Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Từ kiến thức được học trong học phần luật la mã và đối sánh với các kiến thức đã được học trong các học phần luật dân sự 1, luật dân sự 2, em hãy nêu và phân tích các kiến nghị hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.77 KB, 13 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KỲ
MÔN: LUẬT LA MÃ

ĐỀ BÀI: Từ kiến thức được học trong học phần Luật La Mã và đối
sánh với các kiến thức đã được học trong các học phần Luật Dân sự 1, Luật
dân sự 2, em hãy nêu và phân tích các kiến nghị hồn thiện Bộ luật Dân sự
2015 về vật, quyền sở hữu, các quyền khác đối với tài sản và thừa kế.

HỌ VÀ TÊN : LẠI KIỀU VÂN
MSSV

: 440851

LỚP

: N03
Hà Nội, 2021

TIEU LUAN MOI download :


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU 2
B.

B. NỘI DUNG

1. Vật



2

2

1.1. Đối sánh những quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam và tư pháp La
Mã về vật

2

1.2. Kiến nghị hoàn thiện Bộ luật Dân sự 2015 về “vật”
2. Quyền sở hữu

5

6

2.1. Đối sánh những quy định của Luật tư La Mã về quyền sở hữu và chế
định về quyền sở hữu trong bộ luật dân sự 2015
6
2.2. Kiến nghị hoàn thiện Bộ luật Dân sự 2015 về quyền sở hữu 7
3. Quyền khác đối với tài sản

8

3.1. Đối sánh những quy định của tư pháp La Mã và Bộ luật dân sự 2015 về
quyền khác đối với tài sản 8
3.2. Kiến nghị hoàn thiện Bộ luật Dân sự 2015 về “quyền khác đối với tài
sản”
9

4. Thừa kế

10

4.1. 4.1. Những điểm khác biệt giữa quy định của tư pháp La Mã và Bộ
luật dân sự Việt Nam về chế định thừa kế
10
4.2. Kiến nghị hoàn thiện Bộ luật Dân sự 2015 về thừa kế 10
C.

C. LỜI KẾT

11

D.

D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

12

1

TIEU LUAN MOI download :


A. Mở đầu
Mặc dù đã được xây dựng từ hơn 2000 năm trước nhưng những khái
niệm mà luật La Mã đưa ra vẫn còn mang nhiều ý nghĩa cho đến ngày
nay, nhất là những khái niệm về vật, quyền sở hữu, những quyền khác đối
với tài sản và những chế định về thừa kế. Bộ luật dân sự Việt Nam năm

2015 cũng được xây dựng trên cơ sở của luật La Mã, do đó, việc so sánh,
đối chiếu giữa luật dân sự và luật La Mã sẽ khiến ta có thể nhận ra những
ưu khuyết điểm của Bộ luật dân sự 2015, đồng thời ta cũng có thể đưa ra
kiến nghị và dự thảo sửa đổi một số điều của Luật dân sự.
Trong tiểu luận này, em xin trình bày những ý kiến hoàn thiện pháp
luật về vật, quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản, thừa kế dựa trên
việc tham khảo và tìm hiểu của mình về luật La Mã.
B. Nội dung
1. Vật
1.1.

Đối sánh những quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam và
tư pháp La Mã về vật

Như chúng ta đều biết, vật là một bộ phận tách biệt của thế giới vật
chất khách quan mà có đặc tính chịu sự chi phối pháp lý của con người.
“Thuật ngữ res được sử dụng trong ngôn ngữ pháp lý Latinh để chỉ một
vật tồn tại theo tính chất của nó, một vật có biểu hiện vật chất và cụ thể.
Mặt khác, res cũng được hiểu như một quyền trừu tượng mà con người
có được đối với vật. Nếu vật là đối tượng của quyền thì con người là chủ
thể của quyền. Chính trong quan hệ đó mà vật được coi là tài sản.”1

1 Giáo trình Lu t La
ậ Mã, tr
11

ng
ườĐ i hạ c Cầần
ọ Th , ơTS. Nguyễễn Ng ọc Đi ện, Nxb. Chính tr Quốốc


gia, Hà Nội, 2009, tr.

2

TIEU LUAN MOI download :


Theo Bộ luật dân sự Việt Nam định nghĩa, tài sản là “1. Tài sản là vật,
tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; 2. Tài sản bao gồm bất động sản và
động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản
hình thành trong tương lai.”2
Người La Mã từ cách đây hàng ngàn năm trước đã có nhiều cách phân
loại vật – tài sản. Trong Bộ Luật dân sự Việt Nam năm 2015 cũng có
những điều luật phân loại tài sản. Dưới đây là bảng đối chiếu, so sánh
những cách phân loại vật theo tư pháp La Mã và cách phân loại tài sản
theo Bộ luật Dân sự 2015.
Luật La Mã
Bộ luật dân sự 2015
Dựa vào đặc điểm sinh học tự Khơng có vật biết nói do khơng có
nhiên:

nơ lệ hay chế độ chiếm hữu nô lệ

- Vật câm lặng: cái bàn, cái khơng cịn nữa.
ghế, …
- Vật biết kêu: gia súc, gia
cầm
- Vật biết nói: nơ lệ
Dựa vào sự phức tạp của cấu tạo Khơng có sự phân chia theo độ
vật:


phức tạp của vật

- Vật đơn giản
- Vật phức tạp
- Tổ hợp vật: đàn ngựa, rạp
xiếc, …
Dựa vào tính chất di dời vị trí:

Điều 107: Bất động sản và động sản

- Vật di dời được

1. Bất động sản bao gồm:

- Vật không di dời được

a) Đất đai; b) Nhà, công trình xây

2 Điễầu 105, Bộ luậ t dần sự 2015

3

TIEU LUAN MOI download :


dựng gắn liền với đất đai; c) Tài sản
khác gắn liền với đất đai, nhà, cơng
trình xây dựng; d) Tài sản khác theo
quy định của pháp luật.

2. Động sản là những tài sản không
phải là bất động sản.
Dựa vào đặc tính thay thế của Điều 112: Vật tiêu hao và vật không
tiêu hao

vật:

- Vật đặc định và vật cùng Điều 113: Vật đặc định và vật cùng
loại

loại
- Vật tiêu hao và vật không
tiêu hao
Dựa vào khả năng phân chia:

Điều 111: Vật chia được và vật

- Vật chia được

không chia được

- Vật không chia được
Dựa vào nguồn gốc:

Điều 109: Hoa lợi, lợi tức

- Hoa lợi

1. Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài
sản mang lại.

2. Lợi tức là khoản lợi thu được từ
việc khai thác tài sản.

- Lợi tức
Dựa vào khả năng xác lập quyền
sở hữu:
- Vật có thể xác lập quyền
sở hữu
- Vật không thể xác lập
quyền sở hữu
Dựa vào khả năng tham gia giao

- Vật được phép lưu thông

4

TIEU LUAN MOI download :


- Vật cấm lưu thông

dịch:
- Vật được phép giao dịch

- Vật hạn chế lưu thơng

- Vật cấm giao dịch
Khơng có quy định

Điều 108: Tài sản hiện có và tài sản


Khơng có quy định

hình thành trong tương lai
Điều 110: Vật chính vật phụ

(Có tài liệu có cách chia vật
chính, vật phụ. Vd: vật chính là
thửa ruộng, vật phụ là vật dùng
để khai thác công dụng, hoa lợi
của thửa ruộng như con bị, …)3
Khơng có quy định này
Điều 114: Vật đồng bộ
Các cách phân loại tài sản như trên đều nhằm mục đích thiết lập các
quy chế pháp lý đối với từng loại tài sản.4
1.2.

Kiến nghị hoàn thiện Bộ luật Dân sự 2015 về “vật”

Bộ luật dân sự 2015 được xây dựng dựa trên Luật La Mã nên trong
một số điều luật của Bộ luật dân sự 2015 cũng có sự tương đồng về nội
dung với luật La Mã, tuy nhiên Bộ luật dân sự 2015 cũng có cách phân
loại vật khác so với luật La Mã như: Điều 110, Điều 114. Để hoàn thiện
hơn Bộ luật dân sự 2015, em xin có kiến nghị sau:
Tại khoản 1 Điều 105, khơng nên sử dụng phương pháp liệt kê để
định nghĩa thế nào là tài sản vì hiện nay có nhiều yếu tố cũng được coi là
tài sản mà khơng chỉ có vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Do đó
việc sử dụng biện pháp liệt kê sẽ khơng thể bao trùm hết được tất cả
những yếu tố được coi là tài sản khác trong thực tế hiện nay (ví dụ như
giọng hát của ca sĩ, thơng tin, …). Ngồi ra, ta cũng có thể thấy, hiện nay

3 Xem giáo trình Lu t La
ậ Mã, tr ng
ườĐ i hạ c Cầần
ọ Th , ơTS. Nguyễễn Ng ọc Đi ện, Nxb. Chính tr Quốốc

gia, Hà Nộ i, 2009,
tr. 13
4 Tiễốp nh n lu
ậ t La
ậ Mã trong vi c xầy
ệ d ngựchễố đ nhị v t ậquyễần ởVi ệt Nam hi ện nay, Lễ Thu Trang, Đ iạh cọ Quốốc gia
Hà Nộ i, khoa Luật, tr. 58

5

TIEU LUAN MOI download :


con người không chỉ quan tâm đến tài sản về mặt vật chất mà còn quan
tâm đến tài sản về mặt tinh thần, ngoài ra, đặc điểm chung của tài sản là
đa số có thể định giá được. Chính vì vậy, em xin kiến nghị sửa khoản 1
Điều 105 như sau: “Tài sản là những yếu tố vật chất và phi vật chất có
thể định giá được.”
2. Quyền sở hữu
2.1.

Đối sánh những quy định của Luật tư La Mã về quyền sở
hữu và chế định về quyền sở hữu trong bộ luật dân sự 2015

Chế định vật quyền và đặc biệt là quyền sở hữu của người La Mã

được xây dựng và phát triển qua nhiều thế hệ. Luật La Mã mở rộng
quyền năng của người chủ sở hữu đối với tài sản và chỉ giới hạn quyền
của chủ sở hữu vì lợi ích của cá nhân khác và vì lợi ích của xã hội. Bộ
luật dân sự Việt Nam cũng có sự kế thừa nội dung của quyền sở hữu theo
tư pháp La Mã, tuy nhiên, chỉ xét về nội dung của quyền sở hữu thì nội
dung quyền sở hữu quy định tại Bộ luật dân sự 2015 có phần hẹp hơn so
với Luật La Mã.
Nội dung của quyền sở hữu theo tư pháp La Mã và Bộ luật dân sự
2015 được trình bày trong bảng sau:
Luật La Mã
Bộ luật dân sự 2015
Quyền chiếm hữu (jus possidendi Quyền chiếm hữu (Điều 186 –
hay dententio)
Quyền sử dụng (jus utendi)

Điều 188)
Quyền sử dụng (Điều 189 – Điều

Quyền hưởng dụng (jus fruendi)

191)
Chế định hưởng dụng được Bộ
luật dân sự 2015 quy định thuộc
quyền khác đối với tài sản.
Quyền hưởng dụng trong Bộ luật

6

TIEU LUAN MOI download :



dân sự 2015 có cách hiểu khác so
với quyền hưởng dụng trong Luật
La Mã.
Quyền định đoạt số phận pháp lý Quyền định đoạt (Điều 192 –
(jus abutendi)
Điều 196)
Quyền đòi lại tài sản từ tay người Quyền đòi lại tài sản được quy
chiếm hữu khác (jus vindicandi)

định là chế định nhằm bảo vệ
quyền sở hữu và quyền khác đối
với tài sản trong Bộ luật dân sự

2015.
Ngoài ra, các căn cứ phát sinh và chấm dứt quyền sở hữu của Luật La
Mã, Luật dân sự Việt Nam cũng có sự kế thừa về mặt nội dung và có phần
hồn thiện hơn so với Luật La Mã.
2.2.

Kiến nghị hoàn thiện Bộ luật Dân sự 2015 về quyền sở hữu

Trong Luật La Mã, người ta tách riêng chiếm hữu thành một vật
quyền riêng biệt, theo đó, chiếm hữu với ý nghĩa pháp lý phải có 2 thành tố:
thực tế chiếm giữ vật và coi vật đó là của mình mà khơng phụ thuộc vào ý
chí của người khác.5 Việc tách riêng chế định chiếm hữu và sở hữu lại có thể
bảo vệ được lợi ích của người đang chiếm hữu tài sản trong thực tế một cách
tốt hơn. Theo đó, người đang chiếm hữu tài sản sẽ được suy đoán là chủ của
tài sản và được miễn trách nhiệm phải chứng minh. Do đó, việc chứng minh
sẽ thuộc về người không thực tế chiếm giữ tài sản. Trên thực tế việc chứng

minh sở hữu rõ ràng là phức tạp hơn nhiều so với chứng minh chiếm hữu và
không phải lúc nào người phải chứng minh cũng đưa ra căn cú cho thấy
mình là chủ sở hữu của tài sản.
Theo Bộ luật dân sự 2015 quy định chiếm hữu là một nội dung của
quyền sở hữu. Tuy nhiên khi nghiên cứu Luật La Mã, với lý do được trình
5 Giáo trình Luậ t La Mã, trườ ng Đạ i họ c Luậ t Hà Nộ i, Nxb. Cống an nhần dần, 2003, tr.63

7

TIEU LUAN MOI download :


bày phía trên, em nhận thấy việc tách chiếm hữu ra thành một chế định riêng
biệt có thể giúp pháp luật hồn thiện hơn và đem lại nhiều lợi ích hơn trên
thực tế. Bởi lẽ chiếm hữu và sở hữu nhiều lúc sẽ không phải cùng là một chủ
thể dẫn đến người sở hữu không phải cũng là người chiếm hữu và ngược lại.
Chính vì thế, chế định chiếm hữu và sở hữu cần được xây dựng theo những
nội dung khác nhau và có cơ chế bảo vệ riêng. Như vậy quyền lợi của người
đang chiếm hữu sẽ được bảo đảm ở một mức độ nhất định. Việc xây dựng
chế định chiếm hữu cũng có thể dựa trên cơ sở xây dựng chế định này của
Luật La Mã. Hoàn thiện chế định về chiếm hữu cũng sẽ phần nào giúp Bộ
luật dân sự 2015 trở nên hoàn thiện hơn, đặc biệt là trong thời kì hội nhập
quốc tế.6
3. Quyền khác đối với tài sản
3.1.

Đối sánh những quy định của tư pháp La Mã và Bộ luật
dân sự 2015 về quyền khác đối với tài sản

Ngoài quyền chiếm hữu (possessio) và quyền sở hữu (proprietas), tư

pháp La Mã còn quy định một số quyền đối với tài sản khác. Do tư duy và kĩ
thuật lập pháp, nhà làm luật Việt Nam hiện nay có những nhận định khác so
với các luật gia của La Mã, theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 các nhà
làm luật Việt Nam coi cầm cố và thế chấp là phương pháp bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ và quyền khác đối với tài sản chỉ bao gồm quyền đối với bất
động sản liền kề, quyền hưởng dụng và quyền bề mặt quy định tại Điều 159
khoản 2.
Luật La Mã
Quyền địa dịch (servitus):

Bộ luật dân sự 2015
Quyền đối với bất động sản liền

- Địa dịch nông thôn

kề (Điều 245 – Điều 256)

- Đia dịch thành thị
6 Tiễốp nh n lu
ậ t La
ậ Mã trong vi c xầy
ệ d ngựchễố đ nhị v t ậquyễần ởVi ệt Nam hi ện nay, Lễ Thu Trang, Đ iạh cọ Quốốc gia
Hà Nộ i, khoa Luậ t, tr. 71, 72

8

TIEU LUAN MOI download :


Quyền


dụng

ích



nhân Quyền hưởng dụng (Điều 257 –

(usufructus)
Điều 266)
Quyền được gieo cấy lâu dài truyền Khơng có quy định này
đời đất nông nghiệp của người
khác (emphiteusis)
Quyền xây dựng các bất động sản Quyền bề mặt (Điều 267 -Điều
trên

đất

của

người

khác 273)

(superficies)
Quyền đối với tài sản cầm cố Thuộc chế định khác.
(fiducia cum creditore, pignus,
hypotheca)
3.2.


Kiến nghị hoàn thiện Bộ luật Dân sự 2015 về “quyền khác
đối với tài sản”

Theo Luật La Mã, quyền địa dịch là quyền gắn liền với bất động sản,
khi các bất động sản và các điều kiện để địa dịch được xác lập vẫn cịn tồn
tại thì địa dịch cịn tồn tại hay không không phụ thuộc vào sự thay đổi của
chủ sở hữu. Do đó, quyền địa dích được xác lập có đối tượng là bất động sản
chứ khơng phải người chủ sở hữu. Qua tìm hiểu, nghiên cứu, em xin đưa ra
kiến nghị như sau:
Trong các bộ luật dân sự trước đây, thuật ngữ “địa dịch” cũng không
phải là thuật ngữ mới mẻ, do đó việc thay thuật ngữ này bằng thuật ngữ “bất
động sản liền kề” có phần khơng hợp lí. Thuật ngữ “địa dịch” (servitus) có
tính chính xác và khái quát hơn (servire – phục vụ - một mảnh đất phục vụ
nhu cầu một mảnh đất khác) 7. Theo quy định của Điều 245 về quyền đối với
bất động sản liền kề, nội dung của điều này hồn tồn phù hợp với thuật ngữ

7 Giáo trình Luậ t La Mã, trườ ng Đạ i họ c Luậ t Hà Nộ i, Nxb. Cống an nhần dần, 2003, tr. 78

9

TIEU LUAN MOI download :


“địa dịch” do đó, nên thay thế thuật ngữ “địa dịch” vào tên Điều 245. Như
vậy tên Điều 245 sẽ sửa thành “quyền địa dịch”.
4. Thừa kế
4.1.

Những điểm khác biệt giữa quy định của tư pháp La Mã và

Bộ luật dân sự Việt Nam về chế định thừa kế

Thừa kế trong pháp luật La Mã là việc chuyển dịch tài sản của người
đã chết cho một hoặc nhiều người khác còn sống. 8 Pháp luật về thừa kế của
Luật La Mã và pháp luật về thừa kế ở Việt Nam có sự giống nhau về hình
thức thừa kế: Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
Tuy nhiên, về nguyên tắc thừa kế, Luật La Mã có nguyên tắc thừa
hưởng tồn bộ, ngun tắc khơng đồng thời thừa nhận hai phương thức phân
chia di sản thừa kế và nguyên tắc thừa kế theo dòng họ gia chủ; còn về
nguyên tắc chia thừa kế ở Việt Nam, nếu có di chúc thì chia theo di chúc, di
chúc khơng chia hết thì chia theo pháp luật hoặc nếu khơng có di chúc thì
chia theo pháp luật, rõ ràng về nguyên tắc thì luật dân sự Việt Nam cơng
nhận cả hai phương thức chia di sản trên cùng một khối di sản thừa kế.
Ngoài ra, về hàng thừa kế, người vợ góa và chồng góa chỉ xếp hàng
thừa kế thứ tư theo pháp luật La Mã, còn theo Bộ luật dân sự 2015, người vợ
góa, chồng góa thuộc hàng thừa kế thứ nhất.
4.2.

Kiến nghị hoàn thiện Bộ luật Dân sự 2015 về thừa kế

Trong Luật La Mã, di sản của người để lại di sản không được di tặng
hết mà chỉ được di tặng tối đa ¾ di sản để lại ¼ di sản còn lại cho người thừa
kế và người được di tặng phải thực hiện nghĩa vụ của người chết như những
người thừa kế khác. Tuy nhiên theo Bộ luật dân sự 2015 (Điều 646), chỉ quy
định chung chung về di sản di tặng (“một phần di sản”) không quy định tối
đa là bao nhiêu, điều này có thể làm ảnh hưởng đến quyền lợi của những
8 Giáo trình Luậ t La Mã, trườ ng Đạ i họ c Luậ t Hà Nộ i, Nxb. Cống an nhần dần, 2003, tr. 169

10


TIEU LUAN MOI download :


người thừa kế theo di chúc và theo pháp luật. Do đó em kiến nghị bổ sung
khoản 1 Điều 646 như sau: “[…]. Phần di sản dùng để di tặng sau khi đã
thực hiện xong các nghĩa vụ tài sản tối đa bằng 2/3 di sản còn lại.” Như
vậy, phần di sản được di tặng đã bị giới hạn ở một mức vừa phải và người
thừa kế được đảm bảo tối đa lợi ích của mình.
C. Lời kết
Luật La Mã mặc dù là pháp luật của nhà nước chiếm hữu nô lệ từ
hàng ngàn năm trước nhưng những quy định được các luật gia La Mã xây
dựng lại không hề lỗi thời mà cịn mang tính kinh điển, trở thành cơ sở,
nguồn cho các luật gia xây dựng luật dân sự của nhiều quốc gia châu Âu lục
địa. Tầm ảnh hưởng của Luật tư La Mã đến hệ thống pháp luật thế giới vơ
cùng sâu rộng. Sự hồn thiện của hệ thống pháp luật La Mã cũng là một
nguồn để chúng ta tham khảo nhằm xây dựng một hệ thống luật dân sự tốt
hơn trong hoàn cảnh ngày nay.
Trên đây là phần trình bày của em về đề tài tiểu luận, do tài liệu tham
khảo hạn chế và kiến thức cịn chưa hồn thiện, bài làm của em cịn nhiều
sai sót, những kiến nghị trên cũng là ý kiến chủ quan của em dựa trên các tài
liệu tham khảo. Em rất mong có thể nhận được những ý kiến nhận xét của
thầy cơ để hồn thiện hơn bài làm cũng như kiến thức của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!

11

TIEU LUAN MOI download :


D. Danh mục tài liệu tham khảo

1. Giáo trình Luật La Mã, trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND,
2003
2. Giáo trình Luật La Mã, trường Đại học Cần Thơ, TS. Nguyễn Ngọc
Điện, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009
3. Tiếp nhận luật La Mã trong việc xây dựng chế định vật quyền ở Việt
Nam hiện nay, Lê Thu Trang, Đại học Quốc gia Hà Nội, khoa Luật
4. Bộ luật dân sự 2015
5. Bài giảng học phần Luật La Mã, PGS.TS. Bùi Đăng Hiếu, Vấn đề 3:
Vật và vật quyền trong tư pháp La Mã
6.

Bài giảng học phần Luật La Mã, PGS.TS. Bùi Đăng Hiếu, Vấn đề 7:
Thừa kế trong tư pháp La Mã

12

TIEU LUAN MOI download :



×