Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Trẻ cũng mắc bệnh “người lớn” pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.47 KB, 8 trang )



Trẻ cũng mắc bệnh
“người lớn”

Những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục chỉ gặp ở
người lớn nhưng thực tế, trẻ em cũng có thể mắc do chính
sự chủ quan của người lớn trong việc chăm sóc.
BS Lê Thị Kim Dung, Trưởng Khoa sản, Trung tâm Y tế
Thái Hà (Hà Nội), cho biết mới đây, một cháu bé 8 tháng
tuổi đã được mẹ đưa tới để điều trị nhiễm nấm âm đạo. Trước
đó, cháu bé bị nấm đã điều trị lành nhưng chỉ ít ngày sau đó,
bộ phận sinh dục ngoài và bẹn nổi mẩn đỏ, có ít bợn trắng
gây ngứa ngáy, khó chịu.
20 tháng tuổi đã bị sùi mào gà
Sau khi khám cho cháu bé, các BS phát hiện nhiễm nấm và
rất có thể tác nhân gây nấm là do cháu mút tay rồi gãi vào
vùng kín khiến bệnh lây lan.
“Trước đó, tôi cũng từng điều trị cho một bé trai 3 tuổi mắc
bệnh giang mai. Người mẹ cho biết trước đó cháu hoàn toàn
bình thường. Sau đó, người bố tiết lộ là ông bị bệnh giang
mai sau một lần quan hệ ngoài vợ chồng và khi về nhà có
ôm ấp, chăm sóc con. Tuy nhiên, bản thân ông bố cũng
không hiểu tại sao lại có thể lây bệnh cho con”- BS Kim
Dung kể.
Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư
vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế.
Cách đây chưa lâu, BV Da liễu Trung ương cũng tiếp nhận
một bé trai 20 tháng tuổi (ngụ Hà Nội) mắc bệnh sùi mào gà.
Theo BS Nguyễn Duy Hưng, người trực tiếp điều trị, bé
được gia đình đưa đến khám với những vết sần sùi như mụn


ở đầu dương vật, nằm trong bao quy đầu và đang có dấu hiệu
lan rộng ra vùng xung quanh.

Một trường hợp khám cho trẻ mắc bệnh “người lớn”. (Ảnh
chỉ có tính minh họa)
Kết quả khám khiến không chỉ người nhà mà cả các BS
chuyên môn cũng bất ngờ vì không rõ nguồn lây cho cháu bé
từ đâu. “Việc điều trị cho cháu bé cũng không đơn giản, bởi
ngoài thời gian điều trị kéo dài thì thuốc để chữa bệnh cũng
là loại đặc trị phải đặt mua ở nước ngoài”- BS Duy Hưng nói.
Gần đây nhất, một bé trai 8 tuổi ở tỉnh Phú Thọ được phát
hiện bị bệnh sùi mào gà. Theo GS-BS Đỗ Trọng Hiếu, Phòng
khám Nam khoa Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh
Sáng (Hà Nội), cháu bé được mẹ đưa đến do có các nốt đỏ,
sần sùi ở đầu dương vật. Khám lâm sàng và xét nghiệm đều
cho thấy cháu mắc bệnh sùi mào gà dạng nhẹ. Khi hỏi về
nguồn lây bệnh, gia đình quả quyết cả nhà không ai mắc bệnh
này, cháu bé được chăm sóc rất chu đáo và càng không có
chuyện bị lạm dụng tình dục?
Bệnh lây qua tiếp xúc
Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến
thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình,
những bài thuốc chữa bệnh nhân gian.
BS Dung khuyên đừng quá ngạc nhiên khi phát hiện một đứa
trẻ mắc những bệnh của người lớn. Với bệnh sùi mào gà, mọi
người vẫn nghĩ chỉ có thể lây qua đường tình dục và thường
gặp ở những người trưởng thành có quan hệ tình dục bừa bãi.
Thực tế, bệnh này cũng lây qua tiếp xúc trực tiếp. Như vậy,
trẻ em mắc bệnh sùi mào gà là có thể do vô tình tiếp xúc với
virus gây bệnh mà không biết. Nếu trẻ tiếp xúc với người

trong gia đình, người giúp việc… có bệnh thì cũng có thể bị
lây.
“Ngay cả bệnh giang mai cũng không chỉ lây qua đường tình
dục mà còn có thể lây qua đường máu. Qua các tiếp xúc, khi
cơ thể của đứa trẻ có vết xước thì càng tạo cơ hội cho mầm
bệnh xâm nhập”- BS Dung giải thích.
Giới chuyên môn cho rằng phần lớn trẻ mắc bệnh “người
lớn” là do người lớn vệ sinh cho trẻ chưa đúng cách, không
vệ sinh thường xuyên vùng kín cho bé, đóng bỉm quá lâu…
nên đã làm lây nhiễm bệnh cho trẻ. Theo GS Đỗ Trọng Hiếu,
thông thường, virus lây truyền qua đường tình dục có thể tồn
tại vài giờ sau khi tay, chân tiếp xúc với bộ phận sinh dục,
quần áo vừa thay.
Nếu vừa chạm vào nơi bị nhiễm bệnh, không rửa tay tiệt
trùng mà lại chăm sóc, tắm rửa cho trẻ, đụng chạm các bộ
phận sinh dục của trẻ thì rất có khả năng truyền mầm bệnh
sang. Tuy nhiên, giới chuyên môn cảnh báo ngoài các lý do
nói trên, không loại trừ trường hợp trẻ mắc bệnh lây truyền
qua đường tình dục là do bị lạm dụng, xâm hại.
Việc điều trị các bệnh “người lớn” ở trẻ nhỏ cũng rất phức
tạp bởi theo GS Đỗ Trọng Hiếu, chẳng hạn việc điều trị bệnh
sùi mào gà cho trẻ em dưới 10 tuổi cũng phải bôi, phải uống
thuốc như người lớn trong khi không có thuốc dành riêng cho
trẻ em. Hiện số trẻ em bị mắc bệnh sùi mào gà không nhiều
nên giới chuyên môn cũng chưa rõ các tác dụng phụ khi điều
trị bằng thuốc của người lớn.
Do vậy, nếu điều trị không khéo, có thể để lại sẹo ở dương
vật khiến việc trưởng thành của dương vật gặp khó khăn, ảnh
hưởng đến tâm sinh lý của trẻ sau này.
Cần được khám và điều trị sớmCác BS khuyến cáo khi bị

bệnh ở bộ phận sinh dục, trẻ có thể ngứa ngáy, khó chịu nên
thường hay gãi, đụng chạm vào chỗ nhạy cảm của mình,
cùng với đó là các tổn thương lạ ở vùng kín như bé gái ra khí
hư, xuất huyết âm đạo, bé trai thì đau buốt khi đi tiểu.
“Có thể khi mắc những căn bệnh này, người lớn thường giấu
bệnh hoặc ngại ngần đi khám nhưng với trẻ nhỏ, cần được
khám và điều trị sớm. Với một số bệnh, có khi chỉ khiến trẻ
khó chịu, quấy khóc nhưng có những bệnh sẽ để lại hậu quả
nặng nề, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của trẻ sau này”-
GS-BS Đỗ Trọng Hiếu cảnh báo.

×