Tải bản đầy đủ (.doc) (129 trang)

TƯ TƯỞNG hồ CHÍ MINH vào VIỆC THỰC HIỆN CÔNG tác dân vận TRONG ĐỒNG bào dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (618.17 KB, 129 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tư tưởng dân vận của Hồ Chí Minh là một tư tưởng lớn, nhất quán,
xuyên suốt trong tư duy lý luận và hoạt động thực tiễn cách mạng của Người.
Trên cơ sở nắm vững lập trường quan điểm và phương pháp, Hồ Chí Minh đã
vận dụng sáng tạo những luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về quần chúng
trong cách mạng, trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới, Người đã tiếp thu
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, những tinh hoa của nhân loại, những bài học
kinh nghiệm của cách mạng các nước để xác lập tư tưởng của mình về dân
vận với những nội dung mới mẻ.
Tư tưởng dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành đường lối
tập hợp lực lượng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong thời kỳ cách mạng,
Đảng ta luôn thực hiện tư tưởng dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khơng
ngừng tăng cường, củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc, củng cố
mối quan hệ Đảng - Dân vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng
bằng, văn minh.
Đất nước ta bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thời kỳ
của kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, để hoàn thành mục tiêu đã đặt ra, đòi
hỏi cần tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa về nhận thức, trách nhiệm
của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân
các cấp, các ngành và mỗi cán bộ, đảng viên trong việc tuyên truyền, giáo
dục, thuyết phục, vận động cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân thực
hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà
nước, thắt chặt hơn nữa mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân
dân. Đặc biệt, trước âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch,
hành động của các thế lực phản cách mạng ngày một tinh vi hơn với các chiêu
bài "dân chủ", "dân tộc", "tôn giáo"… mà chúng đã tạo ra, gây sức ép, làm
ảnh hưởng không nhỏ đến nền trị an của nước ta.



2
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác dân vận, Ban Thường vụ
Tỉnh ủy Sóc Trăng đã có sự chỉ đạo về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ
đối với công tác vùng đồng bào dân tộc Khmer, bên cạnh những ưu điểm thì
vẫn cịn tồn tại những hạn chế, khó khăn, như: Tốc độ phát triển kinh tế vùng
có đơng đồng bào Khmer cịn chậm và chưa vững chắc; việc tổ chức thực
hiện một số chủ trương, chính sách dân tộc cịn chậm, hiệu quả chưa cao; một
số ngành, địa phương chưa chủ động xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể để
tập trung thực hiện chính sách dân tộc đạt hiệu quả; tình hình an ninh chính trị
và trật tự an tồn xã hội vùng đồng bào dân tộc từng lúc, từng nơi vẫn còn
tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định; tổ chức bộ máy làm cơng tác dân tộc
chưa ổn định; trình độ năng lực cán bộ làm công tác dân tộc chưa đáp ứng yêu
cầu; ý thức tự lực vươn lên thoát nghèo của một bộ phận nhân dân trong đồng
bào dân tộc Khmer chưa cao. Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà
nước và các Mặt trận, đồn thể tỉnh Sóc Trăng xác định một trong những
nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh là phải làm tốt cơng tác dân vận nói chung và
cơng tác dân vận trong đồng bào Khmer nói riêng, nhằm thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ, kế hoạch Đại hội đảng bộ lần thứ XII của tỉnh đã đề ra, góp phần
vào việc hồn thành mục tiêu chung của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI
của đất nước.
Xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương như đã nêu, người viết
chọn đề tài "Công tác dân vận trong đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Sóc
Trăng hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh" làm đề tài nghiên cứu luận văn
tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cơng tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với
toàn bộ sự nghiệp cách mạng nước ta; là điều kiện quan trọng bảo đảm cho sự
lãnh đạo của Đảng và củng cố tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng,
Nhà nước với nhân dân. Bước vào thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, thời
kỳ mở cửa, hội nhập cơng tác dân vận càng được quan tâm nhiều hơn nữa. Vì



3
vậy, đây là vấn đề đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, kết quả
nghiên cứu được thể hiện qua các sách, bài viết, tạp chí và các cơng trình
khoa học.
* Các sách tham khảo bao gồm
- Sách "Tư tưởng dân vận của Hồ Chí Minh" của Ban Dân vận Trung
ương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995. Với 34 báo cáo khoa học (nhân
kỷ niệm 45 năm bài báo Dân vận của chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời), các tác
giả đã tập trung làm rõ xuất xứ và hồn cảnh ra đời, vai trị và tác dụng của
bài báo. Ngoài đề dẫn của Hội thảo, các bài viết đi vào đề cập quan điểm lý
luận chung về công tác dân vận trong lịch sử, trong học thuyết Mác - Lênin và
trong tư tưởng Hồ Chí Minh; một số bài nghiên cứu nội dung cơng tác dân
vận, làm nổi bật thực chất của công tác dân vận để xây dựng nước ta thành
một nước dân chủ; đồng thời, một số bài tập trung nghiên cứu phương thức
cơng tác dân vận, trong đó tác giả đã dành phần quan trọng liên hệ và vận
dụng vào thực tiễn công tác dân vận trong sự nghiệp đổi mới.
- Sách "Mối quan hệ giữa Đảng và dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh"
của PGS Đàm Văn Thọ và PGS Vũ Hùng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1997, trình bày một cách hệ thống về khái niệm "dân" và những quan điểm,
thái độ khác nhau về "dân" trong lịch sử, quá trình hình thành và nội dung chủ
yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh về "dân", về Đảng cầm quyền và về mối quan
hệ biện chứng giữa dân và Đảng.
- Sách "Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận" của Nguyễn Thạc
Hân, Nxb Lao động, Hà Nội, 1998, đã đề cập đến những vấn đề cơ bản về nội
dung, phương thức dân vận, mối quan hệ giữa Đảng - dân; Nhà nước - Nhân
dân, quân - dân … Quan điểm chính sách đối với giai cấp cơng nhân, nơng
dân, thanh niên và vấn đề đại đồn kết tồn dân. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về dân vận trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Sách "Phong cách dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh" của TS. Thanh
Tuyền, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, đi vào phân tích tư tưởng Hồ


4
Chí Minh về dân vận và những nội dung cơ bản về công tác dân vận trong
giai đoạn hiện nay; nhất là phong cách dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Sách "Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác dân vận trong
thời kỳ mới" của đồng chí Tịng Thị Phóng (Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng
Ban Dân vận Trung ương) chỉ đạo biên soạn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2005, đã trình bày khái niệm, nguồn gốc và q trình hình thành tư tưởng Hồ
Chí Minh về dân vận. Đồng thời, nêu bật vai trò tư tưởng Hồ Chí Minh với
cơng tác dân vận ở các ngành, đồn thể, địa phương…
- Sách "Cơng tác dân vận của các cơ quan nhà nước trong thời kỳ
mới", của ThS. Nguyễn Tiến Thịnh (Chủ biên), Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2005,
trình bày một số nội dung về cơng tác dân vận của chính quyền và một số
kinh nghiệm thực tiễn về công tác vận động quần chúng, ở một số cơ quan
trung ương và địa phương trong giai đoạn hiện nay.
- Sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận trong thời kỳ đổi
mới ở nước ta hiện nay” do nhóm tác giả Viện Hồ Chí Minh & các lãnh tụ
của Đảng tập hợp và biên soạn, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2013. Cuốn
sách là tập hợp các bài viết, bài nghiên cứu tiêu biểu theo chủ đề nôi dung đã
được xã hội hóa, liên quan đến vấn đề dân vận theo tư tưởng Hồ Chí Minh:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận; Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân
vận trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay; Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về
cơng tác dân vận...
Nhìn chung các sách nêu trên đã làm sáng tỏ một cách hệ thống về
khái niệm "dân", nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về
dân vận, công tác dân vận; phong cách dân vận của Người và một số kinh
nghiệm thực tiễn về công tác vận động quần chúng ở một số cơ quan trung

ương và địa phương trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, công tác dân vận
trong đồng bào dân tộc nói chung, đồng bào dân tộc Khmer nói riêng thì chưa
có sách đề cập đến. Chính vì vậy, ngồi việc kế thừa những nội dung trên,
người viết muốn đi sâu vào nghiên cứu công tác vận động đồng bào dân tộc


5
Khmer tỉnh Sóc Trăng. Bởi, dân vận được Đảng ta xem là một công tác quan
trọng, nhất là giai đoạn hiện nay. Thực tiễn cơng tác dân vận tỉnh Sóc Trăng
cũng nhận thấy đó là một trong những cơng tác cần thiết, cấp bách cần phải
thực hiện ngay, nhất là trong đồng bào dân tộc Khmer.
* Các bài viết đăng trên các báo, tạp chí
- PGS.TS Đức Vượng (1999), "Đầu xuân suy ngẫm về dân vận trong
sự nghiệp đổi mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh", Tạp chí Dân vận, (1+2).
- GS. Văn Tạo (2000), "Học tập tư tưởng dân vận Hồ Chí Minh", Tạp
chí Dân vận, (5).
- PGS.TS Nguyễn Tri Thư ((2000), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về một số
vấn đề trong công tác vận động quần chúng", Tạp chí Dân vận, (1+2).
- PGS.TS Hồng Chí Bảo (2000), "Hồ Chí Minh với quan điểm thực
tiễn và phương pháp khoa học về dân vận", Tạp chí Dân vận, (10).
- Phan Diễn (2000), "Công tác dân vận là một bộ phận quan trọng
của cơng tác cách mạng", Tạp chí Dân vận, (11).
- Phạm Thế Duyệt (2002), "Dân vận khéo việc gì cũng thành cơng",
Tạp chí Dân vận, (10).
- TS. Phạm Văn Khánh (2003), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh
nhân dân và cơng tác dân vận", Tạp chí Dân vận, (10).
- PGS.TS Bùi Đình Phong (2003), "Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về
dân vận vào việc thực hiện đại đồn kết tồn dân tộc", Tạp chí Cộng sản, (9).
- Dương Xuân Ngọc (2005), "Quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo tiến
hành công tác dân vận theo tư tưởng Hồ Chí Minh", Tạp chí Dân vận, (10).

- GS.TS Mạch Quang Thắng (2006), "Dân vận - vấn đề luôn mới
(Qua nghiên cứu tác phẩm "Dân vận" của Hồ Chí Minh)", Tạp chí Lý luận
chính trị, (8).
- Nguyễn Thanh Tuyền (2007), "Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về
Dân vận vào việc thực hiện đại đồn kết tồn dân tộc", Tạp chí Dân vận, (9).
- Nguyễn Thanh Tuyền (2008), "Tăng cường công tác vận động quần
chúng của Đảng trong tình hình mới", Tạp chí Dân vận, (2).


6
- Nguyễn Văn Linh (2009), "Đổi mới nội dung phương pháp vận động
quần chúng", Tạp chí Dân vận, (8).
- Võ Nguyên Giáp (2009), "Thực chất công tác dân vận là xây dựng
mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và dân", Tạp chí Dân vận, (4).
- Việt Hải (2010), "Một số vấn đề về tổ chức thực hiện quy chế công
tác dân vận của hệ thống chính trị", Tạp chí Dân vận, (4).
- Nguyễn Thế Trung (2011), "Những vấn đề trọng tâm trong công tác
dân vận của Đảng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI", Tạp chí Cộng sản, (7).
- Nguyễn Khánh Bật (2011), "Tư tưởng dân vận Hồ Chí Minh trong
thời kỳ cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước", Đặc san Hồ Chí Minh học, (4).
- Trần Viết Hồn (2012), "Đối với dân phải tơn kính và làm gương",
Tạp chí Dân vận, (1).
- Lê Hồng Anh (2012), "Phát huy tiềm năng sáng tạo và vai trò làm
chủ của nhân dân để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng",
Tạp chí Dân vận, (2).
- Hà Thị Khiết (2012), "Củng cố, tăng cường mối quan hệ mật thiết
giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân - Nhiệm vụ trọng tâm của công tác dân
vận của Đảng trong thời kỳ mới", Tạp chí Dân vận, (2).
- Nguyễn Kim Thanh (2012), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác cán
bộ và cán bộ dân vận", Tạp chí Dân vận, (4).

- Hồng Chương (2012), "Một số biện pháp tăng cường cơng tác dân
vận ở cơ sở", Tạp chí Dân vận, (5).
- Hồng Chí Bảo (2012), "Dân vận và thực hiện cơng tác dân vận
theo tư tưởng Hồ Chí Minh: Bắt đầu từ đạo đức", Tạp chí Dân vận, (10),
tr.10-12.
Đây là các bài viết, bài nghiên cứu các tác giả đã đăng trên các báo,
tạp chí nội dung của các bài này đã tập trung làm nổi bật một số vấn đề, như:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh của quần chúng, mối quan hệ giữa Đảng
và dân; vai trò của công tác dân vận và việc học tập phương pháp dân vận của


7
Hồ Chí Minh; và thực hiện tốt cơng tác dân vận sẽ góp phần thắng lợi đại
đồn kết dân tộc. Hơn thế nữa, các bài viết, bài nghiên cứu, người viết ln
nhấn mạnh, đề cao vai trị của cơng tác dân vận trong sự nghiệp đổi mới hiện
nay. Trên cơ sở kế thừa kết quả của các cơng trình nghiên cứu và những gợi
mở của các đề tài, giúp cho tác giả đi sâu vào nghiên cứu đề tài của luận văn.
Tuy nhiên, chưa có bài viết nào nghiên cứu trực tiếp về công tác dân vận trong
đồng bào dân tộc Khmer nói chung và đồng bào dân tộc Khmer ở Sóc Trăng nói
riêng. Đó là vấn đề người viết cần làm sáng tỏ trong luận văn của mình.
* Các luận án, luận văn
- Nguyễn Đình Lam (2006), Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận và sự
vận dụng vào cơng tác vận động nơng dân ở tỉnh Quảng Bình những năm đầu
thế kỷ XXI, Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ
Chí Minh, Hà Nội.
- Bùi Anh Tuấn (2011), Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác
vận động nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh - trật tự của Công an
nhân dân Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Chính trị - Hành
chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
- Nguyễn Chí Cường (2012), Cơng tác dân vận trên địa bàn tỉnh Lai

Châu dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính
trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Trên đây là các cơng trình đã đi vào nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh
về dân vận, các cơng trình đã làm sáng tỏ được khái niệm, nguồn gốc, quá
trình hình thành và một số nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận;
đồng thời đã vận dụng vào công tác vận động nông dân, vận động nhân dân
trong sự nghiệp bảo vệ an ninh - trật tự; hay vận dụng vào vùng có đơng
đồng bào dân tộc như Lai Châu. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có cơng
trình nghiên cứu trực tiếp cơng tác dân vận trong đồng bào Khmer tỉnh Sóc
Trăng, nơi mà cơng tác dân vận cịn nhiều bất cập, tình hình an ninh chính
trị và trật tự an tồn xã hội vùng đồng bào dân tộc từng lúc, từng nơi vẫn


8
còn tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định. Tuy nhiên, những cơng trình trên
là những tài liệu q để tác giả nghiên cứu, tham khảo, kế thừa góp phần
vào sự hồn chỉnh đề tài.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
Nghiên cứu một cách hệ thống nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về
cơng tác dân vận, nghiên cứu thực trạng công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh
Sóc Trăng những năm gần đây. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng cơng tác dân vận của Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng trong đồng dân tộc
Khmer thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích đề ra, luận văn thực hiện những nhiệm vụ chủ
yếu sau:
- Nêu một số quan niệm về dân, dân chủ và công tác dân vận.
- Khái quát những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác
dân vận.

- Khảo sát và phân tích thực trạng cơng tác dân vận của Đảng bộ tỉnh
Sóc Trăng trong những năm 2005 - 2013. Rút ra những nguyên nhân thành
tựu, hạn chế của thực trạng.
- Từ đó, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác dân vận
trong đồng bào dân tộc Khmer của Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng
tác dân vận.
- Thực trạng công tác dân vận trong đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Sóc
Trăng từ năm 2005 - 2013.
4.2. Phạm vi nghiên cứu


9
Luận văn nghiên cứu nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân
vận; nghiên cứu việc vận dụng tư tưởng đó vào cơng tác vận động đồng bào
dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng trong giai đoạn hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Cơ sở lý luận: Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác dân vận.
- Phương pháp nghiên cứu: Vận dụng phương pháp duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin. Cụ thể, luận văn sử
dụng phương pháp lịch sử, lơgic là chủ yếu, ngồi ra cịn sử dụng các phương
pháp khác, như: tổng hợp, thống kê, so sánh… để thực hiện luận văn.
6. Những đóng góp về khoa học của luận văn
- Hệ thống hóa những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng
tác dân dận, đồng thời góp phần làm sáng rõ thực trạng cơng tác dân vận
trong đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng hiện nay.
- Trên cơ sở phân tích thực trạng trên, luận văn sẽ đề xuất những biện

pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác dân vận trong đồng bào dân tộc
Khmer tỉnh Sóc Trăng hiện nay; đồng thời, luận văn cũng xin góp một phần
nhỏ làm nên sự thành cơng của Chương trình hành động về việc thực hiện
Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về "Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới" do Đảng bộ tỉnh Sóc
Trăng đề ra.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn vừa có thể dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, tìm
hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác dân vận, làm tư liệu giảng dạy ở Khoa
Dân vận, Khoa Xây dựng Đảng… trong Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng;
luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu về công tác
dân vận của khối cơ quan Nhà nước, vận dụng vào công tác vận động đồng
bào Khmer ở tỉnh.
8. Kết cấu của luận văn


10
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung chính của luận văn bao gồm 2 chương, 6 tiết.


11
Chương 1
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CƠNG TÁC DÂN VẬN
1.1. MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ DÂN, DÂN CHỦ, CÔNG TÁC DÂN VẬN

1.1.1. Quan niệm về dân
“Dân” là khái niệm đã xuất hiện từ lâu, được dùng phổ biến cả ở
phương Đông lẫn phương Tây, ở mỗi lúc mỗi nơi có cách dùng khác nhau,
chưa thống nhất. Theo thống kê của Đại Từ điển Tiếng Việt thì “Dân” bao

gồm các nghĩa: là người sống trong khu vực địa lý hoặc hành chính, trong
quan hệ với khu vực ấy. Ví dụ: Dân giàu nước mạnh; làm dân một nước độc
lập; dân Việt Nam, dân Thành phố Hồ Chí Minh, dân Hà Nội...; “Dân”
thường thuộc lớp người đông đảo nhất, trong quan hệ với bộ phận cầm quyền,
bộ phận lãnh đạo hoặc qn đội. Ví dụ: Người dân thường; tình qn dân; dễ
trăm lần không dân cũng chịu...; “Dân” chỉ người cùng nghề nghiệp, hồn
cảnh,... làm thành một lớp người riêng. Ví dụ: Dân thợ, dân bn, dân ngụ cư...
Ngồi ra, “Dân” có thể được hiểu theo các quan niệm sau:
1.1.1.1. Quan niệm "Dân" trong lịch sử
* Trong tư tưởng cổ đại Trung Hoa, nhất là các sách của Nho giáo
"Dân" được sử dụng rất nhiều với những tư tưởng tiến bộ, “Kinh thư”, một
tác phẩm trong bộ ngũ kinh của Đạo Nho cho rằng; “Dân duy ban bổn, bổn cố
bang ninh”. Nghĩa là “dân là gốc của nước, gốc có vững thì nước mới yên”
[92, tr.247]. Mạnh Tử, đại biểu xuất sắc của Nho giáo, đã có những đánh giá
đáng chú ý về vai trị của dân. Theo ơng, mọi chế độ đều phải nhằm vào lợi ích
của dân; vì lợi ích của dân cũng là lý do tồn tại của thiên tử, chư hầu. Ơng đã chỉ
ra vị trí của dân trong mối quan hệ với vua và xã tắc: “Dân vi quý, xã tắc thứ
chi, quân vi khinh”, nghĩa là: dân là quý nhất, xã tắc là thứ hai, vua là thường.
Trên đây là những quan niệm tiến bộ về “Dân” trong tư tưởng cổ đại
Trung Hoa, tuy nhiên các quan niệm này không bao gồm tất cả những người
cùng khổ trong xã hội mà chủ yếu là chỉ hạng địa chủ, thương nhân và trí thức.


12
Mặc dù quan niệm về “Dân” còn hạn hẹp nhưng những đánh giá tính tích cực
về vai trị của “Dân” đã ảnh hưởng đến xã hội Việt Nam từ hàng ngàn năm nay
mà chính Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã nghiên cứu, tìm hiểu, vận dụng một
cách sáng tạo trong suốt quá trình hoạt động cách mạng của mình.
* Ở Việt Nam lịch sử hàng ngàn năm dựng và giữ nước đã hun đúc
nên những tư tưởng truyền thống đồn kết và thân dân, đề cao vai trị, sức

mạnh của “Dân”, coi “Dân” là gốc của nước. Trong dân gian Việt Nam từ
xưa đã có câu: “Quan nhất thời, dân vạn đại”, thể hiện một quan niệm triết lý
sâu sắc. Xét về nguồn gốc thì xuất phát điểm “quan” cũng từ dân mà ra, chính
vì vậy, đến thời điểm nào đó thì sẽ “hết quan hồn dân”.
Vai trị của “Dân” trong lịch sử Việt Nam là hết sức to lớn. Trong
những ngày đầu dựng và giữ nước, truyền thuyết “Thánh Gióng” là một ví dụ
cụ thể, cậu bé Gióng đã được nhân dân góp gạo ni cơm để cậu “lớn nhanh
như thổi”, đủ sức mạnh giết giặc Ân cứu nước. Truyền thuyết “An Dương
Vương và Mỵ Châu Trọng Thủy” là một bài học quý báu về sự chủ quan, mất
cảnh giác trước kẻ thù xâm lược; An Dương Vương chỉ dựa vào vũ khí mà
xem nhẹ sức dân, chính vì vậy hậu quả là mất nước. Sức mạnh của “Dân”
còn được thể hiện trong ca dao dân ca được người đời truyền miệng:
“...Bao giờ dân nổi can qua
Con vua thất thế lại ra quét chùa”
“Dân” là những người vốn “chân lấm tay bùn”, “bán mặt cho đất bán
lưng cho trời”, có thể nói họ chỉ biết cày sâu cuốc bẩm, ít quan tâm đến việc
chính sự; nhưng khi họ bất mãn, “nổi can qua” thì có thể lật đổ cả một triều
đại, cả một chế độ.
Các triều đại phong kiến Việt Nam vào thời điểm hưng thịnh, đang lên
hoặc khi đứng trước sự đe dọa của ngoại xâm đều có những nhìn nhận tích
cực về “Dân”, như: Nhà Trần, thế kỷ thứ XIII đã ba lần đại thắng quân xâm
lược Nguyên -Mông hung hãn. Nguyên nhân thắng lợi, như Hưng Đạo Vương
Trần Quốc Tuấn đã ghi rõ là do “Vua tơi đồng tâm, anh em hịa thuận, cả nước


13
góp sức”, để có được sự thắng lợi đó, ngồi sự đồn kết của vua tơi, sự hịa
thuận giữa các anh em binh sĩ thì việc “cả nước góp sức” là hết sức quan
trọng, đó chính là sức mạnh tổng lực. Hơn thế nữa, Trần Quốc Tuấn còn nêu
lên một kế sách để giữ nước mà có lẽ đến ngày hơm nay vẫn cịn ngun giá

trị lịch sử, đó là: “Khoan thư sức dân để làm kế bền gốc, sâu rễ, đó là thượng
sách giữ nước” [48, tr.80].
Nguyễn Trãi, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa nhân
loại, Người đã có những tư tưởng tiến bộ về đề cao vai trò, sức mạnh to lớn
của nhân dân, như trong “Bình Ngơ đại cáo”, Nguyễn Trãi đã xác định muốn
làm việc nhân nghĩa trước hết phải lo “yên dân trừ bạo, tức là tiêu trừ tham
tàn bạo ngược, bảo vệ cuộc sống yên ổn của dân” [80, tr.141].
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Nguyễn Trãi ví sức mạnh của “Dân” như là nước và các triều đại
phong kiến như những con thuyền; nước có thể chở thuyền nhưng cũng có thể
làm lật thuyền bất cứ lúc nào, Người đã đúc kết thành kinh nghiệm: “Chở
thuyền là dân mà lật thuyền cũng là dân” [86, tr.203].
Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược nước ta, trong khi vua quan
nhà Nguyễn dâng đất và ký hiệp ước đầu hàng, thì những người “dân ấp, dân
lân” đã anh dũng đứng lên chống giặc, bảo vệ quê hương, đất nước. Mặc dù,
“Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm”, còn “tập khiên,
tập súng, tập mác, tập cờ mắt chưa từng ngó”. Hình ảnh kiên cường đó của
người nơng dân được nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu khắc sâu trong tác phẩm
“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, tác phẩm thể hiện một tinh thần quyết tâm
chống giặc của người dân lao động; nó như một hồi chng giống lên khẳng
định lịng căm thù giặc, quyết tâm đánh đuổi kẻ thù ra khỏi bờ cõi.
Đầu thế kỷ XX khi thực dân Pháp đặt được ách thống trị lên đất nước
ta phong trào yêu nước của nhân dân ta vẫn bùng lên mạnh mẽ, như phong
trào Cần Vương, Đông Kinh Nghĩa Thục, khởi nghĩa Yên Thế. Đặc biệt là


14
phong trào vận động cách mạng của hai nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu
và Phan Châu Trinh. Trong bản “Thất điều trần” nổi tiếng, Phan Châu Trinh

đã nêu cao vai trị của nhân dân, ơng viết: Vận mệnh nước ta, do nhân dân ta
nắm giữ; bao nhiêu việc chính trị đều do cơng chúng quyết định.
Cùng với quan điểm đó, Phan Bội Châu, một chí sĩ u nước nồng
nhiệt, đã từng xuất dương sang Tàu sang Nhật để tìm đường cứu nước cứu dân.
Nhiệt huyết ấy được thể hiện trong những bức thư gửi quốc dân đồng bào. Cụ đã
có một quan niệm sâu sắc đã khẳng định vai trị to lớn của dân chúng:
“Sơng xứ Bắc, bể phương Đơng
Nếu khơng dân cũng là khơng có gì”
Những quan điểm tiến bộ về “Dân” nói trên trong truyền thống phương
Đông, cụ thể là ảnh hưởng trực tiếp những quan điểm của dân tộc và những tư
tưởng tiến bộ của các nhà triết học Trung Hoa cổ đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
tiếp biến những giá trị tích cực đó, vận dụng sáng tạo trong cuộc đời hoạt động
cách mạng lâu dài, đầy hy sinh gian khổ vì dân, vì nước của Người.
1.1.1.2. Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về “Dân”
Trong suốt chặng đường cứu nước, tư tưởng Hồ Chí Minh về “Dân”
đặc biệt là về sức mạnh của nhân dân càng được khẳng định. Từ việc đúc rút
kinh nghiệm của các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới như cách mạng
Pháp (1789), cách mạng Mỹ (1776), cách mạng tháng Mười Nga (1917), Hồ
Chí Minh đã kết luận về sức mạnh của nhân dân: “Dân khí mạnh thì qn lính
nào, súng ống nào cũng khơng chống lại” [54, tr.297]. Muốn làm cách mạng
thì phải đồn kết dân chúng đánh đổ giai cấp áp bức mình, muốn cách mạng
thành công phải dựa vào lực lượng quần chúng nhân dân... Nói tóm lại, là
phải theo chủ nghĩa Mác - Lênin.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh của quần chúng nhân dân đã gặp
gỡ những quan điểm phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của quần
chúng trong lịch sử. Đây có thể coi là cơ sở có vai trị làm nền tảng, là hạt
nhân để Hồ Chí Minh xây dựng nên quan điểm về “Dân”.


15

Chủ nghĩa Mác quan niệm quần chúng nhân dân bao gồm rộng rãi các
tầng lớp nhân dân, bao gồm đa số công nhân và đa số tất cả những người bị
bóc lột. “Dân” là lực lượng quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Theo Ph.Ăngghen, quần chúng là những người đã đưa mọi việc trở lại nề nếp.
Điều đó có nghĩa là, dù lịch sử xã hội lồi người có phát triển quanh co, phức
tạp nhiều khi hỗn loạn, nhưng rồi nó sẽ trở về ổn định nhờ hoạt động của quần
chúng. Đối với Mác - Ăngghen quần chúng nhân dân chủ yếu bao gồm công
nhân, nông dân.
Lênin cho rằng: “Khái niệm quần chúng sẽ thay đổi theo cái nghĩa
người ta hiểu quần chúng là đa số, và hơn thế nữa chẳng những chỉ là đa số
công nhân, mà là đa số tất cả những người bị bóc lột” [44, tr.38]. Lênin tiếp tục
quan điểm của Mác - Ăngghen khẳng định vai trò quyết định của quần chúng
nhân dân trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, Người cho rằng, chủ nghĩa xã
hội chỉ có thể xây dựng được khi quần chúng đông đảo gấp 10 lần, gấp 100 lần
trước tự bắt tay vào việc xây dựng nhà nước và một đời sống kinh tế mới. Trên
cơ sở đó, Lênin quan niệm "Dân" bao gồm cơng nhân, nông dân và binh sĩ.
Đây là những quan niệm tiến bộ về “Dân”, đối lập hoàn toàn với một số
quan niệm trong xã hội tư bản thời kỳ đó. Tiêu biểu là anh em Brunô Baue và
đồng bọn coi quần chúng chỉ là một dãy số không, một đám đơng vơ nghĩa,
khơng có vai trị gì, khơng là cái gì hoặc nếu có thì chỉ là sức ì, ngu si, đần độn
và là đối tượng của sự phê phán. Nit-xơ coi quần chúng nhân dân khơng phải là
mục đích mà là phương tiện để đi đến mục đích, có nghĩa là quần chúng nhân
dân không phải là đối tượng phục vụ mà chỉ là đối tượng sử dụng. A.Hítle, tên
trùm phátxít Đức, coi quần chúng chỉ là đám người đơn sơ, mơ hồ, yếu đuối và
coi các dân tộc khác, ngoài dân tộc Đức, chỉ là lũ người hạ đẳng, chỉ xứng đáng
là nô lệ và bị thống trị.
1.1.1.3. Quan niệm của Hồ Chí Minh về "Dân"
Tư tưởng về “Dân” của Hồ Chí Minh đã vượt lên trên những tư tưởng
của các bậc tiền bối đương thời, trở thành tư tưởng tiên tiến có vai trị quyết



16
định đối với tiến trình của cách mạng Việt Nam. Quan niệm về “Dân” của
Người là sự kế thừa những hạt nhân hợp lý của tinh hoa văn hóa dân tộc và
nhân loại trên cơ sở tình yêu quê hương đất nước, tấm lòng nhân đạo,... Quan
niệm của Người về “Dân” giản dị, mộc mạc như chính cuộc sống đời thường
của Người vậy. Hồ Chí Minh thường dùng từ “Dân” bên cạnh các từ: nhân
dân, quần chúng nhân dân, đồng bào,... tùy lúc, tùy nơi cho thích hợp. Những
từ đồng nghĩa nêu trên thể hiện rất rõ nội hàm quan niệm “Dân” theo tư
tưởng của Người.
“Dân” chính là mọi người trong cùng một cộng đồng quốc gia dân
tộc, có chung một cội nguồn “con Lạc cháu Hồng” và có cùng mẫu số chung
là những người yêu nước. Đó là những người Việt Nam yêu nước không phân
biệt già, trẻ, gái, trai, giàu, nghèo, không phân biệt tôn giáo, tầng lớp,... Trong
đó, cơng nơng chiếm đại đa số và là gốc của cách mạng. Sau này, Người mở
rộng thêm là công - nơng - trí thức. Điều này một mặt thể hiện đúng quan
điểm giai cấp, quan điểm quần chúng của chủ nghĩa Mác - Lênin, mặt khác lại
mang tính sáng tạo phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và bản sắc của dân tộc
Việt Nam.
Trong Thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Plâycu,
Người viết: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê,
Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam,
đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no
đói giúp nhau” [56, tr.249].
Đến những năm 50 của thế kỷ XX, Người khẳng định: “Nhân dân là: bốn
giai cấp công, nông, tiểu tư sản và tư sản dân tộc” [60, tr.264].
Từ những chỉ dẫn trên, có thể khái quát quan niệm "Dân" trong tư
tưởng Hồ Chí Minh: Bao gồm tất cả những ai tự nguyện nhận mình là con
dân nước Việt, khơng phân biệt vùng miền, dân tộc, tín ngưỡng, tơn giáo,
sang hèn, giàu nghèo; phải đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.



17
1.1.2. Quan niệm về dân chủ
1.1.2.1. Dân chủ theo quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin
C. Mác cho rằng: Trong chế độ dân chủ thì bản thân chế độ nhà nước
hiện ra là một trong những quy định, cụ thể là sự tự quy định của nhân dân” và
nó “ngày càng hướng tới cơ sở hiện thực của nó, tới con người hiện thực, tới
nhân dân hiện thực và được xác định là sự nghiệp của bản thân nhân dân.
Theo V. I. Lênin, “dân chủ là một phạm trù thuộc riêng lĩnh vực chính
trị” và Người cũng giải thích rằng: Nhưng mặt khác, chế độ dân chủ có nghĩa là
chính thức thừa nhận cho mọi người được thừa nhận quyền bình đẳng giữa
những người cơng dân, thừa nhận cho mọi người được quyền ngang nhau trong
việc xác định cơ cấu nhà nước và quản lý nhà nước.
Từ quan niệm trên cho thấy chế độ dân chủ biến nhà nước, cơ quan
quyền lực cao nhất của đất nước thành một cơ quan hoàn toàn phụ thuộc vào xã
hội, đồng thời cũng chỉ ra rằng: “Chế độ dân chủ xuất phát từ con người và biến
nhà nước thành con người được khách thể hóa...khơng phải nhà nước tạo ra nhân
dân mà nhân dân tạo ra chế độ nhà nước” [49, tr.333], phù hợp với nguyện vọng
và ý chí của nhân dân.
1.1.2.2. Dân chủ theo quan niệm của Hồ Chí Minh
Trên cơ sở kế thừa quan niệm dân chủ của các nhà chính trị tiền bối,
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đưa ra quan niệm về dân chủ trong các bài viết,
bài nói như sau:
Người viết: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là người chủ”
[61, tr.382]; “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ” [59,
tr.434]; “Nhân dân là ông chủ nắm chính quyền. Nhân dân bầu ra đại biểu thay
mặt mình thi hành chính quyền ấy. Thế là dân chủ” [60, tr.263]; “chế độ ta là chế
độ dân chủ, tức là tất cả đồng bào các dân tộc đều là người chủ nước nhà” [65,
tr.94]; “nước ta là nước dân chủ, mọi người có quyền làm, có quyền nói” [67,

tr.295]; “Trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa, từ làng xã đến toàn quốc
những người chức trách đều do dân cử ra. Dân tin cậy ai thì người ấy trúng cử và


18
bổn phận những người trúng cử là làm đầy tớ công cộng cho dân chứ không phải
làm quan phát tài” [57, tr.39].
Trên đây là những quan niệm cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
dân chủ, là những quan niệm súc tích, dễ hiểu và phản ảnh đúng thực chất nội
dung và quan niệm của Người về dân chủ.
Mở đầu tác phẩm “Dân vận” (1949), Người viết:
NƯỚC TA LÀ NƯỚC DÂN CHỦ
Bao nhiêu lợi ích đều vì dân.
Bao nhiêu quyền hạn đều của dân.
Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân.
Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là cơng việc của dân.
Chính quyền xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra.
Đoàn thể từ trung ương đến xã do dân tổ chức nên.
Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân [58, tr.232].
Có thể nói, quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ là sự khẳng định
“quyền hạn đều của dân”, “trách nhiệm”, “công việc”, “quyền hành”, “lực
lượng” đều “ở nơi dân”. Đặc biệt, chính quyền và đồn thể từ cấp cao cho đến
cấp thấp nhất “đều do dân cử ra”. Quan niệm đó đã chỉ ra phương thức tổ
chức, vận hành của xã hội dân chủ là chế độ đại diện, ủy quyền mà nhân dân
vẫn khẳng định được quyền làm chủ của mình. Hồ Chí Minh đánh giá rất cao
về dân chủ và thực hành dân chủ. Người cho rằng: “Dân chủ là dựa vào lực
lượng quần chúng, đi đúng đường lối quần chúng” [59, tr.362]. “Có dân chủ
mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến” [57, tr.284] và “có phát
huy dân chủ đến cao độ thì mới động viên được tất cả lực lượng của nhân dân
đưa cách mạng tiến lên” [64, tr.376]. Muốn củng cố và phát triển sự đoàn kết

và thống nhất của Đảng thì: “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường
xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình” [67, tr.622]. Hồ Chí Minh
cho rằng: “Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân” [62, tr.457]. Để làm
cho nhân dân thực sự được hưởng dân chủ và biết dùng quyền dân chủ của


19
mình, dám nói, dám làm, Hồ Chí Minh ln ln khẳng định và làm rõ nội
dung cốt lõi của dân chủ. Đó là, trước hết phải “Giải quyết vấn đề kinh tế
và tài chính thế nào cho hợp lý, cho lợi dân v.v..” [59, tr.42], “phải ra sức
thực hiện những cải cách xã hội, để nâng cao đời sống của nhân dân, thực
hiện dân chủ thực sự” [61, tr.3] và “chế độ kinh tế và xã hội của chúng ta
nhằm thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, trên cơ sở kinh tế xã
hội chủ nghĩa ngày càng phát triển, cách bóc lột theo chủ nghĩa tư bản được
xoá bỏ dần, đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân ngày càng được cải
thiện” [64, tr.376].
Hồ Chí Minh cịn cho rằng, nhiệm vụ của chính quyền Nhà nước dân
chủ là phục vụ nhân dân. Người khẳng định: “Mở rộng dân chủ đi đơi với
tăng cường chun chính để cho chính quyền ta ngày càng thực sự là chính
quyền của nhân dân, phục vụ nhân dân, chống lại kẻ thù của nhân dân” [62,
tr.466]. Người luôn nhắc nhở và đòi hỏi: “...Nhà nước ta phải phát triển quyền
dân chủ và sinh hoạt chính trị của tồn dân...” [64, tr.374]. Hồ Chí Minh nêu
lên những nguyên tắc rất cơ bản để xây dựng một chính quyền dân chủ “vì
dân và do dân”: Chính phủ từ trung ương đến cơ sở do dân bầu cử và lập ra;
nhân dân có quyền giám sát, kiểm tra, phê bình Chính phủ. “Đưa mọi vấn đề
cho dân chúng thảo luận và tìm cách giải quyết” [57, tr.337]. “Dựa vào ý kiến
của dân chúng mà sửa chữa cán bộ và tổ chức của ta” [57, tr.338].
Như vậy, dân chủ theo quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là: Dân là
chủ và dân làm chủ, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân, địa vị của dân là
cao nhất, dân là chủ thể của mọi quyền lực.

1.1.3. Quan niệm về công tác dân vận
1.1.3.1. Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về công tác dân vận
Nghiên cứu lịch sử đấu tranh giai cấp từ 1848, đặc biệt là thời kỳ
Công xã Pari và phong trào đấu tranh của công nhân cho chủ nghĩa xã hội vào
những năm cuối thế kỷ XIX, trong Lời nói đầu tác phẩm “Đấu tranh giai cấp
ở Pháp từ 1848 đến 1850” C.Mác và Ph.Ăngghen đã viết:


20
Đã qua rồi thời kỳ đột kích, thời kỳ những cuộc cách mạng do
những nhóm thiểu số tự giác cầm đầu những quần chúng không tự
giác tiến hành. Ở nơi nào mà vấn đề đặt ra là phải cải tạo hồn tồn
chế độ xã hội, thì bản thân quần chúng phải tự mình tham gia cơng
cuộc cải tạo ấy, phải tự mình hiểu rõ vì sao phải tiến hành đấu tranh,
vì sao mình phải đổ máu và hy sinh tính mạng [51, tr.775].
Từ chỉ dẫn nêu trên cho thấy, từ giữa thế kỷ XVIII trở lại đây, các
cuộc cách mạng xã hội khơng phải do những cá nhân, những nhóm người nhỏ
bé cầm đầu, những quần chúng không tự giác tiến hành. Trái lại, từ những
năm cuối thế kỷ XIX trở đi, những cuộc cách mạng xã hội muốn thắng lợi
phải do các chính đảng có lý luận tiền phong của các giai cấp lãnh đạo. Các
đảng đó phải biết thuyết phục, giác ngộ và tập hợp đông đảo quần chúng,
huấn luyện quần chúng dám xả thân đấu tranh mới giành được thắng lợi.
Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ: sức mạnh của quần chúng nhân dân là
vô địch; cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Tuy nhiên, quần chúng nhân
dân chỉ có thể phát huy được sức mạnh của mình khi họ được tổ chức lại.
Trong “Tun ngơn của Đảng Cộng sản”, C.Mác và Ph.Ăngghen viết:
“Mục đích trước mắt của những người cộng sản cũng là mục tiêu trước mắt của
tất cả các đảng vô sản khác: tổ chức những người vô sản thành giai cấp, lật đổ sự
thống trị của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản giành lấy chính quyền” [50, tr.615].
Phát triển tư tưởng của C.Mác và Ăngghen, V.I.Lênin khẳng định:

“Không một phong trào cách mạng nào mà lại vững chắc được nếu không có
một tổ chức ổn định và duy trì được tính liên tục...” [43, tr.158]. Chính vì vậy,
V.I.Lênin nhấn mạnh “hãy cho chúng tôi một tổ chức những người cách
mạng, và chúng tôi sẽ đảo ngược nước Nga lên” [43, tr.162].
Về công tác dân vận, chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ cần phải dùng
phương pháp nêu gương và giúp đỡ quần chúng; phải mở rộng dân chủ, công
khai, tôn trọng ý kiến quần chúng, không được dùng mệnh lệnh áp đặt ý kiến
chủ quan của cá nhân lãnh đạo đối với họ. Đây là nguồn gốc lý luận chủ yếu


21
để Hồ Chí Minh hình thành và hồn chỉnh con đường cách mạng Việt nam nói
chung, về tư tưởng dân vận nói riêng.
1.1.3.2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về cơng tác dân vận
Chủ tịch Hồ Chí Minh là bậc thầy, là tấm gương sáng về công tác dân
vận. Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng của mình Người đã tổng kết
thực tiễn, phát triển lý luận về công tác vận động quần chúng. Trước hết là sự
tiếp thu, phát triển sáng tạo quan điểm “cách mạng là sự nghiệp của quần
chúng” của Mác - Lênin, kết hợp với truyền thống đoàn kết toàn dân để dựng
nước và giữ nước của dân tộc ta qua hàng ngàn năm lịch sử. Chính vì vậy, tư
tưởng của Hồ Chí Minh về vai trò của quần chúng nhân dân chiếm một vị trí
lớn, mãnh liệt trong các bài viết, bài nói của Người. Khái niệm dân, nhân dân,
quần chúng, đồng bào mà Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng là đồng nghĩa, nhưng
tùy lúc, tùy nơi Người dùng cho thích hợp.
Giữa những ngày kháng chiến chống thực dân Pháp đầy gian khổ,
ngày 15 tháng 10 năm 1949, trên báo Sự thật, cơ quan tuyên truyền kháng
chiến của Hội nghiên cứu chủ nghĩa C.Mác ở Đông Dương, thực chất là cơ
quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Đơng Dương, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
viết một bài báo quan trọng có đầu đề là “Dân vận”. Bài báo chứa đựng
những tư tưởng cơ bản, được viết một cách dễ hiểu về công tác vận động nhân

dân của Đảng và Nhà nước ta. Đặc biệt là khái niệm về dân vận, theo Người:
"Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân khơng để sót một
người dân nào, góp thành lực lượng tồn dân, để thực hành những cơng việc nên
làm, những cơng việc Chính phủ và Đồn thể đã giao cho" [58, tr.232].
Khái niệm dân vận của Người nêu bật ba vấn đề chính
Dân vận là huy động "lực lượng của mỗi người dân" tham gia vào sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lực lượng của mỗi người dân được tạo
nên bởi nhiều nhân tố, như: đức và tài, hồng và chuyên, phẩm chất và năng
lực, sức lực và trí tuệ, tinh thần và vật chất... Hồ Chí Minh địi hỏi cơng tác
dân vận khơng chỉ dừng lại ở việc vận động, tuyên truyền giáo dục chung
chung mà phải đi sâu vào tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của từng người dân.


22
Chỉ có như vậy mới động viên, phát huy tính tích cực, sáng tạo của mỗi
người, biến tiềm năng, khả năng của họ trở thành hiện thực. Có thể coi đây là
chiều sâu của công tác dân vận.
Dân vận phải huy động lực lượng của tất cả mọi người "không để sót
một người dân nào". Thực hiện tốt điều đó mới có thể xây dựng được khối đại
đồn kết tồn dân tộc để đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mĩ, tiến lên xây
dựng chủ nghĩa xã hội, một cơng việc khó khăn hơn thắng đế quốc, phong kiến.
Có thể coi đây là bề rộng của cơng tác dân vận theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Theo
Người nhân dân bao gồm mọi tầng lớp người trong xã hội cùng có chung một
vận mệnh, một cuộc sống, một tương lai, tiền đồ, một truyền thống lịch sử.
Dân vận là vận động quần chúng nhân dân làm cách mạng "đem tài
dân, sức dân, của dân để làm lợi cho dân". Theo Hồ Chí Minh, dân vận là vận
động tồn dân và mỗi người đem đức và tài, sức lực và của cải, khả năng và
thực lực để thực hành những việc nên làm từ xây dựng, giữ gìn bảo vệ thơn
bản, phum sóc kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Không chỉ đưa ra khái niệm, Người cịn đề ra quy trình, lực lượng,

phương thức dân vận nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Từ việc phân tích trên, có thể thấy cơng tác dân vận theo quan niệm
của Hồ Chí Minh là cơng việc của tồn bộ hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo
của Đảng, tiến hành tuyên truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục mọi người
dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng,
Nhà nước nhằm phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của nhân dân trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
1.2. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CƠNG TÁC DÂN VẬN

1.2.1. Vị trí, vai trị của cơng tác dân vận
1.2.1.1. Phát huy vai trò của nhân dân trong cách mạng, vận động
quần chúng tham gia vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, chấn hưng đất nước
Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định nhân dân là người làm nên lịch sử,
sự nghiệp cách mạng là của nhân dân; nhân dân sáng tạo ra mọi của cải vật


23
chất và những giá trị tinh thần của xã hội. Mục tiêu của cách mạng vơ sản là
giải phóng con người, giải phóng xã hội. Lực lượng để tiến hành cách mạng
vô sản là quần chúng nhân dân. Sức mạnh của quần chúng sẽ được tăng lên
gấp nhiều lần mà khơng kẻ thù nào có thể ngăn cản nổi mỗi khi họ được giác
ngộ, được tổ chức lại thành đội quân cách mạng thật sự. Đảng Cộng sản phải
đảm nhận nhiệm vụ đó.
Vận dụng quan điểm của C.Mác và V.I.Lênin vào thực tiễn cách mạng
Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm nhân dân Việt Nam là tất cả những
người Việt Nam không phân biệt dân tộc, giai cấp, tơn giáo, tín ngưỡng, tầng lớp
xã hội, lứa tuổi, giới tính, ngành nghề,v.v. những người khơng đi ngược lại lợi ích
của quốc gia, của dân tộc và cả những người Việt Nam ở nước ngoài.
Người đã khẳng định rõ vị trí, vai trị quan trọng của nhân dân đối với
quốc gia và cách mạng. Nhân dân là gốc của nước, là lực lượng to lớn của cách

mạng, Người đã khẳng định: “Trong bầu trời khơng gì q bằng nhân dân. Trong
thế giới khơng gì mạnh bằng lực lượng đồn kết của nhân dân” [62, tr.453].
“Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, chứ không phải là sự
nghiệp của cá nhân anh hùng nào. Thành công của Đảng ta là ở nơi Đảng ta
đã tổ chức và phát huy lực lượng cách mạng vô tận của nhân dân, đã lãnh đạo
nhân dân phấn đấu dưới lá cờ tất thắng của chủ nghĩa Mác - Lênin” [64,
tr.672]. “Thiên thời” không bằng “địa lợi”, “địa lợi” khơng bằng “nhân hịa”.
Nhân hịa là quan trọng hơn hết. Nhân dân là lực lượng cơ bản của cách
mạng. Nước lấy dân làm gốc, làm nền tảng vững chắc:
“Gốc có vững cây mới bền
Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân” [57, tr.502].
Trong “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” (11-6-1948), Bác lại nói:
Cách làm là: dựa vào:
Lực lượng của dân,
Tinh thần của dân, để gây:
Hạnh phúc cho dân [57, tr.556].


24
Kinh nghiệm trong nước và các nước đều chứng tỏ cho chúng ta biết:
Có lực lượng của quần chúng, việc to tác mấy, khó khăn mấy cũng làm được,
khơng có dân thì việc gì làm cũng khơng xong. Có thể nói, dân chúng biết giải
quyết nhiều vấn đề một cách đơn giản, mau chóng, đầy đủ, mà những người
tài giỏi, những đồn thể to lớn nghĩ mãi khơng ra.
“Dễ mười lần khơng dân cũng chịu
Khó trăm lần dân liệu cũng xong” [67, tr.280].
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, nhưng quần chúng
nhân dân không được tổ chức và giác ngộ thì chỉ là một đám đơng khơng có
sức mạnh. Quần chúng nhân dân có sức mạnh vơ địch khi được giác ngộ, tập
hợp lại, đoàn kết dưới sự lãnh đạo theo một đường lối đúng đắn của Đảng.

Trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, C.Mác và Ph.Ăngghen đã viết:
“Mục đích trước mắt của những người cộng sản cũng là mục đích trước mắt
của tất cả các đảng vô sản khác: tổ chức những người vô sản thành giai cấp,
lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, giai cấp vơ sản giành lấy chính quyền”
[50, tr.615]. C.Mác và Ph.Ăngghen kêu gọi: “Vô sản tất cả các nước đồn kết
lại”. V.I.Lênin đã vận dụng tư tưởng đó vào thời đại của mình, Người kêu gọi:
“Vơ sản tất cả các nước, các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”.
Ý thức sâu sắc được điều đó nên vấn đề dân vận, vận động quần chúng
tham gia vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, chấn hưng đất nước được Hồ Chí
Minh đặt ra từ rất sớm. Năm 1923, trong “Thư gửi các bạn cùng hoạt động ở
Pháp”, Hồ Chí Minh đã nêu lên những vấn đề cơ bản của công tác dân vận:
“Đối với tôi, câu trả lời đã rõ ràng: trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh
họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do
độc lập” [53, tr.209].
Khi chưa có điều kiện tiếp xúc với trong nước, Bác thành lập Hội Liên
hiệp thuộc địa và ra các sách báo để giác ngộ người lao động (Người cùng
khổ - Le Paria, Bản án chế độ thực dân Pháp - Le Procès du Colonialisme
Francais), gia nhập và hoạt động trong các tổ chức cơng nhân nước ngồi


25
(Cơng đồn hải ngoại Anh 1913, Cơng đồn kim khí Pháp 1919...). Khi có
điều kiện, Người liền bắt tay vào việc viết tài liệu huấn luyện và tổ chức các
lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ để đưa về nước giác ngộ, vận động công nhân
và nhân dân làm cách mạng (Những năm 1925 - 1926 ở Trung Quốc).
Hồ Chí Minh đã chỉ ra mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân trong thư
Bác “Gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng” đề ngày 17/10/1945,
Người viết: “Nếu khơng có nhân dân thì Chính phủ khơng đủ lực lượng. Nếu
khơng có Chính phủ, thì nhân dân khơng ai dẫn đường. Vậy nên Chính phủ
với nhân dân phải đồn kết thành một khối” [56, tr.64]. Chính vì vậy, cách

mạng trước hết cần có Đảng. Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của cách
mạng, một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Đảng là “trong thì vận động
và tổ chức dân chúng, ngồi thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai
cấp mọi nơi” [54, tr.289].
1.2.1.2. Cơng tác dân vận có tính chất quyết định đến sức mạnh của
Đảng và thắng lợi của cách mạng
Từ lý luận đến thực tiễn đều khẳng định, ai nắm được nhân dân người
đó sẽ chiến thắng. Sức mạnh của cá nhân, của tổ chức chính trị chỉ có thể có
được từ sự ủng hộ của nhân dân. Đảng Cộng sản Việt Nam muốn có sức mạnh
thật sự thì phải thu phục được nhân dân, tập hợp được lực lượng của các tầng
lớp nhân dân, phải được sự tín nhiệm của cả dân tộc. Để đạt tới yêu cầu đó,
Đảng phải làm tốt công tác dân vận. Mặt khác, Đảng Cộng sản Việt Nam
mang bản chất giai cấp công nhân, Đảng có nhiệm vụ bảo vệ lợi ích của giai
cấp cơng nhân và nhiệm vụ chính trị của Đảng địi hỏi Đảng phải thực hiện
công tác dân vận. Tiến hành công tác dân vận, Đảng đi sâu đi sát trong quần
chúng, nắm được tình hình của dân chúng, nhu cầu, nguyện vọng của họ, điều
kiện, khả năng của họ, từ đó, Đảng có cơ sở để hoạch định đường lối, chủ
trương, chính sách đúng. Thực hiện cơng tác dân vận, Đảng động viên, tập
hợp mọi lực lượng trong nhân dân để thực hiện thành cơng đường lối của
mình. Thực hiện cơng tác dân vận, Đảng thể hiện vai trị lãnh đạo của Đảng


×