề có chính sách và sự quan tâm đến việc bảo vệ và cải thiện môi trường ngay
cả ở chính quốc, Người viết: ''Chế độ thuộc địa ấy đem lại lợi ích gì cho những
người nơng dân nghèo Pháp? Khơng! Chỉ có những tên chính khách bẩn thỉu,
những bọn con buôn tham lam và tư bản lớn được lợi mà thơi" [44, tr.277]., cịn
"Chính phủ Mỹ xài phí về chiến tranh ở Việt Nam mỗi năm hàng chục tỉ đô la
tiền mồ hôi nước mắt của nhân dân Mỹ", "buộc hàng chục vạn thanh niên Mỹ
phải chết và bị thương vơ ích trên chiến trường Việt Nam" [58, tr.414].
Hồ Chí Minh cịn phê phán tình trạng ơ nhiễm mơi trường sinh thái ở
nhiều nơi, thậm chí ngay cả ở chính ngay Thủ đơ của các nước tư bản phát triển
như Anh, Pháp, Mỹ, Đức... Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã thúc đẩy nền
kinh tế phát triển. Nhưng đi kèm với điều đó là sự cạn kiệt về tài nguyên thiên
nhiên, ô nhiễm môi trường sống mang tính tồn cầu và hiện nay đã trở thành
một trong những vấn đề bức xúc nhất của thế giới. Chính sự phát triển của khoa
học - kỹ thuật và công nghịêp của các nước tư bản đã làm ô nhiễm môi trường
tự nhiên, đe doạ nghiêm trọng đến sinh mạng và sự tồn tại của con người.
1.2.3. Bảo vệ, xây dựng và cải thiện môi trường
1.2.3.1. Bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng
Hồ Chí Minh đã sớm thấy rõ vai trò và tầm quan trọng của rừng đối với
sự sống của vạn vật và con người trên trái đất. Rừng có một ý nghĩa vơ cùng


24
quan trọng, là một yếu tố quan trọng trong tổng thể tự nhiên, một bộ phận cơ
bản của môi trường sống, chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố khác, như
địa hình, khí hậu, thủy văn, đất đai... Rừng giữ vai trị điều hồ khí hậu, giữ
đất, giữ nước, giúp cho việc bảo vệ và cân bằng môi trường tự nhiên, bảo

đảm sự sống trên trái đất. Rừng là tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi
một quốc gia, dân tộc. Người từng nói "rừng vàng biển bạc", vì vậy “chúng ta
chớ lãng phí vàng, mà phải bảo vệ vàng của chúng ta" [56, tr.81]. Hồ Chí
Minh chỉ ra tầm quan trọng của rừng trong việc giữ nước phịng hạn: “Núi
trọc như đầu bình vơi. Sơng khơng có nước, nước hiếm hoi như vàng"[54,
tr.415]. Người giải thích cặn kẽ hơn: “Nếu rừng kiệt sẽ khơng cịn gỗ và mất
nguồn nước thì ruộng nương mất màu, gây ra lũ lụt và hạn hán"[57, tr.294].
Sự mất đi của rừng sẽ ảnh hưởng tới khí hậu, ảnh hưởng tới sản xuất và ảnh
hưởng tới đời sống. Trong Bài nói chuyện tại Hội nghị tuyên giáo miền núi,
(31/8/1963), Người nói, "Phá rừng nhiều như vậy sẽ ảnh hưởng đến khí hậu,
ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống rất nhiều"[57, tr.165].
Với tầm nhìn chiến lược, và nhận thức được vị trí, vai trị quan trọng của
rừng đối với môi trường sinh thái, Hồ Chí Minh ln đề cao cơng tác bảo vệ
và tu bổ rừng. Ngay sau ngày nước Việt Nam mới ra đời (1945), mặc dù bận
trăm cơng nghìn việc, lo lãnh đạo nhân dân chống thù trong giặc ngồi, song Hồ
Chí Minh vẫn không quên đến việc bảo vệ rừng. Người đã ký Sắc lệnh số 69,
ngày 1/12/1945 về việc sáp nhập Nha lâm chính vào Bộ Canh nơng (nay là Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Đây là văn bản pháp lệnh đầu tiên về bảo
vệ rừng.
Hồ Chí Minh phê phán một cách mạnh mẽ nạn phá rừng bừa bãi.
Người từng nói: "phá rừng thì dễ, nhưng gây rừng thì khó, phải mất một thời
gian dài". Người xem việc phá rừng một cách bừa bãi, vô kế hoạch là hành vi
“đem vàng đổ xuống biển" [57, tr.180]. Người phê bình: “Bác đi qua nhiều


25
nơi thấy rừng bị tàn phá rất nhiều. Những cây gỗ to, cho chặt để đốt hay để
cho nó mục nát, khơng khác gì đồng bào tự mình đem tiền bạc của mình bỏ
xuống sơng" [55, tr.209]. Người nhắc nhở: “Nếu cứ để tình trạng đồng bào tàn
phá một ít, nơng trường phá một ít, cơng trường phá một ít, thậm chí đồn

thăm dị địa chất phá một ít thì rất tai hại. Phá rừng thì dễ nhưng gây lại rừng
phải mất hàng chục năm""[57, tr.165] và tốn rất nhiều cơng, nhiều của. Xuất
phát từ đó, Người ln kêu gọi mọi người khai thác rừng phải đi đôi với việc
bảo vệ rừng. Người xem bảo vệ rừng là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng
như việc bảo vệ nhà cửa, ruộng vườn của mình. Người nhắc nhở: “phải lo bảo
vệ rừng, cấm phá rừng" [53, tr.319]. Trong mọi lúc, mọi nơi, Hồ Chí Minh
ln kêu gọi mọi người khai thác rừng phải ln có kế hoạch bảo vệ và tu bổ
rừng, trồng cây gây rừng, làm cho rừng ngày càng lớn hơn. Trong Lời kêu gọi
đồng bào nông dân thi đua sản xuất và tiết kiệm năm 1956, (19/12/1955),
Người khuyên: “khai thác gỗ đi đôi với tu bổ và bảo vệ rừng; chú ý trồng cây
gây rừng ở bờ biển" [53, tr.213].
Không chỉ nhắc nhở mọi người không nên khai thác rừng bừa bãi mà
Hồ Chí Minh cịn ln kêu gọi mọi người phải ra sức trồng cây gây rừng.
Người nhấn mạnh về tác dụng to lớn, nhiều mặt của việc trồng cây gây rừng.
Việc làm này theo Người “tốn kém ít mà lợi ích rất nhiều”. Nó khơng những
có ý nghĩa kinh tế mà cịn có ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc. Ngay từ những
năm tháng đang hoạt động ở nước ngồi, Hồ Chí Minh đã quan tâm và có ý
thức về vấn đề bảo vệ mơi trường thông qua việc trồng cây. Những năm 19281929, khi hoạt động cách mạng ở Thái Lan, "Xung quanh nhà, Người trồng
cây râm bụt làm hàng rào", "Trong vườn, Người trồng các loại cây ăn quả,
như xồi, mít, dừa...", Người cho rằng trồng cây vừa có bóng mát, vừa có
quả để ăn [12, tr.60]. Thời kỳ hoạt động ở vùng căn cứ cách mạng Việt Bắc,
Hồ Chí Minh rất coi trọng việc bảo vệ rừng và bảo vệ tài nguyên, dựa vào
rừng núi để xây dựng căn cứ địa cách mạng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến


×