Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Ảnh hưởng của một số Nhân tố cố định đến các tính trạng sinh sản, sinh trưởng và chất lượng thân thịt của 2 nhóm lợn Móng Cái MC3000 & MC15 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.03 KB, 5 trang )

ảnh hưởng của một số Nhân tố cố định đến các tính trạng sinh sản, sinh trưởng và
chất lượng thân thịt của 2 nhóm lợn Móng Cái MC
3000
& MC
15

Giang Hồng Tuyến
1*
, Nguyễn Văn Đức
2
và Đinh Văn Chỉnh
3

1
Trường Đại học dân lập Hải Phòng;
2
Bộ môn Di truyền giống vật nuôi - Viện Chăn
nuôi
3
Trường Đại học nông nghiệp I Hà Nội
*Tác giả để liên hệ: Giang Hồng Tuyến ĐT: 0904.944313; Email:

ABSTRACT
Fixed factors affecting reproduction, growth and carcass quality traits of two Mong Cai groups
MC
3000
and MC
15

Data from 200 sows, 16 boars, 200 fattening pigs, slaughtering data of 40 pigs MC
3000


and 200 sows,
16 boars, 200 fattening pigs, 40 slaughtering date of 40 pigs of MC
15
, reared in Hai Phong and Lao Cai
from 1999 to 2007 were used to study the effects of some fixed factors on reproduction, growth and carcass
quality traits of 2 Mong Cai groups MC
3000
and MC
15
using SAS software (1999). The results showed that
all breed groups, generations and parities significantly affected all reproductive traits (P<0,05-P<0,001).
Breed groups, generations and sexes highly significant affected growth trait and significantly affected carcass
quality traits (P<0,05-P<0,001).
Key words: Mong Cai breed, reproductive, growth and carcass traits.
Đặt vấn đề
Phần lớn các tính trạng sinh sản, sinh trưởng và chất lượng thịt của vật nuôi nói
chung và của lợn nói riêng đều là tính trạng số lượng. Các tính trạng số lượng chịu nhiều
tác động của các nhân tố ngoại cảnh. Vì vậy, để nâng cao khả năng sinh sản của lợn nái,
khả năng sinh trưởng và chất lượng thân thịt của lợn thịt, các nhà chăn nuôi đang
hướng công tác nghiên cứu sâu các nhân tố nhằm làm giảm đến mức thấp nhất sự
ảnh hưởng của các nhân tố cố định đến các tính trạng sinh sản, sinh trưởng và chất
lượng thân thịt của ngành chăn nuôi lợn.
Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
Đối tượng: nhóm lợn MC
3000
và nhóm MC
15
.
Địa điểm: Công ty Chăn nuôi Hải Phòng và các hộ chăn nuôi tỉnh Lào Cai.

Thời gian: từ 1999 đến 2007.
Phương pháp nghiên cứu
Tổng số 200 lợn nái, 16 lợn đực và 200 lợn vỗ béo của nhóm lợn MC
3000
và 200 lợn
nái, 16 lợn đực và 200 lợn vỗ béo của nhóm lợn MC
15
ở thế hệ (TH) gốc, 1, 2 và 3 được
sử dụng nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân tố cố định về các tính trạng sinh sản, sinh
trưởng và chất lượng thân thịt. Vỗ béo bắt đầu từ 3 tháng tuổi, kết thúc lúc 8 tháng tuổi.
Chế độ nuôi dưỡng lợn nái theo quy trình nuôi lợn nái MC và vỗ béo cho ăn, uống tự do.
Lợn được cân khối lượng hàng tháng. Mổ khảo sát 40 con/nhóm (20 đực và 20 cái) để
xác định chất lượng thân thịt.
Các số liệu thu thập được phân tích bằng chương trình SAS (1999).
Kết quả và thảo luận
Một số nhân tố cố định ảnh hưởng đến các tính trạng sinh sản của 2 nhóm lợn MC
3000

và MC
15

Các nhân tố cố định di truyền và ngoại cảnh luôn gây ảnh hưởng đến các tính trạng
về năng suất sinh sản của lợn. Mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố cố định nhóm giống
(NG), thế hệ (TH) và lứa đẻ (LĐ) đến các tính trạng năng suất sinh sản của 2 nhóm lợn
MC
3000
và MC
15
được trình bày ở Bảng 1.
Bảng 1: Hệ số xác định và mức độ ảnh hưởng của một số nhân tố đến các tính trạng sinh

sản của 2 nhóm lợn MC
3000
và MC
15

Nhân tố
Các chỉ tiêu n. R
2

NG TH LĐ
Tuổi phối lần đầu 400 0,43 *** *** -
Tuổi đẻ lứa đầu 400 0,44 *** *** -
Khoảng cách lứa đẻ 2712 0,27 *** *** ***
Số con sơ sinh sống/ổ
3112 0,43 *** *** ***
Số con cai sữa/ổ
3112 0,24 *** *** ***
Khối lượng sơ sinh/con 3112 0,20 *** *** *
Khối lượng cai sữa/con 3112 0,77 *** *** ***
Ghi chú: * là P<0,05 và *** là P<0,001.
Kết quả ở Bảng 1 cho thấy hầu hết các tính trạng sinh sản của 2 nhóm lợn MC
3000

MC
15
đều bị ảnh hưởng bởi các nhân tố cố định (P<0,05 - P<0,001).
Nhân tố NG có ảnh hưởng rõ rệt đến tất cả các tính trạng sinh sản (P<0,001). Như
vậy, rõ ràng các nhóm giống khác nhau thì năng suất sinh sản của các lợn nái cũng chịu
sự ảnh hưởng khác nhau. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố di truyền NG trong nghiên cứu
này phù hợp với các kết quả của Nguyễn Văn Đức (1997) về phân tích các nhân tố ảnh

hưởng đến tính trạng năng suất sinh sản của lợn MC nuôi tại các tỉnh (P<0,001); Nguyễn
Văn Đức và Trần Thị Minh Hoàng (2002) phân tích tích mức độ ảnh hưởng của các nhân
tố cố định đến số con sơ sinh sống/ổ (SCSSS) của lợn nái MC, Large White (LW),
Landrace (LR) và các tổ hợp lai của chúng (P<0,001).
Nhân tố TH có ảnh hưởng lớn đến tất cả các tính trạng sinh sản cơ bản của 2 nhóm lợn
MC
3000
và MC
15
(P<0,001), có nghĩa là lợn nái ở các thế hệ khác nhau của cùng một nhóm
giống cho năng suất sinh sản khác nhau.
Lứa đẻ là nhân tố gây ảnh hưởng rất rõ rệt đến tất cả các tính trạng sinh sản của 2
nhóm lợn MC
3000
và MC
15
(P<0,001), trừ tính trạng Pss (P<0,05). Điều đó nói lên rằng,
lợn nái đẻ các lứa khác nhau cho năng suất sinh sản khác nhau. Các kết quả trong nghiên
cứu về mức độ ảnh hưởng của nhân tố lứa đẻ phù hợp với các nghiên cứu trước đây của
các tác giả như Nguyễn Văn Đức (1997) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tính trạng
năng suất sinh sản của lợn MC nuôi tại các tỉnh; Nguyễn Văn Nhiệm và cộng sự (2002)
phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố cố định đến năng suất sinh sản của lợn nái
MC nuôi tại Quảng Bình; Nguyễn Văn Đức và Trần Thị Minh Hoàng (2002) phân tích
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố cố định đến SCSSS của lợn nái MC, LW, LR và các
tổ hợp lai của chúng. Nhân tố lứa đẻ ảnh hưởng rất lớn đến tính trạng số lợn con/ổ
(Nguyễn Văn Nhiệm và cộng sự, 2002).
Nhìn chung, hệ số xác định của các tính trạng sinh sản cơ bản của 2 nhóm lợn nái
MC
3000
và MC

15
đều ở mức thấp phù hợp quy luật chung. Các nhân tố cố định này xác định
20 - 44% biến đổi trong toàn tổng biến đổi của các tính trạng nghiên cứu. Đối với tính trạng
khối lượng cai sữa/con, hệ số xác định lớn hơn, chiếm 77% trong toàn tổng các biến đổi. Tính
trạng ít bị tác động bởi các nhân tố cố định nhất là khối lượng sơ sinh/con (20%).
Một số nhân tố cố định ảnh hưởng đến các tính trạng sinh trưởng của 2 nhóm lợn
MC
3000
và MC
15

Các nhân tố cố định di truyền và ngoại cảnh không chỉ gây ảnh hưởng đến các tính
trạng về năng suất sinh sản của lợn mà còn tác động mạnh mẽ đến các tính trạng sinh
trưởng. Kết quả phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố NG, TH và tính biệt (TB)
đến các tính trạng sinh trưởng của 2 nhóm lợn MC
3000
và MC
15
được trình bày ở Bảng 2.
Bảng 2. Hệ số xác định và mức độ ảnh hưởng của một số nhân tố đến các tính trạng sinh
trưởng của 2 nhóm lợn MC
3000
và MC
15
Nhân tố
Các chỉ tiêu n R
2

NG TH TB
Khối lượng bắt đầu 400 0,75 *** *** ***

Khối lượng kết thúc 400 0,84 *** *** ***
Tăng khối lượng 400 0,81 *** *** ***
Ghi chú: *** là P<0,001
Kết quả phân tích ở Bảng 2 cho thấy các tính trạng sinh trưởng của 2 nhóm lợn
MC
3000
và MC
15
đều bị ảnh hưởng lớn bởi các nhân tố cố định (P<0,001).
Nhân tố nhóm giống có ảnh hưởng rất rõ rệt đến các tính trạng về khả năng sinh
trưởng của 2 nhóm lợn MC (P<0,001). Điều đó nói lên rằng, nhóm lợn MC
3000
và nhóm
lợn MC
15
là 2 nhóm lợn MC có tần số gen và cấu trúc di truyền về các tính trạng sinh
trưởng khác nhau rõ rệt. Các kết quả về mức độ ảnh hưởng của nhân tố nhóm giống trong
nghiên cứu này hầu hết phù hợp với kết luận của Nguyễn Văn Đức (1999) về phân tích
các nhân tố ảnh hưởng đến tính trạng sản xuất của 3 giống lợn MC, Phú Khánh và Thuộc
Nhiêu (P<0,001).
Nhân tố TH ảnh hưởng đến hầu hết các tính trạng sinh trưởng của 2 nhóm lợn Móng
Cái (P<0,001). Điều đó có nghĩa là khả năng sinh trưởng mỗi thế hệ khác nhau của mỗi
nhóm giống lợn MC là khác nhau.
Nhân tố TB có ảnh hưởng rất rõ rệt đến các tính trạng khối lượng bắt đầu, khối lượng kết thúc
và tăng khối lượng (P<0,001). Mức độ ảnh hưởng của nhân tố này phù hợp với kết quả của
Nguyễn Văn Đức (1997), phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tính trạng sản xuất của lợn MC.
Một số nhân tố cố định ảnh hưởng đến các tính trạng chất lượng thân thịt của 2 nhóm
lợn MC
3000
và MC

15

Giống như các tính trạng sinh trưởng các nhân tố cố định di truyền và ngoại cảnh
cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến các tính trạng về chất lượng thân thịt của 2 nhóm
MC. Kết quả phân tích xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố NG, TH và TB đến
các tính trạng chất lượng thân thịt của 2 nhóm lợn MC
3000
và MC
15
được trình bày ở Bảng
3.
Kết quả phân tích cho thấy các tính trạng chất lượng thịt của 2 nhóm lợn MC
3000

MC
15
đều bị ảnh hưởng lớn bởi các nhân tố cố định (P<0,05 - P<0,001).
Nhân tố NG có ảnh hưởng rất rõ rệt đến các tính trạng chất lượng thân thịt của 2 nhóm lợn
MC (P<0,001). Các kết quả về mức độ ảnh hưởng của nhân tố nhóm giống trong nghiên cứu
này hầu hết phù hợp với kết luận của Nguyễn Văn Đức (1999) về phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến tính trạng sản xuất của 3 giống lợn MC, Phú Khánh và Thuộc Nhiêu (P<0,001).
Nhân tố TH ảnh hưởng đến tất cả các tính trạng chất lượng thân thịt của 2 nhóm lợn MC
(P<0,001). Điều đó có nghĩa là chất lượng thân thịt ở mỗi thế hệ khác nhau của mỗi
nhóm giống lợn MC là khác nhau.
Bảng 3. Hệ số xác định và mức độ ảnh hưởng của một số nhân tố đến các tính trạng chất
lượng thân thịt của 2 nhóm lợn MC
3000
và MC
15
Nhân tố

Các chỉ tiêu n R
2

NG TH TB
Khối lượng móc hàm 80 0,83 *** *** ***
Tỷ lệ nạc 80 0,98 *** *** *
Tỷ lệ mỡ 80 0,97 *** *** ***
Ghi chú: * là P<0,05 và *** là P<0,001
Nhân tố tính biệt có ảnh hưởng rất rõ rệt (P<0,001) đến 2 tính trạng khối lượng móc hàm và tỷ
lệ mỡ còn tính trạng tỷ lệ nạc ở mức P<0,05. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố này phù hợp với kết
quả của Nguyễn Văn Đức (1997) khi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tính trạng sản xuất của
lợn Móng Cái.
Các nhân tố cố định này xác định 83 - 98 % biến đổi trong toàn tổng biến đổi của các
tính trạng. Đặc biệt, đối với tính trạng tỷ lệ nạc, hệ số xác định cao hơn (98 %). Rõ ràng,
tính trạng chất lượng thân thịt của 2 nhóm lợn MC đều bị ảnh hưởng rất lớn bởi các nhân tố
cố định NG, TH và TB.
Kết luận và Đề nghị
Kết luận
Các nhân tố cố định NG, TH và LĐ ảnh hưởng rất rõ rệt tới các tính trạng sinh sản;
các nhân tố cố định NG, TH và TB ảnh hưởng rất rõ rệt tới tính trạng sinh trưởng và rõ
rệt tới chất lượng thân thịt của 2 nhóm lợn MC. Các nhân tố cố định này xác định 43%
biến đổi đối với tính trạng số con sơ sinh sống/ổ, 81% đối với các tính trạng tăng khối
lượng và 98% đối với tỷ lệ nạc.
Đề nghị
Dùng các nguyên lý về sự ảnh hưởng của các nhân tố cố định trên khi chọn lọc giống
lợn MC để công tác giống thu được kết quả tốt hơn.
tàI liệu tham khảo
Nguyễn Văn Đức. 1997. Genetic Charaterisation of indigenous and exotic pig breed and crosses in
VietNam, A thesis submited for the degree of doctor of philosophy. The University of New England,
Australia.

Nguyễn Văn Đức. 1999. Đặc điểm di truyền học của một số tính trạng sản xuất chính ở 3 giống lợn địa
phương nuôi phổ biến Móng Cái, Phú Khánh, Thuộc Nhiêu. Tạp chí Chăn nuôi, (5), tr. 18-20.
Nguyễn Văn Đức và Trần Thị Minh Hoàng. 2002. Hiệu quả chọn lọc về số con sơ sinh sống/ổ của các
giống lợn thuần và lai giữa MC, LR và LW. Tạp chí Chăn nuôi, (2), tr. 8-10.
Nguyễn Văn Nhiệm, Đặng Vũ Bình và Nguyễn Văn Đức. 2002. Một số nhân tố ảnh hưởng tới các tính
trạng sinh sản của lợn nái Móng Cái. Tạp chí Chăn nuôi, (3), tr. 11-13.
SAS. 1999. User’s Guide, Version 8.0, fourth edition. SAS Institute Inc., NC. USA. /.

×