Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.33 KB, 4 trang )
Dấu hiệu trẻ bị suy thận
Nhiều người cứ nghĩ là chỉ người lớn mới bị suy thận,
nhưng thực tế bệnh suy thận xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả
trẻ sơ sinh.
ThS.BS Hoàng Thị Diễm Thúy, Trưởng Khoa Thận – Nội
tiết, Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM cho biết, suy thận là do
cấu trúc ở thận bị tổn thương do nguyên nhân bẩm sinh mắc
phải. Vì vậy, tuổi nào cũng có thể bị suy thận. Có 2 loại suy
thận là suy thận cấp tính và suy thận mạn tính.
Nguyên nhân suy thận ở trẻ em thường không giống ở người
lớn, 40% do dị tật bẩm sinh, 60% còn lại do các bệnh mắc
phải trong thời kỳ niên thiếu. Tuổi suy thận mạn thường gặp
nhất từ 8 – 10 tuổi. Còn suy thận cấp có thể gặp ở mọi lứa
tuổi, kể cả sơ sinh. Mỗi năm Bệnh viện Nhi đồng 2 tiếp nhận
khoảng 20 ca suy thận mạn trong đó hơn 50% bị suy thân
giai đoạn cuối cần ghép thận hay lọc máu.
ThS.BS Hoàng Thị Diễm Thúy cho biết thêm, suy thận cấp
có thể điều trị khỏi nếu điều trị phù hợp và kịp thời, tuy nhiên
cũng cần theo dõi lâu dài để tìm di chứng như cao huyết áp…
Suy thận mạn giai đoạn cuối chỉ có thể điều trị bảo tồn bằng
lọc thận (chạy thận nhân tạo hoặc thẩm phân phúc mạc).
Phương pháp điều trị triệt để là ghép thận. Đối với trẻ bị suy
thận thì chế độ dinh dưỡng thay đổi theo mỗi loại bệnh lí gây
suy thận và theo cân nặng của trẻ. Về chế độ đinh dưỡng cho
trẻ bị suy thận, thì nhìn chung, đó là chế độ ăn giảm đạm,
giảm muối, giảm phosphore và kali, hạn chế nước nếu có tiểu
ít. Sữa có nhiều phosphore và đạm nên cũng cần hạn chế sữa