Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tài liệu Điều trị cảm lạnh cho trẻ không cần dùng thuốc pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.73 KB, 12 trang )



Điều trị cảm lạnh cho trẻ
không cần dùng thuốc

Phương pháp an toàn giúp trẻ giảm cảm nhanh chóng,
hiệu quả.
Phát triển hệ thống miễn dịch cho trẻ em cần sự quan tâm đặc
biệt của gia đình và xã hội. Do đó, các nhà sản xuất thuốc lớn
gần đây đã không ngừng nghiên cứu ra các loại thuốc an toàn
cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, để hạn chế tác hại của lạm dụng
thuốc và dùng thuốc quá liều trong các trường hợp trẻ bị cảm
cúm hay cảm lạnh thông thường thì các tổ chức y tế đều
khuyến cáo cha mẹ không nên tự ý cho trẻ dưới 6 tuổi uống
bất kỳ loại thuốc nào.
Vậy với các phương pháp điều trị hạn chế hiện nay, cha mẹ
có thể làm được gì để giúp trẻ khỏi chảy nước mũi, ngạt mũi
hay rát cổ và ho?
Cùng tìm hiểu các phương pháp an toàn và hiệu quả sau đây
để giúp trẻ giảm triệu chứng cảm lạnh mà không cần dùng
đến thuốc nhé!
1. Hút mũi (Điều trị nghẹt mũi và chảy nước mũi)
Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư
vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế.
Hầu hết các bé dưới 2 tuổi chưa biết cách xì mũi để tự làm
sạch mũi. Do đó, mẹ cần hỗ trợ hút dịch mũi ra cho bé bằng
dụng cụ dạng cao su mềm như quả bóng tròn.
Cách dùng ống hút mũi: Đặt bé nằm trong lòng mẹ. Ban đầu,
mẹ nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mũi trẻ. Bóp nhẹ bầu
ống hút mũi để tạo chân không, sau đó nhẹ nhàng đưa đầu
bút vào một bên mũi bé. Từ từ thả bầu bút để các chất dịch


được nhẹ nhàng hút ra ngoài. Phương pháp này áp dụng hiệu
quả nhất cho các bé dưới 6 tháng tuổi.
2. Nhỏ nước muối sinh lý (Điều trị nghẹt mùi, chảy nước
mũi, nước mũi khô)
Sử dụng nước muối sinh lý là một cách đơn giản nhưng rất
hiệu quả trong việc làm sạch mô mũi bị viêm cũng như làm
mềm chất nhầy trong mũi để hút mũi một cách dễ dàng, và
đặc biệt là có tác dụng vệ sinh mũi hằng ngày để tránh sổ
mũi.
Cách làm sạch mũi trẻ bằng nước muối sinh lý: Đặt bé nằm
trên đùi mẹ, đầu hơi ngả về sau. Nhẹ nhàng nhỏ hai đến ba
giọt nước muối vào mỗi lỗ mũi của trẻ (tránh chạm trực tiếp
ống nhỏ vào mũi trẻ để hạn chế nhiễm khuẩn). Sau khi nhỏ
xong, mẹ tiếp tục giữ bé ở tư thế đầu ngả về sau một vài phút.
Sau đó nâng đầu em bé dậy và hỗ trợ lấy nước mũi ra cho trẻ
bằng dụng cụ bút mũi.
Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến
thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình,
những bài thuốc chữa bệnh nhân gian.
Các mẹ cần lưu ý, khi trẻ có dấu hiệu sổ mũi thì rất có thể trẻ
đã bị cảm cúm. Việc rửa mũi cho trẻ chỉ là biện pháp tạm
thời giúp trẻ giảm nghẹt mũi chứ không có tác dụng làm
giảm tuổi thọ của các virus cúm mà trẻ đang mắc phải. Do
đó, trong vài ngày tới, nước mũi tiết ra ngày một dày hơn và
có thể biến đổi từ màu trắng sang màu vàng hoặc màu xanh.
Như vậy là ngay cả khi mẹ bắt đầu rửa mũi cho trẻ vào ngày
đầu tiên trẻ có dấu hiệu cảm cúm thì hiện tượng sổ mũi của
trẻ vẫn có thể kéo dài đến 2 tuần.

Khi trẻ có dấu hiệu sổ mũi thì rất có thể trẻ đã bị cảm cúm.

(Ảnh minh họa).
3. Sử dụng máy tạo hơi ẩm (Điều trị: nghẹt mũi, tức ngực
và ho)
Tại sao cần dùng máy tạo hơi ẩm? Không khí ẩm là một loại
thuốc thông mũi tự nhiên tuyệt vời, làm dịu đi sự khô hanh
của những ngày đông, giúp bé giảm khô mũi, giảm những
cơn ho kho khè. Chạy máy hơi nước trong phòng qua đêm
giúp hỗ trợ hiệu quả cho quá trình hô hấp của trẻ.
Có hai loại máy tạo hơi ẩm: máy tạo hơi ẩm nóng, giải phóng
nhiệt hơi. Loại máy này có nhược điểm là có nguy cơ gây
bỏng cho trẻ. Loại thứ hai là máy tạo hơi mát với lưu ý khi sử
dụng là: bắt đầu bật máy trước khi đi ngủ ít nhất 1 giờ và
kiểm tra định kỳ mức nước trong bình chứa của máy để bổ
sung khi cần. Mẹ cần chú ý, hơi nước từ máy tạo hơi mát có
thể gây nấm mốc và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn
phát triển. Để hạn chế điều này, mẹ nên làm sạch và khử
trùnh bình chứa nước thường xuyên (theo hướng dẫn của nhà
sản xuất) và không bao giờ trữ nước trong bình khi máy
không hoạt động.
4. Xông hơi (điều trị: nghẹt mũi, tức ngực, khò khè và ho)
Xông hơi sẽ giúp trẻ thông mũi, giảm tức ngực và giảm ho.
Ngoài ra nó còn điều trị tốt bệnh viêm thanh quản ở trẻ sơ
sinh.
Cách tiến hành: Mẹ có thể biến phòng tắm thành phòng xông
hơi cho trẻ bằng cách đóng kín cửa và xả nước nóng vào bồn
để nước nóng tỏa hơi nghi ngút. Mẹ lưu ý về việc giữ an toàn
cho trẻ, tránh trẻ tiếp xúc với nước nóng dễ dẫn đến bỏng.
Thời gian xông hơi hợp lý là khoảng 10 đến 15 phút. Sau khi
trẻ cảm thất thoải mái, mẹ nên dùng tay vỗ lên ngực trẻ để tác
động giúp trẻ hô hấp dễ dàng hơn.

Việc xông hơi cho trẻ có thể được tiến hành thường xuyên
trong suốt mùa cúm và định kỳ hàng ngày vào mỗi buổi sáng
hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.
5. Sử dụng hơi tinh dầu bạc hà (điều trị tức ngực, viêm
xoang, ho)
Hít hà mùi hương tinh dầu bạc hà có tác dụng kích thích các
mạch máu dãn ra, “mở lối” cho không khí đi vào, giúp trẻ hít
thở dễ dàng trong những ngày ngạt mũi.
Mẹ có thể đốt tinh dầu bạc hà trong phòng để tạo hương
thơm nhẹ nhàng. Nhưng mẹ cần lưu ý quan sát trẻ xem liệu
mùi hương như vậy có quá mạnh đối với trẻ hay không và
nên ngưng sử dụng khi trẻ có dấu hiệu thở khò khe hơn.
6. Bổ sung thêm nước cho trẻ (Điều trị ngạt mũi, mất
nước)
Việc tăng cường lượng chất lỏng với các sản phẩm sữa mẹ,
sữa bột, sữa bò tươi, nước và súp, giúp bổ sung lượng nước
cần thiết để có đề kháng tốt với các loại vi trùng cũng như
chống nhiễm trùng.
Bổ sung bao nhiêu nước là đủ? Các mẹ nên khuyến khích trẻ
uống gấp đôi lượng nước bình thường. Với trẻ bú mẹ, mẹ nên
cho bé bú nhiều hơn và không hạn chế nếu bé vẫn có nhu
cầu. Với các bé bú bình thì mẹ cần cho trẻ uống thêm nước
giữa các lần ăn khác nhau.
Bé đang ốm thường sẽ ăn chậm hơn và gặp khó khăn khi bú
do ngạt mũi. Để hỗ trợ bé, trước khi cho bé bú mẹ có thể rửa
mũi hoặc hút mũi cho bé.
Các mẹ nên đặc biệt chú ý, trong những ngày này, sữa là thức
ăn thiết yếu, không chỉ cung cấp calo, protein, chất béo, một
số vitamin và khoáng chất mà còn bổ sung các chất lỏng cần
thiết cho cơ thể trẻ.

7. Sử dụng Acetaminophen (Điều trị sốt, đau nhức)
Dùng acetaminophen có an toàn với trẻ không? Trong khi các
loại thuốc trị ho và cảm lạnh nên hạn chế sử dụng cho trẻ, thì
các bác sỹ nhi khoa vẫn khuyên cha mẹ có thể sử dụng
acetaminophen để hạ sốt cho trẻ. Acetaminophen cũng giúp
giảm đau nhức thông thường và đau nhức do cảm lạnh, ngạt
và cảm cúm.
Cách sử dụng acetaminophen: Không chỉ dựa vào hướng dẫn
sử dụng trên nhãn thuốc, ba mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ
nhi khoa về liều dùng và điều kiện dùng cho trẻ. Nếu trẻ vẫn
có dấu hiệu sốt sau khi dùng thuốc thì cha mẹ nên đưa bé đến
gặp bác sĩ để hạn chế các biến chứng.
8. Ăn súp gà (Hỗ trợ điều trị ngạt mũi, đau họng, hôn mê)
Ăn súp gà có thực sự mang lại hiệu quả? Súp gà là một
phương thuốc dân gian cho cảm lạnh thông thường ở trẻ. Một
số nghiên cứu cũng cho thất hiệu quả của các loại canh/ súp
giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh.
Các mẹ lưu ý chỉ cho các bé đã bắt đầu ăn dặm ăn súp gà và
tùy thuộc vào độ tuổi của con để có cách chế biến sao cho
phù hợp. Thông thường các mẹ nên xay nhuyện gà, bổ sung
thêm rau và cho trẻ ăn khi súp đang còn ấm. Nếu bé không
khoái món súp gà thì mẹ có thể thử cho trẻ uống trà hoa cúc
hoặc trà bạc hà để thay thế.
9. Tạo tinh thần thoải mái cho trẻ
Khi chăm sóc trẻ, đặc biệt là trong thời gian trẻ ốm, mẹ cần
luôn vỗ về và an ủi trẻ để trẻ cảm thấy được chăm sóc và yêu
thương. Các chuyên gia đều đồng ý rằng sự quan tâm tích
cực của cha mẹ sẽ làm sao lãng đi các tác động của bệnh tật.
Cha mẹ nên tạo cho bé một bầu không khí thật thoải mái để
bé được thư giãn và nghỉ ngơi. Cố gắng âu yếm và đọc truyện

cho trẻ nghe để con dễ dàng trôi vào giấc ngủ. Nên để trẻ ngủ
cạnh giường cha mẹ để tiện chăm sóc bé vào ban đêm. Có thể
bỏ đi các nguyên tắc thường ngày để cho trẻ xem một bộ
phim hoạt hình hoặc một chương trình yêu thích sẽ khiến trẻ
thoải mái và giúp trẻ cảm thấy khỏe lại.
Nếu công việc không cho phép bạn nghỉ ở nhà chăm sóc con
trong những ngày này thì có thể nhờ đến sự giúp đỡ đặc biệt
của ông bà để giúp trẻ chóng khỏi bệnh.
Trẻ cần đến gặp bác sĩ khi:
Việc đưa trẻ đến gặp bác sĩ là cần thiết bất cứ khi nào bạn
cảm thấy lo lắng về sức khỏe của trẻ, nhưng các mẹ đặc biệt
lưu ý về các dấu hiệu mà trẻ chắc chắn cần được sự kiểm tra
của bác sĩ:
- Sổ mũi và đau họng kéo dài;
- Đau tai;
- Nôn mửa hoặc tiêu chảy;
- Ho nặng tiếng;
- Sốt cao và không giảm nhiệt độ sau khi uống thuốc hạ sốt;
- Trẻ tỏ ra mệt mỏi và nằm bẹp;
- Khó thở

×