Sáng kiến kinh nghiệm môn Tin học Trường Tiểu học Trung Hải
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời đại hiện nay sự bùng nổ công nghệ thông tin đã tác động đến
công cuộc phát triển kinh tế xã hội loài người. Sự phát triển như vũ bảo của
ngành khoa học công nghệ đã đem lại những thành tựu to lớn trong mọi hoạt
động của loài người.
Đối với ngành giáo dục cũng vậy, việc đưa tin học vào giảng dạy cho
học sinh ngay từ cấp tiểu học cũng nhằm mục đích tạo ra được những thế hệ
công dân có đủ năng lực, khả năng để tiếp cận và phát huy hơn nữa những
thành tựu đó.
Tuy nhiên để học sinh cấp tiểu học nhận thức được vấn đề này thì mỗi
người giáo viên chúng ta phải là người hướng dẫn, dìu dắt các em ngay từ
những bước đầu chập chững bước vào thế giới của công nghệ thông tin và hơn
ai hết đó chính là những giáo viên phụ trách giảng dạy môn Tin học tại các
trường tiểu học. Chúng ta cần nhận thức rõ hơn vấn đề này để từ đó có những
biện pháp để giúp đỡ các em. Đối với học sinh tiểu học tiếp cận với công nghệ
thông tin (môn Tin học) chỉ ở mức độ đơn giản và là môn học tự chọn (không
bắt buộc). Nội dung học tập chủ yếu:
- Làm quen với việc sử dụng máy tính.
- Sử dụng những thiết bị thông dụng: (chuột, bàn phím, màn hình,
sử dụng thiết bị ngoại vi thông dụng (đĩa và ổ đĩa mềm, đĩa và ổ
đĩa CD-ROM, …); sử dụng phương tiện giao tiếp phổ biến (bảng
chọn, biểu tượng); …
- Sử dụng phần mềm trò chơi mang tính giáo dục.
- Khai thác phần mềm hỗ trợ việc dạy học những môn học khác.
- Sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản.
- Sử dụng phần mềm đồ họa.
- Học tập thông qua hoạt động trong một vi thế giới (LOGO) với
mức độ tương tác trực tiếp tốt mà không thiên về dạy học lập trình.
- Bước đầu làm quen với Internet.
Người thực hiện: Nguyễn Long Khánh Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm môn Tin học Trường Tiểu học Trung Hải
Tin học là môn học tự chọn, nội dung học tập đơn giản nhưng không vì
thế mà giáo viên chúng ta tỏ ra lơ là thiếu nhiệt huyết vì đây chính là môn học
nền tảng cho khả năng phát triển về Tin học cho các em sau này.
Trong quan điểm xây dựng chương trình môn Tin học của BGD&ĐT
cũng nêu rõ: Mỗi địa phương cần kết hợp chặt chẽ với các cơ sở Tin học ngoài
xã hội, các tổ chức kinh tế, các dự án về Tin học, các phương tiện truyền thông
đại chúng, tiếp tục phát huy vai trò chủ động, tích cực của các địa phương, các
trường để mở rộng khả năng đáp ứng nhu cầu về dạy và học Tin học. Bộ Giáo
dục chấp nhận sự đầu tư ưu tiên so với các môn học khác trong việc đào tạo bồi
dưỡng giáo viên, trang bị các phương tiện cần thiết cho việc dạy và học Tin
học. Vậy làm thế nào để giúp học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 5 nói
riêng học tốt môn Tin học? Có rất nhiều biện pháp, hình thức, …
Trong đề tài này tôi mạnh dạn đưa ra biện pháp của cá nhân tôi được đúc
kết qua những năm giảng dạy Tin học cho học sinh tiểu học. Đó là biện pháp
thông qua việc luyện gõ bàn phím bằng 10 ngón để tạo hứng thú học tập môn
Tin học cho học sinh khối lớp 5. Để các bạn đồng nghiệp cùng thảo luận và đưa
ra những giải pháp tốt hơn trong giảng dạy môn Tin học cho học sinh.
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của cấp trên, của BGH nhà trường trong việc trang
bị các thiết bị (máy tính, máy chiếu) để phục vụ công tác giảng dạy môn Tin
học.
- Sự quan tâm của tổ chuyên môn và các đồng nghiệp tạo điều kiện giúp
đỡ hoàn thành công tác giảng dạy.
- Đa số các em yêu thích môn Tin học, say mê tìm tòi những kiến thức,
những phần mềm Tin học.
2. Khó khăn:
- Phòng máy chưa đủ máy tính để học sinh thực hành, làm ảnh hưởng
đến việc thực hành của học sinh.
Người thực hiện: Nguyễn Long Khánh Trang 2
Sáng kiến kinh nghiệm môn Tin học Trường Tiểu học Trung Hải
- Trường có hai phòng máy nằm ở hai khu vực nên gặp khó khăn trong
việc sắp xếp và bố trí các máy.
III. NỘI DUNG
1. Tên đề tài:
Tạo hứng thú học tập môn Tin học cho học sinh lớp 5 thông qua biện
pháp giúp học sinh luyện gõ thành thạo bàn phím bằng 10 ngón.
2. Thực trạng:
Khi dạy cho học sinh lớp 5 thực hành luyện gõ bàn phím bằng 10 ngón,
đa số các em thường không đặt tay đúng vị trí và không gõ đúng các ngón tay
theo hướng dẫn của giáo viên mà các em thường chỉ dùng hai ngón tay trỏ của
hai bàn tay để gõ. Qua trao đổi với các giáo viên dạy tin học ở những trường
khác thì hiện tượng này cũng thường xuyên xảy ra. Vậy nguyên nhân từ đâu mà
học sinh thường chỉ dùng hai ngón tay trỏ để gõ phím?
Qua kinh nghiệm giảng dạy môn Tin học những năm qua tôi đã tìm tòi,
nghiên cứu và nhận thấy những hạn chế nêu trên là do các nguyên nhân sau
đây:
a. Về phía học sinh:
Độ tuổi của các em là tuổi hiếu động, ham chơi do đó khi giáo viên
hướng dẫn thực hiện các em rất mau quên. Các em không nhớ được vị trí các kí
tự trên bàn phím do đó sẽ rất khó khăn khi luyện gõ bàn phím.
b.Về phía giáo viên:
Chưa quan tâm đúng mức đến các em trong giờ thực hành luyện gõ. Vì
nghĩ rằng các em đã được hướng dẫn cách thức luyện gõ và đã từng thực hành
luyện gõ bàn phím với phần mềm từ những lớp dưới (các em đã thực hành
luyện gõ bàn phím từ năm lớp 3 và lớp 4).
Giáo viên chưa có những cải tiến mới trong giảng dạy.
3. Giải pháp:
3.1. Về phía học sinh:
Người thực hiện: Nguyễn Long Khánh Trang 3
Sáng kiến kinh nghiệm môn Tin học Trường Tiểu học Trung Hải
Các em phải học thuộc và nhớ được vị trí của các kí tự trên từng hàng
phím và toàn bàn phím (những chữ cái) vì có thuộc và nhớ được vị trí các kí tự
trên bàn phím thì mới có thể luyện gõ bằng 10 ngón tay một cách dễ dàng.
3.2. Về phía giáo viên:
Phải thường xuyên nhắc nhỡ học sinh cách đặt tay đúng vị trí và phải
luyện gõ bằng 10 ngón tay. Làm cho học sinh thấy được việc gõ bàn phím bằng
10 ngón giúp chúng ta gõ phím được nhanh hơn, tiết kiệm thời gian và công
sức, ngoài ra giáo viên cần nhấn mạnh và định hướng cho học hiểu rằng việc
tập luyện gõ chính xác bằng 10 ngón tay trên bàn phím là một công việc được
kéo dài trong suốt thời gian học phổ thông và ngay cả sau này khi làm việc với
máy tính. Mục đích cuối cùng là sau khi tốt nghiệp bậc phổ thông, các em ra
trường sẽ có một kĩ năng gõ bàn phím tốt.
Phải quan tâm đến từng đối tượng học sinh, nhất là những học sinh yếu,
những học sinh còn lúng túng trong việc đặt tay lên bàn phím sao cho đúng.
Sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị sẳn có, các phần mềm hỗ trợ phục
vụ công tác giảng dạy môn Tin học để làm sinh động cho tiết dạy.
Nghiên cứu, tìm tòi để tìm ra những giải pháp mới kích thích được sự
đam mê, hứng thú của học sinh đối với môn Tin học.
4. Kinh nghiệm bản thân :
Trong chương trình Tin học lớp 5 (quyển 3) học sinh tiếp tục luyện gõ
bàn phím với phần mềm MARIO. Nội dung chương luyện gõ bàn phím bằng
10 ngón được học trong 8 tiết, gồm 4 bài luyện gõ.
Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy: Trong 4 bài học này học sinh có thể
luyện tập gõ bàn phím với phần mềm MARIO trong 6 tiết học là đủ (2 tiết còn
lại tôi cho học sinh làm quen với phần mềm TYPER SHARK). Vì học sinh đã
bắt đầu luyện gõ bàn phím với phần mềm MARIO ngay từ lớp 3, 4 (quyển 1,
2). Đến lớp 5 học sinh rất dễ dàng và thành thạo trên phần mềm này. Cụ thể
như sau:
Người thực hiện: Nguyễn Long Khánh Trang 4
Sáng kiến kinh nghiệm môn Tin học Trường Tiểu học Trung Hải
Bài 1: Những gì em đã biết ( 2 tiết):
Các em sẽ ôn lại các kiến thức và quy tắc gõ bàn phím đã học từ
quyển 1 và quyển 2, cách gõ phím Shift.
Ôn luyện gõ bàn phím ở hàng phím cở sở: Lessons Home Row Only
Ôn luyện gõ bàn phím ở hàng phím cở sở và hàng phím trên:
Lessons Add Top Row.
Người thực hiện: Nguyễn Long Khánh Trang 5
Sáng kiến kinh nghiệm môn Tin học Trường Tiểu học Trung Hải
Ôn luyện gõ bàn phím ở hàng phím cở sở, hàng phím trên và hàng
phím dưới: Lessons Add Bottom Row.
Ôn luyện gõ các hàng phím và hàng phím số : Lessons Add
Numbess
Ở bài này giáo viên sẽ hướng dẫn lại thật kỹ cho học sinh về cách đặt các
ngón tay đúng vị trí, luôn lấy hàng phím cơ sở và hai phím có gai (F, J) để làm
chuẩn trong khi thực hành luyện gõ. Các em phải hiểu được rằng cần học và
luyện gõ 10 ngón trong suốt quá trình làm việc với máy tính.
Bài 2: Luyện gõ các kí tự đặc biệt ( 1 tiết).
Học sinh biết được vị trí và cách gõ các kí tự trên bàn phím, biết gõ các
kí tự này.
Người thực hiện: Nguyễn Long Khánh Trang 6
Sáng kiến kinh nghiệm môn Tin học Trường Tiểu học Trung Hải
Ở bài học này không yêu cầu học sinh phải thực hiện thành thạo toàn bộ
kiến thức của bài học. Giáo viên chú ý phân biệt hai khu vực trên bàn phím
chứa các kí tự đặc biệt cần gõ của bài học và chủ yếu cho học sinh luyện tập gõ
các phím nằm bên phải của bàn phím.
Bài 3 : Luyện gõ từ và câu ( 1 tiết).
Học sinh hiểu được khái niệm từ soạn thảo trong khi gõ văn bản, biết
được những khái niệm như: chữ, từ soạn thảo, câu và đoạn văn bản, học sinh
nắm được các nguyên tắc để gõ đúng một từ soạn thảo. Bước đầu có kỹ năng
gõ các từ soạn thảo có độ dài bất kì trên bàn phím.
Ở bài luyện gõ này giáo viên cần hướng dẫn rõ cho học sinh giữa hai từ
soạn thảo chỉ cần gõ một dấu cách; các dấu kết thúc câu hoặc ý trong câu cần
gõ sát vào từ phía trước, sau đó phải gõ một dấu cách để ngăn cách với từ phía
sau; chỉ dùng phím Enter khi kết thúc một đoạn hoàn chỉnh.
Người thực hiện: Nguyễn Long Khánh Trang 7
Sáng kiến kinh nghiệm môn Tin học Trường Tiểu học Trung Hải
Bài 4 : Đánh giá kỹ năng luyện gõ bàn phím ( 2 tiết).
Học sinh biết được cách đánh giá kĩ năng gõ bàn phím thông qua giá trị
WPM và tỉ lệ gõ chính xác, học sinh có thể tự kiểm tra, đánh giá khả năng gõ
bàn phím của mình.
Đây là bài học cuối cùng của chương luyện gõ bàn phím của học sinh
cấp Tiểu học. Giáo viên cần nhắc lại quá trình học tập phần kiến thức này và
chuẩn bị tinh thần cho học sinh học tiếp khi học lên bậc Trung học cơ sở.
Giá trị tối thiểu học sinh cần đạt được trong luyện gõ bàn phím là WPM
= 10. Ngoài ra còn có thêm một yêu cầu nữa về tỉ lệ gõ phím chính xác cần đạt
được là 80%.
2 tiết còn lại (trong tổng số 8 tiết) của chương này tôi cho học sinh làm
quen với phần mềm TYPER SHARK đây là phần mềm Game vừa mang
tính giải trí vừa giúp các em luyện gõ bàn phím bằng 10 ngón rất hiệu
quả khi tôi áp dụng vào thực tế giảng dạy cho học sinh lớp 5.
(Giao diện của phần mềm)
Người thực hiện: Nguyễn Long Khánh Trang 8
Sáng kiến kinh nghiệm môn Tin học Trường Tiểu học Trung Hải
Học sinh nháy chuột vào dòng chữ Click here to continue để tiến hành
chọn lựa bài luyện gõ.
Học sinh có 3 lựa chọn để luyện gõ bàn phím.
ANVENTURE: Giết cá mập theo từng màn và sưu tập kim cương.
ABYSS: Như trên nhưng ở mức độ cao hơn.
TYPING TUOR: Luyện gõ bàn phím theo từng bài.
Người thực hiện: Nguyễn Long Khánh Trang 9
Sáng kiến kinh nghiệm môn Tin học Trường Tiểu học Trung Hải
Ở lựa chọn ANVENTURE và ABYSS Nhiệm vụ của người chơi là phải
đối mặt lũ cá mập, cá ăn thịt người và những loại sinh vật biển khác. Trên mình
những con cá có tên khác nhau, học sinh sẽ gõ chính xác tên của chú cá gần
mình nhất nếu gõ đúng chú cá sẽ biến mất, cứ lần lượt như vậy khi bắt hết cá
các em sẽ được nhặt kim cương đưới đáy biển (có bảy vùng biển để học sinh
khám phá). Phần mềm này yêu cầu học sinh phải gõ phím thật nhanh và chính
xác nếu không muốn bị những chú cá ăn thịt người nuốt chững.
Việc đánh giá khả năng luyện gõ của học sinh được thể hiện ở việc học
sinh có chinh phục được lũ cá mập hung dữ để đi đến những vùng biển khác
hay không.
TYPING TUOR học sinh sẽ lựa chọn luyện gõ bàn phím theo từng kí tự,
từng nhóm từ hoặc từng bài.
Kết quả đánh giá khả năng luyện gõ của học sinh thể hiện ngay trên bài
luyện của mình (Complete: chỉ số % đạt được; Errops: Số kí tự gõ sai).
Người thực hiện: Nguyễn Long Khánh Trang 10
Sáng kiến kinh nghiệm môn Tin học Trường Tiểu học Trung Hải
5. Kết quả:
Thực hiện những giải pháp như nêu trên cùng với việc ứng dụng phần
mềm TYPER SHARK vào giảng dạy để giúp học sinh lớp 5 luyện gõ bàn phím
bằng 10 ngón. Tôi nhận thấy học sinh rất hứng thú và ham thích luyện gõ bàn
phím với phần mềm này.
Đây là phần mềm mới đối với các em do đó đã kích thích được sự tò mò,
khám phá, muốn thể hiện mình trong việc chinh phục lũ cá mập hung dữ vì thế
đã tạo được sự hứng thú hơn cho học sinh khi luyện gõ bàn phím bằng 10 ngón.
Với phần mềm này khi luyện gõ đòi hỏi các em phải thao tác thật nhanh và
thành thạo vì gõ chậm thì đàn cá mập sẽ ập tới tấn công. Ngoài việc gõ nhanh
các em còn cần phải gõ chính xác nhưng nếu muốn gõ nhanh và chính xác thì
bắt buột học sinh phải đặt các ngón tay đúng vị trí và gõ cả 10 đầu ngón tay.
Như vậy học sinh sẽ dần bỏ được thói quen chỉ dùng 2 ngón tay trỏ để gõ phím.
Khi học sinh hứng thú, say mê luyện tập gõ bàn phím bằng 10 ngón tay
thì các em cũng sẽ hứng thú và ham thích học môn Tin học hơn. Từ đó kết quả
học tập môn Tin học cũng được nâng lên.
Kết quả đạt được trong học kỳ II năm học 2011 – 2012
Lớp TSHS
Xếp loại môn tin học HK I
Ghi
chú
Giỏi % Khá % TB % Yếu %
5A1 18 7 38.9 6 33.4 5 27.7
5A2 20 6 30 8 40 6 30
5B 17 7 41.2 6 35.3 4 23.5
5C 15 4 26.7 8 53.3 3 20
Một số hình ảnh về ứng dụng CNTT trong dạy học và hình ảnh một số
tiết thực hành luyện gõ 10 ngón
Người thực hiện: Nguyễn Long Khánh Trang 11
Sáng kiến kinh nghiệm môn Tin học Trường Tiểu học Trung Hải
“Ứng dụng bài giảng điện tử để hướng dẫn học sinh luyện gõ”
“Thực hành luyện gõ bằng phần mềm Mario”
Người thực hiện: Nguyễn Long Khánh Trang 12
Sáng kiến kinh nghiệm môn Tin học Trường Tiểu học Trung Hải
Người thực hiện: Nguyễn Long Khánh Trang 13
Sáng kiến kinh nghiệm môn Tin học Trường Tiểu học Trung Hải
Người thực hiện: Nguyễn Long Khánh Trang 14
Sáng kiến kinh nghiệm môn Tin học Trường Tiểu học Trung Hải
IV. KẾT LUẬN
Trên đây là những giải pháp và kinh nghiệm được đúc kết qua thực tế
giảng dạy của bản thân khi áp dụng vào việc hướng dẫn học sinh thực hành
luyện gõ bàn phím bằng 10 ngón. Nó đã có những ảnh hưởng tích cực đến
hứng thú và kết quả học tập môn Tin học của học sinh khối lớp 5 tại Trường
tiểu học Trung Hải - Huyện Gio Linh.
Tuy nhiên những giải pháp và kinh nghiệm thực tế trên chắc chắn vẫn
còn nhiều thiếu sót, kính mong quý thầy cô đồng nghiệp có những ý kiến góp ý
chân tình để tôi có được những giải pháp tốt nhất, khả thi nhất trong việc tạo sự
hứng thú, niềm đam mê học tập môn Tin học cho học sinh tiểu học nói chung
và học sinh khối lớp 5 tại Trường tiểu học Trung Hải nói riêng. Để các em đạt
được kết quả học tập tốt nhất như mong muốn.
Trung Hải, ngày 14 tháng 5 năm 2012
Người thực hiện
Nguyễn Long Khánh
Người thực hiện: Nguyễn Long Khánh Trang 15