Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Tài liệu Phân tích Lợi ích 10 năm trồng cây, 100 năm trồng người docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.94 KB, 5 trang )

Bài dự thi “Hành trình theo chân Bác” – Vòng 2
Họ tên SV: Nguyễn Thị Ngọc Huyền
Lớp: 29
MSSV: 31121022687
STT dự thi: 39
CUỘC THI “HÀNH TRÌNH THEO CHÂN BÁC” – VÒNG 2
Em hãy phân tích câu nói sau của Hồ Chí Minh:
"Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người".
Theo em, ý nghĩa của việc trồng người đối với vấn đề phát triển thanh niên hiện nay
như thế nào?
Tham gia cuộc thi "Hành trình theo chân Bác" bản thân em mong muốn điều gì và
theo em cuộc thi có ý nghĩa thiết thực như thế nào?
BÀI LÀM
Hồ Chí Minh nhìn nhận, xem xét con người như một chỉnh thể thống nhất giữa hai
mặt đối lập: thiện và ác, tốt và xấu, hiền và dữ… nhưng “dù xấu hay tốt, văn minh hay dã
man đều có tình…”. Hồ Chí Minh luôn coi con người là vốn quý nhất xuất phát từ những
giá trị truyền thống của dân tộc: từ quan niệm chung một cội nguồn của chủ nghĩa nhân ái
Việt Nam “con cháu Lạc Hồng”, tư tưởng “một mặt người hơn mười mặt của…”. Nói
đến con người là đồng nghĩa nói đến công, nông, binh, tri thức,…tức là nói đến “dân” và
nhân dân là yếu tố quyết định thành công của cách mạng. Vì thế, xuất phát từ quan điểm
trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hết sức chú trọng đến chiến lược "Vì lợi ích mười năm
thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người"; “lợi ích trăm năm” và
mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội là nhựng quan điểm mang tầm vóc chiến lược, cơ
bản lâu dài, nhưng cũng đầy cấp bách trong thời buổi hiện nay.
Hai câu nói trên tuy ngắn gọn nhưng đầy xúc tích được trích trong bài nói của Bác
tại lớp học chính trị giáo viên cấp hai, cấp ba toàn miền Bắc 13/9/1958, đăng trên báo
Nhân dân số 1645, ngày 14/9/1958 đã cho ta thấy vị trí trung tâm của con người trong sự
phát triển, chứa đựng những đều thiết thực cần nghe và làm theo vì thực hiện theo những
điều đó là hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh nước nhà hiện nay, phụ vũ cho công cuộc đổi
mới, vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Có lẽ ai cũng đã từng nghe câu nói này và cũng phần nào suy nghĩ được ý nghĩa ẩn


sâu bên trong nó. Bác đã khéo léo liên tưởng giữa hình ảnh “trồng người” với hình ảnh
“trồng cây” thân quen hơn bao giờ hết. Như ta đã biết muốn trồng cây tốt thì phải chọn
được giống tốt, đất tốt, phải quan tâm chăm sóc, nhưng sự chăm sóc cũng phải đúng
cách, có khoa học, thì cây mới sinh trưởng tốt được. Việc trồng người cũng như vậy;
trồng người là cả một quá trình và liên quan đến nhiều yếu tố như môi trường giáo dục,
phương pháp giáo dục v.v Lấy một cái cụ thể (trồng cây) để nói về một khái niệm trừu
1
Bài dự thi “Hành trình theo chân Bác” – Vòng 2
tượng (trồng người), Bác đã giúp cho người nghe hình dung một cách dễ hiểu hơn rất
nhiều lần một bài giảng dài dòng về ý nghĩa, mục đích, tầm quan trọng v.v của sự
nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Trồng cây và trồng người cũng đều là ''trồng'' cả. Nhưng nếu
trồng cây là vì lợi ích mười năm, thì trồng người lại là vì lợi ích trăm năm. Sự khác biệt ở
đây là sự khác biệt về chất; trồng cây là vì lợi ích trước mắt, trồng người là vì lợi ích lâu
dài. Và như vậy, việc “trồng người” đòi hỏi sự bền bỉ hơn, tốn nhiều công sức hơn; đồng
thời cái mà người ta thu hoạch được từ công việc trồng người không phải là ngày một,
ngày hai, mà gắn liền với sự tồn vong, phát triển của cả một dân tộc, qua nhiều thế hệ
Nói cách khác, giáo dục thế hệ trẻ theo tư tưởng của Hồ Chủ tịch là vun trồng, chăm sóc,
bồi dưỡng, đào tạo cho đời sau những con người, lớp người khoẻ khoắn, cả về thể chất và
tinh thần. Cũng như người nông dân trồng cây vậy, là để thu hoạch được những mà cây
trái ngọt lành…
“Tết trồng cây” được Bác Hồ phát động vào thời điểm cuối năm 1959 đầu năm
1960, xuất phát từ ý tưởng văn hóa dân tộc: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời
khởi đầu từ tuổi trẻ”. Đồng thời, trong lúc cả nước đang sôi nổi lập thành tích chào mừng
Đảng ta tròn 30 tuổi, Bác lấy bút danh Trần Lực viết bài “Tết trồng cõy” đăng báo Nhân
dân ngày 28/11/1959. Bác chỉ rõ: “Chúng tôi đề nghị tổ chức một ngày “Tết trồng cây”.
Việc này tốn kém ít mà lợi ích rất nhiều, đây cũng là một cuộc thi đua dài hạn, nhưng nhẹ
nhàng mà tất cả mọi người, từ các cụ phụ lão đến các cháu thiếu nhi đều có thể hăng hái
tham gia”. Bài viết của Bác cũng đã nêu hiệu quả thiết thực của việc trồng cây, không
những xây dựng kinh tế mà còn phát triển văn hóa xã hội, giáo dục đạo đức lối sống con
người. Người ước tính “Mỗi tết trồng được độ 15 triệu cây”, “trong mười năm nước ta

phong cảnh sẽ ngày càng tươi đẹp, khí hậu điều hoà hơn, cây gỗ đầy đủ hơn”. Việc
“trồng cây” tươi tốt đã khó, việc “ trồng người” lại càng khó hơn. Bác đã suy ngẫm rất
nhiều và nói với các anh chị giáo viên tại lớp học chính trị: “Chúng ta phải đào tạo ra
những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà. Nhân dân, Đảng, Chính phủ giao các
nhiệm vụ đào tạo thế hệ tương lai cho các cô, các chú. Đó là một trách nhiệm nặng nề,
nhưng rất vẻ vang. Mong mọi người phải cố gắng làm tròn nhiệm vụ.”Bởi vì “Giáo dục
nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân
ta…”. Vì thế, những con người mới trong một thời đại mới cần được giáo dục phát triển
nhân cách toàn diện. Nhân cách đó thể hiện ở 4 đức tính cơ bản: cần, kiệm, liêm, chính.
Người nói: ''Trời có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông; đất có bốn phương: đông, tây, nam
bắc; người có bốn đức: cần, kiệm, liêm chính. Thiếu một mùa thì không thành trời; thiếu
một phương thì không thành đất, thiếu một đức thì không thành người ''.
Để tạo ra những con người có đức có tài như thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh
yếu tố quan trọng là tính chủ động của công tác giáo dục; đó là sự quan tâm đổi mới nội
2
Bài dự thi “Hành trình theo chân Bác” – Vòng 2
dung và phương pháp giáo dục nhằm mang lại hiệu quả cao nhất; đồng thời còn một mặt
rất quan trọng nữa là tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho lớp trẻ phát triển, thể hiện
năng lực, sở trường vốn có của mỗi người. Nếu chỉ chú trọng một mặt giáo dục mà không
chú trọng việc tạo cơ hội cho lớp trẻ tự khẳng định thì tác dụng của sự giáo dục sẽ bị hạn
chế, không được phát huy. Người khuyên thanh, thiếu niên phải biết tự tin vào khả năng
của bản thân, có lòng tự hào, tự tôn dân tộc, có tinh thần tự lực, tự cường, phải biết tự
trọng, biết tự bảo vệ mình và cũng phải biết tôn trọng người khác Đặc biệt, đối với sự
nghiệp “trồng người'', Người một mặt nhấn mạnh cần khuyến khích phát triển đầy đủ và
toàn diện năng lực, sở trường của từng thanh, thiếu niên; mặt khác cũng luôn nhắc nhở
phải ngăn ngừa sự nảy sinh của chủ nghĩa cá nhân. Người nói: “Đấu tranh chống chủ
nghĩa cá nhân không phải là giày xéo lợi ích cá nhân”. “Mỗi người đều có tính cách
riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của bản thân và gia đình mình; nếu những lợi ích cá
nhân đó không trái với lợi ích của tập thể thì không phải là xấu ''.
Sự nghiệp giáo dục là của nhân dân, để phục vụ nhân dân,là để đào tạo ra những

công dân tốt và cán bộ tốt, để tu dưỡng đạo đức cách mạng, để tin tưởng, để học hành,
đồng thời Hồ Chủ tịch cũng nêu rõ rằng muốn giáo dục thanh, thiếu niên tốt thì phải tạo
môi trường, dư luận xã hội lành mạnh, cổ vũ cái mới, cái tiến bộ, ngăn ngừa những cái
tiêu cực có thể ảnh hưởng đến lớp trẻ. Và muốn tạo được môi trường lành mạnh ấy, vấn
đề cần nhất là phải tạo được không khí dân chủ. Người nói: “ Trong các nhà trường, cần
có dân chủ. Đối với mỗi vấn đề, thầy và trò cùng nhau thảo luận ”. Người khẳng định:
“Thực hành dân chủ là cái chìa khoá vạn năng để có thể giải quyết mọi khó khăn”
Có thể nói, sự nghiệp trồng người, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, có một ý nghĩa đặc
biệt quan trọng cho hôm nay và cho mai sau đối với đất nước. Chính vì vậy, khi nói về
vai trò của Nhà nước, Hồ Chủ tịch nhấn mạnh: Nước ta còn nghèo thì phải tiết kiệm,
nhưng “đầu tư cho giáo dục thì không được bủn xỉn” Luận điểm này của Người rõ ràng
lại càng có ý nghĩa, mang tính thời sự trong điều kiện đất nước ta đang phát triển hội
nhập với thế giới hiện nay. Khi mà thế hệ trẻ Việt Nam đang vươn lên, đáp ứng niềm tin
và mong mỏi của Bác là xây dựng một đất nước ta “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” và
“trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non
sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh
quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần
lớn ở công học tập của các em” Do đó, chúng ta – những con người trong thời đại mới
này phải tích cực học tập, học ở trường, ở sách vở, học lẫn nhau, học ở mọi người, học
suốt đời và phải biết coi trong việc tự học nhằm phấn đấu xây dựng nước nhà, bảo vệ tổ
quốc, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Lời dạy của Bác đã trở thành chân lý, thấm sâu vào mỗi con người Việt Nam.
Chân lý ấy chứa đựng truyền thống từ nghìn đời xưa, được Bác tổng kết cho đến hôm nay
và mãi mãi về sau. Trong chiến lược trồng người, Bác luôn quan tâm đến vấn đề cán bộ
của Đảng. Bác coi cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Đầu tư cho sự nghiệp trồng người
là một tư tưởng lớn, một di sản vô cùng quý giá Bác để lại cho Đảng và nhân dân ta.
3
Bài dự thi “Hành trình theo chân Bác” – Vòng 2
Trong Di chúc, Người cũng không quên nhắc: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau
là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta

đang thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
mà trọng tâm là làm theo Bác càng làm cho chúng ta hiểu sâu sắc hơn về nguồn gốc, nội
dung, giá trị và tính nhân văn của tư tưởng Hồ Chí Minh về sự nghiệp “Trồng cây” –
“Trồng người”.
Trong thực tế hiện nay công cuộc trồng người đối với sự phát triển của thanh niên
hiện nay là hết sức quan trọng. Bởi vì thanh niên là tài năng, là trí tuệ và sáng tạo, họ biết
“giải quyết vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi,
những đoàn thể to lớn nghĩ mãi không ra”. Đặc biệt là lòng sốt sắn và hăng hái. Việc
trồng người – trồng những cây non đang lớn dần từng ngày từng giờ quan trọng là thế
đấy. Trong công cuộc xây dựng đất nước, Hồ Chí Minh nhận rõ: “Muốn xây dựng chủ
nghĩa xã hội, trước hết phải có con người chủ nghĩa” mà con người chủ nghĩa ấy tiên
phong là thanh niên. Thanh niên là lực lượng đi đầu trong các hoạt động, là động lực, là
điểm tựa phát triển nước nhà, nhưng không phải thanh niên cũng trở thành động lực mà
phải là những con người được giác ngộ, tổ chức. Muốn thế, việc “trồng những cây con”
này là hết sức cấp bách trong thời buổi hiện nay, nước nhà đang hội nhập vào nền kinh tế
thế giới, mở rông quan hệ hợp tác và nguy cơ trước kẻ thù xâm chiếm đất nước. Vì vậy,
việc giáo dục thanh niên là quốc sách hàng đầu, chỉ những con người mới mang những tư
tưởng mới, mới có thể giúp nước nhà đứng vững và vươn lên “sánh vai cùng các cường
quốc năm châu”, trước kẻ thù lăm le xâm chiếm đất nước bất cứ khi nào khi có thể.
Tuy vậy, một thực trạng đáng buồn đang diễn ra ở đội ngũ tiên phong này. Đạo đức,
nhân cách của thế hệ trẻ đang có chiều hướng xấu đi đến mức báo động. Tệ nạn xã hội và
tội phạm trong lứa tuổi học sinh, sinh viên đang gia tăng cả về số vụ và mức độ vi phạm.
Trong số hơn 200 dạng tội phạm ở xã hội hiện nay thì học sinh, sinh viên đều mắc phải,
kể cả tội cướp của giết người, buôn bán ma túy và nhiều loại tội phạm nghiêm trọng
khác. Tuổi đời vi phạm đang được trẻ hóa, một số hành vi ngày càng phức tạp và dã man.
Những biểu hiện thiếu văn hóa diễn ra trong nhà trường không còn là chuyện cá biệt, mà
đã trở thành tình trạng khá phổ biến ở nhiều nơi. Một số trường học quan hệ thầy trò
thiếu lành mạnh, có phần thô bạo, vô văn hóa mà trước đây chưa từng có cũng đã xuất
hiện. Văn hóa học đường đang bị tổn thương nghiêm trọng. Nền giáo dục ở nước ta mới
đạt tới mục tiêu dạy chữ chưa đạt yêu cầu về dạy người và dạy nghề.

Từ đây, ta có thể thấy rằng việc uốn nắn những con người tiên phong trên là vô cùng
thiết thực. Nước có giàu, dân có mạnh thì phải từ đây. Cần phải đưa họ ra khỏi hố sâu của
tệ nạn, giúp họ định hướng được đâu là lý tưởng, đâu là tương lai, vận mệnh nằm trong
tay mỗi người. Sự tuyên truyền, giáo dục của Đảng, nhà nước là vô cùng cần thiết, cùng
với sự cố gắng nỗ lực của ngành giáo dục, sự chăm lo chu đáo của toàn dân, nhất định
thanh niên của nước ta sẽ phát huy tốt truyền thống hiếu học của dân tộc, sớm khắc phục
những khuyết điểm tồn tại, để “những con người mới” này phát triển toàn diện, xây dựng
Việt Nam độc lập, tự cường.
4
Bài dự thi “Hành trình theo chân Bác” – Vòng 2
Được vinh dự tham gia vào chương trình “Hành trình theo chân Bác” và may mắn
lọt vào vòng 2 của chương trình, bản thân tôi có những cảm xúc khó tả. Đến với những
câu hỏi của chương trình, tôi mới chợt nhận ra kiến thức trong tôi còn quá nhiều thiếu
sót, có những điều tôi chưa từng nghĩ tới và cũng chưa từng tìm hiểu. Được một lần suy
ngẫm, một lần căng não cân sức cùng các bạn đồng trang lứa tôi mới hiểu tôi cần trau dồi
nhiều hơn nữa. Qua cuộc thi, tôi mong sao các bạn đều tham gia như tôi để có thể hiểu
thêm về cuộc đời của một con người vĩ đại, một con người tận tụy một đời hi sinh cho cả
dân tộc – Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, tôi mong chương trình ngày càng mở rộng hơn
nữa, mở ra nhiều cuộc thi tương tự trong sinh viên như kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh, Cuộc thi sưu tầm tư liệu về Bác và những hành trình của Bác…và tôi ước
được một lần gặp Bác, được lắng nghe những lời dạy chân thành của Người và cùng trò
chuyện cùng Người.
Có thể nói, chương trình “Hành trình theo chân Bác” đã đạt đến độ hoàn hảo tuyệt
đối. Xin cảm ơn Đoàn Khoa Lý Luận Chính Trị đã tổ chức một chương trình hay và có ý
nghĩa như vậy. Đó không chỉ là những tư liệu rất quý giá mà còn là sự lay động tâm thức
với mỗi con người Việt Nam, đặc biệt là với thế hệ trẻ như chúng tôi khi được tham gia
chương trình.
Quả thực, tôi đã bị lôi cuốn ngay từ những giây đầu tiên. Không chỉ riêng tôi, mà
còn rất nhiều người khác nữa đã cuốn vào một hành trình hết sức ý nghĩa khi được tìm
hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Bác. Nhờ đó mà đã làm bật dậy lòng yêu nước, thay

đổi những suy nghĩ còn hạn chế trong tôi và mọi người.
Để có được một chương trình trực tiếp mà hoàn hảo như thế, hẳn là công sức không
ít của ban tổ chức thực hiện chương trình. Xin chúc mừng và xin cảm ơn các anh chị đã
mang đến cho chúng tôi những câu hỏi về Bác hết sức thú vị như vậy. Đây ắt là một trải
nghiệm sẽ khó quên trong lòng mỗi người dự thi như chúng tôi.
“Hành trình theo chân Bác” – cuộc thi đầy ý nghĩa cho sinh viên UEH!
HẾT
5

×