Tải bản đầy đủ (.doc) (227 trang)

Tài liệu Lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) tỉnh Thanh Hóa potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.19 MB, 227 trang )

Báo cáo tổng hợp dự án QHSD đất giai đoạn 2011-2020 và KHSD đất 5 năm (2011-2015)
tỉnh Thanh Hoá
ĐẶT VẤN ĐỀ
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt
không thể thay thế, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa
bàn phân bố các khu dân cư, các cơ sở kinh tế, xã hội và an ninh, quốc phòng.
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa
đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001 - QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội khoá
X kỳ họp thứ 10 tại chương I, điều 5 quy định "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà
nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước có quyền định đoạt về đất
đai và điều tiết các nguồn lực từ việc sử dụng đất".
Luật Đất đai năm 2003 tại chương I, điều 6 quy định: Quản lý quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất là một trong 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Điều 21, 22,
23, 24, 25 đã quy định nguyên tắc, căn cứ nội dung lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất được thực hiện ở 4 cấp: Cả nước, tỉnh - thành phố, huyện, xã. Tại điều 26, 27, 28,
29 xác định thẩm quyền quyết định, xét duyệt, điều chỉnh, công bố và thực hiện quy
hoạch.
Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai có một ý nghĩa đặc biệt quan
trọng nhằm định hướng cho các cấp, các ngành lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết; là
cơ sở pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai, làm căn cứ cho việc giao đất,
cho thuê đất và đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời việc lập
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một biện pháp hữu hiệu của Nhà nước nhằm hạn
chế việc sử dụng đất chồng chéo, lãng phí, bất hợp lý, kém hiệu quả, ngăn chặn các
hiện tượng tranh chấp, lấn chiếm, huỷ hoại đất, phá vỡ cân bằng môi trường sinh thái,
kìm hãm phát triển sản xuất cũng như phát triển kinh tế - xã hội. Do yêu cầu cấp thiết
của công tác này, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức triển khai thực hiện dự án “Lập
quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015)
tỉnh Thanh Hóa” để phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá…
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hoá 1


Báo cáo tổng hợp dự án QHSD đất giai đoạn 2011-2020 và KHSD đất 5 năm (2011-2015)
tỉnh Thanh Hoá
II. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN
Trên cơ sở phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tỉnh Thanh Hóa kỳ
trước, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và hiện trạng sử dụng đất năm 2010;
phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020 của tỉnh
Thanh Hóa, tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh Thanh Hóa nhằm:
- Tổ chức lại việc sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả, đảm bảo quỹ đất cho
tất cả các lĩnh vực kinh tế, quốc phòng an ninh, từng chủ sử dụng đất có lãnh thổ sử
dụng đất cần thiết và được phân bổ hợp lý trên địa bàn tỉnh.
- Tạo lập cơ sở để quản lý thống nhất đất đai trong lãnh thổ và làm căn cứ để
giao đất, thu hồi đất theo đúng thẩm quyền.
- Làm căn cứ định hướng cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chuyên
ngành, lập quy hoạch sử dụng đất các huyện, thị xã và thành phố trực thuộc của tỉnh.
- Tạo nên nguồn cơ sở dữ liệu về đất đai, phục vụ cho công tác quản lý đất đai
một cách hợp lý, khoa học, tiết kiệm và có hiệu quả. Đồng thời các quy định, luận cứ,
tài liệu và số liệu quy hoạch là cơ sở cho việc tin học hóa thành nguồn dữ liệu cho
quản lý, sử dụng đất.
- Làm cơ sở để UBND tỉnh cân đối giữa các khoản thu ngân sách từ giao đất,
cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; các loại thuế có liên quan đến đất đai và
các khoản chi cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
III. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ LẬP BÁO CÁO
1. Căn cứ pháp lý
- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
- Luật Đất đai sửa đổi năm 2003:
- Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 09/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc
triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2004;
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP về thi hành luật đất đai;
- Quyết định số 10/2005/QĐ-BTNMT ngày 24/10/2005 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế

hoạch sử dụng đất;
- Thông tư số 04/2006/TT – BTNMT ngày 22/05/2006 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn phương pháp tính đơn giá dự toán, xây dựng dự toán kinh
thực hiện lập và điều chỉnh quy hoạch kế hoạch sử dụng đất;
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hoá 2
Báo cáo tổng hợp dự án QHSD đất giai đoạn 2011-2020 và KHSD đất 5 năm (2011-2015)
tỉnh Thanh Hoá
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính phủ quy định bổ
sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
- Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Thông tư số 06/2010/TT-BTNMT ngày 15 tháng 3 năm 2010 quy định về định
mức kinh tế - kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Thông tư số 13/2011/TT-BTNMT quy định về Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử
dụng đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
- Chỉ thị số 01/CT-BTNMT ngày 17 tháng 3 năm 2010 về việc tăng cường công
tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Công văn số 429/TCQLĐĐ-CQHĐĐ ngày 16/04/2012 của Tổng cục Quản lý
đất đai về việc hướng dẫn về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Nghị quyết số 17/2011/QH13 ngày 22 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội về
quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015)
cấp quốc gia;
- Công văn số 23/VPCP-KTN ngày 23 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ về
việc phân bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia;
- Công văn số 621/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 08/3/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc hoàn thành hồ sơ thẩm định quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế
hoạch sử dụng đất 05 năm (2011-2015) cấp tỉnh và Thành phố trực thuộc Trung ương;
- Căn cứ Công văn số 180/HĐND-CV ngày 14/6/2012 của Hội đồng nhân dân
tỉnh Thanh Hóa về việc thống nhất số liệu Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế
hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) tỉnh Thanh Hóa.

- Quyết định số 3779/QĐ - UBND ngày 22/10/2009 về việc: Phê duyệt đề
cương, nhiệm vụ lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020 tỉnh Thanh Hóa;
và các văn bản có liên quan khác của UBND tỉnh Thanh Hóa;
- Quyết định số 4561/QĐ - UBND ngày 22/12/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh
Thanh Hóa về việc phê duyệt dự toán kinh phí thực hiện dự án: Lập quy hoạch sử dụng đất
2011 đến 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 đến 2015) tỉnh Thanh Hóa.
2. Cơ sở thông tin, tư liệu bản đồ
- Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Thanh Hóa đến năm 2010;
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn
2010-2020;
- Quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020;
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hoá 3
Báo cáo tổng hợp dự án QHSD đất giai đoạn 2011-2020 và KHSD đất 5 năm (2011-2015)
tỉnh Thanh Hoá
- Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm
2015 và định hướng đến 2020;
- Kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2006-2015;
- Quy hoạch thủy lợi vùng trung du miền núi tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020;
- Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015
và định hướng đến 2020;
- Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2006- 2010) tỉnh Thanh Hóa;
- Số liệu Kiểm kê, thống kê đất đai năm 2000, 2005 và 2010;
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 và 2010 của tỉnh Thanh Hóa;
- Các loại bản đồ có liên quan: Giao thông, thuỷ lợi, khu đô thị, công nghiệp,
nông nghiệp,
3. Các văn bản đóng góp ý kiến
- Công văn số 672/STNMT-QLĐĐ ngày 09/04/2011 về việc đề nghị bổ sung,
chỉnh sửa dự thảo báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng
đất 5 năm (2011-2015) tỉnh Thanh Hóa. Nội dung: chỉnh sửa theo đề nghị của các
thành viên Ban Quản lý dự án lập Quy hoạch sử dụng đất và xin ý kiến của các sở

ban ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Công văn số 1170/STNMT-QLĐĐ ngày 02/06/2011 về việc đề nghị bổ sung,
chỉnh sửa dự thảo báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng
đất 5 năm (2011-2015) tỉnh Thanh Hóa. Nội dung: chỉnh sửa theo kết luận của Bí thư
tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa sau khi nghe báo cáo và ý kiến của đại biểu tại Phiên họp
thường vụ Tỉnh ủy ngày 30 tháng 05 năm 2011.
- Công văn số 1803/STNMT-QLĐĐ ngày 05/08/2011 về việc đề nghị bổ sung,
chỉnh sửa dự thảo báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng
đất 5 năm (2011-2015) tỉnh Thanh Hóa. Nội dung: chỉnh sửa, bổ sung báo cáo, số
liệu và bản đồ trước khi hoàn thiện hồ sơ Báo cáo Bộ Tài nguyên Môi trường tổ chức
thẩm định.
- Công văn số 1921/STNMT-QLĐĐ ngày 22/08/2011 về việc đề nghị bổ sung,
chỉnh sửa dự thảo báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng
đất 5 năm (2011-2015) tỉnh Thanh Hóa. Nội dung: chỉnh sửa theo biên bản kiểm tra
của các thành viên của Ban Quản lý dự án Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Thanh Hóa.
- Công văn số 1532/TCQLĐĐ-CQHĐĐ ngày 30 tháng 11 năm 2011 về việc
góp ý báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm
(2011-2015) tỉnh Thanh Hóa.
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hoá 4
Báo cáo tổng hợp dự án QHSD đất giai đoạn 2011-2020 và KHSD đất 5 năm (2011-2015)
tỉnh Thanh Hoá
- Công văn số 1048/STNMT-QLĐĐ ngày 09/05/2012 về việc đề nghị bổ sung,
chỉnh sửa dự thảo báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng
đất 5 năm (2011-2015) tỉnh Thanh Hóa. Nội dung: góp ý một số chỉ tiêu phân bổ đến
từng huyện, thị xã, thành phố.
- Công văn số 1240/STNMT-QLĐĐ ngày 23/05/2012 về việc đề nghị bổ sung,
chỉnh sửa dự thảo báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng
đất 5 năm (2011-2015) tỉnh Thanh Hóa. Nội dung: Báo cáo giải trình thay đổi một số
chỉ tiêu trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu
tỉnh Thanh Hóa.

- Thông báo số 165/TB-BTNMT về việc thông báo kết quả thẩm định quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015)
của tỉnh Thanh Hóa.
IV. CẤU TRÚC CỦA BÁO CÁO
Báo cáo tổng hợp gồm những nội dung sau:
Đặt vấn đề
- Phần I: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
- Phần II: Tình hình quản lý, sử dụng đất đai
- Phần III: Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất đai
- Phần IV: Phương án quy hoạch sử dụng đất
Kết luận và kiến nghị
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hoá 5
Báo cáo tổng hợp dự án QHSD đất giai đoạn 2011-2020 và KHSD đất 5 năm (2011-2015)
tỉnh Thanh Hoá
PHẦN I
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý.
a. Vị trí địa lý
Thanh Hoá là tỉnh nằm ở cực Bắc vùng Duyên hải Bắc Trung bộ, cách Thủ đô
Hà Nội 153km về phía Bắc, về phía Nam cách Thành phố Vinh tỉnh Nghệ An 138
km, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.560km. Thanh Hoá Nằm ở vị trí từ 19,18
o
đến
20,40
o
vĩ độ Bắc; 104,22
o
đến 106,40

o
kinh độ Đông. Có ranh giới như sau:
- Phía Bắc giáp 3 tỉnh: Ninh Bình, Hoà Bình, Sơn La.
- Phía Nam giáp tỉnh Nghệ An.
- Phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn - CHDCND Lào.
- Phía Đông giáp biển Đông.
Thanh hoá nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung Bộ, ở vị trí cửa ngõ
nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi như: Đường sắt
xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217, cảng biển nước sâu
Nghi Sơn và hệ thống sông ngòi thuận lợi cho lưu thông Bắc Nam, với các vùng
trong tỉnh và đi quốc tế. Thanh Hoá có sân bay Sao Vàng và quy hoạch mở thêm sân
bay Thanh Hóa thuộc địa bàn 3 xã Hải Ninh, Hải An, Hải Châu huyện Tĩnh Gia phục
vụ cho kinh tế Nghi Sơn và toàn tỉnh.
1.1.2. Địa hình, địa mạo.
a. Địa hình:
Thanh Hoá có địa hình khá phức tạp, bị chia cắt nhiều và nghiêng theo hướng
Tây Bắc - Đông Nam: Phía Tây Bắc có những đồi núi cao trên 1.000 m đến 1.500 m,
thoải dần, kéo dài và mở rộng về phía Đông Nam; đồi núi chiếm trên 3/4 diện tích tự
nhiên của cả tỉnh. Địa hình Thanh Hoá có thể chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng núi và
trung du, vùng đồng bằng và vùng ven biển với những đặc trưng như sau:
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hoá 6
Báo cáo tổng hợp dự án QHSD đất giai đoạn 2011-2020 và KHSD đất 5 năm (2011-2015)
tỉnh Thanh Hoá
- Vùng núi và trung du
Gắn liền với hệ núi cao phía Tây Bắc và hệ núi Trường Sơn phía Nam, bao gồm
11 huyện: Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hoá, Bá Thước, Lang Chánh, Ngọc Lặc,
Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh, Cẩm Thuỷ, Thạch Thành, có tổng diện tích là
7064,12 km
2

, chiếm 71,84% diện tích toàn tỉnh. Độ cao trung bình vùng núi từ 600-
700 m, độ dốc trên 25
0
. Ở đây có những đỉnh núi cao như Tà Leo (1.560 m) ở phía
hữu ngạn sông Chu, Bù Ginh (1.291 m) ở phía tả ngạn sông Chu. Vùng trung du có
độ cao trung bình từ 150-200 m, độ dốc từ 150 - 200 chủ yếu là các đồi thấp, đỉnh
bằng, sườn thoải. Đây là vùng có tiềm năng, thế mạnh phát triển lâm nghiệp, cây ăn
quả, cây công nghiệp dài ngày, cao sau, mía đường của tỉnh Thanh Hóa.
- Vùng đồng bằng
Vùng đồng bằng có diện tích đất tự nhiên đạt 1906,97 km
2
, chiếm 17,11% diện
tích toàn tỉnh bao gồm các huyện: Thọ Xuân, Yên Định, Thiệu Hoá, Đông Sơn, Triệu
Sơn, Nông Cống, Vĩnh Lộc, Hà Trung, TP. Thanh Hoá và thị xã Bỉm Sơn. Đây là
vùng được bồi tụ bởi 4 hệ thống sông chính là: Hệ thống sông Mã, sông Bạng, sông
Yên, sông Hoạt. Vùng này có độ dốc không lớn, bằng phẳng, độ cao trung bình dao
động từ 5 - 15 m so với mực nước biển. Tuy nhiên, một số nơi trũng như Hà Trung có
độ cao chỉ khoảng 0 - 1 m. Đặc điểm địa hình vùng này là sự xen kẽ giữa vùng đất
bằng với các đồi thấp và núi đá vôi độc lập. Đây là vùng có tiềm năng, thế mạnh phát
triển nghiệp của tỉnh Thanh Hóa.
- Vùng ven biển
Vùng ven biển gồm 06 huyện, thị xã chạy dọc ven bờ biển với chiều dài 102 km từ
huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Quảng Xương đến Tĩnh Gia. Diện tích
vùng này là 1.230,67 km
2
, chiếm 11,05% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, địa hình tương đối
bằng phẳng; Chạy dọc theo bờ biển là các cửa sông. Vùng đất cát ven biển có địa hình
lượn sóng chạy dọc bờ biển, độ cao trung bình 3 - 6 m. Đây là vùng có nhiều tiềm năng
để phát triển nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi gia cầm, nuôi trồng thủy sản), đặc biệt
vùng này có bãi tắm Sầm Sơn nổi tiếng và các khu nghỉ mát khác như Hải Tiến (Hoằng

Hoá) và Hải Hoà (Tĩnh Gia) có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc nuôi
trồng thuỷ sản và phát triển các khu công nghiệp (Nghi Sơn), dịch vụ kinh tế biển.
b. Địa mạo
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hoá 7
Báo cáo tổng hợp dự án QHSD đất giai đoạn 2011-2020 và KHSD đất 5 năm (2011-2015)
tỉnh Thanh Hoá
Do điều kiện địa hình nằm ở rìa ngoài của miền tự nhiên Tây Bắc đang được
nâng lên, tiếp giáp với miền sụt võng là các đồng bằng châu thổ. Đây là những khu
vực núi thấp uốn nếp được cấu tạo bằng nhiều loại đá khác nhau, từ các đá trầm tích
(đá phiến, đá vôi, cát kết, cuội kết, sỏi kết…) đến các đá phun trào (spilit, riôlit,
bazan), đá xâm nhập (granit), đá biến chất (đá hoa). Chúng nằm xen kẽ nhau, có khi
lồng vào nhau, làm phong cảnh thay đổi không ngừng. Đồng bằng châu thổ Thanh
Hoá được cấu tạo bởi phù sa hiện đại, trải ra trên bề mặt rộng, hơi nghiêng về phía
biển ở mé Đông Nam. Rìa Bắc và Tây Bắc là dải đất cao được cấu tạo bởi phù sa cũ
của sông Mã, sông Chu cao từ 2 - 15 m. Trên đồng bằng có một số đồi núi xen kẽ với
độ cao trung bình 200 - 300 m, được cấu tạo bằng nhiều loại đá khác nhau (đá phun
trào, đá vôi, đá phiến). Trên địa hình ven biển có vùng sình lầy ở Nga Sơn và các cửa
sông Mã, sông Yên địa hình vùng ven biển được hình thành với các đảo đá vôi rải
rác ngoài vụng biển, dòng phù sa ven bờ được đưa ra từ các cửa sông đã tạo nên
những thành tạo trầm tích dưới dạng mũi tên cát, cô lập dần dần những khoảng biển ở
phía trong và biến chúng thành những đầm nước mặn. Những đầm này về sau bị phù
sa sông lấp dần, còn những mũi tên cát thì ngày càng phát triển rộng thêm, nối những
cồn cát duyên hải thành những chuỗi dài chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam dạng
xòe nan quạt.
1.1.3. Khí hậu
Thanh Hoá nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: Mùa hạ
nóng, ẩm mưa nhiều và chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô, nóng. Mùa đông lạnh
và ít mưa.
- Chế độ nhiệt: Thanh Hoá có nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình năm khoảng
23

0
C- 24
0
C, tổng nhiệt độ năm vào khoảng 8.500
0
C- 8.700
0
C. Hàng năm có 4 tháng
nhiệt độ trung bình thấp dưới 20
0
C (từ tháng XII đến tháng III năm sau), có 8 tháng
nhiệt độ trung bình cao hơn 20
0
C (từ tháng IV đến tháng XI). Biên độ ngày đêm từ
7
0
C - 10
0
C, biên độ năm từ 11
0
C - 12
0
C. Tuy vậy, chế độ nhiệt có sự khác biệt khá rõ
nét giữa các tiểu vùng
+ Vùng khí hậu đồng bằng và ven biển có nền nhiệt độ cao, biên độ năm từ
11
0
C - 13
0
C, biên độ nhiệt độ ngày từ 5,5

0
C -7
0
C, nhiệt độ trung bình năm là 24,2
0
C.
+ Vùng khí hậu trung du có nền nhiệt độ cao vừa phải, tổng nhiệt độ trung bình
cả năm 7.600
0
C -8.500
0
C, nhiệt độ trung bình năm khoảng 24,1
0
C.
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hoá 8
Báo cáo tổng hợp dự án QHSD đất giai đoạn 2011-2020 và KHSD đất 5 năm (2011-2015)
tỉnh Thanh Hoá
+ Vùng khí hậu núi cao có nền nhiệt độ thấp, mùa đông rét có sương muối, mùa
hè mát dịu, ít bị ảnh hưởng của gió khô nóng, tổng nhiệt độ trung bình cả năm
khoảng dưới 8.000
0
C, nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,8
0
C.
- Độ ẩm: Độ ẩm không khí biến đổi theo mùa nhưng sự chênh lệch độ ẩm giữa
các mùa là không lớn. Độ ẩm trung bình các tháng hàng năm khoảng 85%, phía Nam
có độ ẩm cao hơn phía Bắc, khu vực núi cao ẩm ướt hơn và có sương mù.
- Chế độ mưa: Lượng mưa ở Thanh Hóa là khá lớn, trung bình năm từ 1.456,6 -
1.762,6 mm, nhưng phân bố rất không đều giữa hai mùa và lớn dần từ Bắc vào Nam
và từ Tây sang Đông. Mùa khô (từ tháng XI đến tháng IV năm sau) lượng mưa rất ít,

chỉ chiếm 15 - 20% lượng mưa cả năm, khô hạn nhất là tháng I, lượng mưa chỉ đạt 4 -
5 mm/tháng. Ngược lại mùa mưa (từ tháng V đến tháng X) tập trung tới 80 - 85%
lượng mưa cả năm, mưa nhiều nhất vào tháng VIII có 15 đến 19 ngày mưa với lượng
mưa lên tới 440 - 677 mm. Ngoài ra trong mùa này thường xuất hiện giông, bão kèm
theo mưa lớn trên diện rộng gây úng lụt. Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình
từ 84 - 86% và có sự chênh lệch giữa các vùng và theo mùa. Mùa mưa độ ẩm không
khí thường cao hơn mùa khô từ 10 - 18%.
- Chế độ nắng và bức xạ mặt trời: Tổng số giờ nắng bình quân trong năm từ
1.600 - 1.800 giờ. Các tháng có số giờ nắng nhiều nhất trong năm là từ tháng V đến
tháng VIII đạt từ 237 - 288 giờ/tháng, các tháng XII và tháng I có số giờ nắng thấp
nhất từ 55- 59 giờ/tháng.
Tổng bức xạ vào các tháng mùa hè lên rất cao, đạt tới 500 - 600 cal/cm
2
/ngày từ
tháng V đến tháng VII, đó là thời kỳ ít mây và mặt trời ở gần thiên đỉnh. Tuy nhiên
vào mùa đông xuân rất nhiều mây, ít nắng và mặt trời xuống thấp cho nên bức xạ mặt
trời giảm sút rõ rệt, cực tiểu vào các tháng XII hoặc tháng I với mức độ 200 - 500
cal/cm
2
/ngày.
- Chế độ gió: Thanh Hoá nằm trong vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ, hàng
năm có ba mùa gió:
+ Gió Bắc (còn gọi là gió Bấc): Do không khí lạnh từ Bắc cực qua lãnh thổ
Trung Quốc thổi vào.
+ Gió Tây Nam: Từ vịnh Belgan qua lãnh thổ Thái Lan, Lào thổi vào, gió rất
nóng nên gọi là gió Lào hay gió phơn Tây Nam. Trong ngày, thời gian chịu ảnh
hưởng của không khí nóng xảy ra từ 10 giờ sáng đến 12 giờ đêm.
+ Gió Đông Nam (còn gọi là gió nồm): Thổi từ biển vào đem theo không khí mát mẻ.
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hoá 9
Báo cáo tổng hợp dự án QHSD đất giai đoạn 2011-2020 và KHSD đất 5 năm (2011-2015)

tỉnh Thanh Hoá
Vào mùa hè, hướng gió thịnh hành là hướng Đông và Đông Nam; các tháng
mùa đông hướng gió thịnh hành là hướng Bắc và Đông Bắc.
Tốc độ gió trung bình năm từ 1,3 - 2 m/s, tốc độ gió mạnh nhất trong bão từ 30
-40 m/s, tốc độ gió trong gió mùa Đông Bắc mạnh trên dưới 20 m/s.
Qua theo dõi những năm gần đây vùng núi gió không to lắm, bão và gió mùa
Đông Bắc yếu hơn các vùng khác. Tốc độ gió giảm thấp, bình quân tốc độ gió khoảng
1,0-1,5 m/giây; gió bão khoảng 25 m/giây.
- Bão và áp thấp nhiệt đới: Tình hình thời tiết ở Việt Nam nói chung và Thanh
Hoá nói riêng là bất thường, bão lũ xuất hiện không theo tính quy luật, mức độ ngày
càng nhiều, cường độ ngày càng tăng, phạm vi xảy ra ở khắp các vùng miền gây hậu
quả hết sức nặng nề về người và của, làm ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ phát triển kinh
tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của tỉnh.
Thanh Hóa thuộc vùng Bắc Trung Bộ, là vùng dễ bị tổn thương do tác động của
biến đổi khí hậu. Những năm gần đây, đã có nhiều biểu hiện khá rõ những thay đổi về
thời tiết và các thiên tai thường xuyên xảy ra với mức độ ngày càng khắc nghiệt hơn.
Nhiệt độ các tháng VI, VII, VIII có xu thế tăng lên khá rõ. Lượng mưa tháng VIII
những năm gần đây cao hơn trung bình nhiều năm.
Các cơn bão ở Thanh Hoá thường xuất hiện từ tháng VIII đến tháng X hàng
năm. Tốc độ gió trung bình là 1,72 m/s, dao động từ 1,2 - 3,8 m/s, tốc độ gió mạnh
nhất trong bão ghi nhận được từ 30 - 40 m/s. Theo số liệu thống kê từ năm 1996 đến
2005 có 39 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam, trong đó có 13 cơn
bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp tới Thanh Hóa.
- Lũ cuốn và lũ ống: Đã xuất hiện ở các vùng núi đe doạ sinh mạng và tàn phá
tài sản, ảnh hưởng đến sinh thái tổn thất về kinh tế ở tỉnh.
1.1.4. Thuỷ văn
a. Hệ thống sông
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hoá 10
Báo cáo tổng hợp dự án QHSD đất giai đoạn 2011-2020 và KHSD đất 5 năm (2011-2015)
tỉnh Thanh Hoá

Thanh Hóa là tỉnh có mạng lưới sông khá dầy, từ Bắc vào Nam có 4 hệ thống
sông chính là sông Hoạt, sông Mã, sông Chu, sông Yên, sông Bạng, với tổng chiều
dài 881km, tổng diện tích lưu vực là 39.756 km
2
, tổng lượng nước trung bình hàng
năm 19,52 tỉ m
3
. Sông suối Thanh Hóa chảy qua nhiều địa hình phức tạp, mật độ lưới
sông trung bình khoảng 0,5 - 0,6 Km/Km
2
, có nhiều vùng có mật độ lưới sông rất cao
như vùng sông Âm, sông Mực tới 0,98 - 1,06 Km/Km
2
. Đây là tiềm năng lớn cho phát
triển thủy điện, tuy nhiên có sự biến động lớn giữa các năm và các mùa trong năm.
- Hệ thống Sông Hoạt: Sông Hoạt là một sông nhỏ có lưu vực rất độc lập và bắt
nguồn từ xã Thành Tâm, huyện Thạch Thành chảy qua huyện Hà Trung, huyện Nga
Sơn. Sông Hoạt có cửa đổ vào sông Lèn tại cửa Báo Văn và đổ ra biển tại cửa Lạch
Càn. Sông có diện tích lưu vực 250 km
2
, trong đó 40% là đồi núi trọc, chiều dài sông
55 km. Tổng lượng nước trung bình nhiều năm khoảng 150 x 106 m
3
. Dòng chảy mùa
cạn không đáng kể. Để phát triển kinh tế vùng Hà Trung - Bỉm Sơn, ở đây đã xây
dựng kênh Tam Điệp để cách ly nước lũ của 78 km
2
vùng đồi núi và xây dựng âu
thuyền Mỹ Quan Trang, để tách lũ và ngăn mặn. Do vậy, sông Hoạt trở thành một chi
lưu của sông Lèn và chi lưu cấp II của sông Mã. Sông Hoạt hiện tại đã trở thành kênh

cấp nước tưới và tiêu cho vùng Hà Trung.
- Hệ thống Sông Mã: Dòng chính sông Mã bắt nguồn từ núi Phu Lan (Tuần
Giáo - Lai Châu) ở độ cao 800 m - 1.000 m, sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam. Đến Chiềng Khương sông chảy qua đất Lào và trở lại đất Việt Nam tại Tén Tằn
- Mường Lát, rồi chảy qua các huyện Quan Hóa, Bá Thước, cẩm Thủy, Yên Định,
Thiệu Hóa, Hoằng Hóa, Quảng Xương, đổ ra biển (cửa Lạch Hới). Tổng diện tích lưu
vực sông rộng 28.490 km
2
, trong đó phần trên lãnh thổ Việt Nam rộng 17.810 km
2
, có
chiều dài 512 km, phần chảy qua Thanh Hóa có chiều dài 242 km. Sông Mã có 39
phụ lưu lớn và 02 phân lưu.
- Hệ thống sông Chu: Là phụ lưu cấp I lớn nhất của sông Mã. Bắt nguồn từ
vùng núi cao trên đất CHDCND Lào chảy chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc - Đông
Đông Nam. Sông Chu đổ vào sông Mã tại ngã ba Giàng, cách cửa sông mã về phía
thượng lưu 25,5 km. Chiều dài dòng chính sông Chu 392 km, phần chảy trên đất Việt
Nam 160 km. Tổng diện tích lưu vực sông Chu 7.580 km
2
. Từ Bái Thượng trở lên
thượng nguồn lòng sông Chu dốc, có nhiều ghềnh thác, lòng sông hẹp có thềm sông
nhưng không có bãi sông. Từ Bái Thượng đến cửa sông Chu chảy giữa hai tuyến đê,
bãi sông rộng, lòng sông thông thoáng, dốc nên khả năng thoát lũ của sông nhanh.
Sông Chu có rất nhiều phụ lưu lớn như sông Khao, sông Đạt, sông Đằng, sông Âm.
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hoá 11
Báo cáo tổng hợp dự án QHSD đất giai đoạn 2011-2020 và KHSD đất 5 năm (2011-2015)
tỉnh Thanh Hoá
- Hệ thống Sông Yên: Sông Yên bắt nguồn từ huyện Như Xuân, chảy qua huyện
Như Thanh, Nông Cống, Tĩnh Gia, Quảng Xương rồi đổ ra biển tại Lạch Ghép, sông
có diện tích lưu vực 1.996km

2
, sông dài 89 km. Đoạn đầu từ huyện Như Xuân đến
Nông Cống gọi là sông Mực, từ ngã ba Yên Sơ ra biển gọi là sông Yên. Tổng lượng
dòng chảy trung bình nhiều năm khoảng 1.129x106 m
3
, tổng lượng dòng chảy mùa
kiệt khoảng 132 x106 m
3
.
- Hệ thống Sông Bạng: Sông Bạng bắt nguồn từ Như Xuân chảy qua Tĩnh Gia
rồi đổ ra biển tại cửa Lạch Bạng, diện tích lưu vực sông là 236 km
2
, chiều dài sông 35
km, tổng lượng nước trung bình nhiều năm khoảng 112,9x106 m
3
, tổng lượng dòng
chảy mùa kiệt khoảng 9,0 - 10x106 m
3
.
b. Hệ thống Suối
Thanh Hoá là tỉnh có địa hình dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam nên có rất
nhiều suối và khe suối lớn nhỏ. Có 264 khe suối chằng chịt thuộc 4 hệ thống sông:
Sông Yên, Sông Mã, Sông Hoạt, Sông Bạng. Trong đó, các suối chủ yếu như: Suối
Sim, suối Quanh, suối Xia… cùng một số sông như: Sông Luồng, Sông Lò, Hón Nủa,
sông Bưởi, sông Cầu Chày, sông Chu, sông Khao, sông Âm, sông Đạt…
c. Hệ thống hồ đập
Toàn tỉnh Thanh Hóa hiện có khoảng 1.760 công trình hồ, đập dâng, trạm bơm
do các Doanh nghiệp Nhà nước quản lý như: Công ty khai thác thuỷ nông Sông Chu,
Công ty Thuỷ nông Bắc sông Mã, Công ty Thuỷ nông Nam sông Mã và chính quyền
địa phương các cấp; Hồ chứa có 525 hồ, trong đó các hồ đập lớn đang hoạt động như:

Hồ thuỷ lợi, thuỷ điện Cửa Đặt; Hồ sông Mực; Hồ Cống Khê; Các hồ đang thi công
như: Hồ thuỷ điện Trung Sơn,… Chức năng chính của hồ là tích nước, ngăn lũ, phát
điện, cung cấp nguồn nước tưới và nuôi trồng thuỷ sản.
1.1.5. Chế độ hải văn
a. Chế độ thủy triều
Vùng biển Thanh Hóa nhìn chung có chế độ nhật triều chiếm ưu thế. Độ cao
mực nước chiều trung bình kỳ nước cường biến đổi trong khoảng 1,2 - 2,5 m. Tốc độ
dòng triều ở khu vực biển Thanh Hóa là khá lớn, tại cửa Hới tốc độ dòng lớn nhất của
sóng K1 tại tầng 4m đạt trên 70 cm/s.
b. Chế độ sóng biển
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hoá 12
Báo cáo tổng hợp dự án QHSD đất giai đoạn 2011-2020 và KHSD đất 5 năm (2011-2015)
tỉnh Thanh Hoá
Vùng biển Thanh Hóa mang đặc điểm chung của chế độ khí tượng thủy văn
vùng biển ven bờ Vịnh Bắc bộ và có những nét đặc thù riêng. Biển Thanh Hóa là
vùng biển hở nên sóng biển khá lớn. Vào mùa đông, sóng có hướng thịnh hành là
Đông Bắc với tần suất 40%, độ cao trung bình 0,8 - 0,9m, riêng 3 tháng đầu mùa
đông, độ cao trung bình xấp xỉ đạt 1,2m và độ cao lớn nhất 2,0 - 2,5 m. Vào mùa hè,
hướng sóng thịnh hành là Đông Nam; Ngoài ra hướng Bắc, Đông Bắc cũng đóng vai
trò đáng kể ở mùa này. Độ cao sóng trung bình từ 0,6 - 0,7m, lớn nhất 3,0 - 3,5 m. Từ
tháng VI đến tháng VIII sóng có hướng thịnh hành Tây Nam và độ cao sóng đạt 0,6 –
0,7m. Đặc biệt, khi có bão lớn đổ bộ vào độ cao sóng có thể đạt khoảng 6m.
c. Dòng hải lưu
Trong vùng vịnh Bắc Bộ, dòng nước lạnh chảy sang hướng Đông, rồi cùng với
dòng nước ấm chạy ngược lên phía Bắc, tạo thành một vòng tuần hoàn ngược chiều
kim đồng hồ. Do hoàn lưu của vịnh như vậy nên, vùng biển Thanh Hóa chịu ảnh
hưởng của dòng nước lạnh theo hướng Tây Nam và Nam.
Mùa lạnh: Gió mùa Đông Bắc và các giai đoạn giao thời hoàn lưu chung của
vịnh Bắc Bộ nói chung và của biển Thanh Hóa nói riêng có hướng dòng chảy ven bờ
theo hướng Bắc - Nam (dọc theo ven biển Thanh Hóa về phía Nam). Cường độ hải lưu

vào mùa này được tăng cường do khống chế của gió mùa Đông Bắc, tuỳ theo mức độ
mạnh hay yếu, liên tục hay đứt quãng mà cường độ của hải lưu tăng hay giảm.
Mùa nóng: Do ảnh hưởng của gió Tây Nam, dòng chảy ven bờ có hướng ngược
lại so với mùa lạnh, nhưng cường độ có giảm hơn. Tháng II đến tháng III vùng biển
Thanh Hóa thường có hiện tượng nước xoáy và tập trung ở phía Bắc, nhưng đến
tháng VII hiện tượng này lại lùi xuống phía Nam.
1.2. Các nguồn tài nguyên.
1.2.1. Tài nguyên đất
Theo kết quả phúc tra thổ nhưỡng theo phương pháp của FAO- UNESCO, tỉnh
Thanh Hoá có 8 nhóm đất chính với 20 loại đất khác nhau và được phân bố như sau:
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hoá 13
Báo cáo tổng hợp dự án QHSD đất giai đoạn 2011-2020 và KHSD đất 5 năm (2011-2015)
tỉnh Thanh Hoá
- Nhóm đất cát: Diện tích 20.247 ha, chiếm 1,82% diện tích tự nhiên, phân bố
tập trung ở các huyện ven biển. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo chất dinh
dưỡng, khả năng giữ nước, giữ màu kém nên năng suất cây trồng thấp. Song đất có
thành phần cơ giới nhẹ nên dễ canh tác, thích hợp cho nhiều loại cây trồng như hoa
màu, cây công nghiệp, cây ăn quả, trồng rừng ven biển và nuôi trồng thủy sản. Tuy
nhiên trong quá trình canh tác cần tăng cường bón phân cho đất và áp dụng các biện
pháp cải tạo đất.
- Nhóm đất mặn: Diện tích 21.456 ha, chiếm 1,93% diện tích tự nhiên, phân bố
chủ yếu ở vùng ven biển. Đất thường có độ phì nhiêu khá cao, thành phần cơ giới từ trung
bình tới thịt nặng, độ pH từ 6,0 - 7,5 thích hợp cho trồng cói, nuôi trồng thuỷ sản và phát
triển rừng ngập mặn.
- Nhóm đất phù sa: Diện tích 191.216 ha, chiếm 17,2% diện tích tự nhiên, phân
bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng, ven biển. Đất có thành phần cơ giới thường là thịt
nhẹ, ít chua, giàu chất dinh dưỡng nên có chất lượng tốt, thích hợp với nhiều loại cây
trồng, nhất là các loại cây ngắn ngày như lương thực, hoa màu và cây công nghiệp
ngắn ngày khác.
- Nhóm đất glây: Diện tích 2.583 ha, chiếm 0,23% diện tích đất tự nhiên. Hầu

hết đất đã bị bạc màu cần được cải tạo đưa vào sản xuất nông lâm nghiệp.
- Nhóm đất đen: Diện tích 5.903 ha, chiếm 0,53% diện tích tự nhiên. Đất bị lầy
thụt và bùn, cần cải tạo đưa vào sản xuất nông lâm nghiệp.
- Nhóm đất xám: Diện tích 717.245 ha, chiếm 64,6% diện tích tự nhiên toàn tỉnh,
phân bố chủ yếu ở vùng trung du miền núi, thuộc các huyện Quan Hoá, Bá Thước, Như
Xuân, Thường Xuân, Cẩm Thuỷ, Ngọc Lặc, Thạch Thành, Lang Chánh Đất có tầng
dầy, dễ thoát nước, thích hợp cho phát triển lâm nghiệp và các cây công nghiệp dài ngày,
cây ăn quả như cao su, cà phê, chè, cam, chanh, dứa
- Nhóm đất đỏ: Diện tích 37.829 ha, chiếm 3,4% diện tích tự nhiên, phân bố ở
độ cao trên 700 mét tại các huyện: Quan Hoá, Lang Chánh, Thường Xuân. Nhóm đất
này có tầng dày, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, ít chua nên thích hợp với
nhiều loại cây trồng và khoanh nuôi tái sinh rừng. Tuy nhiên, do phân bố ở địa hình
cao, chia cắt mạnh và dễ bị rửa trôi nên việc khai thác sử dụng gặp nhiều khó khăn và
cần có biện pháp bảo vệ đất.
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hoá 14
Báo cáo tổng hợp dự án QHSD đất giai đoạn 2011-2020 và KHSD đất 5 năm (2011-2015)
tỉnh Thanh Hoá
- Nhóm đất tầng mỏng: Diện tích 16.537 ha, chiếm 1,49% diện tích đất tự nhiên,
phân bố chủ yếu ở vùng trung du và các dãy núi độc lập ở đồng bằng ven biển như
Nông Cống, Thiện Hoá, Yên Định, Hoằng Hoá, Hà Trung, Hậu Lộc, Tĩnh Gia, Đông
Sơn Đặc điểm của nhóm đất này là có tầng mỏng và bị xãi mòn trơ sỏi đá, trên cần
được đầu tư, cải tạo và đưa vào khai thác.
- Đất khác: Diện tích 97.610 ha, chiếm 8,79% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong
đó núi đá vôi là 37.909 ha và ao, hồ, sông suối là 60.701 ha.
1.2.2. Tài nguyên nước;
a. Tài nguyên nước mặt
Tài nguyên nước mặt tỉnh Thanh Hoá tương đối phong phú và đa dạng. Ngoài 4
hệ thống sông chính cung cấp nước là sông Hoạt, sông Mã, sông Chu, sông Yên,
sông Lạch Bạng còn có 264 suối nhỏ và 1.760 hồ chứa lớn nhỏ khác nhau, tạo ra một
mạng lưới thủy văn dày đặc và phân bố khá đều trên địa bàn tỉnh. Tổng lượng dòng

chảy trung bình hàng năm đạt 20 - 21 tỷ m
3
, năm cao nhất xấp xỉ 26 tỷ m
3
, năm nhỏ
nhất khoảng 12 tỷ m
3
. Trong tổng lượng dòng chảy hàng năm chỉ có khoảng 10 tỷ m
3
nước được sinh ra trong nội tỉnh, còn lại là nước ngoại lai. Chế độ dòng chảy phân
thành 2 mùa khá rõ rệt: Mùa kiệt từ tháng XI đến tháng V năm sau, trong đó các
tháng III, IV là tháng có lượng dòng chảy nhỏ nhất trong năm. Lượng dòng chảy
trong mùa kiệt chỉ vào khoảng 25% lượng dòng chảy năm (khoảng 4,6 tỷ m
3
). Ngoài
ra, trong tỉnh còn một hệ thống hồ chứa nước cấp quan trọng quốc gia và cấp tỉnh
như:
+ Hồ sông Mực có dung tích chứa W = 174 triệu m
3
;
+ Hồ Yên Mỹ có dung tích chứa W = 87 triệu m
3
;
+ Hồ Đồng Ngư có dung tích chứa W = 764 triệu m
3
;
+ Hồ Duồng Cốc có dung tích chứa W = 615 triệu m
3
;
+ Hồ Thung Bằng có dung tích chứa W = 34 triệu m

3
.
+ Hồ Cửa Đặt có dung tích chứa W = 1,45 tỷ m
3
+ Hồ Cống Khê có dung tích chứa W = 4,38 triệu m
3
Bình quân trữ lượng nước trên đầu người trên địa bàn tỉnh là thấp so với trung
bình cả nước, chỉ có 5.600 m
3
/người.năm (cả nước: 11.000 m
3
/người.năm) và còn tiếp
tục giảm. Do vậy, ngay từ bây giờ cần có những biện pháp hữu hiệu để điều tiết và sử
dụng tiết kiệm tài nguyên nuớc nhằm đảm bảo cho nhu cầu phát triển trong tương lai.
b. Tài nguyên nước dưới đất
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hoá 15
Báo cáo tổng hợp dự án QHSD đất giai đoạn 2011-2020 và KHSD đất 5 năm (2011-2015)
tỉnh Thanh Hoá
Như đã trình bày ở trên, nước dưới đất trong phạm vi tỉnh Thanh Hóa chủ yếu
được tàng trữ ở tầng chứa nước lỗ hổng và tầng chứa nước khe nứt, trữ lượng nước
dưới đất ở một số vùng được thống kê trong bảng sau:
Bảng 1: Trữ lượng nước dưới đất ở một số vùng trong tỉnh Thanh Hoá
TT
Vùng
mỏ
Diện tích
điều tra
(km
2
)

Tầng
chứa
nước
Trữ lượng nước dưới đất ở các cấp
)m
3
/ngày(
Ghi chú
A B C1 C2
1 Bỉm Sơn 45 T
2
đg 21.300 20.000 - 159.000
Báo cáo Bỉm
Sơn
2
Hàm
Rồng
100 Qp 4.000 2.000 9.000 -
Báo cáo Hàm
Rồng
3 Sầm Sơn 40 Qh
2
- 480 800 26.000
Báo cáo Sầm
Sơn
4 Tĩnh Gia 790
Qp, t
3
t
2

, ∈
2
- - 16.620 173.000
Báo cáo Tĩnh
Gia
5 Phúc Do 320
Qp, t
2
,
p
2
- - 3.600 52.471
Báo cáo
Phúc Do
Tổng cộng 25.300 22.480 30.020 410.471
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hoá 16
Báo cáo tổng hợp dự án QHSD đất giai đoạn 2011-2020 và KHSD đất 5 năm (2011-2015)
tỉnh Thanh Hoá
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra địa chất thủy văn tỉnh Thanh Hóa, 2009)
Qua đó ta thấy trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có những tầng giàu hoặc rất giàu
nước. Đó là tầng chứa nước lỗ hổng Qp (Q
I-III
), các tầng nước khe nứt trầm tích
cacbonat hoặc lục nguyên - cacbonat. Đây thực sự là một tiềm năng về nguồn nước
dưới đất của tỉnh. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có số liệu chính xác về trữ lượng của
chúng. Ngoài các tầng chứa nước kể trên một số tầng chứa nước khác cũng rất đáng
chú ý như: ∈
2
sm, O
1

đs; d
1
np; K
2
yc; βQ
I-III
. Ngay cả một số tầng tuy xếp vào thang
nghèo nước nhưng vẫn bắt gặp có nơi các lỗ khoan cho ta một lưu lượng đủ để đáp
ứng được nhu cầu thông thường như: P
2
ct; P
2

c. Tài nguyên nước khoáng, nước nóng
Cho đến nay vùng đồng bằng Thanh Hóa đã có 02 địa điểm phát hiện được
nước khoáng, nước nóng như: Chà Khốt (Sơn Điện - Quan Sơn) và Yên Vực (Quảng
Yên - Quảng Xương).
Điểm nước nóng Chà Khốt theo các tài liệu hiện có đều có quy mô nhỏ.
Điểm nước khoáng Yên Vực được nhân dân phát hiện khi khoan nước từ những
năm 1997. Diện tích gặp nước khoáng gần 1 km
2
trên diện tích 03 thôn Làng Vực II,
Chính Cảnh và Yên Trung. Nước nằm trong tầng Laterits (đá ong) ở độ sâu 45 - 50m
kể từ mặt đất. Đây được đánh giá là điểm nước khoáng nóng có chất lượng tốt, lưu
lượng đáng kể. Theo đánh giá cảm quan của các nhà chuyên môn thì nước khoáng ở
đây trong, không màu, không mùi, vị hơi lợ, thuộc loại nước Clorua - Natri - Calci và
được xếp vào loại nước khoáng silic khoáng hóa vừa.
1.2.3. Tài nguyên rừng
Với hơn 2/3 diện tích tự nhiên là đồi núi, tỉnh Thanh Hoá có tài nguyên rừng
khá lớn, đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc phòng hộ đầu nguồn và phát

triển kinh tế xã hội. Theo kết quả kiểm kê đất đai về số liệu hiện trạng rừng và đất
lâm nghiệp năm 2010, diện tích đất có rừng toàn tỉnh là 600.627,66 ha; tỷ lệ che phủ
đạt 54%. Trong đó:
- Rừng phòng hộ có diện tích 180.750,84 ha; chiếm 30,0% diện tích đất lâm
nghiệp, phân bố chủ yếu ở vùng núi phía Tây và một số ít ở ven biển. Chức năng của
rừng là phòng hộ đầu nguồn các sông lớn như sông Mã, sông Chu, sông Mực, sông
Bưởi, Hồ Cửa Đặt, Hồ Yên Mỹ và phòng hộ ven biển.
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hoá 17
Báo cáo tổng hợp dự án QHSD đất giai đoạn 2011-2020 và KHSD đất 5 năm (2011-2015)
tỉnh Thanh Hoá
- Rừng đặc dụng bao gồm Vườn quốc gia Bến En, một phần Vườn quốc gia Cúc
Phương và các Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, Pù Luông, Xuân Liên và các di tích
danh thắng như Lam Kinh, rừng Thông. Với tổng diện tích 82.005,9 ha, chiếm 14%
diện tích đất lâm nghiệp. Chức năng của rừng là bảo tồn đa dạng sinh học, hệ động
thực vật quí hiếm, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái và bảo vệ môi trường.
- Rừng sản xuất có diện tích 337.871,49 ha, chiếm 56% diện tích đất lâm
nghiệp; tập trung ở vùng đồi núi thấp và vùng trung du.
Rừng của Thanh Hoá chủ yếu là rừng lá rộng với hệ động thực vật khá phong
phú, đa dạng về giống loài. Về thực vật có các loại gỗ quý như lát, pơmu, trầm
hương, lim, sến, vàng tâm…; các loại thuộc họ tre có luồng, nứa, vầu, giang, bương,
tre…; ngoài ra còn có mây, song, dược liệu, cây thả cánh kiến. Tuy nhiên, trong
những năm cuối thập kỷ trước do bị khai thác quá mức nên chất lượng rừng giảm sút
nghiêm trọng, các loại thực vật quí hiếm như lim, lát chỉ còn rải rác ở một số địa bàn vùng
cao, vùng sâu, vùng xa, địa hình hiểm trở và tại các khu bảo tồn, vườn Quốc gia.
Về động vật, có thể nói hệ động vật rừng ở Thanh Hóa trước đây rất phong phú,
nhưng do trong nhiều năm bị săn bắt bừa bãi nên đã bị giảm sút nhiều. Tuy nhiên,
hiện nay vẫn thuộc loại phong phú so với nhiều tỉnh khác ở Bắc Bộ. Trong một số
khu rừng còn xuất hiện bò rừng, nai, hoẵng, vượn, khỉ, lợn rừng và nhiều loại chim,
thú, bò sát khác. Đặc biệt một số nơi còn có các loài động vật quý như hổ, báo, gấu,
gà lôi, công trĩ. Riêng ở Vườn Quốc gia Bến En hiện còn hệ động vật rất phong phú

gồm 162 loài chim, 53 loài thú, 39 loài bò sát , trong đó có nhiều loài quý hiếm
không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với cả thế giới, do vậy cần được bảo vệ
nghiêm ngặt.
Trữ lượng rừng của Thanh Hoá thuộc loại dưới trung bình, ước tính chỉ khoảng
16,6 triệu m
3
gỗ và hơn 900 triệu cây tre nứa. Hơn 90% rừng gỗ hiện nay thuộc loại
rừng non và rừng nghèo, các loại rừng tre nứa hỗn giao cũng đều ở tình trạng nghèo.
Rừng giàu và trung bình chỉ chiếm 6,6% diện tích rừng gỗ trong tỉnh và chủ yếu là
rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, phân bố rải rác trên các dãy núi cao ở khu vực biên
giới Việt - Lào và một số vùng ở Pù Man, Pù Rinh, Pù Kha, Pù Luông, Pù Hu trên
độ cao từ 700 mét - 1.200 mét, xa đường giao thông và các khu dân cư. Ở các vùng
đồi núi thấp dưới 700 mét, gần các trục đường giao thông và khu dân cư thường là rừng
nghèo vì bị khai thác quá mức. Phân cấp trữ lượng rừng gỗ tự nhiên cụ thể như sau:
Cấp trữ lượng II (226 - 300 m
3
/ha): 2.918,6 ha
Cấp trữ lượng III (151 - 226 m
3
/ha): 10.159,1 ha
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hoá 18
Báo cáo tổng hợp dự án QHSD đất giai đoạn 2011-2020 và KHSD đất 5 năm (2011-2015)
tỉnh Thanh Hoá
Cấp trữ lượng IV (76 - 150 m
3
/ha): 42.315,1 ha
Cấp trữ lượng IV (< 75 m
3
/ha): 65.155,4 ha
Rừng non có trữ lượng: 22.259,8 ha

Rừng non chưa có trữ lượng: 57.899,3 ha.
Tóm lại, rừng của Thanh Hóa rất phong phú và đa dạng về chủng loại rừng và
lâm sản, nhưng chất lượng rừng thấp. Do địa hình phức tạp, giao thông cách trở nên
công tác quản lý và bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn; Tình trạng đốt nương làm rẫy và
khai thác lâm sản trái phép vẫn còn tái diễn.
1.2.4. Tài nguyên biển;
Thanh Hoá có bờ biển dài 102 km (từ cửa Càn, Nga Sơn đến Hà Nẫm, Tĩnh
Gia); vùng lãnh hải rộng hơn 1,7 vạn km
2
. Vùng biển và ven biển Thanh Hoá có tài
nguyên khá phong phú, đa dạng, trong đó nổi bật là tài nguyên thuỷ sản, tài nguyên
du lịch biển và tiềm năng xây dựng cảng và dịch vụ hàng hải.
* Về tài nguyên thuỷ sản: Vùng biển Thanh Hoá chịu ảnh hưởng của các dòng
hải lưu nóng và lạnh tạo thành những bãi cá, tôm có trữ lượng lớn so với các tỉnh phía
Bắc. Tại vùng biển Thanh Hoá đã xác định có hơn 120 loài cá, thuộc 82 giống, 58 họ
gồm 53 loài cá nổi, 69 loài cá đáy và các loại hải sản khác. Tổng trữ lượng hải sản
ước khoảng 140.000 - 165.000 tấn; khả năng khai thác từ 60.000 - 70.000 tấn/năm,
trong đó cá nổi chiếm hơn 60% và cá đáy chiếm gần 40%. Các ngư trường khai thác
chính gồm:
- Bãi cá nổi vùng Lạch Hới - Đông Nam Hòn Mê có trữ lượng 15.000 - 20.000
tấn, chủ yếu là cá lầm, cá trích, cá nục chiếm 60 - 70%, còn lại là cá thu, bạc má
Khả năng khai thác khoảng 7.000 - 10.000 tấn/năm.
- Bãi cá nổi ven bờ từ Nghệ An trở ra phía Bắc có trữ lượng khoảng 12.000-
15.000 tấn chủ yếu là cá lầm, cá trích chiếm khoảng 40 - 50%, còn lại là cá nục, cá
cơm, cá lẹp Khả năng khai thác khoảng 6.000 - 7.000 tấn/năm.
- Các bãi cá đáy phía Nam đảo Hòn Mê đến Lạch Ghép và Lạch Hới - Đông
Nam Hòn Mê.
Về tôm biển gồm 12 loài với trữ lượng hơn 3.000 tấn, trong đó tôm he chiếm
khoảng 5 - 8%. Có hai bãi tôm chính là bãi tôm Hòn Nẹ - Lạch Ghép và bãi tôm Lạch
Bạng - Lạch Quèn. Đây là bãi tôm có trữ lượng cao trong khu vực vịnh Bắc Bộ. Khả

năng khai thác hàng năm khoảng 1.000 - 1.300 tấn tôm, trong đó chủ yếu là tôm bộp,
tôm sắt và hơn 7.000 tấn moi biển.
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hoá 19
Báo cáo tổng hợp dự án QHSD đất giai đoạn 2011-2020 và KHSD đất 5 năm (2011-2015)
tỉnh Thanh Hoá
Mực ở vùng biển Thanh Hoá và vùng phụ cận có chất lượng tốt, trữ lượng
khoảng 10.000 tấn mực ống và 3.000 - 4.000 tấn mực nang. Khả năng khai thác hàng
năm khoảng 3.000 - 4.000 tấn mực ống và 1.500 - 2.000 tấn mực nang.
Ngoài ra, vùng biển và ven biển Thanh Hoá còn có các loại hải đặc sản khác
cũng rất phong phú như ốc hương, sứa, tôm hùm, cua, ghẹ có giá trị kinh tế cao và
đang được ưa chuộng trên thị trường trong nước và thế giới.
Về nuôi trồng thuỷ sản: Thanh Hoá có trên 8.000 ha bãi triều (chưa kể diện tích
bãi triều thuộc 2 huyện Nga Sơn và Hậu Lộc mỗi năm được bồi thêm ra biển từ 8 - 10
mét) là môi trường rất thuận lợi để phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước lợ như tôm sú,
cua, rau câu Dọc ven biển còn có hơn 5.000 ha nước mặn ở vùng quanh đảo Mê,
đảo Nẹ có thể nuôi thủy sản nước mặn theo hình thức lồng bè với các loại có giá trị
kinh tế cao như cá song, cá cam, trai ngọc, tôm hùm Ngoài ra tại các vùng cửa lạch
còn có những bãi bồi bùn cát rộng hàng ngàn ha có thể phát triển nuôi trồng hải sản,
trồng cói, trồng cây chắn sóng và sản xuất muối
* Về tiềm năng xây dựng cảng: Với bờ biển dài và nhiều cửa lạch, Thanh Hoá
có tiềm năng rất lớn về xây dựng cảng và phát triển vận tải biển, trong đó đáng chú ý
nhất là khu vực Nghi Sơn. Đây là khu vực được đánh giá có điều kiện thuận lợi nhất
của vùng ven biển từ Hải Phòng đến Nam Hà Tĩnh. Tại đây đang khảo sát xây dựng
cụm cảng nước sâu lớn trong vùng (gắn với Khu kinh tế Nghi Sơn) với 3 khu cảng
chính là cảng tổng hợp Nghi Sơn, cảng cho khu liên hợp lọc hóa dầu và các cảng
chuyên dùng cho nhà máy xi măng, nhà máy nhiệt điện và nhà máy đóng tầu Nghi
Sơn tạo điều kiện để Thanh Hóa mở rộng giao lưu hàng hoá với các tỉnh trong nước
và với thế giới.
Ngoài ra, dọc bờ biển còn có 5 cửa lạch lớn là Lạch Sung, Lạch Trường, Lạch
Hới, Lạch Ghép và Lạch Bạng, đã và đang là tụ điểm giao lưu kinh tế và là những

trung tâm nghề cá của tỉnh, đồng thời cũng là những khu vực thuận lợi cho xây dựng
cảng biển với quy mô khác nhau.
Tóm lại, Thanh Hoá có bờ biển dài, có tiềm năng lớn về khai thác, nuôi trồng thuỷ
sản, phát triển du lịch, phát triển cảng và vận tải biển Đây là lợi thế rất lớn để Thanh
Hoá phát triển kinh tế nhanh, hội nhập mạnh với khu vực và với thế giới.
1.2.5. Tài nguyên khoáng sản
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hoá 20
Báo cáo tổng hợp dự án QHSD đất giai đoạn 2011-2020 và KHSD đất 5 năm (2011-2015)
tỉnh Thanh Hoá
Tài nguyên khoáng sản ở Thanh Hoá khá phong phú về chủng loại và đa dạng
về cấp trữ lượng. Hiện toàn tỉnh có tới 257 mỏ và điểm quặng, với 42 loại khoáng
sản, trong đó có một số loại có ý nghĩa quốc tế và khu vực như Crôm, đá ốp lát, đô lô
mít, chì kẽm, thiếc, vonfram, antimoan, đá quý. Nhiều mỏ có trữ lượng lớn và phân
bố tập trung, cho phép khai thác với quy mô công nghiệp như đá vôi, đất sét làm xi
măng. Đây là một lợi thế lớn của tỉnh trong việc phát triển công nghiệp khai khoáng,
công nghiệp sản xuất xi măng, công nghiệp vật liệu xây dựng Các loại khoáng sản
chính có điều kiện khai thác gồm:
- Quặng sắt: Trên địa bàn có 59 mỏ và điểm quặng, trong đó 49 mỏ đã được
thăm dò, khảo sát, tổng trữ lượng trên 8 triệu tấn, hàm lượng sắt đạt 30 -65% có thể
khai thác phục vụ công nghiệp luyện thép, làm phụ gia cho sản xuất xi măng và sử
dụng vào một số mục đích khác. Quặng sắt phân bố tập trung ở các huyện miền núi
như Bá Thước, Cẩm Thuỷ, Ngọc Lặc, Quan Hoá, Lang Chánh, Thạch Thành, Quan
Sơn, Như Thanh, Như Xuân và một số huyện đồng bằng: Hà Trung, Hậu Lộc, Nông
Cống, trong đó lớn nhất là mỏ Làng Sam - Cao Ngọc (Ngọc Lặc) có trữ lượng cấp
tìm kiếm trên 2 triệu tấn.
- Ti tan: Titan được tồn tại dưới dạng sa khoáng ven biển, phân bố dọc ven biển từ
Sầm Sơn đến cuối Quảng Xương (dài khoảng 14 km) bề rộng vỉa quặng từ 30 - 50 mét, bề
dày từ 0,3 - 4 mét. Titan được khai thác phục vụ cho công nghiệp luyện kim, sản xuất sơn
chịu nhiệt và các sản phẩm phục vụ công nghiệp cơ khí. Cần tăng cường công tác quản lý
trong khai thác, kinh doanh các loại quặng này.

- Crôm: Có 4 mỏ và điểm quặng với tổng trữ lượng 30,2 triệu tấn. Crôm phân
bố tập trung ở Cổ Định- Nông Cống và Làng Mun (Phùng Giáo- Ngọc Lặc), trong đó
mỏ Cổ Định là mỏ Crôm sa khoáng lớn nhất ở Việt Nam với trữ lượng trên 28 triệu
tấn, chất lượng quặng sau khi tuyển có hàm lượng Crôm đạt: 46.0- 47,0%. Hiện nay
mỏ Crôm Cổ Định đang được tổ chức khai thác phục vụ công nghiệp luyện kim và
xuất khẩu.
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hoá 21
Báo cáo tổng hợp dự án QHSD đất giai đoạn 2011-2020 và KHSD đất 5 năm (2011-2015)
tỉnh Thanh Hoá
- Vàng: gồm 22 mỏ và điểm vàng (cả vàng sa khoáng và vàng gốc) phân bố
rộng khắp tại 8 huyện miền núi, trong đó tập trung nhất là ở Cẩm Thuỷ và Bá Thước
với tổng trữ lượng được đánh giá khoảng 6.123 kg. Trong đó, vàng sa khoáng bao
gồm: mỏ Ban Công - Bá Thước (trữ lượng tìm kiếm là 2000kg), mỏ Cẩm Quý (trữ
lượng cấp C2=176,84 kg; cấp P1=263 kg), mỏ Làng Bẹt (trữ lượng 44 kg), mỏ Cẩm
Tâm (trữ lượng khoảng 44 kg) và một số mỏ nhỏ và điểm quặng khác. Vàng gốc gồm
các mỏ: Làng Neo, Cẩm Tâm - Cẩm Thuỷ, Cẩm Long và một số mỏ nhỏ khác ở Ban
Công, Cổ Lũng, Lũng Cao
- Photphorit: phân bố tập trung ở các huyện Ngọc Lặc, Cẩm Thuỷ; tổng trữ
lượng được đánh giá là 100.000 m
3
; đáng kể là mỏ Núi Mèo - Cao Thịnh (Ngọc Lặc)
có trữ lượng 74.698 tấn hàm lượng P
2
0
5
đạt 18%.
- Secpentin: phát hiện nhiều ở khu vực Núi Nưa với trữ lượng hàng tỷ tấn, trong
đó mỏ Bãi Áng - Nông Cống có trữ lượng thăm dò khoảng 15,4 triệu tấn hiện đang
được khai thác phục vụ sản xuất phân lân nung chảy.
- Đôlômit: gồm có mỏ Ngọc Long- thành phố Thanh Hoá, trữ lượng 4,7 triệu

tấn, chất lượng rất tốt và mỏ Nhân Sơn huyện Nga Sơn, trữ lượng khoảng 1 triệu tấn,
đá đã bị phong hoá mạnh.
- Đá trắng: có ở Khe Cang, Nà Mèo, Trung Sơn huyện Quan Sơn, có thành
phần CaO rất cao trên 54%; trữ lượng dự báo khoảng trên 2 triệu tấn dùng để sản xuất
bột nhẹ, chất độn cho công nghiệp sản xuất sơn, cao su…
- Quaczit. có ở Bản Do xã Hiền Trung - Quan Hoá được đánh giá có trữ lượng
30 triệu m
3
.
- Đá vôi trợ dung có ở Mường Hạ (xã Tam Lư - Quan Hoá), trữ lượng ước
khoảng 5 triệu m
3
.
- Cao lanh: phân bố ở nhiều nơi như Yên Cát (Như Xuân); Yên Mỹ, Bến Đìn,
Làng Cáy (Thường Xuân); Làng En (Lang Chánh); Kỳ Tân (Bá Thước); Hợp Thành
(Triệu Sơn); Tổng trữ lượng ước tính trên 5 triệu tấn; cao lanh được sử dụng sản xuất
gốm, sứ.
- Đá vôi xi măng: có 8 mỏ lớn, tổng trữ lượng trên 28 tỷ tấn, phân bố tập trung ở
các huyện Yên Định, Đông Sơn, Vĩnh Lộc, Hà Trung, Bỉm Sơn, Cẩm Thuỷ, Bá
Thước, Ngọc Lặc, Tĩnh Gia… Lớn nhất là mỏ Yên Duyệt - Bỉm Sơn với trữ lượng
trên 27 tỷ tấn đang được khai thác phục vụ sản xuất xi măng.
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hoá 22
Báo cáo tổng hợp dự án QHSD đất giai đoạn 2011-2020 và KHSD đất 5 năm (2011-2015)
tỉnh Thanh Hoá
- Sét làm xi măng: có 33 mỏ phân bố rộng rãi trên địa bàn tỉnh. Các mỏ có trữ
lượng lớn là mỏ Cổ Đam (Bỉm Sơn), trữ lượng thăm dò trên 59,5 tỷ m
3
; mỏ Định
Thành (Yên Định): 20,5 tỷ m
3

; mỏ Bái Trời (Thạch Thành): 18,0 tỷ m
3
. Có 12 mỏ có
trữ lượng trên 1 tỷ m
3
gồm: Cẩm Vân (Cẩm Thuỷ), Định Thành (Yên Định); Đoài
Thôn, Hà Dương (Hà Trung); Bái Đền (Hà Trung); Hợp Thành (Triệu Sơn); Đồi Si,
Định Công (Yên Định); Trường Lâm (Tĩnh Gia)
- Cát xây dựng: Phân bố trên các triền sông Mã, sông Chu, sông Lèn trữ lượng
cho phép khai thác hàng triệu tấn/năm.
- Đá hoa ốp lát: Có các mỏ ở Đông Sơn, Vĩnh Lộc, Cẩm Thủy, Bá Thước, Quan
Hóa, Hà Trung với trữ lượng hàng chục triệu m
3
.
Ngoài ra, còn có nhiều loại khoáng sản khác như chì kẽm, Ăngtimon, Niken -
Coban, đồng, thiếc, thiếc-vonfram, Manhezit, Asen, thuỷ ngân, Barit, Pyrit, Berin,
Môlip đen, cát kết (chất trợ dung), sét trắng, Fensfat, cát thuỷ tinh, đá xây dựng, đá
granit, đá thạch anh và than chì, than đá và than bùn tuy trữ lượng không lớn nhưng
có giá trị cao, có thể khai thác ở quy mô nhỏ phục vụ phát triển công nghiệp địa
phương.
1.2.6. Tài nguyên nhân văn.
Thanh Hoá là miền đất có nền văn hoá rất lâu đời. Các nền văn hoá Đông Sơn,
văn hoá Đa Bút cùng với những địa danh gắn liền với những tên tuổi của các anh
hùng hào kiệt, các danh nhân như Lê Hoàn, Lê Lợi, Lê Văn Hưu, Đào Duy Từ, Triệu
Trinh Nương, Dòng họ Trịnh, dòng họ Nguyễn (thời kỳ Hậu Lê) đã để lại nhiều dấu
ấn trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Trong đó,
nhiều di tích đã được Nhà nước xếp hạng và đang được trùng tu, tôn tạo ở quy mô
quốc gia như khu Lam Kinh, thành Nhà Hồ, thái miếu nhà Lê Đây là những tài sản
vô cùng quý giá, không chỉ có ý nghĩa lịch sử, giáo dục mà còn có thể khai thác phục
vụ phát triển du lịch.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hoá 23
Báo cáo tổng hợp dự án QHSD đất giai đoạn 2011-2020 và KHSD đất 5 năm (2011-2015)
tỉnh Thanh Hoá
Đặc biệt Thanh Hoá có nền văn hoá đa dân tộc có ý nghĩa to lớn đối với du lịch.
Mỗi dân tộc có những nền văn hoá đặc trưng riêng gồm cả văn hoá phi vật thể và văn
hoá vật thể. Những thiết chế văn hoá xã hội truyền thống của từng dân tộc như: thiết
chế Bản mường của người Thái dựa trên lãnh thổ công, thiết chế lang đạo của người
Mường, thiết chế dòng họ của người H’Mông những phong tục tập quán trong sản
xuất, sinh hoạt và trong tín ngưỡng, hội hè cùng với những món ăn đặc sản mang
đậm nét của mỗi dân tộc là những tài nguyên du lịch nhân văn rất hấp dẫn đối với
khách du lịch, nhất là các du khách quốc tế. Thêm vào đó, tinh thần mến khách và
lòng nhiệt thành của con người Thanh Hoá cũng là nền tảng vững chắc cho ngành du
lịch phát triển.
1.3. Thực trạng môi trường.
1.3.1. Môi trường nước
+Hiện trạng chất lượng nước dưới đất
Theo báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thanh Hoá từ năm 2000 đến nay, các
điểm quan trắc môi trường nước dưới đất tập trung hầu hết tại các đô thị, khu dân cư
tập trung ven các hệ thống sông chính như: Khu vực ven sông Mã (Bá Thước, Cẩm
Thủy, Yên Định và TP Thanh Hóa), khu vực ven sông Chu (Thường Xuân, Thọ
Xuân, Thiệu Hóa), khu vực ven biển (Nga Sơn, Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Quảng Xương,
Tĩnh Gia) và một số khu vực có mức độ khai thác nước dưới đất cao như Bỉm Sơn,
Hà Trung, Thạch Thành, Nông Cống.
Nhìn chung chất lượng nguồn nước dưới đất còn khá tốt. Có thể khai thác sử
dụng cho mục đích sinh hoạt khi qua hệ thống xử lí sơ bộ. Tuy nhiên cũng có thể nhận
thấy vấn đề đáng quan tâm hơn cả đối với nguồn nước dưới đất là nhiễm bẩn bởi vi sinh
vật và asen.
- Ô nhiễm do asen: Theo báo cáo điều tra hiện trạng ô nhiễm asenic trong nguồn
nước sinh hoạt của 26 huyện thị trong tỉnh cho thấy:
+ Hàm lượng asenic trong nước giếng khoan cao hơn nước giếng đào.

+ Phần lớn các xã trong khu vực điều tra nguồn nước sinh hoạt có hàm lượng
asenic vượt tiêu chuẩn cho phép 0,05 mg/l (61/74 xã), phần lớn là các huyện, xã ven
sông Chu, sông Mã, tập trung ở các huyện: Thiệu Hoá 403 hộ/1400 hộ (chiếm 28,78 %);
Hoằng Hoá 208 hộ /1700 hộ (chiếm 12,23 %); Thọ Xuân 139 hộ /600 hộ (chiếm 23,16
%); Yên Định 45 hộ /500 hộ (chiếm 9 %); Hậu Lộc 44 hộ /500 hộ (chiếm 8,8 %).
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hoá 24
Báo cáo tổng hợp dự án QHSD đất giai đoạn 2011-2020 và KHSD đất 5 năm (2011-2015)
tỉnh Thanh Hoá
- Ô nhiễm do vi sinh vật: Các chỉ số Coliform, Fecal tại các điểm quan trắc thường
vượt TCCP. Nguyên nhân là do việc khai thác nước dưới đất tại các khu vực này còn tự
phát, không đúng kỹ thuật, các công trình vệ sinh phụ trợ thường đặt gần khu khai
thác… dẫn tới việc nhiễm bẩn nguồn nước dưới đất.
- Ngoài ra chất lượng nước dưới đất khu vực ven biển hầu hết đều bị nhiễm Mn và
có nồng độ sắt tương đối cao. Nguồn nước này được khuyến cáo cần xử lý đúng quy
trình trước khi sử dụng vào mục đích sinh hoạt và ăn uống của người dân.
+ Nước các hệ thống sông chính
Các điểm quan trắc trên hệ thống sông của tỉnh Thanh Hóa tập trung chủ
yếu tại các nút giao thông đường thủy, hạ nguồn các điểm xả thải của các đô
thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề nơi có dòng sông đi qua.
Chất lượng nước ở hầu hết các hệ thống sông chính trong tỉnh đã có dấu hiệu ô
nhiễm nhẹ.
Tại các điểm quan trắc, nồng độ xác định được của kim loại nặng đều đạt quy
chuẩn cho phép khi so sánh với QCVN 08:2008/BTNMT. Giá trị COD ở các vị trí
quan trắc trên tất cả các hệ thống sông chính diễn biến tương đối phức tạp và có chiều
hướng tăng dần từ thượng nguồn xuống hạ nguồn, tại các điểm hạ nguồn giá trị COD
đo được năm 2007 đều vượt QCVN và cao hơn nhiều lần so với các điểm thượng
nguồn. Cụ thể:
+ Hệ thống sông Mã: Giá trị COD đo được tại điểm Lễ Môn vượt 1,3 lần
QCVN 08 (cột B- sử dụng cho tưới tiêu hoặc mục đích khác có yêu cầu chất lượng
nước tương tự) và cao hơn 7,18 lần so với điểm thượng nguồn (Na Sài).

+ Sông Chu: Giá trị COD đo được tại điểm cầu Thiệu Hóa vượt 1,9 lần QCVN
08 (cột B) và cao hơn 3,34 lần so với điểm thượng lưu (Đập Bái Thượng).
+ Sông Lèn: Giá trị COD đo được tại điểm Lạch Sung vượt 1,6 lần QCVN 08
(cột B) và cao hơn 4,9 lần so với điểm thượng lưu (Cầu Lèn).
+ Sông Bạng: Giá trị COD đo được tại điểm cầu Đò Dừa vượt 2,4 lần QCVN 08
(cột B) và cao hơn 3,65 lần so với điểm ở vùng thượng lưu (ví dụ: điểm Cầu Chuối).
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hoá 25

×