Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Tài liệu Một số nội dung trong CSSKBD doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.95 KB, 38 trang )

TÊN BÀI: MỘT SỐ NỘI DUNG TRONG CSSKBĐ.
(Tài liệu dùng cho sinh viên ôn thi vào trường khoá CT37).
1.CSSKCĐ: xu thế chung trong CSSK trên thế giới hiện nay.
- Trước những năm 1970 khi nói tới CSSK, người ta thường chỉ quan tâm tới
việc CSSK cá thể. Nói cách khác, người ta chỉ quan tâm tới việc CSSK cho những
bệnh nhân. Do đó, người ta chỉ quan tâm tới lĩnh vực chữa bệnh. Con người chỉ
được chăm sóc khi bị mắc bệnh.
- Sau năm 1970, nhất là sau hội nghị quốc tế Ama- Ata (9/ 1978) quan điểm về
CSSK của thế giới đã thay đổi: CSSK được quan niệm là phải chăm sóc cho cả
những người bị bệnh và cả những nguời khoẻ mạnh. Do đó, người ta quan tâm tới cả
2 lĩnh vực: chữa bệnh và phòng bệnh. Mục tiêu của CSSK cộng đồng là: nâng cao
trạng thái sức khoẻ cộng đồng. Tại hội nghị quốc tế này, Tổ chức Y tế thế giới
(OMS) cũng đẫ đưa ra định nghĩa về sức khoẻ “đó là trạng thái thoải mái nhất về thể
chất, tinh thần và xã hội chứ không phải chỉ không có bệnh hay thương tật”. Mọi
người được hưởng quyền CSSK.
- Thực hiện các chương trình y tế là một trong những nội dung quan trọng trong
CSSK cộng đồng. Nền tảng của CSSK cộng đồng là CSSKBĐ.
- Muốn thực hiện tốt các nội dung trên, quỹ nhi đồng liên hiệp quốc (UNICEF)
đã đưa ra công thức: M.M.M.: con người, vật chất và tiền (gọi chung là nguồn lực).
2. Một số nôi dung chủ yếu trong CSSKBĐ.
2.1. Khái niệm về CSSKBĐ: Là chăm sóc thiết yếu dựa trên các cơ sở thực tế và
khoa học, các phương pháp chấp nhận được về mặt xã hội và các kỹ thuật có thể tiếp
cận được một cách đa dạng đến cá nhân và gia đình trong cộng đồng thông qua sự
tham gia của chính họ và ở một giá thành mà cộng đồng và đất nước có thể chấp
nhận được và duy trì được ở bất cứ nước phát triển nào trên tinh thần tự lực, tự
cường. Nó tạo nên một phần lồng ghép của hệ thống y tế đất nước. CSSKBĐ:
- Là chức năng trọng tâm của hệ thống y tế quốc gia và quốc tế.
- Là sự tập trung chủ yếu của phát triển kinh tế- xã hội.
- Là tuyến tiếp xúc đầu tiên của hệ thống y tế quốc gia với cá nhân, gia đình và
cộng đồng.
- Đem dịch vụ y tế đến tận nơi con người sống và làm việc.


- Là bộ phận chính để đạt được mục tiêu chién lược” sức khoẻ cho tất cả mọi
người”.
2.2. Nhận thức về CSSK.
Có một số sự khác biệt cơ bản giữa nhận thức về CSSK trước đây và tinh thần
định nghĩa CSSKBĐ.
Nội dung Nhận thức cũ Nhận thức mới
Quan niệm về sức
khoẻ
Không có bệnh Thoải mái về thể chất, tinh
thần và xã hội
Nội dung chăm sóc Nặng về chữa bệnh Dự phòng tích cực, chăm sóc
toàn diện
Đối tượng chăm sóc Cá thể: người ốm là chủ yếu Cộng đồng: người khoẻ+
người ốm
Trách nhiệm Nghành y tế Toàn dân+ toàn xã hội
Vai trò của dân Thụ động, ỷ lại vào y tế Chủ động: tự bảo vệ mình,
tham gia của cả cộng đồng
Tính chất hoạt động Ytế tách rời hệ thống y tế-
xã hội
Y tế là một bộ phận lồng
ghép trong hệ thống y tế- xã
hội: xã hội hoá công tác y tế

2.3. Nội dung CSSKBĐ.
Theo tuyên ngôn Ama- Ata, nội dung CSSKBĐ gồm 8 điểm:
1. Giáo dục sức khoẻ.
2. Dinh dưỡng hợp lý, an toàn và vệ sinh thực phẩm.
3. Cung cấp đủ nước sạch và vệ sinh môi trường.
4. Chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em; DS- KHHGĐ.
5. Tiêm chủng mở rộng .

6. Phòng chống các bệnh dịch lưu hành ở địa phương.
7. Điều trị các bệnh và các vết thương thông thường.
8. Cung cấp thuóc thiết yếu.
Việt nam chấp nhận 8 điểm của tuyên ngôn Ama-Ata và bổ sung thêm 2 điểm
thành 10 nội dung của CSSKBĐ ở Việt nam.
9. Quản lý sức khoẻ toàn dân.
10. Kiện toàn màng lưới tuyến y tế cơ sở.
2.4. Một số nội dung trong CSSKBĐ ở Việt nam.
2.4.1. Giáo dục sức khoẻ: GDSK nhằm đạt các mục tiêu:
- Phổ cập kiến thức y học thường thức về bảo vệ sức khoẻ cho toàn dân.
- Mọi người dân cần phải thấy được: CSSK là trách nhiệm của toàn dân và toàn
xã hội.
- Nội dung giáo dục sức khoẻ phải phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương
(mô hình sức khoẻ, bệnh tật , vấn đề y tế ưu tiên, các chương trình y tế đang triển
khai tại địa phương).
- Phải tôn trọng các nguyên tắc trong giáo dục.
- Hình thức giáo dục phải phong phú: nghe, nhìn, phối hợp nghe- nhìn, làm mẫu
v.v...
- Tổ chức, động viên các đoàn thể, các đối tượng tham gia GDSK (xã hội hoá
công tác GDSK).
2.4.2. Chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em- DS- KHHGĐ.
Đây là vấn đề được nhiều tổ chức quốc tế quan tâm, đặc biệt là Tổ chức y tế thế giới
(OMS), Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc (UNICEF), Tổ chức lương thực quốc tế (FAO),
Chương trình thực phẩm thế giới (PAM), Quỹ văn hoá và giáo dục liên hiệp quốc
(UNESCO) v.v..., trong đó người ta đặc biệt chú ý tới việc chăm sóc sức khoẻ cho
phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em dưới 5 tuổi. Nội dung cơ bản của vấn đề đã
được UNICEF tóm tắt bằng công thức: GOBI-FFF, trong đó:
- G: sử dụng biểu đồ tăng trưởng để theo dõi sự phát triển thể lự trẻ em. Nó
được coi là một cong cụ đơn giản, dễ sử dụng, rẻ tiền và có hiệu quả cao trong
chương trình phòng chống SDD trẻ em. Hàng tháng, hàng quý cần phải đưa trẻ đi

kiểm tra cân nặng, chiều cao và nếu có thể là một sốchỉ tiêu nhân trắc khác để đánh
giá sự phát triển thể lực của trẻ xem có bình thường hay không. Nếu trẻ không tăng
cân thậm chí tụt cân thì phải xem xét để có biện pháp khắc phục kịp thời.
- O: bù nước và điện giải khi đứa trẻ bị ỉa chảy, chủ yếu bằng đường uống (sử
dụng dung dịch Oresol hoặc các dịch thay thế.Đây cũng chính là nội dung chủ yếu
của chương trình phòng chống các bệnh ỉa chảy (CDD)
- B: bú sữa mẹ. Sữa mẹ là loại thức ăn tốt nhất cho trẻ đặc biệt là đối với trẻ
dưới 2 tuổi. Khi đứa trẻ ra đời, cho trẻ bú càng sớm càng tốt vì trong sữa non có
chứa nhiều thành phần dinh dưỡng đặc biệt có chứa nhiều Ig nhất là IgA, giúp cho
trẻ ổn khuẩn tốt ở đường ruột. Theo UNICEF, tốt nhất cho trẻ bú lần đầu sau khi đứa
trẻ ra đời được 30 phút. Mặt khác cần cai sữa muộn (18-24 tháng).
- I: thực hiện tốt việc tiêm chủng các loại vacxin cho trẻ (các loại vacxin) trong
chương trình tiêm chủng mở rộng (EPI)
- F: thực hiện tốt công tác DS-KHHGĐ.
- F: thực hiện tốt việc giáo dục phụ nữ về phương pháp giữ gìn sức khoẻ,
phương pháp nuôi dậy con đúng cơ sở khoa học.
- F: chống đói, trong đó người ta chú ỷọng tới việc chống đói Protit.
2.4.3. Chương trình tiêm chủng mở rộng (EPI): là một trong những chương trình
lớn được UNICEF phát động năm 1974. Việt nam tham gia chương trình từ 1978.
Mục tiêu của chương trình là: giảm tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong tiến tới thanh toán 7
bệnh truyền nhiễm chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ. Đó là: lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại
liệt, sởi và viêm gan B. Hiện nay lịch tiêm chủng 7 loại vacxin này ở Việt nam như
sau:
Người ta cũng đưa thêm vào chương trình việc tiêm AT cho các thai phụ để phòng
uốn ván sơ sinh cho trẻ đẻ ra.

Bài: TÌNH CẢM VÀ Ý CHÍ
1.Tình cảm.
1.1. Tình cảm.
1.1. Tình cảm và cảm xúc.

1.1.1. Tình cảm là gì? Tình cảm là những thái độ cảm xúcổn định của con người đói với
những sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan, phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối liên hệ
với nhu cầu và đọng cơ của họ. Tình cảm là sản phẩm cao cấp của sự phát triển các quá trình cảm
xúc trong những điều kiện xã hội.
-Phản ánh cảm xúc và phản ánh nhận thức có những điểm khác nhau: phản ánh nhận thức phản
ánh chính bản thân sự vật, hiện tượng còn tình cảm lại phản ánh mối quan hệ giữa các sự vật, hiện
tượng với nhu cầu, động cơ của con người.
- Về phạm vi phản ánh: Tất cả các sự vật, hiện tượng khi tác đọng vào giác quan con người
đều có phản ánh nhận thức ở mức độ nhất định trong khi chỉ có những sự vật, hiện tượngnào gây
thoả mãn một nhu cầu, động cơ nào dó của con người mới gây được phản ánh cảm xúc.
- Về phương thức phản ánh: nhận thức phản ánh hiện thực khách quan dưới hình thức những
hình ảnh( cảm giác, tri giác), những biểu tượng( trí nhớ, tưởng tượng), những khái niệm( tư duy)
còn tình cảm phản ánh hiện thực khách quan dưới hình thức những rung động, những trải nghiệm
của con người.
Mức độ thể hiện tính chủ thể trong tình cảm cao hơn so với trong nhận thức.
Cuối cùng, quá trình hìh thành của tình cảm lâu dài hơn, phức tạp hơn và được diễn ratheo
những quy luật khác với quá trình nhận thức. “ Dạy khoa học tự nhiên, ta có thể dùng định lí,dùng
công thức nhưng xây dựng con người, xây dựng tình cảm không thể theo cong thức được”.
1.1.2. Tình cảm và xúc cảm: Xúc cảm và tình cảm đều là sự biểu thị thái độ của chủ thể đói vớ các
sự vật, hiện tượng có liên quan đến nhu cầu của chủ thể đónhưng giữa chúng có sự khác nhau cơ
bản trên 3 phương diện: tính ổn định, tính xã hội và cơ chế sinh lí- thần kinh.
Xúc cảm Tình cảm
Có cả ở người và vật Chỉ có ở người
Là một quá trình tâm lí Là một thuộc tính tâm lí
Có tính nhất thời, tình huống và đa dạng Có tính xác định và ổn định
Luôn luôn ở trạng thái hiện thực Thường ở trạn thái tiềm tàng
Xuất hiện trước Xuất hiện sau
Thực hiện chức năng sinh vật( thích nghi với môi
trường với tư cách một cá thể)
Gắn liền với phản xạ không diều kiện, với bản năng

Thực hiện chức năng xã hội( thích
nghi với xã hội với tư cách một
nhân cách)
Gắn liền với phản xạ có điều kiện,
với động hình thuộc hệ thóng tín
hiệu thứ 2
Tuy vậy, giữa xúc cảm và tình cảm có liên quan mật thiết với nhau. Tình cảm được hình thành từ
xúc
Cảm, xúc cảm là cơ sở và phương tiện biểu hiện của tình cảm.Ngược lại, tình cảm có tác động trở
lại, chi
phối các cảm xúc của con người.
1.1.3.Vai trò và” tiếng nói” của tình cảm.
Con người không có xúc cảm thì không thể tồn tại. Trừ những người bị mắc bệnh tâm thần hoặc vô
tình cảm( Apathie), sự đói tình cảm” có ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lí và cơ thể con người như là”
sự đói cảm giác” vậy. Thực nghiệm đã cho thấy: những người sống trong phòng tiêu âm sẽ mất
dần khả năng hoạt động tâm lí và khả năng hoạt động nói chung, ở họ xuất hiện chứng vô tình
cảm, sự buồn chán, sợ hãi không gian khép kín, tính kích thích tăng, đôi khi xuất hiện ảo ảnh tri
giác, ảo giác và bị ức chế.
Xúc cảm, tình cảm thúc đẩy con người hoạt động, giúp con người khắc phục khó khăn, trở ngại
trong cuộc sống.Trạng thái” dâng trào cảm hứng” mà các nhà thơ, nhà bác học, nhà học sĩ, nhà
phát minh...đều có liên quan chặt chẽ với những tình cảm của họ.Một con người khô khan, dửng
dưng, thờ ơ với tất cả mọi viếcẽ không thể đề ra và giải quyết những nhiệm vụ to lớn, có ý nghĩa
sống còn, không có khả năng đạt tới những thắng lợi và thành tích trong cuộc sống.” Nếu không có
xúc cảmcủa con người thì xưa nay không có và không thể có sự tìm tòi chân lí” ( Lê nin).
Đặc biệt trong giáo dục, tình cảm vừa là điều kiện, vừa là phương tiện vừa là nội dung của giáo
dục
Sự “ đọc” được xúc cảm, tình cảm của người khácthường rất khó. Tuy nhiên một số biểu hiện ra
ngoài có thể bằng các hình thức sau:
- Những động tác biểu hiện ra bên ngoài: nét mặt, điệu bộ, sự vận động toàn thân,ngôn
ngữ...” mặt đỏ tía tai”, “ mặt vàng như nghệ”....

- Những biến đổi bên trong: sinh hoá dịch thể có những thay đổi, trao đổi chất..
Tất cả những hình thức biểu cảm đó tạo thành” tiếng nói”của tình cảm.
Trong giáo dục, người thầy giáo phải có “ con mắt tinh đời” để đọc ra được tiếng nói đó ở học
sinh.
1.2. Các mức độ của đời sống tình cảm.
1.2.1. Màu sắc xúc cảm của cảm giác: là mức độ thấp nhất của sự phản ánh cảm xúc. Ví
dụ: màu xanh của lá cây làm cho ta có cảm xúc khoan khoái, nhẹ nhõm, dễ chịu; màu đỏ cho ta
cảm giác rạo rực, nhức nhối v.v...
Màu sắc xúc cảm của cảm giác không được chủ thể nhận thức như là một hiện tượng tâm lí độc
lập mà là một thuộc tính đặc sắc của quá trình tâm lí( cảm giác). Nó chỉ thoáng qua, không mạnh
mẽ. Nó mang tính cụ thể, gắn liền với cảm giác nhất định, không được chủ thể ý thức một cách rõ
ràng, đầy đủ.
1.2.2. Xúc cảm: nó là một thể nghiệm trực tiếp của một tình cảm nào đó. Nó có tính khái
quát cao hơn và được chủ thẻ ý thức ít nhiều rõ rẹt hơn so với màu sắc xúc cảm của cảm giác.
Tuỳ theo cường độ và tính ổn định, người ta cha thành 2 loại: xúc động và tâm trạng.Xú động là
xúc cảm có cường độ rất mạnh và xảy ra trong thời gian ngắn. Lúc đó hoạt động của vùng dưới vỏ
mạnh hơn hoạt động của vỏ não. Nó thường diễn ra theo những quá trình ngắn” cơn giạn”, “ cơn
ghen”.
Tâm trạng là một dạng khác của xúc cảm. Nó có cường dộ vừa phải hoặc tương đối yếu, tồn tại
trong khoảng thời gian tương đối dài có khi hàng thán, hàng năm và con người không ý thức được
nguyên nhân:
“ Hôm nay trời nhẹ lên cao,
Tôi buồn, không hiểu vì sao tôi buồn” ( Xuân Diệu).
Tâm trạng có ảnh hưởng rõ rệt đến hành vi của con người trong một thời gian khá dài. Nguồn gốc
chủ yếu để nẩy sinh là vị trí của cá nhân trong xã hội.
Một trạng thái xúc cảm đặc biệt gọi là” Stress”. Với các Stress thì nhân cách con người, kinh
nghiệm và sự rèn luyện có vai trò rất quan trọng. Trạng thái căng thẳng cảm xúc này có thể ảnh
hưởng tốt hoặc xấu đến hoạt động, đến mức làm rối loạn hoàn toàn hoạt động. Vì vậy, cần phải
nghiên cứu sự thích ứng của con người đối với những điều kiện đó.
1.2.3. Tình cảm: Là một thuộc tính ổn định của nhân cách.Nó được hình thành từ những

xúc cảm cụ thể. Chủ thể biết được mình có tình cảm với ai, với cái gì. Khi tình cảm có cường độ
rất mạnh, thời gian tồn tại khá lâu dài và đuợc ý thức khá rõ ràng- đó là sự say mê. Có những say
mê tích cực và những say mê tiêu cực( thường được gọi là đam mê). Người ta còn phân loại tình
cảm cấp cao và tình cảm cấp thấp. Tình cảm cấp thấp Lf những tình cảm có liên quan đến sự thoả
mãn hay không thoả mãn những nhu cầu sinh lí. Nó có ý nghĩa lớn: báo hiệu về trạng thái sinh lí
của cơ thể. Tình cảm cấp caolà những tình cảm mang tính xã hội rõ ràng. Nó nói lên thái độ của
con nguời đối với các hiện tượng khác nhau của xã hội. Tình cảm cấp cao bao gồm: tình cảm đạo
đức, tình cảm trí tuệ, tình cảm thẩm mỹvà tình cảm hoạt động. Tất cả những tình cảm cấp cao kể
trên có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, chúng không tồn tại một cách riêng rẽ, tách rời nhau.
1.3.Các quy luật của đời sống tình cảm.
1.3.1. Quy luật” lây lan”: “Vui lây”,” buồn lây”,” cảm thông”, “ đồng cảm”... là những hiện
tượng tình cảm của người này có thể truyền sang người khác. N ền tảng của quy luật này là tính xã
hội trong tình cảm của con người. Một hiện tượng tâm lí xã hội biểu hiện rõ quy luật này là hiện
tượng “hoảng loạn”( Panique). Trong hoạt động giáo dục, quy luật này là cơ sở của nguyên tắc “
giáo dục trong tập thể và thông qua tập thể”.
1.3.2. Quy luật “ thích ứng”: Đó là hiện tượng được gọi là”sự “ chai sạn” của tình cảm. Trong
đời sống, quy luật này được ứng dụng một cách có hiệu quả. Ví dụ: để làm cho một học sinh mất
tính nhút nhát, sợ bị gọi lên bảng thì giáo viên ưu tiên gọi học sinh đó len bảng với những câu hỏi
vừa sức với một thái độ khuyến khích, động viên nhằm củng cố và tăng cường lòng tự tin của em
đó. Hiện tượng” xa thương, gần thường” là từ quy luật này mà ra. Đó cũng là cơ sở của” sự củng
cố âm tính” trong quan hệ tình cảm.
1.3.3. Quy luật “ tương phản”: Là sự tác động qua lại giữa những cảm xúc, tình cảm âm tính và
dương tính, tích cực và tiêu cực thuộc cùng một loại. Ví dụ: khi chấm bài cho học sinh, sau một
loạt bài kém,lúc gặp một bài khá thì giáo viên thấy hài lòng hơn nhiều so với trường hợp bài khá
đó nằm trong một loạt bài khá mà giáo viên đã gặp truớc đó.
Trong văn học, nghệ thuật quy luât này được chú ý đén nhiều nhằm” đánh trúng” tâm lí của độc
giả, khán giả nhằm thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ, đạo đức của họ.
Trong giáo dục tư tưởng, tình cảm người ta sử dụng quy luật này để” ôn nghèo, kể hkổ”, “ ôn cố,
tri tân”. Phương pháp “ bùng nổ” của A.X..Macarencô cũng lấy quy luật này làm cơ sở.
1.3.4. Quy luật “ di chuyển”: Hiện tượng” giận cá chém thớt”, “ vơ đũa cả nắm”...là tuân theo quy

luật này. Cũng nên tránh hiện tượng “ tràn lan”, “không biên giới”v.v...trong quan hệ tình cảm.
1.3.5. Quy luật “ pha trộn”: Hai cảm xúc, hai tình cảm đối lập nhau có thể cùng tồn tại ở một con
người, chúng không loại trừ nhau mà quy dịnh lẫn nhau. Ví dụ: sự pha trộn giữa lo âu và tự hào ở
những vận động viên đấu bò tót, vận động viên leo núi, thám hiểm...Sự ghen tuông trong quan hệ
tình cảm vợ chồng cũng là sự pha trộn giữa yêu và ghét.
1.3.6. Quy luật về sự hình thành tình cảm: Tình cảm được hình thành từ xúc cảm. Không có xúc
cảm, không có sự rung động thì không thể có tình cảm. “ NGƯấi thực, việc thực” là kích thích dễ
gây rung động nhất. Sự thuyết giáo là cần thiết nhưng không đủ để gây nên tình cảm.
2. Ý chí.
2.1. Khái niệm: ý chí là mặt năng đọng của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành
động có mục đích đòi hỏi phải có sự nỗ lực, khắc phục khó khăn. Nói cách khác, ý chí là một
phẩm chát tâm lí của cá nhân, một thuộc tính tâm lí của nhân cách.
- Ychí phản ánh mục đích của hành động.
- Ychí là hình thức tâm líđiều chỉnh hành vi tích cực nhất ở con người. Ychí kết hợp được cả
mặt năng động của trí tuệlẫn mặt năng động của tình cảm và đạo đức.
- Y chí là một đặc trưng của tâm lí người. Y chí kết hợp được cả mặt năng động của trí tuệ
lẫn mặt năng động của tình cảm đạo đức.
- Y chí là một mặt đặc trưng của tâm lí người. Động vật không có ý chí, nó chỉ thích ứng một
cách thụ động với thiên nhiên còn con người- bằng lao động, một loại hoạt động có ý thức, đã
chinh phục thiên nhiên và cải tạo thiên nhiên. Y chí con người được hình thành trong quá trình lao
động. Ph. Anghen đã nói “ loài người càng cách xa loài vật thì tác động của con người vào thế
giưói tự nhiên càng mang tính chất của một hoạt động có tính toán trước, tiến hành một cách có
phương pháp hướng vào những mục đích nhất định, đã đề ra từ trước”.
- Ychí con người được hình thành và biến đổi tuỳ theo những điều kiện xã hội- lịch sử, những
diều kiện vật chất của đời sống xã hội.
- Gía trị chân chính của ý chí không phải chỉ ở chỗ ý chí đó như thế nào mà còn ở chỗ nó
được hướng vào cái gì. Chỉ có những ý chí được giáo dụcvề đạo đức mới giúp con người thực hiện
được những chuyển biến to lớn, sự nghiệp lớn lao.
2.2. Hành động ý chí.
2.2.1. Khái niệm về hành động ý chí: chỉ có những hành động được điều chỉnh bởi ý chí

mới được gọi là hành động ý chí. Nó có các đặc điểm sau:
- Có mục đích đề ra từ trước một cách có ý thức.
- Có sự lựa chọn phương tiện, phương pháp để thực hiện mục đích đó.
- Có sự theo dõi, kiểm tra, điều khiển, điều chỉnh, sự nỗ lực để khắc phục khó khăn trong quá
trình thực hiện mục đích.
2.2.2. Cấu trúc của một hoạt động ý chí điển hình: trong mỗi hoạt động ý chí điển hình, có
thể phân ra làm 3 giai đoạn( hay 3 thành phần): giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thực hiện và giai
đoạn đánh giá kết quả hành động.
- Giai đoạn chuẩn bị: là giai đoạn hành động trí tuệ, suy nghĩ, cân nhắc các khả năng có thể
xảy ra. Kích thích gây ra mọi hành động là nhu cầu: nhu cầu hiểu biết, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu
giải trí...Nhu cầu sẽ quy định mục đích của hành động và thúc đẩy hành động.
Yếu tố quyết định của giai đoạn này là: Tư duy.
- Giai đoạn thực hiện: xảy ra dưới 2 hình thức: hành động bên ngoài và sự kìm hãm các hoạt
động bên ngoài( hành động ý chí bên ngoài và hành động ý chí bên trong). Tuy nhiên đôi khi có sự
từ bỏ một cách có ý thức điều đã quyết định. Nếu khong xử sự như vậy,đôi khi cũng không phải là
người có ý chí. Khi mục đích đã đạt được, những khó khăn được khắc phục, con người sẽ cảm thấy
thoả mãn và sẽ cố gắng tiến hành những hoạt động mới, đạt những thành công mới. Y chí được rèn
luyện trong đấu tranh là như vậy
Yếu tố quyết định của giai đoạn này là: kĩ năng, kĩ xảo,năng lực tổ chức.
Giai đoạn đánh giá kết quả của hành động: đánh giá lại những kết quả đã đạt được.
Yếu tố quyết định của giai đoạn này là; tư duy, cảm xúc,xu hướng và tính cách.
2.3. Hành động tự động hoá.
2.3.1. Khái niệm: Là loại hành động vón lúc đầu là hành động có ý thức, có ý chí nhưng
do lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc do luyện tập mà trở thành hành động tự động nghĩa là không cần có
sự kiểm soát trực tiếp của ý thức mà vẫn thực hiện có hiệu quả. Ví dụ: động tác đan len của phụ
nữ: khi đã thành thạo có thể vừa đọc báo vừa đan len.
Có 2 loại hành động tự động hoá: kĩ xảo và thói quen.
- Kĩ xảo: là loại hành động tự động hoá một cách có ý thức nghĩa là được tự động hoá nhờ
rèn luyện.
- Thói quen : là loại hành động tự động hoá đã trở thành nhu cầu của con người.

Những điểm khác nhau giữa thói quen và kĩ xảo:
+ Kĩ năng mang tính kĩ thuật thuần tuý, thói quen mang tính nhu cầu, nếp sống của con người.
+ Sự hình thành kĩ xảo chủ yếu do luyện tập, có mục đích, có hệ thống; thói quen được hình
thành bằng nhiều con đường trong đó có con đường tự phát.
+ Kĩ xảo không gắn với một tình huống cụ thể, thói quen bao giờ cũng gắn với một tình huống
xác định.
+Thói quen bền vững hơn kĩ xảo.
+ Thói quen được đánh giá về mặt đạo đức( xấu, tốt, có lợi, có hại...), kĩ xảo đánh giá về mặt
kỹ thuật thao tác: có kĩ xảo mới, tiến bộ; có kĩ xảo cũ lạc hậu.
2.3.2. Sự hình thành kĩ xảo và thói quen.
Qúa trình luyện tập để hình thành kĩ xảo diễn ra theo các quy luật sau:
- Quy luật về sự tiến bộ không đồng đều: kết quả luyện tập kĩ xảo được ghi thành đồ thị gọi
là” đường cong luyện tập”. Kết quả luyện tập kĩ xảo không chỉ phụ thuộc vào số lần lặp lại( củng
cố) mà còn phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan: sự giảm sút chất lượng
nguyên liệu, công cụ lao động, sự ảnh hưởng của những người lạ,sự mệt mỏi...
- Quy luật” đỉnh” của phương pháp tập luyện: mức kết quả cao nhất mà mỗi phương pháp
luyện tập kĩ xảo có thể đem lại được gọi là đỉnh( hay trần) của phương pháp đó. Do vậy, phải
không ngừng cải tiến phương pháp, sử dụng các phương pháp có đỉnh cao hơn. Quy luật này cho
thấy sự cần thiết phải thường xuyên thay đổi phương pháp giảng dạy, học tập và công tác.
- Quy luật về sự tác động qua lại giữa kĩ xảo cũ và mới: có thể là tác động “di chuyển kĩ
xảo”( hay cộng kĩ xảo): khi biết tiếng Pháp rồi thì học tiếng Anh sẽ thuận lợi hơn. Cũng có thể là
tác động” giao thoa kĩ xảo”. Do đó, khi luyện kĩ xảo cho học sinh cần chú ý tìm hiểu và tính đến
các kĩ xảo đã có ở học sinh.
- Quy luật dập tắt kĩ xảo: không thường xuyên rèn luyện, kĩ xảo bị suy yếu dần và cuối cùng
có thể mất hẳn. Do dố phải chú ý nguyên tắc” văn ôn, võ luyện”.
Thói quen được hình thành theo quy luật :
- Lặp đi lặp lại một cách giản đơn các cử động.
- Bắt chước.
- Giáo dục và tự giáo dục.


BÀI: BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG, CÁCH PHÂN LOẠI VÀ PHƯIƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
TÂM LÍ NGƯỜI
1.1.Bản chất tâm lí con ngưeơì.
1.1.1. Tâm lí con người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ
thể.
- Tâm lí người khong phải do yhưọng đế, do trời sinh ra, cũng không phải do não tiết ra như
gan tiết ra mật. Tâm lí con người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua “
lăng kính chủ quan”.
- Thế giới khách quan tồn tại bằng các thuộc tính không gian, thời gian và luôn vận động.
Thuộc tính phản ánh là thuộc tính chung của mọi sự vật, hiện tượng đang vận động. Một cách
chung nhất: phản ánh là quá trình tác động qua lại giữa hệ thống này và hệ thống khá, kết quả là để
lại dấu vết( hình ảnh) do sự tác đọng ở cả hệ thống tác động và hệ thống chịu sự tác động.
Ví dụ: khi viên phấn được dùng để viết lên bảng sẽ để lại dấu vết trên bảng và ngược lại bảng
cũng làm mòn viên phấn( để lại dấu vết). Đó là phản ánh cơ học.
H2 + O2 H2O. Đó là một phản ứng hoá học. Nó để lại dấu vết chung là
nước. Đó là phản ánh hoá học.
Phản ánh diễn ra từ đơn giản đến phức tạp và có sự chuyển hoá lẫn nhau: từ phản ánh cơ, vật lí,
hoá học, phản ánh sinh vật, phản ánh xã hội ... trong đó có phản ánh tâm lí. Phản ánh tâm lí là loại
phản ánh đặc biệt.
- Phản ánh tâm lí là sự tác động của hiện thực khách quan vào con người, vào hệ thần kinh,
bộ não- tổ chức cao nhất của vật chất. Chỉ có hệ thần kinh và não người mới có khả năng nhận tác
động hiện thực khách quan để tạo ra trên não hình ảnh tinh thần( tâm lí). Đó là một quá trình sinh
lí, sinh hoá xảy ra trong hệ thần kinh và bộ não.
- Phản ánh tâm lí tạo ra “ hình ảnh tâm lí”( bản sao chép, bản chụp) về thế giới. Hình ảnh tâm
lí là kết quả của quá trình phản ánh thế giới khách quan vào não. Tuy vậy, hình ảnh tâm lí khác về
chất so với các hình ảnh về cơ, vật lí và sinh vật cấp thấp ở chỗ:
+ Hình ảnh tâm lí mang tính sinh động, sáng tạo: hình ảnh tâm lí về một cuốn sách với một con
người có tri thức khác xa về chất với hình ảhn vật lí có tính chất “ chết cứng”, hình ảnh vật chất
của chính cuốn sách đó qua một gương soi.
+ Hình ảnh tâm lí mang tính chủ thể, mang đậm màu sắc cá nhân( hay nhóm người), nói cách

khác, hình ảnh tâm lí là hình ảnh chủ quan về hiện thực khách quan. Tính chủ thể của hình ảnh tâm
lí thể hiện ở chỗ: mỗi chủ thể trong khi tạo ra hình ảnh tâm lí về thế giới đã đưa vốn hiểu biết, vốn
kinh nghiệm, cái riêng của mình( về nhu cầu), xu hướng, tính khí, năng lực...vào trong hình ảnh đó
làm cho nó mang đậm màu sắc chủ quan. Nói cách khác, con người phản ánh thế giới bằng hình
ảnh tâm lí thông qua “ lăng kính chủ quan” của mình.
+ Tính chủ thể trong phản ánh tâm lí thể hiện ở chỗ: cùng nhận sự tác động của một hiện thực
khách quan nhưng ở những chủ thể khác nhau cho ta những hình ảnh tâm lí với những mức độ, sắc
thái khác nhau. Cũng có khi cùng một hiện thực khách quan tác động đến một chủ thể vào những
thời điểm khác nhau, ở những hoàn cảnh khác nhau sẽ có mức độ biểu hiện và các sắc thái tam lí
khác nhaủơ chủ thể ấy.
+ Chủ thể mang hình ảnh tâm lí là người cảm nhận, cảm nghiệm và thể hiện nó rõ nhất. Và thông
qua các mức độ và sắc thái tâm lí khác nhau mà mỗi chủ thể sẽ tỏ thái độ, hành vi khác nhau đối
với hiện thực.
Vì sao tâm lí người này khác tâm lí người kia? Điều này do nhiều yếu tố chi phối. Trước hết, mỗi
người có những đặc điểm riêng về cơ thể, giác quan, hệ thần kinh và não bộ. Mỗi người có hoàn
cảnh sống khác nhau, điều kiện giáo dục không giống nhau và đặc biệt là mỗi cá nhân thể hiện
mức độ tích cực hoạt động, tích cực giao lưu khác nhau trong cuộc sống.
Từ luận điểm trên, chúng ta rút ra mộ số kinh nghiệm thực tiễn:
+ Tâm lí có nguồn gốc là thé giới khách quan vì thế, khi nghiên cứu việc hình thành và cải
tạo tâm lí người phải nghiên cứu hoàn cảnh trong đó con người sống và hoạt động.
+ Tâm lí người mang tính chủ thể vì thế trong dạy/ học, giáo dục cũng như trong quan hệ ứng
xử phải chú ý nguyên tắc sát đối tượng( chú ý tới cái riêng trong tâm lí mỗi người)
+ Tâm lí là sản phẩm của hoạt động giao tiếp, vì thế phải tổ chức hoạt động và các quan hệ
giao tiếp để nghiên cứu việc hình thàn và phát triển tâm lí con người.
1.2. Bản chất xã hội của tâm lí người.
Tâm lí con người khá xa với tâm lí một số động vật cao cấp ở chỗ: tâm lí người có bản chất xã hôi
và mang tính lịch sử. Nó thể hiện ở 4 đặc điểm sau:
- Tâm lí người có nguồn gốc là thế giới khách quan( thế giới tự nhiên và xã hội) trong đó
nguồn gốc xã hội mang tính quyết định. Xã hội quyết định tâm lí người ở chỗ: các quan hệ kinh tế,
xã hội; các mối quan hệ đạo đúc, pháp quyền; các mối quan hệ con người- con người; quan hệ gia

dình, làng xóm, quê hương, khối phố cho đến các quan hệ nhóm, cộng đồng...Các mối quan hệ trên
quyết định bản chất tâm lí con người( bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội ).
Trên thực tế, một khi con người thoát li khỏi các quan hệ xã hội, quan hệ người- người đều làm
cho tâm lí người mất bản tính người.
- Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp trong các mối quan hệ xã hội. Con
người là một thực thể tự nhiên và điều quan trọng hơn là mộit thực thể xã hội. Phần tự nhiên ở con
người( như đặc điểm cơ thể, giác quan, thần kinh, bộ não...) được xã hội hoá ở mức độ cao nhất.
Là một thực thể xã hội, con người là chủ thể của nhận thức, chủ thể của hoạt động, giao tiếp với tư
cách là chủ thể xã hội vì thế tâm lí con người mang đày dấu ấn cã hội và lịch sử của con người.
- Tâm lí mõi cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiệm xã hội, nền
văn hoá xã hội thông qua hoạt động và giao tiếp( hoạt động vui chơi, học tập, lao động, công tác xã
hội) trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo, hoạt động của con người và mối quan hệ giao tiểp trong
xã hội có tính quyết định.
- Tâm lí mỗi người hình thành và phát triển, biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử cá
nhân, lịch sử dân tộc và cộng đồng. Tâm lí mỗi người chịu sự ức chế bởi lịch sử của cá nhân và
cộng đồng.
Tóm lại, tâm lí người có nguồn gốc xã hội vì thế phải nghiên cứu môi trường xã hội, nền văn hoá
xã hội, các quan hệ xã hội trong đó con người sống và làm việc. Cần phải tổ chức có hiệu quả hoạt
động dạy/ học và giáo dục cũng như các hoạt đọng chủ đạo ở từng giai đoạn lứa tuổi khác nhau để
giúp hình thành và phát triển tâm lí con người.
2. Chức năng của tâm lí.
Hiện thực khách quan quyết định tâm lí con người nhưng chính tâm lí con người lại tác động trở
lại hiện thực bằng tính năng động, sáng tạo của nó thông qua các hoạt đọng, hành động, hành vi.
Mỗi hành động, hoạt động, hành vi của con người đều do “ tâm lí” điều hành. Sự điều hành ấy biểu
hiện ở chỗ:
- Tâm lí có chức năng định hướng cho mọi hoạt động. Nó chính là động cơ, mục đích của
hoạt động. Động cơ có thể là một nhu cầu được nhận thức, hứng thú, lí tưởng, niềm tin, hy vọng,
lương tâm, danh vọng...
- Tâm lí là động lực thôi thúc, lôi cuốn con người hoạt động, khắc phục khó khăn, vươn tới
những mục đích đã đề ra.

- Tâm lí điều khiển, kiểm tra quá trình hoạt động bằng chương trình, kế hoạch, phương pháp,
phương thức tiến hành hoạt động, làm cho hoạt động của con người trở nên có ý thức, đem lại hiệu
quả nhất định.
- Sau cùng, tâm lí giúp con người điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với mục tiêu đã xác định
đồng thời phù hợp với hoàn cảnh thực tế cho phép.
Nhờ các chức năng định hướng, điều khiển, điều chỉnh nói trên mà tâm lí giúp con người không
chỉ thích ứng với hoàn cảnh khách quan mà còn nhận thức, cải tạo chính bản thân mình. Tâm lí giữ
vai trò cơ bản, có tính quyết định các hoạt động của con người.
3. Phân loại hiện tượng tâm lí.
3.1. Phân loại theo thời gian tồn tại và vị trí của tâm lí trong nhân cách: Theo cach phân loại này,
các hiện tượng tâm lí có 3 loại chính:
+ Các quá trình tâm lí.
+ Các trạng thái tâm lí.
+ Các thuộc tính tâm lí.
 Các quá trình tâm lí: là những hiện tượng tâm lí diễn ra trong thoqì gian tương đối ngắn, có
mở đầu, diễn biến và kết thúc rõ ràng. Người ta thường nói tới 3 quá trình tâm lí:
- Nhận thức: gồm cảm giác, tri giác, trí nhớ, tưởng tượng và tư duy.
- Các quá trình cảm xúc: biểu thị sự vui mừng hay tức giận, dễ chịu, nhiệt tình thờ ơ...
- Qúa trình hành động ý chí: những hành động được điều hành, điều chỉnh theo ý chí.
 Các trạng thái tâm lí: là những hiện tượng tâm lí diễn ra trong thời gian tương đối dài, việc
mở đầu không rõ ràng. Ví dụ: chú ý, tâm trạng....
 Các thuộc tính tâm lí: là những hiện tượng tâm lí tương đối ổn định, khó hình thành và
cũng khó mất đi, tạo ra những nét riêng của nhân cách. Người ta thường nói tới 4 nhóm thuộc tính
tâm lí cá nhân: xu hướng, tính cách, khí chất và năng lực. Có thể biểu hiện mối quan hệ giữa các
hiện tương tâm lí qua sơ đồ sau:


Tâm lí





Các trạng thái tâm lí
Các quá trình
tâm lí
Các thuộc tính tâm lí



3.2.
Phân loại dựa vào ý thức: chia thành 2 loại: Các hiện tượng tâm lí có ý thức và các hiện tượng tâm
lí chưa được ý thức.
Cũng có một số cách phân loại khác: hiện tượng tâm lí cá nhân và hiện tượng tâm lí xã hội (
phong tục, tập quán, định hình xã hội, tin đồn, dư luận xã hội, tâm trạng xã hội, mốt...).
Như vậy, thế giới tâm lí con người vô cùng đa dạng và phức tạp. Các hiện tượng tâm lí có nhiều
mức độ, cấp độ khác nhau, có quan hệ đan xen vào nhau, chuyển hoá cho nhau
4. Các nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu tâm lí.
4.1. Các nguyên tắc phương pháp luận.
- Nguyên tắc quyết định: học thuyết duy vật biện chứng. Nguyên tắc này khẳng định tâm lí có
nguôn gốc là thế giới khách quan tác động vào bộ não con người thông qua “ lăng kính chủ quan”
của con người. Tâm lí điều khiển, điều chỉnh hoạt động, hành vi của con người. Do vậy, khi nghiên
cứu về tâm lí cần nắm vững nguyên tắc này.
- Nguyên tắc thống nhất tâm lí, ý thức, nhân cách với hoạt động. Hoạt động là phương thức
hình thành, phát triển và thể hiện tâm lí, ý thức, nhân cách. Mặt khác, tâm lí, ý thức, nhân cách sẽ
điều hành hoạt động. Vì vậy chúng thống nhất với nhau. Nguyên tắc này cũng khẳng định: tâm lí
luôn luôn vận động và phát triển. Cần phải nghiên cứu tâm lí qua sự diễn biến cũng như thông qua
sản phẩm của vận động của nó,nghiên cứu tâm lí qua sự diễn biến cũng như thông qua sản phẩm
cuae hoạt động .
- Phải nghiên cứu tâm lí trong mối liên hệ giữa các hiện tượng tâm lí.
- Phải nghiên cứu tâm lí của một con người cụ thể, của một nhóm người cụ thể.Không nghiên

cứu tâm lí một cách chung chung, nghiên cứu tâm lí ở một con người trừu tượng, một cộng đồng
trừu tượng.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu tâm lí.
4.2.1. Phương pháp tổ chức việc nghiên cứu: Tổ chức nghiên cứu tâm lí bao gồm nhiều khâu,
có quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc chọn đối tượng phải đảm bảo tính khách quan, có ý nghĩa về
phương diện khoa học, tính cấp thiết cần giải quyết. Phải xác định mục đích nghiên cứu, xây dựng
giả thiết khoa học, xác định nhiệm vụ nghiên cứu, lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp. Mặt
khác, phải xây dựng kế hoạch nghiên cứu, tổ chức lực lượng nghiên cứu vấn đề, chuẩn bị địa bàn
nghiên cứu cũng như các phương tiện, điều kiện cần thiết phục vụ cho nghiên cứu có kết quả. Việc
tổ chức tốt các khâu: chuẩn bị, triển khai nghiên cứu, thu thập số liệu, xử lí số liệu, phân tích, lí
giải các kết quả thu được và rút ra kết luận phụ thuộc vào mục đích, yêu cầu nhiệm vụ nghiên cứu
và phụ thuộc vào trình độ, năng lực của nhà nghiên cứu.
4.2.2. Các phương pháp thu thập số liệu.
4.2.2.1. Phương pháp quan sát:
- Quan sát là loại tri giác có chủ định nhằm xác định các đặc diểm của đối tượng qua những
biểu hiện như hành động, cử chỉ,cách nói năng...
- Quan sát có nhiều hình thức: quan sát toàn diện, quan sảt bộ phận, quan sát có trọng điểm,
quan sát trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Quan sát giúp ta thu thập được những tài liệu cụ thể, khách quan trong các điiêù kiện tự
nhiên của con người do đó có nhiều ưu điểm. Tuy vậy nó có những hạn chế: mất nhiều thời gian,
tốn nhiều công sức...
Trong tâm lí học, cùng với việc quan sát khách quan, cũng có thể tiến hành tự quan sát( tự thẻ
nghiệm, tự mô tả diễn biến tâm lí của bản thân nhưng phải tuân theo những yêu cầu khách quan,
tính suy diễn chủ quan).
4.2.2.2. Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm là quá trình tác động vào đối tượng một
cách chủ động trong những điều kiện đã được không chế để gây ra ở đói trượng những biểu hiện
về quan hệ nhân quả, tính quy luật, cơ cấu cơ chế của chúng. Có thể lặp đi lặp lại nhiều lần và đo
đạc, định lượng, định tính một cách khách quan các hiện tượng cần nghiên cứu. Người ta thường
nói tới 2 loại thực nghiệm cơ bản: thực nghiệm trong phòng thí nghiệm và thực nghiệm tự nhiên.
+Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm: Tiến hành với điều kiện khống chế một cách

nghiêm khắc các ảnh hưởng bên ngoài. Người làm thí nghiệm cần tạo ra nhuẽng điều kiện để làm
nẩy sinh hoặc phát triển một nội dung tâm lí cần nghiên cứu. Do đó, có thể tiến hành chủ động hơn
so với quan sát và thực nghiệm tự nhiên .
+ Thực nghiệm tự nhiên: Được tiến hành trong điều kiện bình thường của cuộc sống và
hoạt động. Trong phương pháp này, nhà nghiên cứu có thể chủ động gây ra các biểu hiện và diễn
biến tâm lí bằng cách khống chế mọt số nhân tố không cần thiết, làm nổi bạt những yếu tố cần thiết
có khả năng giúp cho việc khai thác, tìm hiểu các nội dung cần thực nghiệm. Tuỳ theo mục đích và
nhiệm vụ nghiên cứu, người ta phân biệt các thực nghiệm tự nhiên nhận định và thực nghiệm hình
thành.
- Thực nghiệm nhận định: chủ yếu nêu lên thực trạng của vấn đề nghiên cứu ở một thời điểm
cụ thể.
- Thực nghiệm hình thành( còn gọi là thực nghiệm giáo dục): tiến hành các tác động giáo
dục, rèn luyện nhằm hình thành một phẩm chất tâm lí nào đó ở nghiệm thể( bị thực nghiệm).
Tuy vậy, dù thực nghiệm tiến hành trong phòng thí nghiệm hoặc trong hoàn cảnh tự nhiên cũng
khó có thể khống chế hoàn toàn ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan của người bị thực nghiệm vì
thế phải tiến hành thực nghiệm một số lần và phối hợp với nhiều phương pháp khác.
4.2.2.3. Test( trắc nghiệm): là một phép thử để “ đo lường” tâm lí đã được chuẩn hoá trên một
số lượng người đủ tiêu biểu. Trong tâm lí học đã có một số test trong hệ thống đánh giá nhận thức,
năng lực, nhân cách...Phương pháp này có ưu điểm:
- Có khả năng làm cho hiện tượng tâm lí cần đo được trực tiếp bộc lộ qua hành động giải bài
tập test.
- Có khả năng tiến hành nhanh, tương đối đơn giản băng giấy, bút, tranh vẽ...
- Có thể lượng hoá, chuẩn hoá chỉ tiêu tâm lí cần đo.
Tuy vậy, nó có một số hạn chế:
- Khó soạn thảo một bộ test đảm bảo tính chuẩn hoá.
- Chủ yếu cho ta biết kết quả, ít bộc lộ quá trình suy nghĩ của nghiệm thể để đi đến kết quả.
Cần sử dụng phương pháp này như là một trong các cách chẩn đoán tâm lí con người ở một thời
điểm nhất định.
4.2.2.4. Phương pháp đàm thoại ( trò chuyện): là cách đặt ra những câu hỏu cho đối tượng và
dựa vào trả lời của họ để trao đổi, hỏi thêm nhằm thu thập thông tin về vấn đề cần nghiên cứu. Có

thể đàm thoại( hỏi) trực tiếp hoặc gián tiếp, cũng có thể hỏi theo đường vòng câu hỏi đặt ra.
4.2.2.5. Phương pháp điều tra: sử dụng một loạt câu hỏi đặt ra cho một số lớn đối tượng
nghiên cứu nhằm thu thập ý kiến chủ quan của họ về một vấn đề nào đó. Có thể trả lời viết hoặc trả
lời miệng và có người ghi lại. Có thể điều tra thăm dò chung hoặc điều tra chuyên đề đi sâuvào
một khía cạnh nào đó. Câu hỏi dùng để điều tra có thể là câu hỏi đóng hoặc mở. Phương pháp này
có thể trong thời gian ngắn thu thập được ý kiến của nhiều người nhưng là ý kiến chủ quan. Tuy
nhiên phải hướng dẫn kỹ cho điều tra viên.
4.2.2.6. Phương pháp phân tích sản phẩm của hoạt động: Dựa vào các kết quả, sản phẩm( vật
chất hoặc tinh thần) của hoạt động do con người làm ra để nghiên cứu các chức năng tâm lí của
con người đó vì trong sản phẩm do con người làm ra có chứa đựng “ dáu ấn” tâm lí,ý thức, nhân
cách của con người. Nó cũng là cơ sở của phương pháp nghiên cứu quy luật về cơ chế tâm lí của tư
duy sáng tạo trong khám phá, phát minh.
4.2.2.7. Phương pháp nghiên cứu tiểu sử cá nhân: Phương pháp này có cơ sở là: có thể nhận
ra các đặc điểm tâm lí cá nhân thông qua viẹc phân tích tiểu sử của cá nhân đó.
Tóm lại, các phương pháp nghien cứu tâm lí nguời khá phomg phú. Mỗi phương pháp đều có
những ưu điểm vag nhược điểm nhất định. Muốn nghiên cứu chức năng tâm lí một cách khoa học,
khách quan, chính xác cần phải:
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu thích hợp với vấn đề càn nghiên cứu.
- Sử dụng phối hợp, đồng bộ các phương pháp nghiên cứu để có được kết quả khách quan,
toàn diện.













BÀI:
STRESS TÂM LÍ, GIA ĐÌNH- XÃ HỘI.

1. Stress là gì?
Stress là một sự kích động mạnh tới con người gây nên các phản ứng sinh lí và
tâm lí con người. Sự kích động có thể là một tác nhân vật lí, hoá chất, vi khuẩn
hoặc một tác nhân tâm lí xã hội. Nhìn chung, là một tình huống căng thẳng, đột
xuất, đòi hỏi con người huy động tiềm năng thích ứng để phản ứng. Mỗi loại
kích động sẽ gây nên phản ứng đặc thù( Specific reaction). Phản ứng chung với
mọi kích động thường được gọi là hội chứng thích ứng chung( General Adaption
Syndrome-G .A. S).
Hội chứng thích ứng chung (GAS) là hậu quả của tác động stress lên hệ thần kinh,
nội tiết gồm vùng dưới đồi cùng với tuyến yên( Hypothalamus- Pituitaring). Tuyến
yên sẽ kích động tuyến thượng thận tiết ra nhiều hocmôn Steroid (11. oxysteroid).
Lúc đầu nhờ sự tăng cường hoạt động của nội tiết này, sức đề kháng được tăng lên.
Đó là phản ứng báo động( Alarm reaction). Tiếp đó,đến giai đoạn phản kháng(
Resistance stage). Nếu kích thích quá mạnh hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ dẫn tới sự
kiệt quệ hay giai đoạn kiệt quệ(Exhaustion stage) do tuyến thượng thận không còn
khả năng bài tiết.
Học thuyết về stress củaHans Selye(1978) nhấn mạnh sự ảnh hưởng của cảm xúc
đến sinh lí và là căn nguyên của các bệnh tâm thể(Psychomatic desease) như: loét dạ
dày, tá tràng, viêm trực tràng, hen xuyễn, chàm( Eczema), một số bệnh dị ứng, bệnh
tuyến giáp, đau nhức xương khớp, đau nửa đầu( migrains), cao huyết áp vô căn(
Essential hypertention), bệnh Raynaud, rối loạn chức năng tình dục( Sexual
dysfunction), thế đứng( Position).

×