Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Bài thuốc chữa bệnh thấp khớp docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522.63 KB, 4 trang )

Bài thuốc chữa bệnh thấp khớp

Bệnh thấp khớp y học cổ truyền gọi là “chứng tý” hiện nay là một loại bệnh rất hay
gặp, chủ yếu của bệnh này là biểu hiện đau nhức sưng tấy hoặc nóng đỏ ở các khớp
xương hay cơ gân; nhiều chỗ hay một chỗ, có khi kiêm cả tê dại nặng nề, bệnh tình
thường liên miên, gặp khi khí hậu thay đổi thường phát nặng hơn. Bệnh thấp khớp
cấp tính nhiều khi có biến chứng tim, cần kết hợp với y học hiện đại để theo dõi và
điều trị.
Khác với bệnh phong, hàn và thấp đơn thuần, đặc điểm của bệnh thấp khớp là đủ cả 3 khí
phong, hàn và thấp kết hợp lại thành một bệnh cho nên người xưa biện chứng nhận xét
trong 3 khí, khí nào nhiều hơn để chia ra từng loại mà điều trị như:
- Bệnh di chuyển từ nơi này qua nơi khác là do phong khí nhiều, nên gọi là phong tý
(hành tý).
- Đau nhức kịch liệt và liên tục là do hàn khí nhiều, nên gọi là hàn tý (thống tý).
- Đau cố định một chỗ mà kèm có nặng nề tê dại là do thấp khí nhiều, nên gọi là thấp tý
(trước tý).
Lâu ngày, phong hàn thấp hóa nhiệt kết hợp với âm hư gây nên thể “nhiệt tý” là những
đợt cấp diễn của thấp khớp kinh.
Tổng hợp cả 4 thể trên quy nạp lại có 2 loại chính như sau:
Thấp khớp cấp tính:
Phát bệnh đột ngột sưng tấy nóng đỏ, đau nhức kịch liệt hoặc phát sốt hoặc có khát nước,
buồn bực khó chịu, rêu lưỡi nhờn mỏng, mạch phù sác hoặc khẩn.
Phép chữa: khu phong, tán hàn, trừ thấp, thanh nhiệt.

Cây gối hạc.
Bài thuốc: rễ gối hạc 16g, lá đơn mặt trời 12g, đơn tướng quân 12g, lá bạc thau (sao) 12g,
dây kim ngân 10g, ké đầu ngựa 16g, lá thông 8g.
Nếu phong nhiều, gia: vòi voi 16g, kinh giới 12g.
Nếu hàn nhiều, gia: tỳ giải 16g, thổ phục linh 16g.
Cách dùng: Cho vào 600ml nước, sắc lấy 200ml lọc trong, chia làm 3 lần uống trước khi
ăn.



Hình ảnh tổn thương khớp trong bệnh lý thấp khớp.
Thấp khớp mạn tính:
Bệnh phát từ từ hoặc ở cấp tính chuyển qua mạn tính, đau nhức nhẹ, không sưng hoặc có
sưng mà da bình thường không tấy đỏ, không nóng, có khi ngoài da có chỗ tê dại, tay
chân co duỗi khó khăn hoặc không vận động được, thay đổi thời tiết thì đau hơn, rêu lưỡi
trắng nhờn hoặc vàng, mạch có khi trầm hoãn, có khi nhu hoãn.
Phép chữa: khu phong, tán hàn, trừ thấp và chú ý đến bồi bổ cơ thể.
Bài thuốc: nam đằng (sao vàng) 12g, găng bầu 12g, rễ gối hạc 12g, rễ bươm bướm 12g,
rễ rung rúc 8g, tơ mành 8g, cử thiên tuế 16g, tầm gửi cây ruối 12g.
Ăn kém, gia: ý dĩ 20g.
Huyết kém thêm: rễ gấm (vương tôn) 16g.
Bài thuốc chữa chung cho cấp tính và mạn tính:
Rễ độc lực (tầm sọng) 240g, rễ và dây lá lốt 120g, rễ cỏ xước 80g, rễ cà gai leo 80g, thiên
niên kiện 40g, quế chi 40g, rễ gấc hoặc dây mặt quỷ 80g, rễ rung rúc 80g, rễ bộ nảy.
Cách dùng: Đổ 2 lít nước, sắc lấy 500ml, cho thêm đường và 1/10 rượu vào. Mỗi lần
uống 20ml, ngày 3 lần uống trong 10 ngày.

×