Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Sáng kiến gõ phím bằng 10 ngón môn tin học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.29 KB, 6 trang )


2

BIỆN PHÁP
“Một số biện pháp rèn kĩ năng gõ phím bằng 10 ngón tay cho học sinh lớp 3”
I. MỤC ĐÍCH
Tin học là mơn học mang tính khoa học và công nghệ, tốc độ phát triển và
thay đổi rất nhanh nên chương trình phải có tính cập nhật cao.
Ngày nay với sự phát triển nhảy vọt của khoa học công nghệ nói chung của
ngành Tin học nói riêng, với những tính năng ưu việt, tin học là một phần khơng
thể thiếu của nhiều ngành trong cuộc sống xây dựng và phát triển xã hội. Đào tạo
nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, mở cửa và hội nhập, hướng tới nền
kinh tế tri thức của nước ta nói riêng và thế giới nói chung.
Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên Ngành giáo dục đã đưa mơn
Tin học vào trong nhà trường và ngay từ bậc Tiểu học học sinh được tiếp xúc với
môn Tin học để làm quen dần với lĩnh vực công nghệ thông tin và giúp cho đất
nước tạo ra được những thế hệ cơng dân có đủ năng lực, khả năng để tiếp cận và
phát huy hơn nữa những thành tựu đó.
Tuy nhiên để học sinh cấp tiểu học nhận thức được vấn đề này thì mỗi người
giáo viên chúng ta phải là người hướng dẫn các em ngay từ những bước đầu chập
chững bước vào thế giới của công nghệ thông tin và hơn ai hết đó chính là những
giáo viên phụ trách giảng dạy bộ môn Tin học tại các trường tiểu học.
Xuất phát từ tình hình thực tế của giáo dục nước ta và đặc trưng của môn
học mà từ việc xác định mục tiêu, xây dựng nội dung, hình thành phương pháp, tổ
chức dạy học, ... đều cần phải thực hiện một cách linh hoạt, với những hình thức đa
dạng để vừa đảm bảo được yêu cầu cơ bản cũng như nâng cao trong quá trình dạy
học.
II. NỘI DUNG
1. Thực trạng
Trong năm học 2020 – 2021, tôi được phân cơng giảng dạy mơn tin học lớp
3. Trong q trình tôi giảng dạy môn tin tôi thây một số thực trạng như sau:


- Thuận lợi:
+ Học sinh đặt đúng tay trên bàn phím tuy nhiên chỉ cần giáo viên chuyển
hướng quan sát sang học sinh khác thì học sinh lại đặt sai tay và gõ khơng đúng 10
ngón.
+ Vì chỉ chú ý vào bàn phím nên lúc ban đầu luyện gõ có thể sẽ gõ nhanh
hơn tuy nhiên về lâu dài sẽ chậm hơn người nắm rõ bàn phím và khơng cần nhìn
vào bàn phím.
- Hạn chế:
+ Đa số học sinh chỉ chú ý việc gõ nhanh (có thể đặt tay và gõ chưa đúng)
chứ không quan trọng việc gõ đúng.


3

+ Dựa dẫm tồn bộ vào bàn phím vật lí dẫn đến việc ngồi không đúng tư thế
và thiếu khoa học.
2. Nguyên nhân.
- Do các em chưa lắm chắc được các kiến thức.
- Ít khi được thực hành trên máy tính bằng các phần mềm luyện gõ phím.
- Giáo viên yêu cầu còn hơn cao đối với các em học sinh lớp 3.
- Khả năng tương tác của Giáo viên với học sinh và phụ huynh học sinh
còn hạn chế.
3. Nội dung:
- Nội dung: Giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản khi luyện gõ phím
bằng 10 ngón, kết hợp giữa các phần mềm luyện gõ phím để luyện gõ phím thường
xuyên, lên kế hoạch tiết dạy nhẹ nhàng hợp lý. Qua đó hệ thống kiến thức 1 cách
khoa học đồng bộ giữa lý thuyết và thực hành tạo hứng thú trong môn học và nâng
cao chất lượng học sinh. Và từ đây cũng là tiền đề là cơ sở để các em học các phần
tiếp theo của môn học.
4. Các biện pháp được tiến hành thực hiện như sau:

Biện pháp 1. Giúp học sinh nắm vững kiến thức.
Mục đích: - Các em cần nắm và nhớ được vị trí của các kí tự trên từng hàng
phím và tồn bàn phím (những phím đã được học) đặc biệt là hai phím có gai là F
và J nằm trên hàng phím cơ sở. Hai phím này sẽ làm mốc để em đặt tay lên bàn
phím.
Cách thực hiện: - Thường xuyên nhắc nhở học sinh cách đặt tay đúng vị trí
và phải luyện gõ đúng 10 ngón tay theo quy tắc đã được học. Làm cho học sinh
thấy được việc gõ bàn phím bằng 10 ngón tay giúp chúng ta gõ phím được nhanh
hơn và chính xác hơn, tiết kiệm được thời gian và công sức của em trong khi gõ.
- Ngoài ra giáo viên cần nhấn mạnh và định hướng cho học sinh hiểu rằng
việc tập luyện gõ chính xác bằng 10 ngón tay là một cơng việc được kéo dài trong
suốt thời gian học phổ thông và ngay cả sau này khi làm việc với máy tính trong
suốt cuộc đời của mình. Mục đích cuối cùng là sau khi tốt nghiệp bậc phổ thơng,
các em ra trường sẽ có một kĩ năng gõ bàn phím tốt.
- Giáo viên phải quan tâm đến từng đối tượng học sinh, nhất là những học
sinh yếu, những học sinh còn lúng túng trong việc đặt tay lên bàn phím sao cho
đúng.
- Sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị có sẵn, các phần mềm hỗ trợ phục
vụ công tác giảng dạy môn Tin học để làm sinh động cho tiết dạy.
- Nghiên cứu, tìm tịi, học hỏi để tìm ra những giải pháp mới kích thích được
sự đam mê, hứng thú của học sinh đối với môn Tin học.


4

- Muốn có giờ dạy đạt hiệu quả cao, bản thân mỗi giáo viên dạy bộ môn Tin
học phải tự nhận thức được cần phải có kế hoạch bồi dưỡng Tin học cho bản thân
bằng cách tự tìm tịi, tham khảo các tài liệu có liên quan và có thể học hỏi từ đồng
nghiệp trong trường cũng như các giáo viên dạy Tin học ở trường bạn.
Biện pháp 2: Thực hành kỹ năng gõ phím qua các phần mềm luyện gõ

phím.
Mục đích: Rèn cho học sinh quen cách đặt tay và quen cách gõ các phím trên
hàng phím qua các phần mềm luyện gõ phím.
Cách thực hiện: - Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy: Trong chương
Em tập gõ 10 ngón, học sinh có thể luyện tập gõ bàn phím với phần mềm Mario và
làm quen thêm phần mềm Typer Shark sau khi đã nắm được lý thuyết gõ phím. Vì
lúc này học sinh đã có thể quen với cách đặt tay lên bàn phím.
- Trong các tiết thực hành, tơi lồng ghép cho học sinh tìm hiểu thêm về phần
mềm luyện gõ phím, đây là phần mềm luyện gõ vừa mang tính giải trí vừa giúp các
em.
Biện pháp 3: Lên kế hoạch tiết dạy nhẹ nhàng, hợp lý.
Mục đích: Giúp cho hoạt động học tập đạt hiệu quả tốt nhất. Giáo viên hoàn
thành nhiệm vụ giảng dạy, học sinh học và tiếp thu bài tốt.
Cách thực hiện:
- Đối với tiết dạy lý thuyết:
+ Giáo viên phải phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, để học sinh
tự phát hiện vấn đề, đặt học sinh vào vị trí trung tâm của vấn đề, giáo viên chỉ đóng
vai trò là người gợi ý, hướng dẫn, chỉnh sửa những ý kiến của các em. Vì đặc thù
đây là mơn học cần phải thực hành nên giáo viên ghi ngắn gọn, xúc tích, dễ học, dễ
vận dụng vào thực hành.
+ Giáo viên cần xác định mục tiêu của bài học: Kiến thức trọng tâm, kĩ năng
cần đạt và thái độ tình cảm của học sinh.
- Đối với tiết thực hành:
+ Giống như tiết lý thuyết, để được kết quả cao thì tiết thực hành giáo viên
cũng phải xác định được kiến thức, kĩ năng, thái độ tình cảm cần đạt.
+ Chuẩn bị phòng máy cũng như cài đặt các phần mềm cần thiết cho tiết dạy.
+ Trong khi thực hành, giáo viên nêu vấn đề, yêu cầu và nội dung thực hành,
hướng dẫn các kĩ năng, thao tác trong bài thực hành, thao tác mẫu cho học sinh
quan sát. Tổ chức hướng dẫn các nhóm thực hành, gợi mở, khuyến khích học sinh
tích cực hoạt động.

+ Chỉ rõ những kĩ năng, thao tác dành cho từng đối tượng học sinh


5

+ Kịp thời phát hiện những cá nhân, nhóm thực hành khơng có hiệu quả để
uốn nắn, điều chỉnh.
+ Ln có ý thức trách nhiệm trợ giúp, tránh can thiệp sâu làm hạn chế khả
năng độc lập sáng tạo của học sinh.
+ Trong lúc thực hành, giáo viên có thể đưa ra nhiều cách để thực hiện thao
tác giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng.
+ Xây dựng mối quan hệ thân thiện, hợp tác giữa cô với trị, trị với trị trong
mơi trường học tập an tồn.
+ Giáo viên có thể kiểm tra hiệu quả làm việc của các nhóm bằng cách chỉ
định 1 học sinh trong nhóm thực hiện lại các thao tác đã thực hành. Làm như vậy
các em sẽ tự giác và có ý thức hơn trong học tập.
+ Giáo viên cũng nên có nhận xét ngắn gọn về tình hình làm việc của các
nhóm để kịp thời động viên, khuyến khích các cá nhân, nhóm thực hành tốt và rút
kinh nghiệm đối với các cá nhân, nhóm chưa thực hành tốt.
Biện pháp 4: Nâng cao tương tác đa chiều: Giáo viên - học sinh - PHHS
Mục tiêu: Giúp cho hoạt động học tập đạt hiệu quả tốt nhất. Giáo viên hoàn
thành nhiệm vụ giảng dạy, học sinh học và tiếp thu bài tốt.
Cách thực hiện:
• Học sinh - Học sinh:
Tơi giao bài tập theo nhóm, mỗi nhóm có thể từ 2 đến 5 em, các em một số
đề tài: để các em trao đổi thảo luận nhóm.
• Giáo viên - Học sinh
Tơi ln quan tâm khuyến khích phát huy tính sáng tạo của học sinh, luôn
trao đổi thông tin 2 chiều giữa cô và trị.
• Giáo viên - Phụ huynh học sinh

Ví dụ: - Giáo viên thơng qua các nhóm zalo để trao đổi chuyện học tập tại
lơp của học sinh và thông qua nhóm Zalo này giáo viên có thể giao các bài tập ở
nhà cho học sinh. Trao đổi thông tin giữa giáo viên và phụ huynh học sinh.
5. Hiệu quả, ích lợi thu đươc hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp:
- Qua quá trình tìm hiểu và thực hiện, đến thời điểm hiện tại, tôi nhận thấy
học sinh gõ tốt hơn, mạnh dạn, tự tin hơn khi tương tác với máy tính.
- Đa số học sinh nắm được các phím trên bàn phím, thực hiện gõ phím
khơng cần nhìn vào bàn phím vật lý.
- Thực hiện đúng tư thế ngồi với máy tính, gõ phím một cách tự tin và khoa
học.
- Kết quả khi thực hiện biện pháp:


6
Bảng 1. Kết quả thực trạng học môn Tin học trước
khi thực hiện đề tài
(Đánh giá cuối HKI năm 2020-2021)

Bảng 2. Kết quả học môn Tin học khối 3 sau khi áp
dụng đề tài
(Đánh giá cuối HKII năm 2020-2021)

Lớp SS

Lớp SS

3A

Hoàn

thành
Tốt

Hoàn
thành

SL

%

SL

%

36 11

30.
5

25

69.
5

3B

36

9


25.
0

27

75.
0

3C

34

9

26.
5

25

73.
5

Chưa
HT
SL %
0

0,0

0


0,0

0

0,0

Hoàn
thành
Tốt
SL

%

Hoàn
thành
SL

%

3A

36 13 36,1 23 63,9

3B

36 16

3C


Chưa
HT
SL %
0

0,0

55.
6

0

0,0

34 11 32,4 23 67,6

0

0,0

44.
4

20

So sánh với bảng tổng hợp trước khi áp dụng chuyên đề (Bảng 1), kết quả học
tập môn Tin học sau khi áp dụng chuyên đề (Bảng 2) cho thấy: tỷ lệ học sinh hoàn
thành xuất sắc tăng lên rõ rệt. Ngoài ra, các em học sinh trong Khối 3 đã có sự tiến
bộ rõ về các thao tác, kỹ năng thực hành trên máy.
3.4. Lợi ích và phạm vi áp dụng biện pháp

Lợi ích: Nhờ có biện pháp mà qua đó giúp học sinh hứng thú với môn Tin và
nâng cao chất lượng học sinh cũng như khả năng thực hành.
Phạm vi áp dụng sáng kiến: Khối 3 trường Tiểu học Hùng Sơn
* Cam kết: Tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và không
sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
Xác nhận của cơ quan, đơn vị
(Chữ ký, dấu)

Tác giả biện pháp
(Chữ ký và họ tên)

Đỗ Thị Minh



×