Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản lưu ý và giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng tiêu chuẩn kĩ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.79 KB, 32 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
1
2
BÀI TẬP NHÓM
Họ và tên : Nguyễn Thị Mai (nhóm trưởng)
: Nguyễn Thành Công
: Hà Văn Linh
: Nguyễn Thị Thuỷ
: Phạm Thị Hải Yến

CQ522256
CQ520425
CQ527232
CQ523552
CQ524403
Lớp chuyên ngành : Kinh tế quốc tế 52A
Giảng viên hướng dẫn : TS. Đỗ Thị Hương
Chủ đề 5: Xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang Nhật Bản:
Những điểm cần lưu ý và giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng các
quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật.
Hà Nội, tháng 9/2013
3
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đã đạt được những bước
phát triển khả quan, trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực với kim ngạch xuất khẩu lớn
và khá ổn định, hướng tới nhiều thị trường trên thế giới, đóng góp nhiều vào nguồn ngoại
tệ cho đất nước và giải quyết hàng triệu công ăn việc làm cho người lao động. Một trong
những thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là thị trường Nhật Bản – một đối tác


kinh tế quan trọng và là thị trường mang nhiều nét đặc thù riêng.
Tuy nhiên, xuất khẩu thuỷ sản sang Nhật Bản thời gian qua cũng đang đặt ra nhiều
vấn đề cần giải quyết, trong đó rất cần chú ý đến hàng rào kỹ thuật mà chính phủ Nhật
Bản đã đặt ra để kiểm soát các mặt hàng nhập khẩu vào quốc gia này. So với các nước
khác, hàng rào kỹ thuật mà Nhật Bản đặt ra khắt khe hơn nhiều do đặc thù tiêu dùng của
thị trường Nhật Bản, do đó khiến các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản gặp
khá nhiều khó khăn khi thâm nhập và mở rộng thị trường.
Để nâng cao khả năng xâm nhập thị trường cũng như thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
thuỷ sản sang Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải định hướng những chiến
lược phát triển lâu dài, bền vững, và việc hoàn thiện, nâng cao khả năng đáp ứng về tiêu
chuẩn kỹ thuật là đặc biệt cần thiết. Do đó nhóm em nghiên cứu đề tài: “Xuất khẩu hàng
thuỷ sản Việt Nam sang Nhật Bản: Những điểm cần lưu ý và giải pháp nâng cao khả năng
đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật.”
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu với mục đích nên lên thực trạng và một số khó khăn của xuất
khẩu thuỷ sản Việt Nam tại thị trường Nhật Bản giai đoạn 2008 đến hết quý II năm 2013,
từ đó nêu ra những chú ý khi xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường này, từ đó đề ra một số
giải pháp chủ yếu để nâng cao khả năng đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường
Nhật Bản và hàng rào kỹ thuật của Nhật Bản đối với mặt hàng thuỷ sản
5
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu hoạt động xuất khẩu thuỷ sản sang
Nhật Bản của Việt Nam và khả năng đáp ứng hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam
giai đoạn 2008 đến quý II năm 2013
4. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp thống kê, phương
pháp so sánh,…để làm rõ đề tài nghiên cứu
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Một số lý luận chung về xuất khẩu
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Nhật Bản và những điểm cần
lưu ý
Chương 3: Các giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của hàng thuỷ
sản xuất khẩu Việt Nam sang Nhật
6
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.1. Khái niệm
Rào cản kỹ thuật là một trong những rào cản trong hoạt động thương mại quốc tế.
Trong thương mại quốc tế, các “rào cản kỹ thuật đối với thương mại” (technical barriers
to trade) thực chất là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với
hàng hoá nhập khẩu và/hoặc quy trình đánh giá sự phù hợp của các hàng hoá nhập khẩu
đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó.
Trên thực tế, các biện pháp kỹ thuật có thể là những rào cản tiềm ẩn đối với thương
mại quốc tế bởi chúng có thể được sử dụng vì mục tiêu bảo hộ cho sản xuất trong nước,
gây khó khăn cho việc thâm nhập của hàng hoá nước ngoài vào thị trường nước nhập
khẩu. Do đó chúng còn được gọi là “rào cản kỹ thuật đối với thương mại”. Trong bối
cảnh hội nhập ngày càng sâu sắc hiện nay, cùng với những quy định cắt giảm thuế quan
và hạn ngạch đối với các nước thành viên của WTO, các hiệp định thương mại song
phương và đa phương giữa các nước thì rào cản kỹ thuật là một biện pháp hữu hiệu để
các nước bảo hộ nền sản xuất trong nước và kiểm soát hàng hoá nhập khẩu.
1.2. Vai trò của rào cản kỹ thuật
Các biện pháp kỹ thuật này về nguyên tắc là cần thiết và hợp lý nhằm bảo vệ những
lợi ích quan trọng như sức khoẻ con người, môi trường, an ninh Vì vậy, các quốc gia,
đặc biệt là các nước phát triển đều thiết lập và duy trì một hệ thống các biện pháp kỹ
thuật riêng đối với hàng hoá của mình và hàng hoá nhập khẩu.
1.3. Các loại rào cản kỹ thuật
Hiệp định về các rào cản kỹ thuật đối với thương mại được WTO phân biệt 03 loại

biện pháp kỹ thuật sau đây:
- Quy chuẩn kỹ thuật(technical regulations) là những yêu cầu kỹ thuật có giá trị áp
dụng bắt buộc (các doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ).
- Tiêu chuẩn kỹ thuật(technical standards) là các yêu cầu kỹ thuật được một tổ chức
được công nhận chấp thuận nhưng không có giá trị áp dụng bắt buộc
- Quy trình đánh giá sự phù hợpcủa một loại hàng hoá với các quy định/tiêu chuẩn
kỹ thuật (conformity assessment procedure)
Các nhóm nội dung được nêu trong các tiêu chuẩn – quy chuẩn kỹ thuật gồm:
7
- Các đặc tính của sản phẩm (bao gồm cả đặc tính về chất lượng)
- Các quy trình và phương pháp sản xuất (PPMs) có ảnh hưởng/tác động đến đặc
tính của sản phẩm
- Các thuật ngữ, ký hiệu
- Các yêu cầu về đóng gói, ghi nhãn mác áp dụng cho sản phẩm…
1.4. Các rào cản kỹ thuật của Nhật Bản đối với hàng thuỷ sản nhập khẩu
1.4.1. Quy định về dãn nhãn hàng thuỷ sản trên thị trường Nhật Bản
Theo các quy định pháp lý về dán nhãn hàng thủy sản trên thị trường Nhật Bản,
nhãn hàng hoá hải sản và thực phẩm chế biến phải được in bằng tiếng Nhật và tuân thủ
theo các luật và quy định sau đây:
1) Luật tiêu chuẩn hoá và nhãn mác hàng nông lâm sản
2) Luật an toàn vệ sinh thực phẩm
3) Luật đo lường
4) Luật bảo vệ sức khoẻ
5) Luật khuyến khích sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên
6) Luật chống lại việc đánh giá cao sai sự thật và mô tả gây hiểu lầm
7) Luật bảo vệ sở hữu trí tuệ (ví dụ Luật tránh cạnh tranh không lành mạnh, Luật về bằng
sáng chế).
Khi nhập khẩu và bán các sản phẩm hải sản như các sản phẩm tươi sống, nhà nhập
khẩu phải cung cấp các thông tin sau đây trên nhãn mác sản phẩm phù hợp với các tiêu
chuẩn về nhãn mác đối với thực phẩm tươi sống theo Luật tiêu chuẩn hoá và nhãn mác

nông lâm sản: tên sản phẩm, nước xuất xứ, hàm lượng và tên và địa chỉ nhà nhập khẩu.
Khi nhập khẩu và bán các sản phẩm hải sản chế biến, nhà nhập khẩu phải cung cấp
các thông tin sau đây phù hợp với Luật tiêu chuẩn hoá và nhãn mác nông lâm sản, và các
quy định tương tự đối với thực phẩm chế biến được đóng gói trong container theo Luật
8
an toàn vệ sinh thực phẩm: tên sản phẩm, thành phần, hàm lượng, ngày hết hạn sử dụng,
cách thức bảo quản, nước xuất xứ và tên và địa chỉ nhà nhập khẩu.
- Tên sản phẩm
Tên của sản phẩm phải được in trên nhãn phù hợp với Luật tiêu chuẩn hoá và nhãn
mác nông lâm sản và Luật an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Thành phần thực phẩm
Các thành phần của sản phẩm phải được liệt kê theo thứ tự giảm dần từ thành phần
có hàm lượng cao nhất đến thấp nhất trên nhãn mác phù hợp với Luật tiêu chuẩn hoá và
nhãn mác nông lâm sản và Luật an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Phụ gia thực phẩm
Tên của các chất phụ gia được sử dụng phải được liệt kê theo thứ tự giảm dần từ
chất có hàm lượng cao nhất đến thấp nhất trên nhãn mác phù hợp với Luật an toàn vệ
sinh thực phẩm. Tên và cách sử dụng tám chất phụ gia sau cần được ghi rõ trên nhãn: bột
ngọt, chất chống ôxy hóa, phẩm nhuộm nhân tạo, chất tạo màu, chất bảo quản, chất làm
trắng, chất làm dày/ ổn định/ chất làm đông/ các chất cô đặc, các chất trị nấm và chất
chống mối mọt.
Để có thêm các thông tin chi tiết về cách thức sử dụng và tiêu chuẩn đối với các
chất phụ gia, Thông báo số 370 của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội “Tiêu chuẩn đối
với thực phẩm và phụ gia thực phẩm) quy định hàm lượng tối đa cho phép đối với các
chất phụ gia được phép sử dụng đối với từng loại thực phẩm. Các quy định và tiêu chuẩn
phù hợp với Luật an toàn vệ sinh thực phẩm (Thông báo MHLW số 370) cũng yêu cầu
hàm lượng nitrat natri, đặc biệt trong trứng cá hồi và trứng cá hồi ướp muối phải dưới
0,005 g/kg.
- Ngộ độc thực phẩm
Để tránh các rủi ro nguy hại tới sức khỏe người tiêu dung liên quan đến vấn đề ngộ

độc thực phẩm, luật của Nhật Bản quy định các thành phần cụ thể được chỉ rõ trong Biểu
đồ 9-7 cần được dán nhãn phù hợp với Luật an toàn vệ sinh thực phẩm. Việc dán nhãn
thành phần thực phẩm là yêu cầu bắt buộc đối với các sản phẩm có chứa tôm cua và
khuyến khích thực hiện với các sản phẩm có chứa trứng cá hồi. Nếu các thành phần thực
9
phẩm này đã được liệt kê trong danh sách thành phần chính, không cần thiết phải thực
hiện thêm các hoạt động khác. Nếu tên của các thành phần trên nhãn sản phẩm không chỉ
rõ các thành phần cụ thể, cần phải dán nhãn riêng đối với các thành phần thực phẩm.
- Trọng lượng thành phần thực phẩm
Khi nhập khẩu và bán các loại hải sản và thực phẩm chế biến, nhà nhập khẩu cần
ghi rõ trọng lượng của sản phẩm phù hợp với Luật đo lường và chỉ rõ trọng lượng tính
theo gam trên nhãn mác. Sản phẩm cần được ghi rõ trọng lượng, sự khác biệt giữa trọng
lượng thực của sản phẩm và con số ghi trên nhãn chỉ trong giới hạn cho phép.
- Hạn sử dụng
Hạn sử dụng của sản phẩm theo từng cách thức bảo quản sản phẩm cần được ghi rõ
trên nhãn phù hợp với Luật tiêu chuẩn hóa và dán nhãn các sản phẩm nông lâm sản và
Luật an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhãn hạn sử dụng cần có chứa các thông tin: ngày hết
hạn sử dụng và hạn sử dụng tốt nhất (“best by”). Ngày hết hạn sử dụng được áp dụng đối
với các loại thực phẩm mà chất lượng sản phẩm sẽ giảm nhanh chóng trong vòng năm
ngày kể từ ngày hết hạn. Hạn sử dụng tốt nhất được áp dụng đối với các loại thực phẩm
mà chất lượng sản phẩm không thay đổi trong vòng năm ngày tương ứng.
- Cách thức bảo quản sản phẩm
Cách thức bảo quản sản phẩm đảm bảo giữ nguyên hương vị của thực phẩm cho đến
hạn “sử dụng tốt nhất” phải được chỉ rõ trên nhãn phù hợp với Luật tiêu chuẩn hóa và dán
nhãn các sản phẩm nông lâm sản và Luật an toàn vệ sinh thực phẩm. Các sản phẩm thực
phẩm cần dán nhãn ngày hết hạn sử dụng cần ghi rõ “bảo quản dưới 100C” trong khi các
sản phẩm cần dán nhãn hạn sử dụng tốt nhất cần ghi rõ “Tránh ánh nắng mặt trời, giữ
theo nhiệt độ trong phòng”… Tuy nhiên, đối với những sản phẩm có thể giữ theo nhiệt độ
trong phòng, không cần thiết phải dán nhãn cách thức bảo quản sản phẩm.
Nhật Bản là một thị trường lớn, đầy tiềm năng nhưng rất khó tiếp cận. Trong kinh

doanh người Nhật lấy chữ tín làm đầu, chỉ “khó tính” khi hàng hóa kém chất lượng. Nền
công nghiệp của Nhật Bản luôn luôn có sự cải tiến, đổi mới về kỹ thuật. Người tiêu dùng
Nhật Bản yêu cầu khắt khe về chất lượng, độ bền, độ tin cậy, sự tiện dụng của sản
phẩm… và sẵn sàng trả giá cao hơn cho những sản phẩm có chất lượng tốt, đồng thời
cũng chú ý tới các dịch vụ hậu mãi, phương thức phân phối của các nhà sản xuất, do đó
10
một nguyên tắc làm ăn với Nhật, đó là hàng hóa phải bảo đảm chất lượng, đúng theo yêu
cầu và giao hàng đúng hẹn.
1.4.2. Các quy định về an toàn thực phẩm
Người dân Nhật Bản có thói quen tiêu dùng rất thận trọng, và các hàng hoá nhập
khẩu vào Nhật Bản bị kiểm soát rất cao về tiêu chuẩn chất lượng, nhất là đối với các mặt
hàng thực phẩm tiêu dùng như thuỷ sản. Các hàng rào kỹ thuật mà phía Nhật Bản dựng
lên để kiểm soát các sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu từ Việt Nam chủ yếu là các tiêu chuẩn
về dư lượng hóa chất kháng sinh như: Chloramphenicol, Trifluralin, Ethoxyquine… do
các cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản tiếp tục áp dụng chính sách thắt chặt kiểm soát
an toàn vệ sinh thực phẩm nhập khẩu. Đây cũng chính là biện pháp nhằm giảm kim
ngạch nhập khẩu, thúc đẩy hồi phục nền kinh tế vốn đã trì trệ gần một thập niên qua.
Khi xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản cần đáp ứng các yêu cầu sau:
+Các lô hàng tôm hùm sống và các sản phẩm tôm có chứa tomalley và lô hàng của
hàu sống và thô cần được kèm theo một giấy chứng nhận xuất xứ và vệ sinh (CFIA /
ACIA 5003).
+ Tất cả các sản phẩm khác không yêu cầu giấy chứng nhận (nhưng vẫn phải tuân
thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của Nhật Bản).
Các mặt hàng thực phẩm chịu kiểm dịch bắt buộc, không tính theo nước xuất xứ,
bao gồm trứng cá hồi và cá nóc. Thêm vào đó, các loại tôm nuôi tại Thái Lan (kiểm tra
oxolinic acid) và tôm được sản xuất tại Việt Nam (kiểm tra chloramphenicol,
nitrofurans ) cũng chịu quy định kiểm dịch bắt buộc.
Mức giới hạn trên được áp dụng đối với kiểm dịch ở trên là 0,002 ppm đối với
fenitrothion and 0,01 ppm đối với oxolinic acid, acetochlor và triazophos. Các chất
nitrofurans và chloramphenicol không được phép có trong thực phẩm.

Mức giới hạn cho phép của Trifluralin là 0,01ppm.
Ngoài ra, với mỗi loại thủy sản Nhật Bản sẽ có những quy định và yêu caaof riêng
về vệ sinh an toàn thực phẩm và về dư lượng chất kháng sinh cho phép.
11
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM SANG
NHẬT BẢN VÀ NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý
2.1. Khái quát một số nét cơ bản về thị trường thuỷ sản nhập khẩu của Nhật Bản
2.1.1. Khái quát về đất nước Nhật Bản
Nhật Bản là một quốc gia hải đảo hình vòng cung, nằm xoải theo bên sườn phía
Đông lục địa châu Á, dài 3800km, với diện tích 378 km2, dân số ước tính năm 2012 là
125 triệu người (đứng thứ 10 thế giới). Địa hình chủ yếu là đồi núi (71%). Khí hậu có 4
mùa rõ rệt nhưng nhìn chung khí hậu Nhật Bản tương đối ôn hòa. Nhật Bản là nước
nghèo tài nguyên thiên nhiên, trừ gỗ và hải sản, vì thế phần lớn nguyên liệu của Nhật Bản
là từ nhập khẩu.
2.1.2. Vài nét cơ bản về thị trường Nhật Bản.
Tiềm năng thị trường
Với dân số đứng thứ 10 thế giới, Nhật Bản là một thị trường tiêu thụ hàng hóa khá
rộng lớn và nhiều tiềm năng, đặc biệt là hàng thủy sản. Nhật Bản là nước tiêu thụ thủy
sản đứng đầu thế giới.
Là một quốc đảo, Nhật Bản có nghề khai thác thủy sản rất lâu đời. Trong suốt nhiều
năm, số cá Nhật Bản đánh bắt được lớn hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Thời kỳ hoàng kim
của ngư nghiệp Nhật Bản rơi vào những năm 1972-1988, đã từng đáp ứng trên 80% nhu
cầu tiêu thụ thuỷ sản của nuớc này.
Tuy nhiên, do sự suy giảm nguồn lợi tự nhiên và việc các nước ven biển công bố
vùng biển đặc quyền kinh tế 200 hải lý, vị trí thống lĩnh trong ngành thủy sản của Nhật
Bản dần bị thu hẹp. Từ năm 1989, sản lượng thuỷ sản bắt đầu giảm sút. Năm 1990, tổng
sản lượng thuỷ sản của Nhật Bản đạt 11,18 triệu tấn, đến năm 1993 giảm xuống 8,71 triệu
tấn, Nhật Bản lùi xuống thành nước cung cấp thuỷ sản đứng thứ 2 thế giới, sau Trung
Quốc (gần 18 triệu tấn). Đến năm 2007, tổng sản lượng thủy sản chỉ còn 5 triệu tấn. Để

thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ trong nước, Nhật Bản buộc phải tăng nhập khẩu thủy sản.
(Theo vietrade.gov.vn)
Một số tập quán trong tiêu dùng hàng hóa và hàng thủy sản
Người Nhật Bản có thị hiếu truyền thống, đặc biệt riêng của họ và thị trường Nhật
Bản cũng có những đặc thù riêng. Họ sẵn sàng trả giá cao hơn một chút cho những sản
phẩm có chất lượng tốt. Nhật Bản được coi là một trong những thị trường đòi hỏi cao về
chất lượng sản phẩm. Thị hiếu tiêu dùng của người Nhật bắt nguồn từ truyền thống văn
hóa và điều kiện kinh tế. Nhìn chung họ có óc thẩm mỹ cao, tinh tế do có cơ hội tiếp xúc
12
với nhiều loại hàng hóa dịch vụ trong và ngoài nước. Đặc điểm tiêu dùng ở Nhật Bản là
tính đồng nhất, 90% người tiêu dùng cho rằng họ thuộc về tầng lớp trung lưu.
Nhìn chung người Nhật có những đặc điểm chung sau: Đòi hỏi cao về chất lượng,
nhạy cảm với giá tiêu dùng hàng ngày, nhạy cảm với những thay đổi theo mùa, ưa
chuộng sự đa dạng của sản phẩm, quan tâm nhiều tới vấn đề sinh thái.
Nhật Bản là một thị trường được coi là khó tính nhất thế giới, hàng rào hải quan
cũng rất khắt khe, hàng hóa muốn được nhập khẩu vào Nhật Bản phải đạt chất lượng khá
cao, đặc biệt về hàng thực phẩm cần có những yêu cầu rất nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn
thực phẩm. Kết quả khảo sát thị trường Nhật Bản của Tổ chức Greenpeace cho thấy, hầu
hết người Nhật muốn sử dụng thủy sản được khai thác bền vững và có dán nhãn rõ ràng
để giúp họ có đầy đủ thông tin về sản phẩm mà mình sẽ sử dụng. Người tiêu dùng Nhật
Bản đặc biệt quan tâm đến VSATTP. Do đó Nhật Bản có những quy định rất khắt khe
trong lĩnh vực này. Danh mục các hóa chất và kháng sinh bị cấm, hạn chế sử dụng thường
xuyên được bổ sung, mức phát hiện dư lượng liên tục bị hạ thấp. Đó là một loại rào cản
kỹ thuật buộc các nhà xuất khẩu thủy sản của Việt Nam phải liên tục khắc phục.
Cá đóng vai trò quan trọng trong bữa ăn và chiếm gần 40% lượng protein động vật
được hấp thụ của người Nhật, cao hơn nhiều so với hầu hết các nước phương Tây. Người
dân Nhật Bản có nhu cầu rất cao về các sản phẩm thủy sản. Hằng năm, mỗi hộ gia đình
Nhật Bản chi khoảng 37.000 yên cho thực phẩm thuỷ sản, chiếm khoảng 13% tổng chi
tiêu cho thực phẩm.
Người Nhật ưa thích hàng tươi sống. Sản phẩm tươi sống chiếm đến 60% thị phần,

mặc dù giá cá tươi đắt hơn nhiều so với cá đông lạnh. Các món ăn chủ yếu được làm từ
cá ngừ, cá hồi, tôm như món sushi, sashimi, tempura, … vốn là niềm tự hào của người
Nhật. Nhật Bản là thị trường tiêu thụ sản phẩm tôm sushi và cá ngừ sashimi lớn nhất thế
giới. Tôm chất lượng cao được người Nhật khá ưa chuộng.
- Một số yêu cầu đối hàng nhập khẩu của Nhật Bản
Đặc điểm nổi bật của người tiêu dùng Nhật Bản là họ coi trọng các tiêu chuẩn của
Nhật Bản hơn các tiêu chuẩn quốc tế, chẳng hạn “Tiêu chuẩn nông sản Nhật Bản”
(JASJapan Agricultural Standards) hoặc “Tiêu chuẩn các mặt hàng công nghiệp và hàng
tiêu dùng Nhật Bản” (JIS-Japan Industrial Standards) do Bộ Kinh tế Thương mại và
Công nghiệp Nhật Bản METI cấp.
2.2. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Nhật bản thời gian gần đây (từ
2008 – hết quý II 2013)
13
Việt Nam đứng thứ 6 về xuất khẩu thuỷ sản trên thế giới và thứ 3 về sản lượng nuôi
trồng thuỷ sản (sau Trung Quốc và Ấn Độ) với kim ngạch xuất khẩu 4,25 tỷ USD năm
2009. Do khủng hoảng tài chính toàn cầu làm cho thị trường nhập khẩu thuỷ sản Mỹ và
EU bất ổn, nên nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã chuyển hướng sang
thị trường có mức độ ổn định cao hơn - thị trường Nhật Bản.
2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu 2008 - quý II 2013
Nhật Bản là một thị trường nhập khẩu thủy sản hàng đầu thế giới có kim ngạch nhập
khẩu trung bình 15 tỷ USD/năm. Với dân số hơn 120 triệu người (2009), GDP đạt trên
5000 tỉ USD (khoảng 473.000 tỷ yên), bình quân đầu người xấp xỉ 40.000USD/năm,
Nhật Bản đang là thị trường xuất khẩu thuỷ sản tiềm năng của Việt Nam.
Bảng 2.1. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật Bản giai đoạn 2008 đến
hết quý II năm 2013
Đơn vị: Triệu USD
Năm Kim ngạch xuất khẩu Thay đổi so với cùng kỳ
năm trước (%)
2008 830,1 5,8
2009 759,6 -8,5

2010 896,2 14,4
2011 1004 15,5
2012 1097 9,3
6 tháng đầu năm 2013 481 -4,1
Nguồn: Tổng cục hải quan
Việt Nam luôn nằm trong nhóm 10 quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị
trường Nhật Bản với kim ngạch đạt gần 800 triệu USD trong năm 2009. Các sản phẩm
thủy sản của Việt Nam xuất sang thị trường Nhật Bản bao gồm chủ yếu tôm và các loại
cá như cá tra, cá basa, cá hồi, cá đuối, cá bò, cá ghim, cá ngừ hun khói, mực, bạch tuộc,
ghẹ. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản trung bình hàng năm sang Nhật Bản đạt
bình quân 5,4% (2004-2009). Với đà tăng trưởng này, dự báo kim ngạch xuất khẩu thủy
sản sang Nhật Bản sẽ đạt 1.083 triệu USD vào năm 2015.
Năm 2009, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản chiếm 17,8% tổng giá
trị kim ngạch xuất khẩu, đạt 757.92 triệu tấn. Năm 2010, Nhật Bản tiếp tục giữ vị trí nhà
nhập khẩu thủy sản lớn thứ hai của Việt Nam (sau EU) với kim ngạch xuất khẩu đạt 549
triệu USD (tăng 18,9%) trong 8 tháng đầu năm 2010.
Biều đồ 2.1. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Nhật Bản giai đoạn 2008
-2012
14
Nguồn: Tổng cục thống kê
Trong giai đoạn từ 2008 đến hết quý II năm 2013, giá trị kim ngạch thủy sản xuất
khẩu sang Nhật thiếu ổn định. Năm 2009, nhập khẩu thủy sản Việt Nam vào Nhật Bản sụt
giảm 8,5%. Nguyên nhân chính là ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới.
Năm 2010, 2011 nhu cầu nhập khẩu từ hầu hết các thị trường đã khởi sắc. Ngoài ra,
Hiệp định đối tác kinh tế VN - Nhật Bản (VJEPA) có hiệu lực kể từ ngày 1.10.2009 đã
giúp kích thích một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của VN vào Nhật, trong đó có thủy
sản. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản tăng tương ứng là 18,34% và 11,9%.
Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt
1,097 tỷ USD tăng 9,3% so với năm 2011.
Xét trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của VN, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu

thủy sản sang Nhật Bản là từ 16,43%-29,7% và có xu hướng giảm sút trong giai đoạn từ
2005 đến nay. Năm 2005, 2006 Nhật là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ nhất của
VN. Năm 2007, 2008, 2009 Nhật là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ hai của VN.
Tuy nhiên, đến năm 2010, 2011, 10 tháng đầu năm 2012 giá trị thủy sản xuất khẩu vào thị
trường Nhật giảm sút so với thị trường Hoa Kỳ và đứng ở vị trí thứ ba.
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản chiếm tỷ trọng lớn trong cơ
cấu xuất khẩu của Việt Nam, song chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ giá trị nhập khẩu thủy sản của
Nhật Bản. So với tiềm năng sản xuất và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, tỷ lệ thị phần
nhỏ như vậy chưa thể hiện đúng vị thế của Việt Nam và chưa cân xứng với quan hệ
thương mại truyền thống giữa 2 nước.
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản VN, Nhật là thị trường nhập khẩu tôm
lớn nhất, chiếm từ 25%-32% tổng giá trị xuất khẩu tôm của VN. Mực và bạch tuộc, là
nhóm mặt hàng nhập khẩu lớn thứ hai trong các thủy sản VN xuất khẩu sang Nhật. VN là
một trong ba đối tác quan trọng cung cấp mực, bạch tuộc cho thị trường Nhật. Trong đó
thế mạnh của VN là sản phẩm mực sống, tươi, đông lạnh và bạch tuộc chế biến. 10 tháng
đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu mực và bạch tuộc VN sang thị trường Nhật là
121,85 triệu USD, chiếm 28,92% tổng giá trị xuất khẩu mực và bạch tuộc của VN.
Hiện nay các DN VN chế biến thủy sản xuất khẩu sang Nhật đang gặp khó do các
rào cản kỹ thuật. Giữa tháng 5.2012, cơ quan thẩm quyền Nhật đã quyết định áp dụng chế
độ kiểm tra 30% số lô tôm nhập khẩu từ VN vào thị trường Nhật về chỉ tiêu Ethoxyquin ở
mức 0,01ppm. Do vẫn phát hiện Ethoxyquin trong tôm xuất khẩu của VN, ngày
31.8.2012, các nhà nhập khẩu Nhật đã thông báo sẽ tiến hành kiểm tra 100% lô tôm nhập
khẩu từ VN về chỉ tiêu Ethoxyquin. Ethoxyquin là chất chống oxy hóa, dùng trong thức
15
ăn nuôi tôm. Nhiều nước trên thế giới và cả Nhật đều sử dụng chất này trong thức ăn thủy
sản. Không giống như các chất bị cảnh báo khác, chất Ethoxyquin không ảnh hưởng đến
sức khỏe con người. Do đó, việc cảnh báo của Nhật đã gây bất ngờ cho cả ngành thủy
sản. Ngay sau khi có thông tin này, các doanh nghiệp đã giảm lượng hàng xuất sang thị
trường Nhật để tránh gặp rủi ro. Chỉ tính trong nửa đầu tháng 8.2012, giá trị xuất khẩu
tôm sang Nhật đã giảm 22,3% so với cùng kỳ năm ngoái - mức giảm mạnh nhất từ đầu

năm đến nay.
Khả năng cạnh tranh của thủy sản VN còn thấp. Giá thành sản phẩm cao do áp lực
tăng chi phí đầu vào cho sản xuất, như giá nhiên liệu, điện, nước, nhân công, bao bì, cước
phí vận chuyển… Bên cạnh đó, việc tăng các loại phí, thuế, như thuế bảo vệ môi trường
đối với bao bì nhựa PE để bao gói hàng, trích 2% kinh phí cho công đoàn lấy từ quỹ
lương, phí kiểm soát chất lượng thủy sản xuất khẩu, phí kiểm dịch thú y tăng 300%
cũng góp phần làm gia tăng chi phí và ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của thủy sản VN.
Theo tính toán của các DN chế biến thủy sản xuất khẩu, so với đầu năm 2011, hiện chi
phí đầu vào tăng khoảng 30%. Trong khi đó, giá sản phẩm thủy sản xuất sang Nhật đều
không tăng, thậm chí có lúc giảm.
Cạnh tranh trên thị trường Nhật diễn ra gay gắt. VN phải chịu sự cạnh tranh từ các
nước láng giềng như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ có xu hướng hạ giá bán
sản phẩm tôm. Bangladesh bắt đầu thúc đẩy sản xuất tôm thẻ chân trắng tạo áp lực lên
mặt hàng tôm xuất khẩu của nước ta. Bên cạnh đó, VN cũng phải đối mặt với sự cạnh
tranh mạnh mẽ từ các nước phát triển khác như Hoa Kỳ, Canada
2.2.2. Cơ cấu các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu
Cơ cấu hàng thuỷ sản xuất khẩu sang Nhật Bản trong 6 tháng đầu năm 2010 bao
gồm cá các loại đạt 27,2 nghìn tấn với trị giá là 90,5 triệu USD, tăng 81,6%; tôm đạt 26,3
nghìn tấn với trị giá gần 256 triệu USD, tăng 20%; mực và bạch tuộc đạt 7,47 nghìn tấn,
trị giá gần 46 triệu USD, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm 2009. Nhật Bản là nước nhập
khẩu nhiều nhất nhuyễn thể chế biến của Việt Nam.
* Nhóm sản phẩm tôm (chủ yếu là tôm đông lạnh): là nhóm sản phẩm quan trọng
nhất trong cơ cấu xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Nhật Bản (chiếm 29,76% giá trị
xuất khẩu) với doanh thu hàng năm đạt 400 triệu USD. Mặc dù Việt Nam vẫn là nhà cung
cấp tôm số 1 cho Nhật Bản, tuy nhiên cạnh tranh từ phía các nhà cung cấp khác ngày
càng gia tăng, đặc biệt là từ Thái Lan làm cho xuất khẩu tôm của Việt Nam vào Nhật Bản
16
giảm. Trong khi nhập khẩu tôm của Nhật Bản từ Việt Nam giảm 11%, thì nhập khẩu tôm
từ Thái Lan vào Nhật Bản lại tăng 28,7% trong 9 tháng đầu năm 2009.
Theo số liệu của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), Việt

Nam xuất khẩu tôm sang Nhật Bản đạt kim ngạch 413 triệu USD trong 9 tháng đầu năm
2010 (chiếm 28,9%), đứng trong top ba nước xuất khấu lớn nhất mặt hàng tôm sang Nhật
Bản (sau Inđônêsia và Thái Lan). Do năng suất và chất lượng nuôi tôm của Việt Nam
chưa cao làm cho chi phí, giá thành tôm xuất khẩu đắt, khả năng cạnh tranh kém. Thêm
vào đó, trình độ và kinh nghiệm marketing, quảng bá và tiếp thị trên thị trường nước
ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, nguồn lực đầu tư cho việc mở rộng thị
trường còn hạn chế làm giảm sản lượng tôm xuất khẩu sang Nhật Bản.
* Nhóm sản phẩm mực (mực ống, mực nang), bạch tuộc được đánh giá cao trên thị
trường Nhật Bản nên lượng tiêu dùng có xu hướng tăng. Tuy nhiên, do sản phẩm mực,
bạch tuộc được đánh bắt tự nhiên nên sản lượng và giá thành không ổn định vì vậy thời
gian tới khả năng tăng trưởng của mặt hàng này bị hạn chế.
* Nhóm sản phẩm cá (cá ngừ tươi, cá tra, cá basa, cá đông lạnh) được thị trường
Nhật Bản đánh giá cao về chất lượng. Tuy nhiên cũng giống như mặt hàng mực, bạch
tuộc được đánh bắt tự nhiên nên khả năng tăng trưởng của sản phẩm cá ngừ cũng bị hạn
chế. Việt Nam đã chủ động tìm nguồn nguyên liệu cá hồi thay thế. Xuất khẩu cá hồi sang
Nhật Bản trong 6 tháng đầu năm 2010 đạt gần 60 triệu USD.
Năm 2012: NK thủy sản từ Việt Nam đạt gần 1,10 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm
2011. Là thị trường NK tôm lớn nhất của Việt Nam, nhưng năm 2012 đã dựng lên rào cản
Ethoxyquin đối với tôm NK từ Việt Nam, khiến cho kết quả XK sụt giảm vào cuối năm.
XK tôm sang Nhật cả năm đạt 618 triệu USD, tăng 1,7% so với năm 2011 do kết quả nửa
đầu năm luôn tăng trên 20%. Ngoài ra, XK các mặt hàng chính khác như mực, bạch tuộc,
cá ngừ và chả cá surimi vẫn duy trì tăng trưởng khả quan (13 - 33%)
Bảng 2.2: Cơ cấu sản phẩm thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản năm 2012
Cơ cấu sản phẩm thủy sản VN XK sang Nhật Bản năm 2012
Sản phẩm GT (USD) Tỷ lệ GT (%)
Tôm 617.747.203 56,3
Cá các loại khác 249.061.837 22,7
Mực và bạch tuộc 143.860.507 13,1
17
Cá ngừ 54.238.204 4,9

Cua ghẹ và giáp xác khác 21.379.923 1,9
Nhuyễn thể hai mảnh vỏ 7.935.017 0,7
Cá tra 2.886.765 0,3
Tổng cộng 1.097.109.455 100,0
Nguồn: Tổng cục thống kê
Theo số liệu của Sở Công thương TP HCM, tổng kim nhạch xuất nhập khẩu 8 tháng
đầu năm 2013 của TP HCM với Nhật Bản đạt 2,4 tỉ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu
đạt 1,4 tỉ USD. Phân tích về ngành hàng thì kim ngạch xuất khẩu dệt may của TP HCM
sang Nhật Bản 8 tháng đầu năm 2013 đạt 492,2 triệu USD, xuất khẩu thủy hải sản đạt
90,5 triệu USD, xuất khẩu giày dép các loại đạt 97 triệu USD, đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ
đạt 41,5 triệu USD…
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), từ năm 1993
đến nay Nhật Bản luôn là thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam, chiếm tỉ trọng bình
quân 26% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản hàng năm. Nhật Bản là nhà nhập khẩu tôm
lớn nhất của Việt Nam, là nhà nhập khẩu mực và bạch tuôc lớn thứ 2 của Việt Nam sau
Hàn Quốc, là nhà nhập khẩu cá ngừ lớn thứ 3 của Việt Nam. Trong danh sách các nhà
cung cấp thủy sản vào Nhật Bản, Việt Nam đứng thứ 8, chiếm 9 % thị phần năm 2012.
Phân tích theo mặt hàng, Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản: tôm 56,30%; mực và bạch
tuộc 13,10%; cá ngừ 4,90%; cua ghẹ và giáp xác khác 1,90%; nhuyễn thể hai mảnh
0,70%, các tra 0,30%; cá các loại khác 22,80%
2.2.3. Đánh giá hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật Bản
Nhật là nước nhập khẩu thủy sản lớn hàng đầu thế giới, đứng thứ hai sau Hoa Kỳ.
Đây là một thị trường xuất khẩu lớn đối với hàng thủy sản của VN và luôn chiếm vị trí
dẫn đầu trong các nước xuất khẩu tôm sang Nhật. Tuy nhiên, đây cũng là một thị trường
khó tính với những yêu cầu cao về vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng. Do đó, để có
thể giữ vững và đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật, các DN phải đặc biệt
chú ý đến chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.
Khó khăn hiện tại
18
Hiện nay các nhà xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam liên tiếp vấp phải các hàng rào

kỹ thuật và qui định về kiểm dịch động thực vật ngày càng khắc khe của thị trường Nhật
Bản, chủ yếu là về hóa chất kháng sinh như: Chloramphenicol, Trifluralin,
Ethoxyquine… do các cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản tiếp tục áp dụng chính sách
thắt chặt kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm nhập khẩu. Đây cũng chính là biện pháp
nhằm giảm kim ngạch nhập khẩu, thúc đẩy hồi phục nền kinh tế vốn đã trì trệ gần một
thập niên qua
Việt Nam hiện thiếu nguyên liệu phục vụ cho chế biến thủy hải sản do dịch bệnh và
sản lượng đánh bắt tôm, mực, bạch tuộc, hải sản
Chính sách phá giá đồng nội tệ của chính phủ Nhật Bản nhằm gia tăng năng lực
cạnh tranh của các ngành công nghiệp xuất khẩu bản địa đang làm suy yếu trầm trọng sức
mua của các nhà nhập khẩu Nhật Bản.
Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) có hiệu lực kể từ ngày
1/10/2009 sẽ giúp kích thích một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào Nhật
Bản, đặc biệt là sản phẩm thủy sản.
Theo Hiệp định, sẽ có ít nhất 86% hàng nông - lâm – thủy sản của Việt Nam được
hưởng ưu đãi về thuế, trong đó mặt hàng tôm sẽ được giảm thuế suất nhập khẩu xuống 1
- 2% ngay khi Hiệp định có hiệu lực, các mặt hàng chế biến từ tôm cũng được giảm mức
thuế nhập khẩu. Sản phẩm thủy hải sản chủ yếu xuất sang thị trường Nhật Bản bao gồm
các loại cá như cá tra, cá basa, cá hồi, cá đuối, cá bò, cá ghim, cá ngừ hun khói, mực,
bạch tuộc, ghẹ.
Mức thuế mà Nhật Bản áp dụng đối với thủy sản Việt Nam được chia ra thành 3
nhóm: Nhóm 1: là nhóm mặt hàng được hưởng thuế 0% (gồm 64/330 mặt hàng) ngay khi
Hiệp định có hiệu lực (chiếm tới 71% xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật Bản).
Trong đó, tôm là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất. Ngoài ra, có 28 mặt hàng
(chiếm 71% kim ngạch xuất khẩu) đã có thuế ưu đãi từ trước khi ký Hiệp định;Nhóm 2:
là nhóm các mặt hàng có lộ trình giảm thuế trong 3 năm, với 8 dòng thuế phổ biến ở mức
3,5 - 7,2%; Nhóm 3: sẽ có lộ trình giảm thuế trong 5-10 năm tiếp theo.
So với các thị trường xuất khẩu thủy sản khác như Indonesia, Malaysia , thủy sản
Việt Nam vẫn yếu thế hơn vì những nước này đã ký hợp tác song phương từ trước với
Nhật Bản. Việt Nam ký Hiệp định sau nên lộ trình giảm thuế sẽ bị chậm hơn. Ví dụ, cá

19
đông lạnh xuất khẩu của Malaysia vào Nhật Bản hiện ở mức thuế 0 – 0,6%, trong khi
Việt Nam chịu thuế từ 0 - 2,9%. Xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản của các nước láng
giềng đã được hưởng mức thuế suất ưu đãi khiến sản phẩm thủy sản của Việt Nam bị
cạnh tranh mạnh hơn. Kể từ tháng 4/2010, xuất khẩu cá ngừ của Thái Lan đã được hưởng
mức thuế suất ưu đãi là 3,2% (tiếp đó giảm xuống còn 1,6% kể từ tháng 4/2011; giảm
xuống còn 0% từ tháng 4/2012). Mức thuế tương tự được giảm theo lộ trình đối với
Philippines là 3,6% giảm xuống còn 2,4% từ tháng 4/2011 ở mức 0% từ tháng 4/2013.
Trong khi đó, doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ Việt Nam vẫn đang phải chịu mức thuế cao
hơn 40% so với các nước này, tương đương 7,2% sang thị trường Nhật Bản.
Để tăng cường xuất khẩu vào Nhật Bản, cần tiếp tục đa dạng hoá và phát triển các
mặt hàng thủy sản mới xuất khẩu sang Nhật Bản như cá hồi, cua huỳnh đế, các sản phẩm
tinh chế từ tôm như tôm sushi, cá ngừ sushi và các sản phẩm phối chế khác nhằm nâng
cao hơn nữa giá trị gia tăng của hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản. Để
thâm nhập và đứng vững trên thị trường Nhật Bản phải có một chiến lược với tầm nhìn
sâu rộng thông qua nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng, đầy đủ và tạo được hình
ảnh đáng tin cậy cho các sản phẩm xuất khẩu.
2.3. Những điểm cần lưu ý
Nhật Bản là một trong những thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn của Việt Nam và là một
thị trường nhiều tiềm năng để các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu
thuỷ sản. Tuy vậy, đây cũng là một thị trường đặc biệt và có một số điểm rất cần lưu ý
nhằm giảm những khó khăn khi thâm nhập sâu hơn vào thị trường này
2.3.1. Các quy định về hàng rào kỹ thuật và kiểm dịch động thực vật ngày càng khắt
khe của thị trường Nhật Bản và khả năng đáp ứng của Việt Nam
Bảng 2.3: Mức giới hạn các loại chất kháng sinh của hàng thuỷ sản nhập khẩu vào thị
trường Nhật Bản
Loại chất kháng sinh Mức giới hạn cho phép
Fenitrothion 0,002 ppm
oxolinic acid 0,01 ppm
acetochlor 0,01 ppm

triazophos 0,01 ppm
Trifluralin (trước 2013) 0,01 ppm
Nitrofurans và chloramphenicol Không được cho phép
Nguồn: Nhóm tự tổng hợp từ các báo cáo ngành thuỷ sản
20
Cuối năm 2010, Bộ Y tế lao động và phúc lợi Nhật Bản đã cảnh báo về việc tôm VN
xuất sang nước này có dư lượng trifluralin và nâng mức kiểm soát hóa chất này từ 0% lên
30% (ba lô kiểm tra một lô). Ngay sau đó, cơ quan chức năng Nhật phát hiện thêm các lô
hàng tôm VN nhiễm trifluralin quá mức cho phép. Đây là một ví dụ điển hình về tình
trạng tôm VN, một mặt hàng được yêu thích tại thị trường Nhật Bản bị đưa vào “tầm
ngắm” bởi liên tục vi phạm các quy định an toàn vệ sinh thực phẩm của Nhật Bản. Theo
quy định của Nhật, kể từ lô thứ hai phát hiện chứa trifluralin sẽ nâng mức kiểm soát lên
100%.
Từ đầu năm 2011 đến ngày 13/9/2011 đã có 81 lô hàng thủy sản của VN xuất khẩu
sang thị trường Nhật Bản bị cảnh báo nhiễm dư lượng kháng sinh vượt quá mức cho
phép, trong đó nhiều nhất là các lô hàng tôm. Tôm VN là mặt hàng được người tiêu dùng
Nhật ưa chuộng, nhưng số lượng nhập khẩu đã bị giảm sút do trước đó ngành y tế Nhật
đã phát hiện một số mặt hàng tôm nhập từ VN chứa hóa chất và nông dược dẫn đến sức
tiêu thụ giảm. Người tiêu dùng Nhật vốn kỹ tính khi chọn lựa thực phẩm, khi phát hiện
hàng hóa có vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm họ rất e ngại.
Năm 2012, Việt Nam có 93 lô thủy sản xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản bị cảnh
báo chất lượng, giảm gần 35% với 143 lô so với năm trước, trong đó 79,5% là sản phẩm
tôm, khoảng 8,5% là nhuyễn thể, còn lại là thủy sản khác.
Dù tôm là mặt hàng bị cảnh báo chất lượng nhiều nhất trong năm qua nhưng sản
phẩm này đã có sự cải thiện chất lượng rõ rệt. Theo cảnh báo của Bộ Y tế Nhật Bản, năm
2012, Việt Nam bị cảnh báo 74 lô tôm, giảm gần 34% so với 112 lô của năm 2011, trong
đó tôm nhiễm Enrofloxacin là một trong những vướng mắc lớn nhất của các nhà chế biến
tôm xuất khẩu sang Nhật.
Bước sang năm 2013, rào cản Ethoxyquin tại thị trường Nhật Bản vẫn là nỗi lo lớn
nhất của các DN chế biến tôm xuất khẩu Việt Nam. Nếu các cơ quan chức năng không có

biện pháp quản lý hiệu quả việc sử dụng Ethoxyquin trong thức ăn nuôi tôm, dẫn đến
việc tồn dư Ethoxyquin trong tôm nguyên liệu thì nguy cơ ngành tôm Việt Nam mất dần
thị phần tại Nhật Bản là rất cao. Đầu năm 2013, Nhật Bản đã nâng mức kiểm tra dư
lượng Trifluralin trong tôm nhập khẩu từ Việt Nam tăng 500 lần lên mức 0,5ppm, giúp
doanh nghiệp Viêt Nam "dễ thở" hơn so với mức quy định trước đó (trước đó là
0.001ppm)
21
 Đánh giá khả năng đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu
sang Nhật Bản
- Ưu điểm
Hàng thuỷ sản Việt Nam qua những năm gần đây đã từng bước nâng cao được chất
lượng để đáp ứng các quy định khắt khe về tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường Nhật Bản.
Từ năm 2010 đến 2012, đã có một sự tiến bộ đáng kể trong chất lượng của mặt hàng thuỷ
sản Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản thể hiện qua số lô hàng bị kiểm tra và cảnh cáo về
chất lượng (năm 2012, số lô hàng bị cảnh cáo giảm 35% so với năm 2011)
Tín hiệu tốt cho ngành tôm Việt Nam là số DN bị phát hiện vi phạm VSATTP khi
XK tôm vào Nhật đã giảm mạnh. Trong 2 tháng đầu năm 2013, có 12 DN XK tôm bị cơ
quan chức năng Nhật Bản đưa vào chế độ kiểm tra chặt, nhưng đến tháng 4 chỉ có một
DN bị đưa vào chế độ này. Nhờ kịp thời kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, xuất khẩu
sang Nhật Bản tháng 4/2013 đã có dấu hiệu hồi phục. Trong 4 tháng đầu năm 2013, Nhật
Bản vẫn là thị trường NK tôm số 1 của Việt Nam với giá trị hơn 168 triệu USD, tăng
2,4% so với cùng kỳ năm 2012.
Những điểm trên cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đã rất nỗ lực để nâng cao
chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật. Do từng bước tạo uy tín đối thị trường Nhật
Bản, do đó Nhật Bản đã dỡ bỏ quy định kiểm tra trifluralin đối với 100% lô tôm NK từ
Việt Nam và cũng đang xem xét dỡ bỏ chế độ kiểm tra ethoxyquin. Điều này sẽ tạo điều
kiện cho việc XK tôm vào Nhật phục hồi.
- Hạn chế
Chất lượng hàng thủy sản xuất khảu sang Nhật dù đã có nhiều cải thiện song chất
lượng vẫn chưa thực sự cao. Vẫn còn nhiều lô hàng bị trả về do vi phạm về dư lượng chất

kháng sinh hoặc có chứa nồng độ một số chất vượt quá quy định của Nhật Bản.
Trong 2 tháng đầu năm 2011, vẫn có đến 16 lô tôm của Việt Nam bị phát hiện nhiễm
dư lượng kháng sinh vượt mức cho phép (tháng 1/2011 có 11 lô; tháng 2/2011 có 5 lô),
trong đó phần lớn là Trifluralin, Chloramphenicol… Đến ngày 13/9/2011 đã có 81 lô
hàng thủy sản của VN xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản bị cảnh báo nhiễm dư lượng
kháng sinh vượt quá mức cho phép, trong đó nhiều nhất là các lô hàng tôm. Năm 2012,
Việt Nam có 93 lô thủy sản xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản bị cảnh báo chất lượng.
22
Tính tới thời điểm hiện tại, Việt Nam có 25 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào
Nhật Bản bị kiểm soát đặc biệt
Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình nuôi trồng và chế biến thủy
sản xuất khẩu vẫn còn là một vấn đề nan giải, việc thực hiện còn khá nhiều hạn chế. Điều
đó làm giảm đáng kể chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu
 Nguyên nhân của tình trạng các doanh nghiệp Việt Nam vi phạm các tiêu chuẩn kỹ thuật
mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản là:
- Chưa có một quy hoạch tổng thể cho nuôi trồng thủy sản, mà chủ yếu là phát triển tự
phát, quy mô nhỏ, điều kiện nuôi chưa phù hợp với đặc điểm của thủy sản nuôi và từng
vùng nuôi, các ao nuôi chưa có ao xử lý nước nuôi và nước thải. Chính vì vậy trong thời
gian qua hiện tượng để ô nhiễm môi trường nuôi do người nuôi làm ô nhiễm, ô nhiễm
nhiền từ nguồn nước thải công nghiệp và sinh hoạt, ô nhiễm từ những vùng sản xuất nông
nghiệp, ô nhiễm chéo làm thủy sản nuôi và cả thủy sản khai thác tự nhiên bị nhiễm bệnh,
nhiễm hóa chất, nhiễm kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng ở trên một diện
rộng và ở mức độ rất phổ biến. Hầu hết các thủy sản bị nhiễm khuẩn samonella, E.coli là
do nguồn nước nuôi bị ô nhiễm từ nguồn nước, rác thải sinh hoạt và vùng nuôi động vật
mà ra.
- Các giống nuôi của ta chất lượng còn chưa cao, chưa tạo ra được nhiều loại giống sạch
mầm bệnh có khả năng kháng bệnh cao. Điển hình như hiện nay các vùng nuôi tôm đang
phải đối mặt với hội chứng tôm chết sớm và nhiều mầm bệnh khác, làm giảm năng suất
là chất lượng tôm nguyên liệu
- Trong nuôi trồng thủy sản hiện nay chủ yếu tập trung ở các hộ gia đình với quy mô vừa

và nhỏ, các cơ sở này lại chưa có sự chỉ đạo thống nhất và tạo sự liên kết chặt chẽ với
nhau, chủng loại vật nuôi không thống nhất, nguồn cung cấp giống, thức ăn chăn nuôi,
thuốc thú y cũng rất khác nhau và chưa kiểm soát chặt chẽ, chưa áp dụng được các kỹ
thuật nuôi trồng sạch. Nuôi trồng mang tính tự phát, ý thức bảo vệ môi trường chưa cao
làm ô nhiễm môi trường, khi có dịch bệnh không thông báo kịp thời làm dịch bệnh lan
tràn, sử dụng thức ăn và phương pháp phòng chữa bệnh không phù hợp, quá lạm dụng
thuốc thú y, sử dụng kháng sinh và hóa chất bị cấm còn ở mức phổ biến là nguyên nhân
làm cho hàng thủy sản nước ta có chất lượng còn thấp và chưa đảm bảo các qui định kỹ
thuật và vệ sinh an toàn.
23
- Hiện nay, nước ta đã phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ, nhưng số lượng và chất lượng
của đội tàu còn thấp, phương pháp khai thác còn lạc hậu, nhiều người còn dùng hóa chất
để khai thác, các thiết bị hỗ trợ cho việc khai thác, bảo quản và dịch vụ ngoài khơi còn
thiếu, sản phẩm cá ngừ đại dương có hàm lượng histamin cao vượt quá mức qui định là
do kỹ thuật đánh bắt và bảo quản trên tầu không thích hợp.
- Trình độ công nghệ chế biến còn lạc hậu và thiếu đồng bộ, chưa thực sự cập nhật các
thông tin về các qui định kỹ thuật và vệ sinh thủy sản của các nước nhập khẩu, nhất là các
thông tin về ghi nhãn, trình độ quản lý còn thấp, chưa tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu
chuẩn vệ sinh, sử dụng nguồn nước chế biến không đảm bảo yêu cầu, còn hiện tượng lây
nhiễm chéo và sử dụng các hóa chất bị cấm trong chế biến thủy sản. Chưa kiểm tra
nghiêm ngặt nguyên liệu đầu vào, đường đi của nguyên liệu đầu vào từ nơi sản xuất đến
nơi chế biến còn chưa thích hợp, cùng với chế độ bảo quản không phù hợp, nhiều khi còn
bị bơm tạp chất để làm tăng khối lượng làm hàng thủy sản bị nhiễm bẩn và không đảm
bảo các tiêu chuẩn vệ sinh.
- Hệ thống các văn bản để đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn cũng đã được ban hành
nhưng chưa đầy đủ, kịp thời và phát huy được hiệu quả, công tác kiểm tra, thanh tra như
kiểm dịch cho giống, kiểm tra các cơ sở sản xuất, chế biến thủy sản, thức ăn thuốc thú y,
lưu thông, sử dụng các hóa chất và kháng sinh bị cấm còn chưa được tiến hành thường
xuyên, triệt để. Do đó, việc sản xuất, nhập lậu, lưu thông buôn bán và sử dụng kháng sinh
hóa chất bị cấm còn ở mức độ rất phổ biến.

2.3.2. Một số lưu ý khác
- Việt Nam hiện thiếu nguyên liệu phục vụ cho chế biến thủy hải sản do dịch bệnh và sản
lượng đánh bắt tôm, mực, bạch tuộc, hải sản
- Chính sách phá giá đồng nội tệ của chính phủ Nhật Bản nhằm gia tăng năng lực cạnh
tranh của các ngành công nghiệp xuất khẩu bản địa đang làm suy yếu trầm trọng sức mua
của các nhà nhập khẩu Nhật Bản.
- Các cơ hội mở ra cho xuất khẩu thuỷ sản sang Việt Nam sang Nhật Bản thông qua các
hiệp định như Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) và Hiệp
định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA), qua đó Việt Nam sẽ được hưởng thuế
ưu đãi nhập khẩu. Mặt khác, sự dịch chuyển luồng đầu tư của các Doanh nghiệp Nhạt
Bản từ Trung Quốc, Thái Lan sang Việt Nam cũng là điều kiện thuận lợi cho các nhà xuất
khẩu thuỷ sản Việt Nam Mở rộng cơ hội lựa chọn nguồn cung ứng nguyên nhiên phụ
24
liệu, hóa chất… chất lượng cao và công nghệ tiên tiến từ Nhật Bản với giá cả cạnh tranh
tốt hơn nhằm nâng cao năng lực sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, gia tăng giá trị cho sản
phẩm thủy hải sản Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, học hỏi công nghệ, mô
hình quản lý sản xuất của Nhật Bản, đồng thời xây dựng lòng tin, đối tác chiến lược lâu
dài với khách hành Nhật Bản. Cần có chiến lược chủ động hơn để khai thác thị trường
Nhật Bản, đặc biệt là khi các Hiệp định ưu đãi thương mại giữ hai nước đang phát huy
tác dụng. Vai trò của các tổ chức xúc tiến và các Hội ngành nghề của Việt Nam là rất
quan trọng.
25

×