PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CHI PHÍ TRONG KINH TẾ HỌC
MÔI TRƯỜNG
4.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG CỤ PHÂN TÍCH LỢI ÍCH - CHI PHÍ
4.1.1. Định nghĩa
Để xác định tính hiệu quả của các quá trình kinh tế, chúng ta phải phân tích các yếu tố có liên quan
đến hiệu quả và không hiệu quả của quá trình kinh tế đó (lợi ích đạt được và thiệt hại phải gánh chịu,
thuận lợi và bất lợi...). Cần xem xét đến sự tương quan giữa lợi ích và chi phí của các thành phần, xác định
trách nhiệm và sự can thiệp của chính phủ vào các quá trình kinh tế - xã hội chung cho toàn nền kinh tế.
Như vậy, phân tích lợi ích - chi phí (Cost - Benefit Analysis (CBA)) là một công cụ của chính sách, cho
phép người ra quyết định lựa chọn một trong các giải pháp tương đương nhau, thay thế nhau hoặc thậm chí
có thể là đối lập nhau.
4.1.2. Các bước tiến hành phân tích lợi ích - chi phí
Phân tích lợi ích chi phí có thể được xem như là một quá trình vận hành, trong đó có một số bước nổi
bật; dĩ nhiên không phải bất cứ phân tích nào cũng cần phải thực hiện đầy đủ tất cả các bước này. Chẳng
hạn như một dự án ngắn hạn sẽ không đòi hỏi phải chiết khấu lợi ích trong tương lai. Tuy nhiên, phần lớn
các trường hợp, để cân nhắc có nên triển khai một dự án hay không nên chọn triển khai dự án nào giữa các
dự án được đề xuất, chúng ta cần bám theo các bước phân tích lợi ích - chi phí như sau:
4.1.2.1. Làm rõ vị trí của dự án
Khi bắt đầu phân tích, cần phải làm rõ dự án này là do ai thực hiện, ai sẽ trả chi phí và ai sẽ được
hưởng lợi từ dự án. Chúng ta luôn phải làm rõ và nhất quán trong việc giải quyết những vấn đề này cũng
như tính toán được lợi ích và chi phí cho những người/nhóm người khác nhau.
4.1.2.2. Xác định các phương án thay thế
Một phân tích cần phải nêu rõ được dự án hay các dự án là đối tượng cần xem xét có loại trừ lẫn nhau
hay không và cần phải đưa được các lựa chọn thay thế tương ứng vào trong phân tích. Ngoài ra, cũng cần
phải trả lời câu hỏi nếu chúng ta thay đổi quy mô, thời gian thực hiện của một dự án, chúng ta có thể có
được những thay thế nào tương ứng ?
4.1.2.3. Đưa ra các giả định
Giả định là một phần thiết yếu của phân tích lợi ích - chi phí. Có thể dùng giả định đối với hàng loạt
các yếu tố liên quan đến số lượng hành hóa - dịch vụ, chi phí, điều kiện thị trường, thời gian hay các mức
lãi suất để phân tích.
4.1.2.4. Lập danh sách các tác động của mỗi dự án thay thế
Nên liệt kê các tác động tiềm tàng của mỗi dự án cũng như của các lựa chọn thay thế một cách đầy đủ
nhất. Trong trường hợp này, việc xác định tổng lượng đầu vào và tổng lượng đầu ra là rất cần thiết vì
thông qua đó ta có thể biết được các tác động.
4.1.2.5. Quy các giá trị cụ thể cho những tác động này
Trong phân tích lợi ích - chi phí, tiền tệ là thước đo duy nhất để đánh giá nên cần phải quy mỗi tác
động ra thành một giá trị tiền tệ nhất định.
4.1.2.6. Xử lý các tác động không được lượng hóa
Cần phải liệt kê rõ bất kỳ tác động nào chưa được quy ra giá trị bằng tiền. Chỉ bằng cách này, chúng
ta mới có thể so sánh được giữa chúng với những chi phí và lợi ích đã được lượng giá cụ thể.
4.1.2.7. Chiết khấu giá trị tương lai để có được giá trị hiện tại
Đối với phần lớn các dự án môi trường, cần phải tính toán chi phí và lợi ích được chiết khấu tại những
thời điểm khác nhau. Người ta thường thực hiện việc này bằng cách sử dụng biện pháp chiết khấu lũy thừa
(exponential discounting) để tính giá trị hiện tại của chi phí và lợi ích.
4.1.2.8. Xác định yếu tố không chắc chắn
Một vấn đề thường gặp nhất trong phân tích lợi ích - chi phí là sự thất bại trong việc xử lý rủi ro và
các yếu tố không chắc chắn. Cần phải xác định được đầy đủ các khả năng gây ra rủi ro và không chắc
chắn này một cách đầy đủ để đưa vào tính toán. Chẳng hạn như, khi dự toán cho một công trình xử lý
nước thải ngành chế biến cà phê theo công nghệ ướt, tính thời vụ chính là khả năng gây ra rủi ro và không
chắc chắn.
4.1.2.9. So sánh lợi ích và chi phí
Sau khi đã tính toán được (hay ít nhất là đã liệt kê ra được) các chi phí và lợi ích, chúng ta phải so
sánh chúng với nhau để xác định xem giá trị hiện tại (Net Present Value ~ NPV) của dự án có thể mang lại
dương hay không. Nếu đang xem xét lựa chọn giữa nhiều dự án thì dự án nào có mức NPV cao nhất và
phải thỏa mãn giá trị dương là dự án sẽ được chọn.
Phương pháp phân tích lợi ích - chi phí là việc đánh giá một cách có hệ thống toàn bộ lợi ích và chi
phí của một tiến trình được dự báo/tính trước hoặc của một vài tiến trình khác nhau của các hoạt động.
Tiêu chuẩn lợi ích - chi phí dù cho có được thực hiện hay không thì ngay chính bản thân thuật ngữ cũng đã
xác định được điều đó. Theo đó, tiêu chuẩn lợi ích - chi phí không gì khác hơn chính là sự mô tả về thái độ
cư xử có lý trí của con người. Nói cách khác, ai sẽ hành động như là người có lý trí thì không bao giờ để
cho chi phí vượt trội lên trên lợi ích. Mặc dù, tính đơn giản của cách thức suy xét này dễ làm cho người ta
nhầm lẫn, nhưng phương pháp tiếp cận lợi ích - chi phí chính nó đã góp phần đặc biệt quan trọng trong
việc giải quyết những vấn đề có tính chất kinh tế, xã hội và môi trường như hiện nay.
Việc so sánh và phân định giữa lợi ích và chi phí một cách có hệ thống và việc cân nhắc mọi giải pháp
cho ta thấy rằng phương pháp tiếp cận vấn đề của những nhà kinh tế học có thể khác so với phương pháp
tiếp cận của các nhà chuyên môn khác. Chúng tôi biên soạn chương này vì chúng tôi cho rằng việc phân
tích tương tự như vậy sẽ đem lại sự thành công đáng kể khi được áp dụng cho những vấn đề đặc biệt có
liên quan đến khoa học về môi trường.
4.2. NGUYÊN TẮC QUYẾT ĐỊNH
4.2.1. Nguyên tắc quyết định của cá nhân
Trước khi tìm hiểu về nguyên tắc quyết định của cá nhân, chúng ta xem xét 2 khái niệm cơ bản sau:
- Lợi ích cá nhân chính là các yếu tố làm tăng sự thỏa mãn nhu cầu của cá nhân (gia tăng ý thích).
- Chi phí là tất cả các yếu tố làm giảm sự thỏa mãn nhu cầu của cá nhân (thiệt hại mà cá nhân phải
gánh chịu).
Cơ sở quyết định của các cá nhân chính là vấn đề tăng thỏa mãn nhu cầu của chính bản thân họ. Nếu
một cá nhân nào đó thích tình trạng A hơn tình trạng hiện tại thì lợi ích từ việc dịch chuyển tình trạng hiện
tại sang tình trạng A là dương.
Trước khi cá nhân đưa ra quyết định đầu tư thực sự, họ cần phải tiến hành phân tích lợi ích - chi phí
thông qua 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: lựa chọn đối tượng và công nghệ sản xuất phù hợp với năng lực sản xuất, có tính đến
xu thế phát triển trong tương lai bởi nhiều phương án.
- Giai đoạn 2: xem xét khả năng và chi phí có liên quan đến việc cung cấp các yếu tố đầu vào như:
lao động, nguyên vật liệu, mặt bằng sản xuất... cũng như vấn đề tiêu thụ các sản phẩm đầu ra tương
ứng với đối tượng và công nghệ được lựa chọn.
- Giai đoạn 3: xác định chi phí để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các phương án, cùng với việc
tính toán các yếu tố về giá cả được hình thành trên thị trường.
- Giai đoạn 4: so sánh lợi ích và chi phí của các phương án đưa ra để đi đến quyết định cuối cùng cho
phương án lựa chọn của mình.
Đối với phương án A được lựa chọn thì phải thỏa mãn điều kiện B
A
> C
A
, hay B
A
- C
A
> 0. Tất nhiên,
phương án tối ưu là phương án có sự chênh lệch lớn nhất giữa lợi ích và chi phí (hiệu số của lợi ích và chi
phí là lớn nhất), nghĩa là có sự phân bổ tối ưu các nguồn tài nguyên cho dự án.
4.2.2. Nguyên tắc quyết định của xã hội
Trong rất nhiều trường hợp, lợi ích - chi phí tư nhân và lợi ích - chi phí xã hội có sự mâu thuẫn với
nhau, và thậm chí mâu thuẫn càng lớn hơn khi giá trị thị trường không thể tồn tại được. Chẳng hạn như,
không có giá thị trường cho vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường, vấn đề hòa bình, vấn đề bảo vệ bầu
khí quyển...
Như vậy, các lĩnh vực kinh tế xuất hiện sự thất bại của thị trường thì thị trường không thể hiện được gì
trong chi phí và lợi ích xã hội biên tế. Chính vì thế, việc phân tích lợi ích - chi phí xã hội thường được
dùng cho các phương án sản xuất hàng hóa công.
Tuy nhiên, vẫn có những loại hàng hóa - dịch vụ thị trường vẫn được quyết định theo nguyên tắc xã
hội. Chính ví vậy, phân tích lợi ích - chi phí xã hội vẫn được sử dụng trong trường hợp này.
Chẳng hạn khi xét đến ý thích cá nhân trong việc chuyển sang tình trạng A, ta thấy:
- Trường hợp 1: nếu mọi người đều thích chuyển sang tình trạng A (di dời nơi ở khỏi hệ thống kênh
Nhiêu Lộc - Thị Nghè) thì xã hội dễ dàng xác định nguyên tắc quyết định (vì tất cả mọi người đều
có lợi từ việc chuyển tình trạng này).
- Trường hợp 2: có nhiều người thích chuyển sang tình trạng A (những người có lợi khi chuyển), số
còn lại không bận tâm đến việc di chuyển này (những người bàng quan giữa hai tình trạng) thì cũng
sẽ rất đơn giản trong việc xác định nguyên tắc quyết định. Trong trường hợp này, những người thích
chuyển sang tình trạng A là những người có lợi còn những người bàng quan là những người không
có lợi và cũng không bị thiệt hại gì.
- Trường hợp 3: một số người thích chuyển (những người được lợi khi chuyển), số còn lại chống đối
(vì họ cho rằng việc chuyển sang tình trạng A sẽ gây ra thiệt hại cho họ). Trong trường hợp này
chúng ta phải so sánh lợi ích và thiệt hại của tất cả các cá nhân để tìm ra nguyên tắc quyết định.
- Trường hợp 4: một số người không quan tâm, phần còn lại chống đối với việc chuyển sang tình
trạng A hoặc tất cả mọi người đều không thích chuyển sang tình trạng A vì họ cảm thấy không được
bất cứ lợi ích gì khi chuyển.
Mặc dù, rất nhiều người phản đối việc so sánh thỏa mãn của từng cá nhân với nhau; nhưng trong thực
tế, chúng ta vẫn thường dùng giải pháp so sánh này bởi vì không thể tìm thấy một giải pháp nào cho
nguyên tắc quyết định xã hội mà không cần đến sự so sánh như thế và cũng khó có thể có một chính sách
nào mà mọi thành viên trong xã hội đều có lợi (không một ai bị hại) và ngược lại.
Như vậy, nguyên tắc quyết định của xã hội phải dựa vào cơ sở tổng hợp các ý thích của mọi người
trong xã hội tuân theo một hệ thống thể chế, pháp luật và mang tính đạo đức.
4.2.3. Giá sẵn lòng trả và đường cầu xã hội
4.2.3.1. Giá sẵn lòng trả
Giá sẵn lòng trả hay bằng lòng trả tiền (Williness to pay - WTP) là thước đo được các nhà kinh tế học
cũng như các nhà kinh tế học môi trường sử dụng để đo lường lợi ích và thiệt hại môi trường trong xã hội.
Bằng lòng trả tiền phản ánh cường độ ý thích cơ bản của cá nhân về hàng hóa - dịch vụ trên thị
trường. Dĩ nhiên là trong nền kinh tế hiện nay có rất nhiều loại hàng hóa - dịch vụ để lựa chọn; do vậy, họ
có quyền trả chi phí để tiêu thụ loại hàng hóa – dịch vụ này thay vì loại hàng hóa - dịch vụ khác. Trong
trường hợp này, ta có thể nói rằng người ta sẵn lòng trả tiền cho một mối lợi và phải chịu đựng với một
mối lợi khác.
Như vậy, WTP là rất cần thiết để giải quyết vấn đề một cá nhân hay một số cá nhân thích chuyển sang
tình trạng A, còn một số cá nhân khác lại không thích (và thậm chí là chống đối) việc chuyển sang tình
trạng A này.
Ví dụ, khi xem xét việc chuyển sang tình trạng A của một số cá nhân, ta thu được các dữ liệu sau:
- Cá nhân thứ nhất: WTP để chuyển sang tình trạng A là 100 đồng.
- Cá nhân thứ hai: WTP để chuyển sang tình trạng A là 70 đồng.
- Cá nhân thứ ba: WTP để chịu đựng việc chuyển sang tình trạng A là 50 đồng.
- Cá nhân thứ tư: WTP để chịu đựng việc chuyển sang tình trạng A là 20 đồng.
Xem xét ví dụ trên ta thấy cá nhân thứ nhất và cá nhân thứ hai có lợi, trong khi đó cá nhân thứ ba và
cá nhân thứ tư có hại (phải chịu đựng cho việc chuyển sang tình trạng khác). Nếu gọi TB (total benefits) là
tổng lợi ích xã hội (giá trị của TB có thể dương, cũng có thể là âm), thì:
TB = WTP
1
+ WTP
2
- WPT
3
- WPT
4
= 100 + 70 - 50 - 20 = 100 > 0
Do TB > 0 nên xét chung cho toàn xã hội, việc chuyển sang trạng thái A sẽ có lợi.
Bây giờ, chúng ta giả sử có rất nhiều loại hàng hóa - dịch vụ để một cá nhân lựa chọn. Ban đầu cá
nhân này chưa có bất cứ thứ gì và xét giả định về quy luật lựa chọn mua hàng của cá nhân đó ta thấy:
- Đơn vị hàng hóa - dịch vụ thứ nhất, giá 10 đồng.
- Đơn vị hàng hóa - dịch vụ thứ hai, giá 9 đồng.
- Đơn vị hàng hóa - dịch vụ thứ ba, giá 7 đồng.
- Đơn vị hàng hóa - dịch vụ thứ tư, giá 5 đồng.
- Đơn vị hàng hóa - dịch vụ thứ năm, giá 4 đồng.
- Đơn vị hàng hóa - dịch vụ thứ sáu, giá 3 đồng.
Các số liệu trên thể hiện mối quan hệ kinh tế cơ bản rằng “sự bằng lòng trả tiền giảm xuống” và phù
hợp với quy luật là khi có số đơn vị tiêu thụ tăng lên thì sự bằng lòng trả tiền cho các đơn vị hàng hóa -
dịch vụ được mua thêm sẽ giảm xuống.
Biểu diễn quan hệ kinh tế cơ bản lên trục giá cả (P) và trục sản lượng tiêu thụ (Q) như sau (xem hình
4.1).
P (Giaù)10 -7 -6 -4 -2 -
0 1 2 3 4 5 6 7 Q (Sản lượng)
WTP
Hình 4.1. Mô hình đường sẵn lòng trả của cá nhân cho hàng hóa - dịch vụ theo từng mức sản lượng cụ
thể
Khi nối các giao điểm của trục giá và trục sản lượng ta sẽ được một đường cong liên tục và phù hợp
với bất kỳ một lượng hàng hóa - dịch vụ nào trên trục hoành sẽ định ra một mức giá cả tương ứng trên trục
tung.
Đường cong tính từ trái sang phải biểu diễn sự bằng lòng trả tiền cận biên cho một đơn vị tiếp theo
được tiêu thụ. Ví dụ, bằng lòng trả tiền để tiêu thụ đơn vị hàng hóa - dịch vụ thứ hai là 9 đồng, đơn vị
hàng hóa - dịch vụ thứ 3 là 7 đồng.
Trong khi đó, toàn bộ sự bằng lòng trả tiền lại được tính bằng tổng số tiền mà cá nhân đó bỏ ra chi
tiêu cho các đơn vị hàng hóa - dịch vụ cần tiêu thụ.
Đối với ví dụ trên thì toàn bộ sự bằng lòng trả tiền sẽ là:
TWP = TWP
1
+ TWP
2
+ TWP
3
+ TWP
4
+ TWP
5
+ TWP
6
= 10 + 9 + 7 + 5 + 4 + 3 = 38.
Ở một số trường hợp, sự bằng lòng trả tiền để tiêu thụ thêm một đơn vị sản phẩm có thể bằng không.
Chẳng hạn như, một cá nhân nào đó khi đã tiêu thụ đủ lượng thực phẩm cần thiết, nếu ta thêm bất cứ một
đơn vị thực phẩm nào cho họ thì không những họ không bằng lòng trả tiền cho đơn vị thực phẩm tiêu thụ
thêm đó mà họ còn cảm thấy khó chịu cho vấn đề này.
4.2.3.2. Đường cầu xã hội
Trong kinh tế học môi trường, chúng ta có thể dùng khái niệm đường cầu xã hội để biểu diễn cho tổng
các đường cầu cá nhân trong xã hội. Do đặc điểm chi trả cho hàng hóa - dịch vụ của mỗi cá nhân trong xã
hội là khác nhau (do có sự khác biệt về thu nhập, sở thích tiêu thụ, nhu cầu tiêu thụ...) nên đường cầu của
từng cá nhân cũng không giống nhau.
Chẳng hạn như, đường cầu xã hội trong trường hợp xã hội chỉ có 3 thành viên tham gia vào tiêu thụ
sản phẩm X, ở mức giá 1000đ/sp thì:
- Cá nhân A yêu cầu 100 sp.
- Cá nhân B yêu cầu 50 sp.
- Cá nhân C yêu cầu 70 sp.
P (100đ) P (100đ) P (100đ) P (100đ)
D(A)
D(B)
D(C)
D(gộp)
20
10
0 35 100 Q 0 50 Q 0 30 70 Q 0 65 220 Q
Đường cầu biên tổng hợp biểu diễn cho nhu cầu mà tất cả các chủ thể của nền kinh tế (người tiêu
dùng, các ngành kinh doanh, chính phủ...) cần tiêu thụ ở mức giá chung. Thực chất thì đây là một đường
cầu cộng ngang của tập hợp các đường cầu về loại hàng hóa - dịch vụ đó ở cùng một mức giá.
Trong trường hợp trên thì ở mức giá 1000đ/sp thì cá nhân A bằng lòng mua 100 sản phẩm, cá nhân B
bằng lòng mua 50sp và cá nhân C bằng lòng mua 70sp.
Đường cầu xã hội là tổng hợp cộng ngang của 3 đường cầu cá nhân trên cùng một mức giá và bằng
100 + 50 + 70 = 220sp.
4.2.4. Nguyên lý đền bù
Đây là nguyên lý để giải quyết vấn đề chuyển dịch nền kinh tế từ tình trạng A sang tình trạng B.
Năm 1906 Vilfredo Pareto đưa ra khái niệm hiệu quả Pareto hay còn gọi là hiệu quả cấp phát. Ông
cho rằng “tính hiệu quả sẽ xảy ra khi không thể nào tổ chức lại sản xuất khiến cho tất cả mọi người được
tốt hơn mà không một ai bị xấu đi”. Hay nói cách khác, lợi ích của người này tăng lên không dựa trên cơ
sở lợi ích của những người khác bị giảm đi.
Vilfredo Pareto viết “Một tiêu chuẩn hiển nhiên và hoàn toàn có thể chấp nhận được là một nền kinh tế
được coi là hơn hẳn nền kinh tế kia nếu khi ta tác động vào nó sẽ có ít nhất một cá nhân khá trội lên và
không một cá nhân nào bị sa sút rõ rệt, cho đến chừng nào mà điều đó không thể xảy ra”.
Như vậy, một nền kinh tế được coi là hiệu quả khi nó nằm trên ranh giới giữa tính lợi ích và khả năng.
Lợi ích của nền kinh tế không thể tăng lên được khi khả năng của nền kinh tế đã đạt đến giới hạn (ranh
giới khả năng - tiện ích). Khi đạt được một phân bổ mà không còn cách nào khác để đạt thêm sự cải thiện
Pareto, cách phân bổ đó gọi là hiệu quả Pareto hoặc tối ưu Pareto.
4.2.4.1. Phân tích lý thuyết kinh tế phúc lợi của Pareto
Giả thuyết:
- Nền kinh tế đơn giản chỉ có 2 cá nhân A và B tham gia.
- Khả năng sản xuất của nền kinh tế đã đạt đến ranh giới khả năng - tiện ích.
Định lý 1: với những điều kiện nhất định, một nền kinh tế cạnh tranh sẽ đạt đến điểm nào đó trên
đường cong khả năng - tiện ích (đường cong biểu diễn mức độ tiện ích có được của một cá nhân khi biết
trước mức độ tiện ích của một cá nhân khác) tại điểm cân bằng của thị trường.
Hình 4.2. Mô ph ng ng c u xã h i cho vi c tiêu th hàng hóa – d chỏ đườ ầ ộ ệ ụ ị
vụ
UB
UBE’
UBE
E’
E
I’
I
UAE UAE’ UA0
●
●
●
●
Hình 4.3. Đường cong khả năng - tiện ích
Định lý 2: Một nền kinh tế cạnh tranh có thể đạt đến mọi điểm trên đường cong khả năng - tiện ích với
điều kiện là phải tuân thủ hoàn toàn sự điều khiển của sức mạnh của thị trường cạnh tranh ngay từ sự phân
phối nguồn lực ban đầu cho đến kết quả phân phối nguồn lực này; hoặc là chỉ tác động đến sự phân phối
nguồn lực ban đầu, phần còn lại phải dành cho sự phân phối do cơ chế thị trường phi tập trung hóa.
Cạnh tranh lý tưởng (có hiệu quả Pareto) chỉ dẫn dắt nền kinh tế đến ranh giới chứ không phải là điều
kiện phúc lợi tốt nhất về mặt xã hội. Ngoài ra, cạnh tranh có hiệu quả Pareto không có nghĩa là tự bản thân
nó có tính đến sự công bằng.
Nền kinh tế đạt đến điểm E do thị trường cạnh tranh mang lại có thể đó là sự phân phối tốt đối với cá
nhân A nhưng không hẵn là tốt đối với cá nhân B. Khi nền kinh tế dịch chuyển từ E sang E’ có nghĩa là
phúc lợi của cá nhân A bị lấy bớt nhưng phúc lợi của cá nhân B được tăng thêm. Dĩ nhiên, sự dịch chuyển
này không làm thay đổi về phúc lợi xã hội vì nó vẫn nằm trên đường cong khả năng - tiện ích.
4.2.4.2. Nguyên lý đền bù
Giả sử nền kinh tế chỉ gồm 2 cá nhân E và E’. Khi dịch chuyển nền kinh tế từ E sang E’ thì sẽ có một
cá nhân được lợi còn cá nhân kia sẽ bị hại. Khi xét trong mối quan hệ với hiệu quả Pareto thì có vẻ hơi
nghịch lý đối với việc thực hiện sự dịch chuyển này. Tuy nhiên, do nguồn lực được phân phối chưa hiệu
quả nên nền kinh tế chưa nằm trên đường cong khả năng - tiện ích mà chỉ là một điểm I nào đó nằm ở phía
bên trong của đường cong khả năng - tiện ích. Vì vậy, bất kỳ một sự dịch chuyển nào của nền kinh tế về
hướng ra phía đường cong khả năng - tiện ích cũng đều là một hoàn thiện Pareto.
Thường thì một hoàn thiện Pareto có được phải thông qua sự đền bù. Như vậy, nếu một điểm của nền
kinh tế không phải là hiệu quả Pareto thì sẽ tồn tại một sự dịch chuyển nào đó để đưa nền kinh tế lên trên
đường cong khả năng - tiện ích.
Ví dụ: Chính phủ thực hiện chính sách tự do hóa mậu dịch mặt hàng A nào đó thì hàng nhập khẩu sẽ
tràn ngập thị trường nên giá cả sẽ giảm xuống. Điều này có lợi cho người tiêu dùng nhưng lại có hại cho
nhà sản xuất. Nếu chính phủ kết hợp việc đánh thuế nhập khẩu để đền bù cho nhà sản xuất thì cả người
tiêu dùng lẫn nhà sản xuất đều có lợi, trường hợp này đã xuất hiện một hoàn thiện Pareto.
UB
UBE’
UBE
E’
E
B
UAE UAE’ UA0
●
●
Hình 4.4. Đường cong khả năng - tiện ích biểu diễn cho sự dịch chuyển của nền kinh tế.
Theo nguyên lý đền bù thì tương quan giữa tổng phần lợi tăng thêm và tổng thiệt hại (tổng chi phí)
phải không âm thì mới xuất hiện sự chuyển dịch nền kinh tế.
Có nghĩa là:
∑i(Bi - Ci) ≥ 0
Khi tổng lợi ích và tổng chi phí đối với sự dịch chuyển bằng nhau (sự đền bù bằng không) thì sự dịch
chuyển của nền kinh tế sẽ không còn ý nghĩa nữa.
Như vậy, để thực hiện sự chuyển dịch nền kinh tế từ tình trạng I sang tình trạng I’ thì phần lợi ích tăng
thêm của các cá nhân này phải đủ bảo đảm mức đền bù cao hơn cho phần lợi ích giảm đi của các cá nhân
khác.
4.3. NHẬN DẠNG LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ
4.3.1. Lợi ích
Lợi ích (Benefits) là một thuật ngữ mà các nhà kinh tế thường sử dụng. Tuy nhiên, trong thời gian gần
đây nó vẫn được sử dụng rộng rãi trong các ngành khoa học, đặc biệt là khoa học môi trường. Nhận dạng
lợi ích trong kinh tế học môi trường, bao gồm những phần lợi mà con người nhận được không là ngoại lệ.
Chẳng hạn như, trồng rừng, làm sạch môi trường, chương trình xóa đói giảm nghèo... sẽ đem lại lợi ích
cho cộng đồng, tuy nhiên, phá rừng, gây ô nhiễm môi trường lại lấy lợi ích ra khỏi cộng đồng (gây thiệt
hại cho cộng đồng).
Về mặt kinh tế thì một cá nhân có được lợi ích thì họ sẵn sàng hy sinh hoặc vui lòng trả tiền để có nó.
Như vậy, lợi ích thu được chính là số tiền mà họ bằng lòng chi trả để có nó.
Giới hạn cận biên của lợi ích chính là phần diện tích nằm phía dưới đường cong cận biên (đường cầu).
●
I1
I2
D2P
D1
0 Q1 Q2 Q
Hình 4.5. Đường cong cận biên giới hạn về lợi ích
Với 2 đường cầu khác nhau thì lợi ích thu được sẽ khác nhau. Trong trường hợp này, lợi ích thu được
được giới hạn bởi đường cầu D
2
lớn hơn lợi ích thu được được giới hạn bởi đường cầu D
1
. Với đường cầu
D
1
, phần lợi ích thu được được giới hạn bởi diện tích I
1
, và đường cầu D
2
, phần lợi ích thu được được giới
hạn bởi phần diện tích I = I
1
+ I
2
.
Như vậy, đối với bất kỳ một loại hàng hóa - dịch vụ nào, đường cầu cao hơn sẽ cho giá trị lợi ích lớn
hơn. Tương tự như vậy, những cá nhân có đường cầu cao hơn sẽ bằng lòng trả tiền cao hơn để có chúng so
với những cá nhân có đường cầu thấp hơn.
Sự bằng lòng trả tiền cũng được áp dụng đối với các loại hàng hóa - dịch vụ môi trường, là nền tảng
cho việc đánh giá các lợi ích và thiệt hại cho môi trường tự nhiên một khi dự án đi vào hoạt động. Ngoài
ra, đánh giá lợi ích thiệt hại môi trường thông qua phương thức bằng lòng trả tiền cũng có thể được dùng
để lượng hóa các lợi ích kinh tế - xã hội cho nền kinh tế.
4.3.2. Chi phí
Chi phí (Costs) là một trong những khái niệm quan trọng được sử dụng trong kinh tế học, cũng như
trong kinh tế môi trường.
Để sản xuất ra một loại hàng hóa - dịch vụ nào đó, chúng ta cần phải có các yếu tố đầu vào như: lao
động, máy móc, nhiên liệu, nguyên liệu đầu vào... tất cả các yếu tố trên có được thông qua mua bán, trao
đổi trên thị trường; các bên có nhu cầu chỉ việc định giá theo chi phí bỏ ra để mua nguyên vật liệu, trả tiền
công... và xác định lãi, chi phí. Tuy nhiên, xét chung về mặt kinh tế xã hội thì có rất nhiều loại chi phí, bao
gồm chi phí cố định, chi phí biến đổi, chi phí cơ hội... cùng tồn tại.
Trong kinh tế học môi trường, chi phí cơ hội là khái niệm rất quan trọng để lượng hóa về mặt xã hội
của các dự án đầu tư môi trường.
4.3.2.1. Chi phí cơ hội
Chi phí cơ hội là một thuật ngữ được sử dụng để xem xét khả năng lựa chọn trong các quyết định sản
xuất. Chi phí cơ hội để đầu tư vào một dự án A nào đó bao gồm trị giá tối đa của các dự án khác có thể
được đầu tư nếu chúng ta không dùng các nguồn lực để đầu tư vào dự án A đó.
- Đối với nhà sản xuất hay nhà đầu tư, chi phí cơ hội là việc quyết định sử dụng tài nguyên hay nguồn
lực cho mục đích này thay vì cho mục đích khác.
- Đối với người tiêu dùng, chi phí cơ hội để tiêu thụ sản phẩm A là sự hy sinh tiêu thụ sản phẩm B.
Chẳng hạn như, cá nhân A quyết định mua xe hơi với giá rẻ (sử dụng nhiều nhiên liệu) thì chi phí
cơ hội của cá nhân đó chính là sự hy sinh khoản tiền để mua chiếc xe hơi với giá cao (tiêu thụ ít
nhiện liệu).
- Đối với chính phủ: chi phí cơ hội của một chính sách nhất định nào đó là giá trị thực của các chính
sách khác mà lẽ ra chính phủ có thể theo đuổi. Chẳng hạn như, chi phí cơ hội của việc khắc phục
(a)
(b)
25
0 1 2 3 4 5 Q 0 Qa Qb Q
hậu quả sau trận lũ lụt miền Trung năm 2009 là sự hy sinh các khoản tài chính lẽ ra được dùng để
xây dựng một bệnh viện hay một trung tâm khoa học ngang tầm cỡ Quốc tế.
Lượng giá chi phí cơ hội là một việc làm rất khó khăn vì chúng ta không đủ các thông tin về những
sản phẩm có thể thay thế. Tuy vậy, chúng ta vẫn có thể lượng giá bằng cách tính tổng phí các yếu tố đầu
vào để sản xuất, cũng như các ảnh hưởng về mặt xã hội, môi trường được quy đổi thành tiền. Như vậy,
tổng giá trị của chúng (được quy đổi thành tiền) có thể được xem là chi phí cơ hội của sản xuất.
4.3.2.2. Đường cong chi phí
Đường cong chi phí được xây dựng dựa trên cơ sở mô tả hình học của chi phí sản xuất. Chẳng hạn
như, công ty A sản xuất một loại mặt hàng - dịch vụ với chi phí cận biên như sau:
- 1 sản phẩm : giá 7 đồng.
- 2 sản phẩm : giá 10 đồng.
- 3 sản phẩm : giá 14 đồng.
- 4 sản phẩm : giá 19 đồng.
- 5 sản phẩm : giá 25 đồng.
Chi phí cận biên là số đo đối xứng khi sản lượng tăng thêm 1 đơn vị thì phải tăng thêm một khoản chi
phí tương ứng nào đó. Khái niệm chi phí cận biên còn thể hiện sự tiết kiệm chi phí nếu phải giảm sản xuất
một đơn vị sản phẩm. Chẳng hạn như, giảm sản phẩm từ 5 đơn vị xuống còn 4 đơn vị thì chi phí cận biên
sẽ giảm từ 25 đồng còn 19 đồng.
Đường cong chi phí cận biên ở (b) là hệ quả của sự gia tăng chi phí theo biểu đồ bậc thang (a). Đường
cong chi phí cận biên thể hiện ở mỗi mức sản lượng sẽ có một chi phí tương ứng.
Hình 4.6. Đường cong chi phí cận biên của sản xuất
Ngoài ra, ta cũng có thể sử dụng biểu đồ (a) để xác định tổng chi phí sản xuất. Chẳng hạn, ở biểu đồ
(a) ta xác định được tổng phí (total costs) của 5 đơn vị hàng hóa - dịch vụ được sản xuất. Tổng chi phí này
chính là tổng diện tích của các cột trên biểu đồ, được xác định như sau:
TC = C
1
+ C
2
+ C
3
+ C
4
+ C
5
TC = 7 + 10 + 14 + 19 + 25 = 75 đồng.
Như vậy, khi áp dụng với đường cong chi phí cận biên ta có tổng chi phí được tính bằng diện tích giới
hạn phía dưới bởi đường cong chi phí cận biên và tính từ gốc đến mức sản lượng cần tính, đối với hình
trên chính là diện tích S.
4.3.2.3. Đường cong cung
Chi phí cận biên của sản xuất là một trong những yếu tố quan trọng để xác định thái độ cung của các
công ty trong điều kiện cạnh tranh. Thực chất, đường cong chi phí cận biên hoạt động như là một đường
cung (cho biết số lượng hàng hóa - dịch vụ mà các công ty muốn cung cấp ở mỗi mức giá khác nhau).
Pb
Pa
7
10
14
19