Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Một số nguy hiểm rình rập khi cho bé ăn sữa chua pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.1 KB, 6 trang )



Một số nguy hiểm rình
rập khi cho bé ăn sữa
chua

Không phải mọi bé đều có thể ăn sữa chua hàng ngày.
Sữa chua tuy cung cấp nhiều lợi ích sức khỏe cho các bé
nhưng không phải mọi bé đều có thể ăn sữa chua hàng ngày.
Nếu con có vấn đề về sức khỏe, mẹ bé hãy nói chuyện với
bác sĩ về việc đưa sữa chua vào chế độ ăn uống hàng ngày
của bé.
Tuy cung cấp protein và chế phẩm sinh học, nhưng không có
nghĩa là tất cả các bé đều có thể ăn được sữa chua. Nếu con
có vấn đề về sức khỏe, mẹ bé hãy nói chuyện với bác sĩ về
việc đưa sữa chua vào chế độ ăn uống hàng ngày của bé. Đối
với một số trẻ em, một lượng sữa chua vừa phải có thể phù
hợp, trong khi những đứa trẻ khác có thể cần phải tránh nó
hoàn toàn. Tuy nhiên, khi cho bé ăn sữa chua, mẹ bé hãy lưu
ý một số nguy hiểm rình rập sau nhé.
1. Chứa Hormone tăng trưởng
Trong khi nhiều thương hiệu sản xuất sữa chua của các nhà
sản xuất lớn tuy đã được sản xuất trên dây chuyền hiện đại
nhưng chúng vẫn có thể chứa nội tiết tố. Hormone tăng
trưởng này hiện diện trong thức ăn gia súc nhằm thúc đẩy
tăng trưởng và tăng số lượng sữa mà những con bò sản xuất.
Sau đó, nó vẫn tồn tại dư lượng qua sữa bò. Điều này cũng
đặt ra một số rủi ro nghiêm trọng cho sức khỏe khi bé tiêu
thụ sữa chua.
Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư
vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế.


Khi uống sữa chua, một số bé có thể đối mặt với vấn đề dậy
thì sớm, sự gia tăng kích thích tố trong cơ thể hoặc đối mặt
với nguy cơ phát triển bệnh ung thư trong tương lai.

Sữa chua tuy cung cấp nhiều lợi ích sức khỏe cho các bé
nhưng không phải
mọi bé đều có thể ăn sữa chua hàng ngày. (Ảnh minh họa).
2. Chứa khá nhiều đường
Mặc dù lợi ích sức khỏe của sữa chua là không thể phủ nhận
nhưng sữa chua cũng có chứa nhiều đường. Hiệp hội Tim
mạch Mỹ khuyến cáo bé từ 4-8 tuổi, uống không quá 3
muỗng cà phê, hoặc 12,5 gram sữa chua mỗi ngày. Thanh
thiếu niên nên hạn chế uống sữa chua và uống 5-8 muỗng cà
phê khoảng 25 đến 40 gram/ ngày.
Nguyên nhân là do một thùng chứa sữa chua có thể chứa đến
26 gram đường. Điều này khiến nó dễ dàng vượt quá các
khuyến nghị tiêu thụ đường hàng ngày của bé. Nếu con bạn
thực sự rất thích sữa chua, hãy tìm những loại sữa chua có
đường thấp hơn hoặc sữa chua không đường. Đọc nhãn mác
là cách tốt nhất để tìm một loại sữa chua phù hợp cho sức
khỏe của con bạn.
Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến
thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình,
những bài thuốc chữa bệnh nhân gian.
3. Chứa Lactose
Những trẻ em không dung nạp lactose có thể phải loại bỏ sữa
chua ra khỏi chế độ ăn của bé. Lý do là vì sữa chua có chứa
lactose, một loại protein trong sữa rất khó tiêu hóa nếu một
đứa trẻ không dung nạp lactose.
Từ đó, bé có thể phải đối mặt với các triệu chứng bao gồm

đau dạ dày, buồn nôn, đau bụng, đầy hơi hoặc tiêu chảy. Một
số bé có thể có thể chịu đựng được một lượng nhỏ sữa chua
khi tiêu thụ nhưng một số bé sẽ cảm thấy khó chịu ngay lập
tức khi ăn một lượng sữa chua dù nhỏ. Trong trường hợp
này, mẹ bé nên thay thế cho con bằng sữa dê hoặc sữa chua
sữa đậu nành nhé. Đây là những lựa chọn thay thế cho bé
không dung nạp lactose, nhưng lại thực sự thích ăn sữa chua.
4. Chất béo và calo
Một số loại sữa chua có chứa rất nhiều chất béo và calo và
khiến là thủ phạm làm bé tăng cân. Thừa cân ở bé khiến bé sẽ
đối mặt với nhiều nguy cơ sức khỏe, bao gồm bệnh tiểu
đường, bệnh tim, khó ngủ và trầm cảm. Vì thế, mẹ bé nên lựa
chọn sữa chua đã tách béo cho con nhé vì vẫn bao gồm đủ
dinh dưỡng cho con.

×