Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

BÀI TIỂU LUẬN KTHP MÔN CNXHKH (UEH)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (711.8 KB, 9 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
---

---

TIỂU LUẬN
M N HỌC CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
ĐỀ TÀI Bằng kiến thức đã học, anh (chị) hãy trả lời các yêu cầu sau:
1. Phân tích cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin.
2. Bằng những dẫn chứng cụ thể (có nguồn trích dẫn rõ ràng, số liệu tin cậy) hãy
nêu đặc điểm của dân tộc Việt Nam.
3. Căn cứ vào cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin và từ đặc điểm trên,
hãy đề xuất những giải pháp thiết thực, cụ thể nhằm thực hiện tốt chính sách dân
tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Mã lớp học phần

:

Họ và tên SV viết tiểu luận

:

Mã số sinh viên

:

Khóa - Lớp


:

Họ và tên Giảng viên

:

Phịng học

:

TP Hồ Chí Minh, ngày__tháng__năm___


Tiểu luận môn Chủ nghĩa xã hội khoa học
PHẦN NỘI DUNG
1. Phân tích cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin
1.1. Khái niệm dân tộc:
Dân tộc là sản phẩm của một quá trình lâu dài của xã hội loài người. Trước khi
xuất hiện, loài người trải qua những hình thức cộng đồng từ thấp đến cao; thị tộc, bộ
lạc, bộ tộc.
Cho đến nay, khái niệm dân tộc được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, trong đó
có hai nghĩa được dùng phổ biến nhất:
Một là, dân tộc chỉ một cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững,
có sinh hoạt kinh tế chung, có ngơn ngữ riêng và những nét văn hóa đặc thù, xuất hiện
sau bộ lạc, bộ tộc. Với nghĩa này, dân tộc là một bộ phận của quốc gia – quốc gia
nhiều dân tộc.
Hai là, dân tộc chi cộng đồng người ổn định hợp thành nhân dân một nước, có
lãnh thổ, quốc gia, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung và có ý thức về sự thống
nhất quốc gia của mình, gắn bó với nhau bởi lợi ích chính trị, kinh tế, truyền thống,
văn hóa và truyền thống đấu tranh chung suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và

giữ nước. Với nghĩa này, dân tộc là toàn bộ nhân dân của quốc gia đó – quốc gia dân
tộc
1.2. Phân tích cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin
Dựa trên cơ sở tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về mối quan hệ giữa dân
tộc và giai cấp, cùng với sự phân tích hai xu hướng phát triển của dân tộc và thực tế
nước Nga trong việc giải quyết vấn đề dân tộc. V.I.Lênin đã nêu ra “Cương lĩnh dân
tộc” với ba nội dung cơ bản:
1.2.1. Một là: Các dân tộc hồn tồn bình đẳng
Đây là quyền thiêng liêng của các dân tộc kể cả các cộng đồng bộ tộc và chủng
tộc. Các dân tộc hồn tồn bình đẳng có nghĩa là: các dân tộc dù lớn hay nhỏ không
phân biệt trình độ phát triển cao hay thấp đều có nghĩa vụ và quyền lợi như nhau;
không một dân tộc nào giữ quyền đặc lợi và đi áp bức bóc lột dân tộc khác trong phạm
vi một quốc gia cũng như trên tồn thế giới.
Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng giữa các dân tộc khơng
chỉ dừng lại ở tư tưởng, ở pháp lý mà quan trọng hơn là phải được thực hiện ngay
trong thực tế trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó, việc phấn đấu khắc
phục chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa do lịch sử để lại có ý nghĩa cơ
bản.
Trên phạm vi tồn thế giới, đấu tranh cho sự bình đẳng giữa các dân tộc gắn
liền với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa bá quyền
nước lớn, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi. Đồng thời, gắn liền với cuộc đấu tranh xây dựng
một trật tự thế giới mới, chống áp bức bóc lột của các nước tư bản phát triển đối với
các nước chậm phát triển về kinh tế.
1


Tiểu luận môn Chủ nghĩa xã hội khoa học
Thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở để thực hiện quyền dân
tộc tự quyết và xây dựng mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các dân tộc.
1.2.2. Hai là: Các dân tộc được quyền tự quyết

Quyền dân tộc tự quyết thực chất là quyền các dân tộc tự quyết định lấy vận
mệnh của dân tộc mình. Bao gồm quyền tách ra thành một quốc gia độc lập vì lợi ích
của các dân tộc. Mặt khác, cũng bao gồm quyền tự nguyện liên hiệp với các dân tộc
khác trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi có đủ sức mạnh chống nguy cơ xâm lược từ bên
ngoài, giữ vững độc lập chủ quyền và có thêm những điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển quốc gia – dân tộc.
Khi xem xét, giải quyết quyền tự quyết của dân tộc cần đứng vững trên lập
trường của giai cấp công nhân và xuất phát từ thực tiễn – cụ thể, đảm bảo sự thống
nhất giữa lợi ích của giai cấp công nhân. Kiên quyết đấu tranh chống lại mọi âm mưu,
thủ đoạn của các thế lực đế quốc và phản động, lợi dụng chiêu bài “dân tộc tự quyết”
để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước và chia rẽ dân tộc.
Thấm nhuần quan điểm về quyền tự quyết của các dân tộc của chủ nghĩa Mác –
Lênin, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn thể hiện quan điểm lịch sử cụ thể khi
xem xét và giải quyết vấn đề tự quyết của dân tộc ta. Nội dung quan trọng của quyền
tự quyết là các dân tộc đoàn kết đấu tranh giành độc lập dân tộc và cùng nhau giữ gìn
nền độc lập của Tổ quốc, xây dựng xã hội mới văn minh, tiến bộ.
1.2.3. Ba là, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc
Đây là nội dung cơ bản trong cương lĩnh dân tộc của V.I.Lênin, nó phản ánh
bản chất quốc tế của phong trào công nhân, phản ánh sự thống nhất giữa sự nghiệp giải
phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Liên hiệp công nhân giữa tất cả các dân tộc quy
định mục tiêu, đường lối, phương pháp xem xét cách giải quyết quyền dân tộc tự
quyết, quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Là cơ sở để đoàn kết các tầng lớp nhân dân
lao động các dân tộc trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc vì độc lập dân tộc
và tiến bộ xã hội. Do vậy, nó đóng vai trị liên kết cả ba nội dung trong cương lĩnh dân
tộc thành một chỉnh thế thống nhất.
2. Bằng những dẫn chứng cụ thể (có nguồn trích dẫn rõ ràng, số liệu tin cậy) hãy
nêu đặc điểm dân tộc Việt Nam.
2.1. Có sự chênh lệch về số dân giữa các tộc người
Hiện nay, trên dải đất hình chữ S có 54 dân tộc anh em. Mặc dù tiếng nói của
các dân tộc thuộc nhiều nhóm ngơn ngữ khác nhau, song do các dân tộc sống xen kẽ

với nhau nên một dân tộc thường biết tiếng của các dân tộc có quan hệ hằng ngày, và
dù sống xen kẽ với nhau, giao lưu văn hóa với nhau, nhưng các dân tộc vẫn lưu giữ
được bản sắc văn hóa riêng cho dân tộc mình.
2.2. Các dân tộc ở nước ta có truyền thống đồn kết gắn bó lâu đời, trên cơ sở địa vị
pháp lý bình đẳng giữa các dân tộc, tạo nên một cộng đồng dân tộc Việt Nam thống
nhất
2


Tiểu luận môn Chủ nghĩa xã hội khoa học
Trong lịch sử hình thành và phát triển cộng đồng dân tộc ở nước ta, có những
dân tộc bản địa, hình thành và phát triển trên lãnh thổ Việt Nam từ ban đầu, nhưng
cũng có nhiều dân tộc di cư đến rồi định cư ở nước ta, trở thành một bộ phận không
thể tách rời trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Qua lịch sử dựng nước và đấu tranh
giữ nước, các dân tộc đã hình thành khối đồn kết anh em, gắn bó keo sơn với nhau
trong chinh phục thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm, xây dựng đất nước, tạo lên một
quốc gia dân tộc thống nhất, bền vững. Truyền thống đoàn kết các dân tộc ngày càng
được củng cố, phát triển và được Đảng ta xác định là nhân tố quan trọng nhất quyết
định mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
Trong kết cấu dân tộc ở nước ta, dân tộc Kinh là dân tộc đa số, chiếm tỷ lệ lớn
nhất trong dân cư cả nước, có trình độ phát triển cao hơn, có vai trị là lực lượng đoàn
kết, hỗ trợ các dân tộc anh em cùng phát triển, củng cố và phát triển cộng đồng dân tộc
Việt Nam. Mối quan hệ gắn bó giữa các dân tộc ở nước ta được đặt trên cơ sở bền
vững của quan điểm các dân tộc bình đẳng về địa vị pháp lý, khơng có tình trạng dân
tộc đa số cưỡng bức, đồng hố, thơn tính các dân tộc thiểu số, do đó cũng khơng có
tình trạng dân tộc ít người chống lại dân tộc đa số.
2.3. Phần lớn các dân tộc thiểu số ở nước ta cư trú trên địa bàn rộng lớn, ở khu vực
miền núi, biên giới có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế,
quốc phịng và mơi trường sinh thái
Các dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu ở miền núi, với địa bàn rộng lớn chiếm

3/4 diện tích cả nước, bao gồm 21 tỉnh miền núi, vùng cao, 23 tỉnh có miền núi; 7 tỉnh
có tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc, 10 tỉnh có tuyến biên giới đất liền Việt
Nam - Lào, 10 tỉnh có tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia. Do đó, có thể khẳng
định địa bàn cư trú tập trung của các dân tộc thiểu số là những địa bàn có vị trí quan
trọng về an ninh quốc phòng của đất nước. Đồng thời, đây cũng là những địa bàn có
nguồn tài nguyên đất, rừng, khống sản… giàu có, nhiều tiềm năng để phát triển kinh
tế. Một số địa bàn tụ cư của đồng bào dân tộc thiểu số là đầu nguồn các dòng sơng lớn,
giữ vai trị đặc biệt quan trọng về cân bằng sinh thái.
Do đặc điểm nói trên nên chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta được
xây dựng khơng chỉ vì lợi ích của các dân tộc thiểu số mà cịn vì lợi ích chung của
quốc gia và ln tính tới các yếu tố về chính trị, an ninh, quốc phịng, kinh tế, văn hố,
xã hội, mơi trường.
2.4. Trình độ phát triển kinh tế- xã hội của các dân tộc thiểu số không đồng đều
Do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, nhất là những nguyên nhân lịch sử để lại
và do điều kiện địa lý, tự nhiên khắc nghiệt ở địa bàn cư trú của đồng bào dân tộc thiểu
số, nên trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các dân tộc không đồng đều. Một số dân
tộc đã phát triển kinh tế - xã hội tương đối cao, nhưng nhiều dân tộc vẫn còn trong tình
trạng lạc hậu, chậm phát triển.
Phần lớn các dân tộc thiểu số có mức sống thấp, tỷ lệ đói nghèo cao, chậm phát
triển hơn so với dân tộc đa số. Một số dân tộc vẫn cịn trong tình trạng tự cung tự cấp,
du canh du cư, đời sống còn bị ảnh hưởng nặng nề bởi các phong tục tập quán lạc hậu.
Do đặc điểm này nên việc khắc phục tình trạng phát triển không đồng đều về
kinh tế - xã hội giữa các dân tộc là một trong những mục tiêu trọng tâm nhất của chính
sách dân tộc ở nước ta.
3


Tiểu luận môn Chủ nghĩa xã hội khoa học
2.5. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hố riêng, tạo nên sự phong phú của nền văn hoá
Việt Nam

Mỗi dân tộc, mặc dù có sự khác nhau về quy mơ dân số, về trình độ phát triển
kinh tế - xã hội, nhưng đều có bản sắc văn hố truyền thống riêng (tiếng nói, chữ viết,
văn học, nghệ thuật, kiến trúc, trang phục, phong tục, tập quán,…), với nhiều giá trị tốt
đẹp. Do đó, nền văn hố Việt Nam, với sự hợp thành của 54 bản sắc văn hố dân tộc,
vừa có tính đa dạng, vừa có tính thống nhất. Do đặc điểm này nên việc bảo tồn và phát
triển bản sắc văn hoá của từng dân tộc nhằm xây dựng nền văn hoá chung đậm đà bản
sắc dân tộc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta
rất quan tâm.
3. Căn cứ vào cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin và từ đặc điểm trên,
hãy đề xuất những giải pháp thiết thực, cụ thể, nhằm thực hiện tốt chính sách
dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta được thể hiện cụ thể ở những
điểm sau:
Về chính trị: Cần chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng, giáo
dục nhận thức cho cán bộ dân tộc thiểu số, ưu tiên đào tạo phát triển đội ngũ cán bộ
đối với con em là người dân tộc thiểu số ở địa phương. Chỉ khi người đứng đầu lãnh
đạo của một địa phương có đủ kiến thức và tầm nhìn sâu rộng thì mới có thể giúp được
cho địa phương mình phát triển, mới có thể ban hành ra được những chính sách góp
phần thực hiện bình đẳng, đồn kết, tơn trọng, giúp nhau cùng phát triển giữa các dân
tộc cũng như nâng cao nhận thức của đồng bào các dân tộc thiểu số về tầm quan trọng
của vấn đề dân tộc, đoàn kết dân tộc, thống nhất mục tiêu chung là độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Về kinh tế: Tận dụng tiềm năng ở các vùng đồng bào các dân tộc thiểu số đề ra
những chính sách hợp lý giúp phát triển kinh tế - xã hội miền núi, vùng sâu, vùng xa,
vùng hải đảo,.. để xóa bỏ khoảng cách chênh lệch giữa các vùng, giữa các dân tộc như
: Tổ chức các hoạt động định hướng khởi nghiệp cho người dân đồng bào dân tộc thiểu
số, hỗ trợ kinh phí cho bà con có điều kiện mở rộng phát triển sản xuất, chăn nuôi,
mua sắm nông cụ và thiết bị làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp, làm các ngành nghề
khác hoặc dạy nghề cho bà con để có thể chuyển đổi ngành nghề cũng như hỗ trợ đất,
chỗ ở, nước sinh hoạt cho người dân,… Bên cạnh sự hỗ trợ vật chất thì cũng cần hỗ trợ

về tinh thần để người dân ở các vùng sâu vùng xa có thể vươn lên trong cuộc sống,
thốt nghèo và hạn chế tình trạng phụ thuộc, ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của Đảng
và Nhà nước.
Về văn hóa: Mở rộng giao lưu văn hóa với các quốc gia, các khu vực và trên
thế giới nhưng cũng dựa trên tinh thần đề cao quan điểm “Hịa nhập chứ khơng hịa
tan” để mọi người cùng nhau giữ gìn những bản sắc văn hóa của dân tộc. Trong đời
sống văn hóa, người dân ở các dân tộc cần có báo để đọc, cần được nghe đài, xem
4


Tiểu luận mơn Chủ nghĩa xã hội khoa học
truyền hình của các dân tộc để mở rộng hiểu biết về văn hóa của các dân tộc anh em
mình. Ở khía cạnh văn học, văn học dân gian cũng cần tiếp tục được sưu tầm, biên
soạn, phiên dịch, xuất bản và phát hành rộng rãi bởi nó gắn liền với tiếng nói của dân
tộc. Nghệ thuật biểu diễn (ca múa, nhạc, kịch, xiếc…), nghệ thuật tạo hình (tranh, điêu
khắc, đan lát,..),.. cần được giúp đỡ bảo tồn vốn cũ và sáng tạo ra cái mới nhưng vẫn
hài hòa giữa các giá trị truyền thống của mỗi dân tộc. Bên cạnh những tính chung, nền
văn hố, văn nghệ các dân tộc có tính riêng: tiếng nói, chữ viết riêng; phong tục tập
qn riêng,… do đó cũng cần lưu ý đến văn hóa của từng vùng dân tộc nhằm bảo vệ
và phát huy tinh hoa văn hóa của từng dân tộc.
Về xã hội: Tăng cường triển khai tổ chức các loại trường dân tộc nội trú, vùng
cao, trường vừa học vừa làm, trường bổ túc văn hóa, trường phổ thơng từ cấp cơ sở lên
trung học, đầu tư cơ sở vật chất thiết bị dạy học, bổ sung các chính sách học bổng,
miễn giảm học phí, trợ cấp xã hội, chính sách ưu tiên tuyển sinh,… đối với các dân tộc
thiểu số. Củng cố mạng lưới y tế khám chữa bệnh cũng như đội ngũ y bác sĩ, trang
thiết bị ở các dân tộc, tuyên truyền, phố biến chính sách pháp luật về dân số, sức khỏe
sinh sản cho người dân,… Từng bước như thế để thực hiện cơng bằng, bình đẳng xã
hội, phát huy vai trị của hệ thống chính trị cơ sở và các tổ chức chính trị - xã hội ở
miền núi, vùng dân tộc thiểu số.
Về an ninh quốc phòng: Thực tiễn trong thời gian qua, vùng biên giới nước ta

đã trở thành “miếng mồi ngon” đối với các thế lực thù địch, chính vì thế cần tăng
cường củng cố quốc phòng – an ninh vùng biên giới, hải đảo cũng như phối hợp chặt
chẽ với các lực lượng an ninh trên từng địa bàn. Tăng cường quan hệ quân dân, luôn
không ngừng rèn luyện, vững tinh thần, luôn trong trạng thái chiến đấu, phòng vệ, tạo
thế trận quốc phịng tồn dân trong vùng đồng bào dân tộc sinh sống.
Như vậy, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta mang tính chất tồn
diện, tổng hợp, bao trùm tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, liên quan đến mỗi dân
tộc và quan hệ giữa các dân tộc trong cộng đồng quốc gia. Chính sách đó khơng bỏ sót
bất kỳ dân tộc nào, khơng cho phép bất cứ tư tưởng kỳ thị, chia rẽ dân tộc nào; đồng
thời nó cịn nhằm phát huy nội lực của mỗi dân tộc kết hợp với sự giúp đỡ có hiệu quả
của các dân tộc anh em trong cả nước.

5


Tiểu luận môn Chủ nghĩa xã hội khoa học
PHẦN KẾT LUẬN
Tóm lại, sự vận dụng Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin ở các
quốc gia xã hội chủ nghĩa đã tạo nên nhiều thành tựu trong việc giải quyết vấn đề dân
tộc. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là các dân tộc đều bình
đẳng, tạo sự đồn kết giữa các dân tộc, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển, kiên
quyết đấu tranh chống kì thị, phân biệt chủng tộc, những âm mưu, hành động nhằm
chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Từng bước rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình
độ phát triển của các dân tộc. Phát triển mọi mặt về kinh tế, xã hội, văn hóa, tư tưởng,
từng bước khắc phục dần sự chênh lệch giữa các vùng đồng bằng, trung du, miền núi,
để xây dựng và củng cố mối quan hệ đồn kết, bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau trên cơ sở
tơn trọng lợi ích, truyền thống lịch sử, văn hóa, ngơn ngữ, phong tục tập quán của các
dân tộc.

Tuy đã dành thời gian nghiên cứu nghiêm túc và tỉ mỉ, song với kiến thức,

thời gian cũng như tầm hiểu biết còn hạn chế, bài tiểu luận này sẽ có những điểm
thiếu sót nhất định. Vì thế, em rất mong nhận được sự đóng góp và nhận xét của
thầy để có được bài viết tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


Tiểu luận môn Chủ nghĩa xã hội khoa học

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Th.S Nguyễn Mạnh Quang: Công tác dân tộc – Nhiệm vụ chiến lược của cách
mạng
/>2. Nguyễn Thị Thu Thanh: Chính sách dân tộc của Việt Nam qua 35 năm đổi mới
/>3. U Minh Nam: Công tác thể chế đường lối, quan điểm của Đảng về vấn đề dân tộc
/>4. Th.S Phạm Trọng Cường: Chính sách dân tộc và việc thực hiện chính sách dân
tộc tại chính quyền cơ sở
/>n%20de%20xa%20hoi/pham.pdf
5. Wikipedia: Các dân tộc tại Việt Nam
/>%BA%A1i_Vi%E1%BB%87t_Nam
6. TS. Lò Giàng Páo – Phó Viện trưởng Viện Dân tộc: Nghiên cứu vấn đề chính
sách trong văn hóa dân tộc
/>24
7. Giáo trình: Tài liệu hướng dẫn ơn tập mơn Chủ nghĩa xã hội khoa học (Trường
Đại học Kinh tế TP.HCM – Khoa Khoa học xã hội – Bộ môn nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa Mác – Lênin)


Tiểu luận môn Chủ nghĩa xã hội khoa học
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


TIỂU LUẬN M N CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Mã lớp học phần

:

Họ và tên SV viết tiểu luận

:

Mã số sinh viên

:

Khóa - Lớp

:

Họ và tên Giảng viên

:

Phịng học

:

TP Hồ Chí Minh, ngày__tháng__năm___




×