Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Trình bày phương pháp định giá doanh nghiệp theo phương pháp chứng khoán ứng dụng tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (586.61 KB, 35 trang )

BÀI TẬP NHĨM
MƠN ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
Trình bày phương pháp định giá doanh nghiệp theo phương pháp chứng
khoán? Ứng dụng tại Việt Nam?
Nhóm sinh viên thực hiện:
06_LT1_Lê Thị Anh Đào
07_LT1_Phạm Phong Đức
08_LT1_Nguyễn Thế Dương
09_LT1_ Trần Quý Dương
10_LT1_Võ Thị Hương Giang
(Nhóm 2_Lớp 58.19.01LT1)

1

TIEU LUAN MOI download :


MỤC LỤC

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN .

1.1.Khái quát về giá trị doanh nghiệp và phương pháp đ
1.1.1. Khái quát về giá trị doanh nghiệp................................................................
1.1.2 Khái quát phương pháp định giá chứng khoán.............................................

1.2.Phương pháp xác định...............................................
1.2.1.Xác định giá trị thực của trái phiếu..................................................................
1.2.2. Xác định giá trị cổ phiếu..................................................................................

1.3.Điều kiện áp dụng......................................................


1.4.Đối tượng áp dụng.....................................................

1.5.Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp định giá c
PHẦN 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHỨNG KHOÁN TẠI
VIỆT NAM........................................................................................................................

2.1.Khái quát chung về thực trạng ứng dụng phương ph
Việt Nam........................................................................................................................
2.2.Thực trạng ứng dụng phương pháp định giá chứng
2.2.1.Đánh giá giá trị của Trái phiếu........................................................................
2.2.2. Đánh giá cổ phiếu của doanh nghiệp..............................................................

2.3.Ví dụ cụ thể về ứng dụng phương pháp định giá ch
2.3.1. Một vài nét về Công ty cổ phần IPA..............................................................
2.3.2. Chiến lược......................................................................................................
2.3.3. Tình hình tài chính.........................................................................................
2.3.4 Xác định giá trị thực của trái phiếu công ty IPA.............................................
2.3.5 Biến động giá trị cổ phiếu trên thị trường.......................................................
PHẦN 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ CHỨNG
KHOÁN TRONG XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP.....................................
KẾT LUẬN.....................................................................................................................

2


TIEU LUAN MOI download :


PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN
1.1. Khái quát về giá trị doanh nghiệp và phương pháp định giá chứng khoán

1.1.1. Khái quát về giá trị doanh nghiệp
GTDN là biểu hiện bằng tiền về các khoản thu nhập mà DN mang lại cho nhà đầu
tư trong quá trình KD.
Giá trị doanh nghiệp là một khái niệm được sử dụng trong việc đánh giá tổng thể
các khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể đưa lại. Giá trị doanh nghiệp vẫn tồn tại
ngay khi không có việc mua bán và chuyển nhượng.
Giá trị trường của Doanh nghiệp còn chịu ảnh hưởng của yếu tố cung cầu tại thời
điểm giao dịch
Một phương pháp định giá Doanh Nghiệp chỉ được thừa nhận là cơ sở khoa học,
khi nó thuộc vào 1 trong 2 cách tiếp cận:
Đánh giá Giá Trị các tài sản và GT của các yếu tố tổ chức - các mối quan hệ
Lượng hóa các khoản thu nhập mà Doanh nghiệp mang lại cho nhà đầu tư

1.1.2: Quy trình thẩm định giá doanh nghiệp
Quy trình thẩm định giá doanh nghiệp tuân thủ quy trình thẩm định giá tại Tiêu
chuẩn TĐG số 05 ban hành theo QĐ số 24/2004/QĐ-BTC ngày 07/10/2005 của Bộ Tài
chính.
Nhìn chung, quy trình thẩm định giá doanh nghiệp tương tự như quy trình thẩm
định giá các tài sản khác, nhưng nội dung cụ thể của các bước cần được điều chỉnh phù
hợp với việc thẩm định giá doanh nghiệp.
Quy trình thẩm định giá doanh nghiệp gồm có 6 bước:
1/ Xác định vấn đề
Trong bước này cần chú ý các vấn đề sau:


Thiết lập mục đích thẩm định giá



Nhận dạng sơ bộ doanh nghiệp cần thẩm định giá: pháp lý, loại hình, quy mô, địa điểm,

các cơ sở, chi nhánh, tài sản, sản phẩm, thương hiệu, thị trường,…



Xác định cơ sở giá trị của thẩm định giá



Xác định tài liệu cần thiết cho việc thẩm định giá
3

TIEU LUAN MOI download :


2/ Lập kế hoạch thẩm định giá
-

Việc lập kế hoạch thẩm định giá nhằm xác định rõ những bước công việc phải

làm và thời gian thực hiện từng bước công việc cũng như toàn bộ thời gian cho việc
thẩm định giá.
-

Nội dung kế hoạch phải thể hiện những công việc cơ bản sau: Xác định các yếu

tố cung cầu thích hợp với chức năng, các đặc tính và các quyền gắn liền với doanh
nghiệp được mua bán và đặc điểm thị trường; Xác định các tài liệu cần thu thập về thị
trường, về doanh nghiệp, tài liệu so sánh; Xác định và phát triển các nguồn tài liệu, đảm
bảo nguồn tài liệu đáng tin cậy và phải được kiểm chứng; Xây dựng tiến độ nghiên cứu,
xác định trình tự thu thập và phân tích dữ liệu, thời hạn cho phép của trình tự phải thực

hiện; Lập đề cương báo cáo kết quả thẩm định giá.
3/ Tìm hiểu doanh nghiệp và thu thập tài
liệu Trong bước này cần lưu ý:
-

Khảo sát thực tế tại doanh nghiệp: kiểm kê tài sản, khảo sát tình hình sản xuất

kinh doanh thực tế của doanh nghiệp.
-

Thu thập thông tin trước hết là các thông tin, tư liệu từ nội bộ doanh nghiệp: tư

liệu về tình hình sản xuất kinh doanh, các báo cáo tài chính - kế toán - kiểm toán, hệ
thống đơn vị sản xuất và đại lý, đặc điểm của đội ngũ quản lý điều hành, nhân viên,
cơng nhân,… Ngồi ra cịn chú ý thu thập thơng tin bên ngồi doanh nghiệp đặc biệt là
thị trường sản phẩm của doanh nghiệp, môi trường kinh doanh, ngành kinh doanh, các
đối thủ cạnh tranh, chủ trương của Nhà nước,… Thẩm định viên cần tiến hành những
bước cần thiết để bảo đảm rằng tất cả nguồn dữ liệu làm căn cứ đều đáng tin cậy và phù
hợp với việc thẩm định giá. Việc thẩm định viên tiến hành các bước hợp lý để thẩm tra
sự chính xác và hợp lý của các nguồn tư liệu là thông lệ trên thị trường.
4/ Đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp:
Cần đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp trên các mặt: sản xuất
kinh doanh, thiết bị công nghệ, tay nghề người lao động, bộ máy quản lý và năng lực
quản lý, vốn nợ, các chỉ tiêu tài chính, thị trường, mơi trường kinh doanh.
5/ Xác định phương pháp thẩm định giá, phân tích số liệu, tư liệu, và ước tính
giá trị doanh nghiệp.
4

TIEU LUAN MOI download :



Thẩm định viên về giá doanh nghiệp dựa vào ý kiến, kết quả công việc của thẩm
định viên khác hay các nhà chuyên môn khác là cần thiết khi thẩm định giá doanh
nghiệp. Một ví dụ thường thấy là dựa vào kết quả thẩm định giá bất động sản để thẩm
định giá các tài sản bất động sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Khi dựa vào ý kiến, kết
quả của thẩm định viên khác hoặc các chuyên gia khác, thẩm định viên về giá doanh
nghiệp cần tiến hành các bước thẩm tra để bảo đảm rằng những dịch vụ đó được thực
hiện một cách chuyên nghiệp, các kết luận hợp lý và đáng tin cậy.
6/ Phần chuẩn bị báo cáo và lập báo cáo thẩm định giá
Phần chuẩn bị báo cáo và lập báo cáo thẩm định giá doanh nghiệp tương tự như
các tài sản khác.
1.1.3

Khái quát phương pháp định giá chứng khoán

Cơ chế kinh tế thị trường đã có lịch sử hàng trăm năm, nhưng đỉnh cao của sự phát
triển đó được đánh dấu bằng sự ra đời và tồn tại của thị trường chứng khoán.Thị trường
chứng khoán trong những giai đoạn phôi thai chỉ đơn giản là để đáp ứng các nhu cầu về
chuyển dịch vốn đầu tư trong nền kinh tế. Nhưng mỗi khi xảy ra các cuộc khủng hoảng
về tài chính tiền tệ, giá cả của các loại chứng khoán đột ngột tăng,rồi đột ngột giảm với
một tốc độ chóng mặt như những "bong bóng xà phịng" người ta mới tự hỏi: Cái gì
quyết định giá cả chứng khoán? và câu trả lời thật đơn giản, đó là giá trị doanh nghiệp.
Nhưng giá trị doanh nghiệp xác định như thế nào? Năm 1962, M.I Gordon đã đưa
ra cơng thức lượng giá chứng khốn nổi tiếng, với ý nghĩa rằng: Nhà đầu tư bỏ tiền ra
mua chứng khốn (tức là mua doanh nghiệp) khơng phải là để lấy những tài sản hiện
hành trong doanh nghiệp, mà là để đổi lấy các khoản thu nhập trong tương lai. Giá trị
thực của một chứng khoản phải được đánh giá bằng độ lớn của khoản thu nhập mà nhà
đầu tư chắc chắn sẽ nhận được từ chính doan nghiệp đó, chứ khơng phải thu nhập có
được do yếu tố đầu cơ chứng khoản. Theo đó, giá trị doanh nghiệp sẽ bằng tổng giá trị
các loại chứng khoán mà doanh nghiệp đã phát hành.

Dựa trên sự khẳng định đó, các phương pháp xác định giá trị thực của một chứng
khoán đã được xây dựng khá phong phú.

5

TIEU LUAN MOI download :


Mặc dù chứng khoán rất đa dạng và phong phú nhằm đáp ứng các yêu cầu về đầu
tư khác nhau. Nhưng một công thức tổng quát xác định giá trị thực của các loại chứng
khoán đã được xây dựng như sau:

Trong đó:
PV0: Giá trị thực của một chứng khốn.
R : Thu nhập của một chứng khoán ở năm thứ t.
i : Tỷ suất hiện tại hoá.
n : Số năm nhận được thu nhập.
Công thức trên chỉ ra rằng, giá trị thực của một chứng khoán được xác định bằng
tổng giá trị hiện tại của các khoản thu nhập trong tương lai mà chứng khốn có thể đem
lại cho người sở hữu nó. Dựa vào cơng thức tổng qt này người ta thực hiện xác định
giá trị cho từng loại chứng khoán cụ thể.
1.2. Phương pháp xác định
1.2.1.Xác định giá trị thực của trái phiếu
Trái phiếu là một loại chứng chi vay nợ, thể hiện nghĩa vụ của người phát hành phải
trả nợ cho người nắm giữ trái phiếu một số tiền lãi nhất định và khoản tiền gốc khi
khoản vay đến hạn.
Tuỳ theo tiêu thức đánh giá mà trái phiếu được chia thành nhiều loại khác nhau.
Song đặc điểm chung và phổ biến của thời hạn và thời điểm hoàn trả tiền lãi và vốn gốc
thường được xác định từ trước.
Do đó triển khai cơng thức trên có thể tính toán được giá trị của số trái phiếu mà

doanh nghiệp đã phát hành:

Trong đó:
P:

Mệnh giá trái phiếu phải trả vào năm thứ n.
6

TIEU LUAN MOI download :


Vì lợi tức trái phiếu thường giữ ở mức ổn định hàng năm, chẳng hạn:
R1 = R2 = R... =Rn = R. Cho nên cơng thức (4.4) có thể được viết gọn lại như sau:

Với

là hệ số hiện tại hoá và cũng là tổng các số hạng của một cấp số nhân có

cơng bội bằng
Ví dụ: Xác định giá trị thực của một trái phiếu doanh nghiệp có mệnh giá là
100.000 đồng, thời gian đáo hạn là 5 năm, lãi suất phải trả hàng năm là 10%, như sau:
PV0 = 10.000 x 3,7908 + 100.000 × 0,6209= 99.998 đồng
1.2.2. Xác định giá trị cổ phiếu
Cũng như trái phiểu, cổ phiếu rất đa dạng và phong phú về chủng loại. Nhưng khác
hẳn với trái phiếu, cổ phiếu nói chung hầu như không thể xác định được trước các khoản
thu nhập dưới hình thức lợi tức cổ phần, cổ phiếu lại khơng có thời điểm đáo hạn, cổ
đơng chi có thể nhận về phần vốn của mình khi doanh nghiệp bị thanh lý, phá sản hoặc
bán lại cổ phiếu vào một thời điểm nào đó trong tương lai.
Vì những đặc điểm như vậy, cho nên, việc áp dụng trực tiếp công thức (4.3) dẫn
đến 3 khó khăn cơ bản:

+

Thứ nhất: Phải dự báo được các khoản thu nhập (R 1) dưới hình thức lợi tức cổ

phần hàng năm và giá trị bán lại của cổ phiếu hoặc giá trị của cổ phiếu tại thời điểm
thanh lý, phá sản doanh nghiệp trong tương lai.
+

Thứ hai: Các khoản thu nhập từ cổ phiếu bao hàm yếu tố không chắc chắn. Tức

là đầu tư vào cổ phiếu là loại đầu tư chứa nhiều rùi ro.Vì vậy, khơng thể sử dụng tỷ suất
hiện tại hố (i) như đối với trái phiếu.
+

Thứ ba: Do thời điểm chi trả cổ tức không rõ ràng, cổ phiếu là loại chứng khốn

khơng có thời điểm đáo hạn (n).Cho nên, cơng thức (4.3) là một tổng khơng xác định.
Những khó khăn cơ bản trên đã làm cho công thức (4.3) trở nên thiếu tính thực tiễn và
cũng chính vì những lý do này mà ông David Blake đã nhận xét: Định giá cổ phần là
7

TIEU LUAN MOI download :


một cơn ác mộng, cịn ơng Jacques Richard - giáo sư trưởng đại học Paris Dauphone gọi
cơng thức tính tốn kiểu như vậy đối với cổ phiếu là một sự phi lý.
=> Những khó khăn cơ bản trên đã làm cho cơng thức ( 4.3 ) trở nên thiếu tính thức
tiễn.Tuy nhiên, người ta vẫn có thể sử dụng được công thức ( 4.3 ) bằng cách
xây dựng thêm một lý thuyết về lợi tức cổ phần như sau :
+


Giả định 1: doanh nghiệp có thể chi trả lợi tức cổ phần một cách ổn định hàng

năm. Tức là mức lợi tức trong tương lai luôn luôn là một hằng số d chẳng hạn. Khi đó,
giá trị của một cổ phiếu được tính như sau:

Phải nói rằng, đó là một giả định cần thiết làm cho cơng thức tính tốn trở nên thực
tiễn hơn, bởi 4 lý do sau:


Thứ nhất: Mặc dù doanh nghiệp có thể chi trả lợi tức cổ phần giữa các năm khơng

đều nhau, có năm ở mức cao,có năm ở mức thấp nhưng cũng có thể tính theo một số
trung bình nào đó.


Thứ hai: Giả định t+ có nghĩa là coi doanh nghiệp tồn tại mãi mãi, điều này tưởng

chừng phi lý. Song về mặt toán học, khi khoản thu trong tương lai càng xa so với thời
điểm hiện tại thì giá trị tính đổi về hiện tại sẽ càng nhỏ. Giá trị khoản thu ở những thời
điểm cuối có thể coi như bằng 0.


Thứ ba: Đó là giá định tỏ ra tương đối thích hợp với cổ phiếu đãi. Vì loại chứng

khốn này có lợi tức cổ định và cũng khơng có thời điểm đáo hạn


Thứ tư : Để phản ánh đầy đủ hơn yếu tố rủi ro có thể lấy chi phi sử


dụng vốn bình quân của doanh nghiệp làm tỷ suất hiện đại hóa.
+

Giả định 2: lợi tức cổ phiếu chi trả hàng năm tăng một cách đều đặn theo một tỷ

lệ ổn định là k ( với k< i), ta có:
8

TIEU LUAN MOI download :


Phần trong ngoặc vuông là tổng các số hạng của một cấp số nhân có số hạng đầu

tiên U1 =1 và cơng bội

Giá trị doanh nghiệp tính tốn theo cơng thức (4.7) được xây dựng dựa trên lập
luận cho rằng:
Tăng trưởng và phát triển là động cơ mà mọi doanh nghiệp đi theo, nhất là phấn
đấu tăng trường đều đặn, vững vàng. Vì vậy, việc giả định lợi tức cổ phần tăng một cách
đều hàng năm là sự phản ánh khuynh hướng và thực trạng đó tại nhiều doanh nghiệp.
+

Giả định 3: lợi tức cổ phiếu hàng năm tăng không đều đặn.Tăng trưởng và phát

triển là xu hướng chung của các doanh nghiệp. Song đó cũng chỉ là xu hướng. Và cho dù
các doanh nghiệp có duy trì chính sách phân chia lợi tức cổ phần một cách ổn định thì
trong thực tế lợi nhuận thuần và lợi tức cổ phần giữa các năm đạt đựợc cũng thường
không đều nhau. Đó cũng là thực trạng phổ biến của nhiều doanh nghiệp. Phản ánh thực
trạng đó, người ta đưa ra các giả thuyết về lợi tức chi trả hàng năm không đều đặn để
xây dựng cơng thức tính tốn giá trị cổ phiếu.

Giả định trong n năm đầu doanh nghiệp đạt tỷ lệ tăng lợi tức cổ phần là k (với k >i)
còn từ năm thứ n+1 trở đi tăng với tỷ lệ k' (với k' < i).Khi đó, giá trị thực của một cổ
phiếu được ước lượng như sau:

9

TIEU LUAN MOI download :


Công thức (4.8) được xây dựng dựa trên quan niệm cho rằng: Các doanh nghiệp
mới thành lập, trong những giai đoạn đầu thường có tốc độ tăng trưởng cao, sau đó đi
vào giai đoạn ổn định và bão hồ, tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại. Giả định này có vẻ
thích hợp đối với các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp có khả năng hoạch định chiến
lược, chiếm lĩnh và mở rộng thị phần, các doanh nghiệp có khả năng thu thập, xử lý
thơng tin và có khả năng dự báo tốt.Đó là những doanh nghiệp xây dựng được một chiến
lượckinh doanh một cách rõ ràng cho mỗi giai đoạn phát triển nhất định.
Trên đây là 3 giả định cơ bản về những tình huống biến động của lợi tức cổ
phần.Về mặt lý thuyết, người ta còn đưa ra nhiều giả định khác nhau. Đỏ không phải là
một sự võ đoán mà là những cơ sở lý thuyết quan trọng, để trong thực tế, dựa vào khả
năng tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp, người đánh giá phải tự xây dựng được
một mơ hình thích hợp nhất về sự biến động của lợi tức cổ phần, tạo căn cứ cho các
quyết định đánh giá doanh nghiệp.
1.3. Các bước xác định giá trị Doanh nghiệp
Bước 1: xác định tổng giá trị trái phiếu của doanh nghiệp
Bước 2: xác định tổng giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp
Bước 3: xác định giá trị doanh nghiệp: GTDN bằng tổng giá trị các loại chứng khoán
mà DN phát hành
1.4. Điều kiện áp dụng
Phương pháp định giá chứng khoán được sử dụng một cách tương đối phổ biến ở
Việt Nam và trên thực tế phương pháp này được sử dụng nhiều đối với các Doanh

nghiệp đã phát hành chứng khoán
Tuy nhiên, để kết quả của phương pháp là tương đối chính xác và hạn chế sai số sai
số thì các nhà đầu tư cần chú ý đến:
*

Độ tin cậy của số liệu

*

Các nhà đầu tư cần quan tâm đến các yếu tố tạo nên giá trị vơ hình của Doanh

nghiệp (ví dụ: chất lượng sản phẩm, trình độ quản lý, trình độ tay nghề, …)
*

Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng cần quan tâm đến yếu tố rủi ro trong hoạt động

công ty như: tình hình của thị trườn, triển vọng cơng tyvif điều này ảnh hưởng đến thời
gian hoạt động cũng như thời gian chiết khấu của công ty.
10

TIEU LUAN MOI download :


1.5. Đối tượng áp dụng
Phương pháp này thường được sử dụng để định giá vốn chủ sở hữu của các doanh
nghiệp thanh toán cổ tức, định giá giá trị doanh nghiệp trong việc mua bán, sáp nhập của
các doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn chứng khoán
1.6. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp định giá chứng khoán
Ưu điểm


Nhược đi

- Phương pháp luận giải được giá cả chứng khoán trên thị trường có đi quá xa so với giá
trị thực hay không

- Việc dự báo lợi tức
không phải dễ dàng khi nhà đầu tư lại
là cổ đông thiểu số
-

Phụ thuộc vào chính sách phân

loại chia lợi tức Cổ phiếu trong tương
-

Phương pháp này phù hợp với quan

điểm nhìn nhận và đánh giá giá trị
-

lai
-

Doanh nghiệp của nhà đầu tư thiểu

Phương pháp này cịn mang nặng

tính mơ hình

số

Thích hợp với doanh nghiệp có chứng
khốn giao dịch thị trường , xác định bằng
phương pháp giá trị tài sản thuần gặp phải
nhiều khó khăn và có giá trị Tài sản vơ
hình được đánh giá cao
PHẦN 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHỨNG KHOÁN TẠI
VIỆT NAM.
2.1. Khái quát chung về thực trạng ứng dụng phương pháp định giá chứng
khoán tại Việt Nam
Xác định giá trị doanh nghiệp với ý nghĩa là định giá một tổ chức, nó được hình
thành ở Việt Nam tương đối muộn. Như nhiều đòi hỏi cấp thiết khác, giá trị doanh
nghiệp ra đời là một tất yếu trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta
hiện nay.
Năm 1986 thực hiện chủ trương đổi mới của đại hội toàn quốc lần thứ VI, nền kinh
tế Việt Nam đã có nhiều chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị
11


TIEU LUAN MOI download :


trường có sự quản lý vĩ mơ của nhà nước. Từ đó đến nay là những chuỗi ngày đánh dấu
những chuyển biến sâu sắc nhất trong đời sống kinh tế của đất nước: hệ thống luật kinh
tế theo cơ chế thị trường mới được công bố hàng loạt; Nhà nước thừa nhận sự tồn tại và
phát triển của các thành phần kinh tế khác nhau; DNNN không ngừng mở rộng và trao
thêm quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh; tốc độ thu hút vốn đầu tư ngày một nhiều.
Tất cả những sự kiện đó đều góp phần vào việc thúc đẩy và hình thành nhu cầu định giá
doanh nghiệp ở Việt Nam.
Định giá chứng khoán và định giá doanh nghiệp đã gắn liền với sự hình thành và
phát triển của thị trường chứng khoán. Khi tham gia thị trường, nhà đầu tư luôn muốn

biết mức giá hợp lý cho cổ phiếu mình muốn mua là bao nhiêu, đó là một nhu cầu có
thực và nhu cầu này ngày càng trở nên cần thiết hơn khi thị trường biến động. Thị
trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua biến động thất thường cũng do rất
nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân quan trọng là hầu hết các nhà đầu tư đều chưa
thể định giá cổ phiếu các công ty, một khi định giá tốt thì nhà đầu tư sẽ có cơ sở niềm tin
cho chính mình, việc giao dịch trên thị trường chứng khốn sẽ có cơ sở rõ ràng hơn chứ
không mang nặng việc “ theo số đông”, “theo phong trào” như hiện nay.
Đứng đầu thị trường chứng khoán là Ủy ban chứng khoán Nhà nước:Quản lý, giám
sát hoạt động liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán của các tổ chức, cá
nhân; Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực chứng khốn và thị trường chứng khốn( Luật chứng khốn 2019).Chính phủ
cũng rất quan tâm đến thị trường này: Chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện
chiến lược, kế hoạch, đề án, chính sách phát triển thị trường chứng khoán và các văn bản
quy phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khốn. Theo thơng tư số
120/2020/TT-BTC quy định giao dịch cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch và chứng
chỉ quỹ, trái phiếu doanh nghiệp, chứng quyền có bảo đảm niêm yết trên hệ thống giao
dịch chứng khoán: biên độ dao động giá do sở giao dịch chứng khoán Việt Nam quyết
định, sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp nhận. Trong trường hợp cần
thiết để ổn định thị trường, UBCK Nhà nước quyết định điều chỉnh biên độ dao động giá
và công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử của UBCK Nhà nước. Việc mở các tài
khoản chứng khoán để giao dịch cũng phải tuân theo 1 số yêu cầu nhất định.
12

TIEU LUAN MOI download :


Sau 25 năm hoạt động, đến nay thị trường chứng khốn Việt Nam có khoảng 1.900
cơng ty đại chúng, trong đó Sở giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí minh (HOSE)
có 404 cơng ty niêm yết, Sở giao dịch Chứng khốn Hà Nội (HNX) có 343 cơng ty niêm
yết, sàn chứng khốn Upcom có 895 cơng ty đăng ký giao dịch.

Cũng theo luật Chứng khốn 2019, hình thức chào bán chứng khốn ra cơng chúng
bao gồm chào bán chứng khốn lần đầu ra cơng chúng, chào bán thêm cổ phiếu hoặc
quyền mua cổ phần ra công chúng và các hình thức khác.Chính phủ quy định hình thức
chào bán quần chúng. Văn bản Luật này cũng đã quy định rất rõ điều kiện để chào bán
cổ phiếu và trái phiếu cho các Doanh nghiệp, cũng như điều kiện thực hiện bảo lãnh phát
hành chứng khốn ra cơng chúng
Quy mơ thị trường chứng khoán tăng lên hàng năm, cho thấy các Doanh nghiệp rất
quan tâm đến việc được niêm yết trên sàn chứng khốn.
Tính đến ngày 15-10-2021, chỉ số VN-Index đạt 1.392,7 điểm, tăng 573,4% so với
cuối năm 2000. Chỉ số HNX-Index đóng cửa ở mức 384,84 điểm, tăng 58,4% so với
cuối năm 2006. Quy mơ vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 7.166.000 tỷ đồng, tăng
626,8% so với cuối năm 2000, tương đương 113,9% GDP; quy mô niêm yết thị trường
trái phiếu đến cuối tháng 9-2021 có 432 mã trái phiếu niêm yết với giá trị niêm yết đạt
hơn 1.464.000 tỷ đồng, tương đương 23,3% GDP. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã
khơng ngừng hồn thiện về cấu trúc thơng qua việc hình thành các khu vực thị trường:
Thị trường cổ phiếu (cổ phiếu niêm yết và cổ phiếu đăng ký giao dịch), thị trường trái
phiếu (trong đó có trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu Chính phủ) và thị trường chứng
khoán phái sinh.
Riêng thị trường trái phiếu Việt Nam, dư nợ trái phiếu đạt 24% GDP, được đánh giá
là có mức tăng trưởng dẫn đầu các nền kinh tế mới nổi tại khu vực Đông Nam Á và
ngày càng khẳng định là kênh huy động vốn quan trọng của Chính phủ. Các tổ chức
tham gia thị trường tăng nhanh về số lượng, đặc biệt là các cơng ty chứng khốn chất
lượng, tính chuyên nghiệp và hiệu quả hoạt động từng bước được cải thiện.
Thị trường cổ phiếu những năm qua đã có sự tăng trưởng khá nhưng thị trường trái
phiếu doanh nghiệp (TPDN) chưa phát triển; Thị trường chứng khoán phái sinh
13

TIEU LUAN MOI download :



(TTCKPS) đang trong quá trình hình thành. Do thị trường TPDN chưa phát triển, nên
việc cung ứng nguồn vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp và nền kinh tế vẫn chủ yếu
do các ngân hàng thương mại (NHTM) đáp ứng (chiếm 86%). Trong khi đó, trên 80%
vốn huy động của các NHTM là không kỳ hạn và ngắn hạn.
Trong thời gian qua, các cơng ty chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ phát triển
nhanh chóng trong khi quản trị công ty không được coi trọng, quản lý nhà nước về hoạt
động của các tổ chức này còn bất cập, nên khơng ít các cơng ty chứng khốn hoạt động
thua lỗ, năng lực tài chính kém, nguồn nhân lực chất lượng thấp.
Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của chính cơng ty chứng
khốn mà cịn ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Việc phát triển
quá nóng của các Cơng ty chứng khốn, Cơng ty quản lý quỹ như hiện nay khiến cho
chứng khốn như 1 quả “bong bóng xà phịng”- rất dễ vỡ, thiếu ổn định. Do đó, nhìn
chung thị trường chứng khốn Việt Nam vẫn bị đánh giá thấp so với tiềm năng phát
triển.
Hệ thống các nhà đầu tư tham gia thị trường ngày càng tăng, đến nay đã có hơn 1,6
triệu tài khoản của nhà đầu tư trong nước và nước ngồi, nhưng trong đó có đến hơn 1
triệu tài khoản là của nhà đầu tư cá nhân. Vì thế, sự thiếu chuyên nghiệp ở hầu hết các
giao dịch chứng khoán là phổ biến. Điều này không chỉ phản ánh việc thiếu các Quỹ đầu
tư để tập hợp các nguồn vốn nhỏ lẻ của nhà đầu tư cá nhân, mà còn ảnh hưởng đến chất
lượng quản lý, giám sát các giao dịch của các cơ quan quản lý trên TTCK.
Tổng quy mô TTCK (bao gồm tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu và dư nợ thị
trường trái phiếu) cuối năm 2020 đạt 131,95% GDP, chiếm tỷ trọng 47% tổng tài sản hệ
thống tài chính, ngày càng tiệm cận với quy mơ tín dụng ngân hàng năm 2020 là 146,2%
GDP và cao hơn nhiều so với tỷ trọng 21% của năm 2010
Trong đó, quy mơ vốn hóa của thị trường tăng mạnh, đạt 84% GDP năm 2020, gấp
hơn 2,6 lần so với năm 2015 là 32,4% GDP. Tính đến cuối năm 2020, vốn hóa thị trường
đạt 84,1% GDP, gấp hơn 7,3 lần so với năm 2010, vượt mục tiêu 70% GDP vào năm
2020…

14


TIEU LUAN MOI download :


Tính đến cuối tháng 10/2021, chỉ số VN-Index đạt 1.444,27 điểm điểm, tăng 30,8%
so với cuối năm 2020. Mức vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 7.462 nghìn tỷ đồng, tăng
41% so với cuối năm 2020, tương đương 118,6% GDP. Quy mô niêm yết, đăng ký giao
dịch của thị trường tính đến cuối tháng 10 đạt 1.685 nghìn tỷ đồng, tăng 20,2% với cuối
năm 2020 với 755 cổ phiếu, CCQ niêm yết trên 2 Sở GDCK và 896 cổ phiếu đăng ký
giao dịch trên UPCoM. Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, tuy nhiên thanh
khoản của thị trường tăng mạnh lên mức cao kỷ lục trên 1 tỷ USD mỗi phiên.
Việc tham gia tích cực của khối ngoại và các nhà đầu tư có tổ chức vào TTCK Việt
Nam đã góp phần nâng cao chất lượng quản trị cơng ty theo thông lệ quốc tế đối với các
công ty niêm yết. TTCK được xem là “bệ phóng” cho nhiều doanh nghiệp phát triển
vượt bậc cả về quy mô và chất lượng, trở thành những tên tuổi lớn trên thương trường.
Năm 2020, TTCK Việt Nam đã có một năm tăng trưởng ấn tương và đươc đánh giá
là 1 trong 10 thị trường có sức chống chịu và phục hồi tốt nhất thê giới trong đại dịch.
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2020 tổng mức huy động vốn cho nền kinh tê của TTCK
đạt 383,6 nghìn tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước; giá trị giao dịch bình quân
trên thị trường cổ phiêu đạt 7.056 tỷ đồng/phiên, tăng 51,5% so với bình quân năm
2019; giá trị giao dịch bình quân trên thị trường trái phiêu đạt 10.247 tỷ đồng/phiên, tăng
11,3%; khối lương giao dịch bình quân sản phẩm hơp đồng tương lai trên chỉ số VN30
trên TTCK phái sinh đạt 157.314 hơp đồng/phiên, tăng 77%. Tính riêng quy I năm 2021,
TTCK tăng trưởng khá với tổng mức huy động vốn trên TTCK ước tính đạt 55.562 tỷ
đồng, tăng 42% so với cùng kỳ năm trước; giá trị giao dịch bình quân trên thị trường cổ
phiêu đạt 18.907 tỷ đồng/phiên, tăng 155% so với bình quân năm trước; giá trị giao dịch
bình quân trên thị trường trái phiêu đạt 12.433 tỷ đồng/phiên, tăng 19,6%; khối lương
giao dịch bình quân trên TTCK phái sinh đạt 174.324 hơp đồng/phiên, tăng 11%.
Đáng chú y, số lương tài khoản nhà đầu tư trong nước mở mới tăng kỷ lục trong
năm 2020. Số tài khoản nhà đầu tư trong nước mở mới trên thị trường Việt Nam đạt gần

394 nghìn tài khoản, tăng 109% so với số lương tài khoản mở mới trong năm 2019; khối
ngoại mở mới 2.856 tài khoản; tổng số lương tài khoản chứng khoán tại Việt Nam đạt
hơn 2,77 triệu tài khoản, tăng 16,7% so với cuối năm 2019.
15

TIEU LUAN MOI download :


Kênh trái phiêu (bao gồm cả trái phiêu chính phủ (TPCP) và trái phiêu doanh
nghiệp (TPDN) cũng đang là một kênh đầu tư tốt cho các nhà đầu tư trong nhiều năm
qua và hiện vẫn mang đên cơ hội. Về thị trường TPDN, bắt đầu hình thành từ năm 2000
nhưng thực sự phát triển mạnh từ năm 2011, khi Nghị định số 90/2011/NĐ-CP về phát
hành TPDN có hiệu lực..
Ngành Chứng khốn cho biêt, năm 2022 dự kiên quy mơ thị trường cổ phiêu đạt
mức 120% GDP, thị trường trái phiêu đạt 55% GDP vào năm 2025; Số lương nhà đầu tư
trên thị trường đạt 5% dân số vào năm 2025.
Giá trị của doanh nghiệp là loại thông tin quan trọng trong quản lý Vĩ mô: giá cả
của các loại chứng khoán được quyết định bởi giá trị thực của doanh nghiệp có chứng
khốn được trao đổi, mua bán trên thị trường. Như vậy, có thể nói Giá trị thực của
Doanh nghiệp nào càng cao thì giá trị chứng khốn của Doanh nghiệp đó cũng cao.
2.2. Thực trạng ứng dụng phương pháp định giá chứng khoán tại Việt Nam
2.2.1.Đánh giá giá trị của Trái phiếu
Thị trường trái phiếu năm 2021 tiếp tục tăng trưởng tốt, đáp ứng nhu cầu huy động
vốn cho Chính phủ để đầu tư phát triển và các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, kinh
doanh. Theo đó, một số kết quả nổi bật như sau:
Đối với thị trường trái phiếu chính phủ, trong năm 2021, Bộ Tài chính tiếp tục thực
hiện đúng Nghị quyết số 128/2020/QH14 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước
năm 2021 để huy động vốn cho NSNN. Theo đó, khối lượng huy động TPCP trên thị
trường trong năm 2021 là 318.213 tỷ đồng. Kỳ hạn phát hành bình quân đạt 13,92 năm
(giảm 0,02 năm so với cuối năm 2020), lãi suất phát hành bình quân đạt 2,30% (giảm

0,56% so với cuối năm 2020).
Đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp, tính đến hết năm 2021, dư nợ thị trường
TPDN riêng lẻ đạt khoảng 16% GDP năm 2021.
Đối với trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trong năm 2021, Ngân hàng Chính
sách xã hội phát hành được 11.024 tỷ đồng TPCPBL, kỳ hạn phát hành bình quân đạt
11,64 năm, lãi suất phát hành bình quân đạt 2,5%. Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát
hành được 10.500 tỷ đồng TPCPBL, kỳ hạn phát hành bình quân đạt 8,94 năm, lãi suất
phát hành bình quân đạt 2,09%.
16

TIEU LUAN MOI download :


Triển khai chủ trương “Thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch
Covid-19” theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ nên hoat
đơng kinh tế đã bắt đầu có sự phục hồi, chỉ số chứng khốn VNIndex đã có sự phục hồi
ngoạn mục: Tăng 214 điểm đạt lên 1.461 từ mốc 1.247 vào ngày 19/7/2021, cùng với đó
chỉ số trái phiếu theo mức tổng thu nhập tăng 41 điểm từ mốc 221 cuối năm 2020 đến
261 tại thời điểm hiện tại. Các kênh đầu tư trong đó có kênh đầu tư trái phiếu doanh
nghiệp dần trở nên hấp dẫn trở lại trong điều kiện lãi suất tiền gửi khá thấp là dưới 6%
cho kỳ hạn dưới 12 tháng, Tuy nhiên, vẫn cịn đó những rủi ro, khi áp lực lạm phát trên
thế giới đã và đang nóng lên thể hiện qua việc: Giá năng lượng tăng 56,1%, giá nơng
nghiệp tăng 6,46%, giá phân bón tăng rất mạnh 79,8%, giá kim loại cơ bản và khoáng
chất tăng 14,6% so với đầu năm 2021, chỉ số lạm phát của Mỹ tháng 10/2021 tăng 6,2%
so với cùng kỳ năm 2020, vượt xa so với mức mục tiêu bình quân 2% và là kỷ lục trong
vòng 31 năm; tại châu Âu chỉ số lạm phát tháng 10/2021 ở mức cao là 4,1% - cao nhất
trong vòng 13 năm trở lại đây. Bài viết đánh giá tổng quan, thực trạng thị trường trái
phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam, đề xuất mô hình quản lý rủi ro khi phát hành và đầu tư
vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp, từ đó đưa ra các khuyến nghị với các cơ quan
chức năng, tổ chức phát hành và chủ thể đầu tư (tổ chức và cá nhân) trái phiếu doanh

nghiệp.
Triển khai các quy định mới về trái phiếu doanh nghiệp, trong năm 2021, thị trường
trái phiếu doanh nghiệp đã có sự thay đổi theo hướng tích cực.
Về khối lượng phát hành, tính đến cuối tháng 11/2021, tổng giá trị phát hành trái
phiếu doanh nghiệp là 495.029 tỷ đồng, tăng 23,6% cùng kỳ năm 2020, trong đó phát
hành riêng lẻ đạt 467.583 tỷ đồng, phát hành ra công chúng đạt 27.436 tỷ đồng). Tỷ
trọng trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ trong 6 tháng đầu năm có xu hướng
giảm, trong khi khối lượng phát hành ra cơng chúng có xu hướng tăng cho thấy đã bước
đầu có sự dịch chuyển từ phát hành riêng lẻ ra cơng chúng, góp phần tăng tính cơng
khai, minh bạch, hạn chế rủi ro trên thị trường.
Về doanh nghiệp phát hành, trong 9 tháng đầu năm, tổ chức tín dụng có khối lượng
phát hành lớn nhất thị trường trái phiếu phát hành riêng lẻ, chiếm 37,9%, tăng 67% so
với cùng kỳ năm 2020. Các doanh nghiệp bất động sản phát hành chiếm 30,6%, tăng 17

TIEU LUAN MOI download :


10,6% so với cùng kỳ năm 2020, nhưng khơng cịn là nhà phát hành lớn nhất trên thị
trường.
Về kỳ hạn và lãi suất phát hành, kỳ hạn phát hành bình quân trái phiếu doanh
nghiệp riêng lẻ 9 tháng đầu năm là 3,87 năm, giảm 0,1 năm so với cùng kỳ năm 2020.
Lãi suất phát hành bình quân trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là 8,02%/năm, giảm
1,38%/năm so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, lãi suất phát hành bình qn của các tổ
chức tín dụng là 4,5%/năm, giảm 1,92%/năm so với cùng kỳ năm 2020; lãi suất phát
hành bình quân của các doanh nghiệp bất động sản là 10,51%/năm, giảm 0,26%/năm so
với cùng kỳ năm 2020.
Về cơ cấu nhà đầu tư, nhà đầu tư chính mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trên
thị trường sơ cấp là công ty chứng khoán (chiếm 38,3% khối lượng phát hành), tiếp đến
là các ngân hàng thương mại (chiếm 34,4%). Tỷ trọng nhà đầu tư cá nhân chuyên
nghiệp mua sơ cấp trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ chiếm 5,4% khối lượng phát hành,

giảm so với năm 2020 (12,7%). Tuy nhiên, trái phiếu doanh nghiệp là sản phẩm được
giao dịch trên thị trường nên cơ cấu nhà đầu tư sẽ thay đổi trên thị trường thứ cấp.
Biểu đồ 1: Giá trị và tỷ lệ phát hành trái phiếu doanh nghiệp

18

TIEU LUAN MOI download :


2.2.2. Đánh giá cổ phiếu của doanh nghiệp
Thanh khoản của thị trường năm 2021 liên tục đạt những kỷ lục mới, giá trị và khối
lượng giao dịch bình quân phiên lần lượt đạt trên 21.593 tỷ đồng và 737,29 triệu cổ
phiếu, tương ứng tăng 247,27% về giá trị và 120,43% về khối lượng bình quân so với
năm 2020.
Trong năm 2021, chỉ số VN-Index có sự tăng trưởng tốt, thể hiện khả năng chống
chịu với đại dịch và khả năng phục hồi của nền kinh tế. Quy mơ vốn hóa thị trường cổ
phiếu 93,8%GDP vào cuối tháng 3/2022, tăng 3,37% so với cuối 2021 với 1.651 chứng
khoán đang niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán. Thanh khoản trên
thị trường cổ phiếu năm 2021 tăng 258% so với bình quân năm 2020 và tiếp tục gia tăng
trong những tháng đầu năm 2022, với mức bình quân đạt 30.800 tỷ đồng/phiên.
Thị trường chứng khoán phái sinh tiếp tục diễn ra sơi động. Tính chung năm 2021,
khối lượng giao dịch bình quân hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 tăng 21% so với
năm trước.Bộ Tài chính điều hành phù hợp với công tác quản lý ngân quỹ, đảm bảo nhu
cầu vốn cho ngân sách với tổng khối lượng phát hành đạt trên 318 nghìn tỷ đồng. (ii)
Huy động vốn của khối doanh nghiệp thông qua qua phát hành cổ phiếu và đấu giá cổ
phần hóa đạt trên 143,5 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 2 lần năm 2020.
Hiện nay, vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt hơn 7,7 triệu tỷ đồng, tăng trên 45,5% so
với cuối năm 2020, tương đương 92% GDP. Dấu ấn lớn nhất phải kể đến, đó là VNIndex lần đầu tiên vượt mốc 1.500 điểm (ngày 26/11), đánh dấu ”đỉnh lịch sử” về chỉ số
trên thị trường chứng khốn Việt Nam.
Tính chung từ đầu năm đến ngày 27/12/2021, giá trị giao dịch cổ phiếu bình quân

đạt 26.526 tỷ đồng/phiên (trên 1 tỷ USD/ phiên), tăng 257,5% so với bình quân năm
trước. Đặc biệt lập kỷ lục trong phiên ngày 23/12 với gần 53 nghìn tỷ đồng, tương
đương gần 2,3 tỷ USD.

2.3. Ví dụ cụ thể về ứng dụng phương pháp định giá chứng khoán
2.3.1. Một vài nét về Công ty cổ phần IPA
Mã CK IPA
19

TIEU LUAN MOI download :


Tên TCPHCTCP Tập đồn Đầu tư I.P.A
Trụ sở chính :Số 01 Nguyễn Thượng Hiền, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà
Trưng, Hà Nội
Số điện thoại 84-4-39365868 GPTL/ĐKKD0100779693
Tên ngành
Người đại diện pháp luật Vũ Hiền - Chủ tịch HĐQT
Người công bố thông tinnNguyễn Thị Hương Thảo - Kế toán trưởng
Trạng thái kiểm sốt: Bình thường
Trạng thái giao dịch: Hoạt động Ngày GD đầu tiên01/11/2021
Vốn điều lệ (Nghìn đồng)1.781.964.960
KLLH (Cổ phiếu)178.196.496
KLNY (Cổ phiếu)178.196.496
Tính đến nay, sau hơn 10 năm nỗ lực đầu tư và phát triển, Cơng ty CP Tập đồn
Đầu tư IPA đã có một hệ thống các cơng ty thành viên hoạt động hiệu quả trong nhiều
nghành kinh tế mũi nhọn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội ở nhiều địa
phương và tồn quốc.
2.3.2. Chiến lược
IPA ln phấn đấu để trở thành tập đoàn hàng đầu về đầu tư trong các lĩnh vực: tài

chính, chứng khốn, ngân hàng, bất động sản, kinh doanh năng lượng và đầu tư vào các
cơng ty cổ phần. IPA cịn có sức mạnh của 2 công ty thành viên là công ty chứng khốn
VNDIRECT, và cơng ty quản lý quỹ IPAAM. IPA cung cấp các dịch vụ quản lý tài sản
và tư vấn đầu tư cho các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức, giúp tiếp cận các cơ hội đầu tư,
quản lý và khai thác đồng vốn hiệu quả nhất.
Các hoạt động đầu tư kinh doanh được IPA chú trọng phát triển theo định hướng:
Mảng dịch vụ tài chính làm nền tảng để phát triển các mảng hoạt động khác: chủ
yếu là ở các công ty thành viên. Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT: Tiếp tục
đẩy mạnh nâng cao chất lượng đội ngũ, tăng trưởng theo chiều sâu để sự tăng trưởng là
bền vững; tập trung khai thác việc hợp tác quốc tế để phát triển các dịch vụ khách hàng
tổ chức, nâng tầm các dịch vụ dành cho các tổ chức và định chế trong mảng giao dịch và
20

TIEU LUAN MOI download :


tư vấn tài chính doanh nghiệp, để tiến tới các hoạt động M&A, tư vấn IR; xây dựng và
phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nâng cao năng lực quản lý điều hành để nguồn nhân
lực phát triển phù hợp với sự thay đổi của hoạt động kinh doanh trong thời kỳ mới. Đẩy
mạnh kinh doanh trong lĩnh vực chứng khốn phái sinh.
Cơng ty Cổ phần Giải pháp phần mềm Tài chính (FSS): Trong năm 2021 tiếp tục
củng cố vị thế trong lĩnh vực tài chính chứng khốn ngân hàng về cả sản phẩm và dịch
vụ.
Hoạt động kinh doanh các dự án bất động sản sẽ mang lại doanh thu và lợi nhuận
trong trung hạn và dài hạn: Sở hữu quỹ đất lớn trải dài khắp các tỉnh thành, Tập đoàn
I.P.A dự kiến sẽ đẩy mạnh thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh liên quan đến các
dự án bất động sản của Tập đoàn. Một số dự án tiêu biểu của Tập đồn có thể kể đến:
Khu đơ thị mới hai bên đường Nguyễn Thái Học (Cần Thơ), Dự án Khu đô thị Nam Cần
Thơ (Riverine Can Tho City), Dự án khu du lịch ven biển Anvie – Đà Nẵng, Dự án khu
đô thị xanh Anvie Hà My (Quảng Nam), Dự án tòa nhà văn phòng – 19 Trúc Khê, Hà

Nội.
Hoạt động đầu tư và kinh doanh năng lượng sẽ mang lại dòng tiền ổn định trong
dài hạn: Các công ty con, công ty liên kết khác: Công ty Cổ phần Ong Trung Ương,
Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hội An, Công ty Cổ phần Cơ khí Ngành In, Cơng
ty Cổ phần Dược phẩm ECO hiện đang hoạt động ổn định. Hiện nay, Tập đoàn vẫn tiếp
tục phối hợp cùng các ban điều hành của các công ty này để quản lý khoản đầu tư tăng
trưởng bền vững và hiệu quả.
Công ty Cổ phần Thực phẩm HomeFood: Công ty đã và đang phát triển mạng lưới
các cửa hàng cung cấp sản phẩm thực dưỡng và thực phẩm sạch. Đây là dự án mang tính
giáo dục cộng đồng. Hiện nay Công ty đã thiết lập được các địa điểm kinh doanh thực
phẩm của Homefood tại Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh. Các cửa hàng của Homefood
đã cơ bản đi vào hoạt động ổn định, và bước đầu mang lại lợi nhuận về cho Tập đoàn.
Ngày 1/10/2020, nhà máy Thủy điện Nậm Phàng B thuộc dự án của Công ty Cổ
phần Năng lượng Bắc Hà cũng đã nghiệm thu hoàn thành và đưa vào sử dụng với hai tổ
máy phát điện thương mại có tổng cơng suất lắp đặt là 4,5 MW với sản lượng điện hằng
năm là 16,54 triệu kWh.
21

TIEU LUAN MOI download :


Ngồi ra, Cơng ty cũng đang trong q trình nghiên cứu để triển khai các hoạt động
đầu tư thêm vào các dự án điện mặt trời tại một số tỉnh của Miền Trung. Với sự thành
công của Công ty Cổ phần Năng lượng Bắc Hà, Tập đoàn I.P.A cũng đã đảm bảo có một
dịng tiền ổn định để có thể tái đầu tư trong cơ hội thị trường đang có rất nhiều công ty
tốt nhưng thiếu hụt về sự ổn định tài chính.
Ngồi các dự án thủy điện nêu trên, Công ty cũng đang sở hữu 20% cổ phần của
Công ty Cổ phần Phát triển điện nông thôn Trà Vinh từ năm 2006. Trong năm 2020,
khoản đầu tư này của Cơng ty Cổ phần Tập đồn Đầu tư I.P.A mang lại mức lợi tức
30%/năm.

Công ty cũng thông qua việc tăng cường đầu tư vốn, hợp tác, liên doanh liên kết
với các tổ chức và tập đoàn lớn trong và ngoài nước để tận dụng triệt để các cơ hội đầu
tư nhằm trở thành một trong những tập đoàn đầu tư uy tín và hiệu quả trên thị trường.
Cơng ty cổ phần tập đoàn đầu tư IPA là một tập đoàn đầu tư tư nhân. Hiện nay,
cơng ty có số vốn cổ đông hơn 900 tỷ và tổng tài sản hơn 2000 tỷ và một đội ngũ hơn
1000 người ở trong hệ thống công ty thành viên và công ty liên kết. Qua đó có thể thấy
tiềm năng phát triển của cơng ty là rất lớn.
2.3.3. Tình hình tài chính
Bảng báo cáo kết quả hoạt động của từng năm của công ty IPA

Tình Lũy kế cả năm 2021, IPA ghi nhận doanh thu thuần đạt 687 tỷ đồng, tăng
177% so với năm 2020. Đáng chú ý, doanh thu tài chính trong năm đạt 1.620 tỷ đồng,
gấp hơn 13 lần cùng kỳ năm 2020. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.839 tỷ đồng. Lợi nhuận
sau thuế gấp 8,8 lần cùng kỳ, lên 1.643 tỷ đồng
22

TIEU LUAN MOI download :


Công ty mẹ IPA ghi nhận doanh thu thuần đạt 73 tỷ đồng, tăng gấp gần 17 lần so
với cùng kỳ. Sở dĩ doanh thu trong kỳ tăng đột biến là do ghi nhận nguồn thu bán hàng
theo Hợp đồng hợp tác kinh doanh gần 56 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chưa phát sinh
khoản này. Bên cạnh đó, doanh thu cho thuê văn phòng và tài sản cũng tăng mạnh từ 4,4
tỷ lên 17,4 tỷ đồng. Khấu trừ giá vốn, Công ty báo lãi gộp 31 tỷ đồng, tăng mạnh so với
721 triệu đồng cùng kỳ năm trước.
Tổng tài sản tại ngày 31/12/2021 của IPA ghi nhận nhận hơn 5.497 tỷ đồng, tăng
thêm 3.615 tỷ đồng so với đầu năm. Mặt khác, nợ phải trả cũng tăng 3,8 lần lên 3.330 tỷ
đồng, chủ yếu là vay nợ tài chính dài hạn.
2.3.4 Xác định giá trị doanh nghiệp của công ty IPA
* Xác định giá trị trái phiếu

Theo số liệu từ Hiệp hội Trái phiếu Việt Nam, tổng khối lượng phát hành trái phiếu
Doanh nghiệp trong nước chỉ riêng năm 2021 lên tới 658.000 tỉ đồng (tăng 42% so với
năm trước). Tuy nhiên, tỉ lệ trái phiếu phát hành ra cơng chúng (chất lượng cao) bị giảm
xuống cịn chỉ vỏn vẹn gần 5%, tỉ lệ phát hành riêng lẻ (chất lượng lẫn lộn) chiếm hơn
95%.
Trái phiếu là công cụ nợ, giúp doanh nghiệp huy động vốn nợ với chi phí thấp hơn
so với vay ngân hàng. Doanh nghiệp cần có kế hoạch trả lãi và gốc của khoản nợ có tính
khoa học, hợp lý nhằm đảm bảo đúng cam kết với người nắm giữ trái phiếu.
Và doanh nghiệp IPA cũng không ngoại lệ. Ngày 15/11/2021, công ty IPA đã phát
hành 10 triệu trái phiếu với mệnh giá 100.000 đồng/TP, kỳ hạn 3 năm, lãi suất cố định
phải trả hàng năm là 9,5%. Từ số liệu này ta có thể thấy được giá trị thực của trái phiếu
công ty IPA là:
PV0= 100.000*9,5%*
=9.500*2,5089+100.000*0,7616
=99.994,55( đồng)
Như vậy, có thể thấy so với giá bán trên thị trường thì giá trị thực của trái phiếu do
cơng ty IPA phát hành có giá trị thấp hơn (thấp hơn xấp xỉ 1000 đồng)
23


×