Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Dàn ý phân tích Nỗi sầu oán của người cung nữ (Trích Cung oán ngâm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.5 KB, 7 trang )

NỖI SẦU ỐN CỦA NGƯỜI CUNG NỮ

(Trích “Cung ốn ngâm”)
~Nguyễn Gia Thiều~
I.
Giới thiệu
1. Tác giả
Nguyễn Gia Thiều (1741 – 1798), hiệu Hi Tơn.
Q: Bắc Ninh.
Ơng sinh ra trong một gia đình quý tộc, thời trẻ thường lui tới phủ chúa.
Từng giữ nhiều chức quan, là một vị quan võ. Năm 1782, ơng giữ chức tổng binh ở Hưng
Hóa và được phong tước Ơn Như Hầu. Nhưng sau đó ơng lại xin thôi, về sống một cuộc đời tài
tử, làm thơ, uống rượu, đi tu.
Ông là một thi nhân nhưng đồng thời cũng là nhạc sĩ. Ông sáng tác các bản nhạc: Sơn Trung
Âm, Sở Từ Điệu. Bản thân là một người vẽ đẹp, ơng có bức tranh Tống Sơn Đồ được vua Lê
khen thưởng. Ông cũng am tường cả về kiến trúc. Tháp chùa Tiên Tích ở Bắc Ninh được xây
dưới sự điều khiển của ông .  Đa tài
Trong sự nghiệp văn chương:
- Ôn Như thi tập (tiền, hậu tập) – chữ Hán.
- Tây Hồ thi tập, Tứ trai thi tập – chữ Nơm.
- Cung ốn ngâm khúc – chữ Nôm.
Tuy là một người đa tài nhưng Nguyễn Gia Thiều lại mang tư tưởng không ham danh lợi.
Vào cuối đời, ơng thích cuộc sống ẩn dật, theo tư tưởng của Phật giáo. Ông được triều Tây Sơn
mời ra cộng tác nhưng đã từ chối và về sống ở quê nhà là làng Liễu Ngạn, huyện Siêu Loại, Bắc
Ninh cho đến khi mất.
2. Tác phẩm Cung oán ngâm
Khúc ngâm dài 356 câu
Viết bằng chữ Nôm
Thể song thất lục bát
Nội dung khúc ngâm: Viết về cuộc đời của một người cung nữ tài hoa, có nhan sắc, được vua
yêu chuộng nhưng không bao lâu bị ruồng bỏ. Ở trong cung, nàng xót thương cho số phận của


mình và ốn trách nhà vua phụ bạc.
Mở đầu khúc ngâm
Trải vách quế gió vàng hiu hắt
Mảnh vũ y lạnh ngắt như đồng
Oán chi những khách tiêu phòng
Mà xui phận bạc nằm trong má đào.
Khung cảnh cơ đơn, hiu quạnh, tâm trạng ai ốn. Triết lý mở đầu của tác phẩm đề cập đến hồng
nhan bạc mệnh


Vẻ đẹp của người cung nữ
Trộm nhớ thuở gây mình tạo hóa
Vẻ phù dung một đóa khoe tươi
Nhụy hoa chưa mỉm miệng cười
Gấm nàng Ban đã lạt mùi thu dung
Áng Đào Kiển đâm bơng não chúng
Khóe thu ba dợn sóng khuynh thành
Bóng gương thấp thống dưới mành
Cỏ cây cũng muốn nổi tình mây mưa
Chìm đáy nước cá lờ đờ lặn
Lửng da trời nhạn ngẩn ngơ sa
Hương trời đắm nguyệt say hoa
Tây Thi mất vía, Hằng Nga giật mình.
Trước lúc vào cung, người cung nữ đã nổi tiếng với vẻ đẹp và tài năng của mình. Nàng
có một vẻ đẹp sắc sảo. Vẻ đẹp của nàng giống như nàng Đào Kiển, khiến cho mọi người trơng
thấy đều phải phiền não vì ghen tị, thèm muốn.
Đây là một vẻ đẹp khác với vẻ đẹp mà người phương Đông quan niệm về vẻ đẹp của
người phụ nữ - tròn trịa, phúc hậu – mà nó là một vẻ đẹp sắc sảo, nổi bật, vẻ đẹp gợi lên sự thèm
muốn, vẻ đẹp gợi lên sự ghen tị, vẻ đẹp mà khiến cho cỏ cây cũng muốn nổi tình mây mưa 
Một vẻ đẹp mang tính quyến rũ  kiểu đẹp ít được miêu tả trong văn chương trung đại. Trong

văn chương trung đại, vẻ đẹp của người phụ nữ được miêu tả ở vẻ đẹp tính cách, nếu là vẻ đẹp
ngoại hình thì được miêu tả ưu nhìn, dịu dàng, phúc hậu. Trong khi đó, vẻ đẹp của người cung
nữ lại quyến rũ, khác thường.
Tài năng của người cung nữ
Câu cẩm tú đàn anh họ Lý
Nét đan thanh bậc chị chàng Vương
Cờ tiên rượu thánh ai đương
Lưu Linh, Đế Thích là phường tri âm
Cầm điếm nguyệt phỏng tầm Tư Mã
Địch lầu thu dường gã Tiêu Lang
Dẫu mà miệng hát tay dang
Thiên tiên cũng ngảnh nghê thường trong trăng.
Câu cẩm tú: câu thơ. Đàn anh họ Lý: Lý Bạch
Nét đan thanh: nét đỏ xanh – nét phối hợp màu sắc trong bức tranh. Chàng Vương: Vương Duy,
là một nhà thơ đồng thời là họa sĩ tài năng.
 Thơ thì sánh ngang Lý Bạch, vẽ thì sáng ngang Vương Duy, cờ tiên rượu thánh sánh
ngang Lưu Linh, Đế Thích, tài đánh đàn ngang với Tư Mã, tài thổi sáo ngang với Tiêu
Lang, hơn nữa cịn có tài múa, hát  nàng là một người có tài năng toàn vẹn. Nhưng ở
thời trung đại người ta quan niệm rằng những người phụ nữ tài năng như vậy khó mà có


được hạnh phúc vì đó là những nữ nghệ sĩ, khơng phải nữ phu nhân có thể sống n ấm,
quyền quý được.
 Với vẻ đẹp và tài năng như thế như đã dự báo trước được cuộc đời của người phụ nữ
Người cung nữ trước khi nhập cung đã ý thức được cuộc đời của mình và đã sớm cảm thấy
chán ghét tất cả phù hoa của thế gian, ước gì mình có thể đi tu để trốn tránh cõi đời này, để tránh
được những nỗi phiền não trong cuộc đời của mình. Tuy biết là như thế nhưng số phận đã đưa
đẩy nàng để rồi nàng không thể tránh khỏi việc trở thành một người cung nữ.
Khi mới vào cung
Cái đêm hơm ấy đêm gì

Bóng dương lồng bóng đồ mi trập trùng
Chồi thược dược mơ mịng thụy vũ
Đóa hải đường thức ngủ xn tiêu
Cành xn hoa chúm chím chào
Gió đông thôi đã cợt đào ghẹo mai
Mây mưa mấy giọt chung tình
Đình trầm hương khóa một cành mẫu đơn.
Ngay trong lần gặp gỡ đầu tiên, nàng đã khiến cho quân vương mê đắm. Những hình ảnh
thiên nhiên ẩn dụ cho cảnh ái ân nam nữ đầm ấm và hạnh phúc. Sau đêm ấy, nhà vua trở nên yêu
thương và sủng ái riêng nàng.
Khi được sủng ái:
Trên chín bệ mặt trời gang tấc
Chữ xuân riêng sớm trực trưa chầu
Phải duyên hương lửa cùng nhau
Xe dê lọ rắc lá dâu mới vào
Đóa lê ngon mắt cửu trùng
Tuy mày điểm nhạt nhưng lòng cũng xiêu
Tranh tỷ dực nhìn ưa chim nọ
Đồ liên chi lần trỏ hoa kia
Chữ đồng lấy đấy làm ghi
Muốn điêu thất tịch mà thề bách niên.
Thế nhưng khoảng thời gian hạnh phúc mau chóng qua đi
Khi bị lãng quên:
Ai ngờ bỗng mỗi năm một nhạt
Nguồn ân kia chẳng tát mà vơi
Mn hồng nghìn tía đua tươi
Chúa xn nhìn hái một hai bông gần


Ngán thay cái én ba nghìn

Một cây cù mộc biết chen cành nào.
Từ đó nàng trở thành người vị vong – còn sống mà như đã chết, phải sống một cuộc đời cơ đơn,
phiền não.
Kết:
Bóng câu thống bên mành mấy nỗi
Những hương sầu phấn tủi bao xong
Phòng khi động đến cửu trùng
Giữ sao cho được má hồng như xưa.
Đau đớn, tủi hờn, cô đơn, thất vọng nhưng vẫn giữ một niềm hi vọng mong manh khi
thấy thống một cái bóng bên mành thì lại lật đật trang điểm, phịng khi nhà vua nhớ đến, gọi
đến thì vẫn giữ được vẻ đẹp như xưa.
Nội dung: tác phẩm là tiếng nói xót thương cho số phận của người cung nữ. Qua việc nhà
vua nhanh chóng qn đi nàng, ruồng bỏ nàng thì tác phẩm cũng phẩn ánh một phần hiện thực xã
hội phong kiến với cuộc sống ăn chơi hưởng lạc của vua chúa, sự bạc bẽo của vua chúa. Do đó
nó đã tố cáo chế độ cung tần mĩ nữ trong cung. Tác phẩm thể hiện quan niệm của tác giả về cuộc
đời bạc bẽo, phù du vì trong tác phẩm có đan cài rất nhiều câu về triết lý của Phật giáo, về cuộc
đời vô thường.
Nghệ thuật: tác phẩm được viết với ngôn ngữ tài hoa, đài các, nhiều điển cố, điển tích và
có thể nói nó chỉ dành cho người có đủ học thức để hiểu được hết những điển cố, điển tích này.
Tác phẩm có nghệ thuật miêu tả tâm lý tinh tế, việc sử dụng thể thơ song thất lục bát của dân tộc
làm cho thể thơ này phát triển thêm trong thời kì hậu kì trung đại.
3. Đoạn trích
a) Vị trí đoạn trích
Gồm 36 câu, 209 – 244.
b) Đại ý
Miêu tả rất nhiều cung bậc tâm trạng đặc biệt là nỗi sầu oán và uất ức của người cung nữ,
đồng thời hé mở khát vọng giải phóng cuộc đời tù túng của nàng.
II.
Đọc hiểu văn bản
1. Cuộc sống lẻ loi buồn tủi của người cung nữ. (Trong cung quế - rầu với hoa)

Thời gian: đêm năm canh, chiều thu  khoảng thời gian quen thuộc trong thơ trung đại khi
muốn nói về nỗi cơ đơn của ai đó.  Khoảng thời gian này là lúc con người tự đối diện với
chính mình.
Khơng gian:
Khơng gian cảnh vật
Cung quế
Lầu đãi nguyệt
Gác thừa lương
Phịng tiêu

Đối
Lập
Nhau

Cảm nhận về khơng gian
Lạnh ngắt như đồng
Vắng ngắt như tờ
Bẻ nửa, xẻ đơi
Gió lọt


Thâm khuê
Cửa châu
Rèm ngà, ngấn phượng liễu, dấu
dương xa
Từ Hán Việt, hình ảnh ước lệ
 Khơng gian sang trọng, đài
các, cuộc sống quyền quý, xa
hoa.


Sương gieo
Rêu lỗ chỗ, cỏ quanh co, tuyết đóng,
giá đơng,…
Cảm giác lạnh lẽo, buồn bã, hoang
vắng, u tịch,… của nơi cung quế khi
người cung nữ bị thất sủng và sống
một mình, cơ đơn, lủi thủi trong một
thâm cung với cảm giác như một
người vị vong.

Trong không gian đó, những cử chỉ của người cung nữ:
Trơng ngóng
Đứng ngồi
Thức ngủ
Với những trạng thái:
Âm thầm
Ủ dột
Bâng khuâng
Vẩn vơ
 Những từ láy, gợi cảm giác cô đơn, lẻ loi, sự chờ đợi mòn mỏi của người cung nữ
Mức độ tăng dần của tâm trạng sầu buồn.
Cuộc sống lẻ loi, buồn tủi của người cung nữ được miêu tả qua thời gian, qua không gian,
qua những cử chỉ, trạng thái. Chúng ta sẽ thấy rằng đó là một chuỗi ngày sầu buồn, triền miên
không dứt.
2. Các cung bậc cảm xúc của người cung nữ.
Buồn một nỗi hồn đà khắc khoải
Ngán trăm chiều bước lại ngẩn ngơ
Hoa này bướm nỡ thờ ơ
Để gầy bơng thắm để xơ nhụy vàng.
Tuy khơng có từ miêu tả trực tiếp tâm trạng nhưng thấy được hình ảnh mang tính ẩn dụ:

hoa gầy, xơ; bướm thờ ơ  Vẻ đẹp của người cung nữ như thế này mà bậc quân vương nỡ thờ ơ,
để cho tuổi trẻ qua đi. Trong sự chờ đợi mỏi mịn thì gầy, xơ, tiều tụy.
 Qua hai câu thơ này cho thấy sự tàn tạ, cảm thấy oán hận, tức tối.
Đêm năm canh lần nương vách quế
Cái buồn này ai nỡ giết nhau.
Từ biểu cảm trực tiếp “buồn”, buồn đến mức như thể giết nhau  lời oán trách tăng lên
mạnh mẽ.
Giết nhau chẳng cái lưu cầu
Giết nhau bằng cái u sầu, độc chưa!


Lưu cầu chỉ cái gươm sắc  Ý nghĩa câu thơ: giết người không cần đến gươm sắc mà
giết nhau bằng cái u sầu, độc chưa  lời oán trách mạnh hơn nữa, mang tính đay nghiến, hằn
học.
Người giết đi tuổi xuân của người cung nữ chính là bậc quân vương. (bướm nỡ thờ ơ;
khoảnh làm chi bấy chúa xuân!/ Chơi hoa cho rữa nhụy dần lại thôi)  Tận hưởng tuổi xuân của
người cung nữ đến chán chê thì mặc kệ nàng, cho tiều tụy, cho bơ phờ, cho trơng ngóng, cho đau
khổ, cho chết mịn chết mỏi trong cung cấm.
Tay nguyệt lão chẳng xe thì chớ!
Xe thế này có dở dang khơng?
Người cung nữ lên tiếng nói ốn hận, khơng chỉ ốn bậc qn vương mà cịn ốn cả số
phận  tiếng nói chua xót, từ ốn người đến oán trời.
 Rất nhiều cung bậc cảm xúc của người cung nữ. Cũng là một tiếng sầu oán nhưng nó
được biểu hiện ra rất nhiều biểu cảm, suy nghĩ khác nhau  Sự linh hoạt, phong phú
trong cách biểu thị cảm xúc của người cung nữ. Chỉ với nỗi đau khổ này đã được diễn tả
thành một khúc ngâm dài.
Lên đến đỉnh điểm là ở hai câu thơ cuối cùng.
Đang tay muốn dứt tơ hồng
Bực mình muốn đạp tiêu phịng mà ra.
Ngơn ngữ mạnh so với một người phụ nữ đài các, quý tộc, thể hiện ý định phản kháng.

Người cung nữ chỉ muốn thẳng tay vứt bỏ, không ngần ngại mối duyên này đi, chỉ muốn đạp cái
tiêu phòng chật chội này đi ra. (gọi là “tiêu phòng” liên quan đến một điển tích. Ngày xưa, ở
Trung Quốc có một người cung nữ lấy tiêu trét vào trong vách ở phịng ngủ của mình, để cho căn
phịng được ấm. Từ điển tích đó mà “tiêu phịng” dùng để chỉ phịng của người cung nữ.) 
Người cung nữ có ý muốn thoát khỏi cảnh sống trong cung này. Nhưng đó chỉ là ước muốn,
khơng dễ dàng gì mà thốt ra được cung cấm.
 Khát vọng tự giải thoát bản thân và là đỉnh điểm của những nỗi uất ức, chỉ muốn được
bung tỏa.
 Vô vàn những cung bậc tâm trạng của người cung nữ đã được khái quát qua đoạn trích.
Qua những tâm trạng ấy, ta thấy được tiếng nói địi quyền sống, quyền hạnh phúc
chính đáng của con người, đặc biệt là người phụ nữ.  Đây là một nhóm đối tượng
thường bị bỏ quên trong văn chương. Trong văn chương thường viết về người vợ, ít khi
viết về những người cung nữ.  Tác phẩm chạm đến một đề tài mà các nhà văn khác
chưa khai thác để qua đó thấy được nỗi đau khổ của người cung nữ trong chế độ cung tần
mĩ nữ.
 Tác phẩm mang giá trị nhân đạo sâu sắc bởi nó là tiếng kêu đòi hạnh phúc, quyền được
sống với đúng bản thân mình của con người.
III.
Tổng kết
1. Nội dung
Sự đồng cảm sâu sắc với thân phận, cảnh ngộ và tâm trạng đáng thương của người cung nữ.
2. Nghệ thuật


Không gian và thời gian nghệ thuật (biểu hiện tâm trạng của con người)
Dùng những từ ngữ có sức gợi cảm mạnh mẽ:
+ Chơi hoa cho rữa nhụy dần lại thôi
+ Gương loan bẻ nửa, dải đồng xé đôi
+ Để gầy bông thắm, để xơ ngụy vàng
+ Giết nhau chẳng cái lưu cầu

Giết nhau bằng cái u sầu, độc chưa!
Những từ Hán Việt đặt cạnh những từ thuần Việt, nôm na  Nổi bật sự đối lập giữa cuộc
sống âm thầm, cô quạnh của người cung nữ với cảnh xa hoa, tráng lệ nơi cung cấm, đối lập giữa
cảnh sống trong cung với tâm trạng thực sự cáu kỉnh, bực bội, muốn thoát ra khỏi cung
Giọng điệu của thể ngâm khúc mang âm điệu ai ốn.
Ngơn ngữ điêu luyện, bác học với nhiều điển cố, điển tích.
Lối dùng câu trùng điệp có tác dụng khắc họa tâm trạng chồng chất của nhân vật trữ tình.



×