Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang hoa kỳ thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng về tiêu chuẩn lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.54 KB, 38 trang )

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIÊN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
BÀI TẬP NHÓM
MÔN: Chính sách đối ngoại 2
ĐỀ TÀI: XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG HOA KỲ-
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG
TIÊU CHUẨN VỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
GV hướng dẫn:
Lớp:
Nhóm 12:
HÀ NỘI – NĂM 2013
2
MỤC LỤC
3
LỜI MỞ ĐẦU
Hoa Kỳ là thị trường quan trọng nhất của ngành dệt may có giá trị xuất khẩu lớn nhất của
Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam vẫn chưa khai thác
được hết tiềm năng của thị trường này. Đặc biệt măt hàng này, đang phải đối mặt với rào
cản kỹ thuật về sử dụng lao động. Vì vậy, đề tài: “Xuất khẩu hang dệt may Việt Nam sang
thị trường Hoa Kỳ-Thực trạng và giải pháp nâng cảo khả năng đáp ứng tiêu chuẩn kỹ
thuật về sử dụng lao động của Hoa Kỳ”, nhằm phân tích tình hình doanh nghiệp dệt may
Việt Nam và từ đó đưa ra giải pháp khắc phục những tình trạng này để đẩy mạnh xuất
khẩu dệt may sang thị trường Hoa Kỳ.
Mục tiêu nghiên cứu: Thứ nhất, tìm hiểu hệ thống rào cản kỹ thuật về sử dụng lao động
áp dụng đối với mặt hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Thứ hai,
đánh giá tình hình xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ và thực trạng
vượt qua các rào cản kỹ thuật đó khi thâm nhập thị trường Hoa Kỳ. Thứ ba, tìm hiểu và
phân tích sự hạn chế trong việc vượt qua rào cản kỹ thuật về sử dụng lao động của sản
phẩm dệt may Việt Nam. Thứ tư, đề xuất các giải pháp khắc phục những hạn chế trên.
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp định tính như phương pháp


phân tích, thống kê, phương pháp so sánh, phân tích.
Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Các rào cản kỹ thuật về sử dụng lao động của Hoa Kỳ áp dụng đối
với dệt may nhập khẩu và xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Các rào cản kỹ thuật được áp dụng đối với hàng dệt may nhập khẩu
vào Hoa Kỳ và xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2006-
8/2013
4
DANH MỤC VIẾT TẮT
TBT: Rào cản kỹ thuật
CPSIA: Luật cải thiện an toàn sản phẩm tiêu dung
WRAP: Tổ chức công nhận trách nhiệm sản xuất toàn cầu
SA8000: Trách nhiệm xã hôi 8000
SAI: Tổ chức trách nhiệm xã hội quốc tế
ISO: Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế
WTO: Tổ chức thương mai quốc tế
VISTAS: Hiệp hội dệt may Việt Nam
VIETTRADE: Cục xúc tiến thương mại Việt Nam
5
CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG DỆT MAY HOA KỲ -
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUÂT KHẨU HÀNG DỆT MAY
VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
1.1.Đặc điểm thị trường dệt may nhập khẩu của Hoa Kỳ
1.1.1.Mỹ là thị trường lớn, thị hiếu đa dạng
Mỹ là thị trường lớn với dân số 314,1 triệu người(năm 2012), dân Mỹ được xem là dân
có sức tiêu dùng lớn nhất trong các nước có nền công nghiệp phát triển. Theo nghiên cứu
của Liên Hiệp Quốc, nếu sức tiêu dùng của các gia đình Nhật, EU là 1 thì các gia đình
Mỹ là 1,7.
Thị hiếu tiêu dùng của Mỹ hết sức đa dạng.Mỹ là một dân tộc ưa chuộng mua sắm và tiêu
dùng. Họ có tâm lý là càng mua sắm nhiều thì càng kích thích sản xuất và dịch vụ tăng

trưởng, do đó nền kinh tế sẽ phát triển. Hàng hóa dù có chất lượng cao hay vừa đều có
thể bán trên thị trường Mỹ vì các tầng lớp dân cư ở nước này đều tiêu thụ nhiều. Riêng
đối với các nước đang phát triển như Việt Nam khi xuất hàng vào thị trường Mỹ cần phải
lấy sự đa dạng làm yếu tố quan trọng, mẫu mã có thể không quá cầu kỳ nhưng phải đa
dạng và hợp thị hiếu.
Theo quy định của Mỹ, các sản phẩm dệt may được chia thành 167 mã hàng riêng lẻ
trong đó riêng hàng may mặc có tới 106 mã hàng.Trong số 38 mã hàng dệt may Việt Nam
bị khống chế hạn ngạch tổng cộng 35 mã hàng may mặc (chiếm 33% tổng số mã hàng
may mặc vào thị trường Mỹ) và chỉ có 3 hang dệt (chiếm 4,9 % tổng các mã hàng dệt ).
Tính chung tổng số mã hàng bị khống chế của Việt Nam chỉ chiếm 22,7 %.Như vậy còn
tới 129 mã hàng Việt nam vẫn có thể xuất tự do vào Mỹ mà các doanh nghiệp dệt may
Việt Nam có thể tận dụng.
1.1.2.Một số nét về văn hóa và lối sống ăn mặc của người Hoa Kỳ
Ở Mỹ, với những đồ dùng cá nhân như quần áo, may mặc và giày dép, họ thích sự giản
tiện nhưng hiện đại và hợp mốt với yếu tố khác biệt thì càng được ưa thích và mua nhiều.
Mọi người có thể mặc gì họ thích: tại thành phố nam giới thường mặc comple, nữ giới
6
mặc váy hoặc juyp đi làm; trong khi đó nông thôn thì thường ăn mặc khá xuyềnh xoàng:
quần jean và vải thô rất phổ biến. Tuy vậy hầu hết người Mỹ kể cả lớn tuổi ngoài giờ làm
việc họ thường ăn mặc rất thoải mái.
Tại đây không có lề ước và tiêu chuẩn thẩm mỹ xã hội mạnh và bắt buộc như ở các nước
khác.Các nhóm người khác nhau vẫn sống theo văn hóa tôn giáo của mình và theo thời
gian hòa trộn, ảnh hưởng lẫn nhau tạo nên sự khác biệt trong thói quen tiêu dùng ở Mỹ so
với các nước Châu Âu.Vì thế thị hiếu tiêu dùng của Mỹ rất đa dạng với các nền văn hóa
khác nhau : sở thích khác nhau từ miền Bắc xuống miền Nam( người miền Bắc thích màu
ấm cúng như đỏ, nâu trong khi người miền Nam thích các màu mát như xanh dương,
trắng ).Đặc biệt người Mỹ rất thích các loại trang phục thay đổi theo từng thời gian và
khí hậu, cùng với những sản phẩm độc đáo nhạy bén trên thị trường.Cùng một số đồ vật
nhưng thời gian sử dụng của họ có thể chỉ bằng một nửa thời gian sử dụng của người tiêu
dùng các nước khác.Điều này giải thích tại sao hàng hóa tiêu dùng từ một số nước đang

phát triển chất lượng kém hơn nhưng vẫn có chỗ đứng trên thị trường Mỹ vì giá bán thực
sự cạnh tranh.
1.1.3.Tình hình nhập khẩu hàng dệt may tại thị trường Hoa Kỳ
1.1.3.1.Kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may
Biểu đồ 1.1.3.1: Kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ giai đoạn 2008-
6/2013
Nguồn: Bộ Thương mại Hoa Kỳ
Thị phần tại thị trường Mỹ có nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may khoảng 95 tỷ USD/năm.
Năm 2008, sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ cùng với sự mất giá đồng đô đã làm giảm
nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ. Khối lượng nhập khẩu hàng dệt may vào Mỹ 6
tháng đầu năm 2008 giảm 5,5% so với cùng kỳ (giảm 3,8% đối với hàng may mặc, 6,2%
đối với sản phẩm dệt), đối với kim ngạch nhập khẩu giảm 3,3% so với cùng kỳ (4% đối
7
với hàng may mặc và 0,9% đối với sản phẩm dệt) và năm 2008 đạt khoảng 93 tỷ USD,
giảm so 2007 là gần 3 tỷ USD.
Nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ giảm tiếp trong năm 2009, đến hết tháng 12/2009 kim
ngạch nhập khẩu dệt may của Mỹ chỉ đạt 81 tỷ USD, giảm so với 2008 là 12 tỷ USD và
tăng lên vào năm 2010 (tăng khoảng 15,2% so năm 2009). Năm 2011 và 2012 tiếp tục
tăng. Dự báo, nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ trong năm 2013 sẽ phục hồi khá, sau khi
duy trì mức ở mức thấp trong suốt hai năm 2011 & 2012, đến 7/2013 đã đạt 48514 triệu
USD.
1.1.3.2.Cơ cấu mặt hàng dệt may Hoa Kỳ nhập khẩu
Các sản phẩm dệt may nhập khẩu chính của Mỹ là quần áo may sẵn, hàng sử dụng chất
liệu bông, hàng sử dụng chất liệu nhân tạo, hàng thêu ren,vải sợi. Năm 2007, với những
mặt hàng chính như quần áo may sẵn, hàng thêu ren, trang trí và vải sợi, nhập khẩu dệt
may của Hoa Kỳ chỉ tăng 1,8%. Trong đó các sản phẩm dệt tăng 4,5%, hàng thêu ren tăng
3,5%, tuy nhiên nhập khẩu vải giảm 2,9% và sợi giảm 9,8%. Hàng thêu ren vẫn tiếp tục
chiếm thị phần lớn nhất trong tổng sản lượng nhập khẩu hàng dệt may với 43,9%. Mặc dù
vậy, các sản phẩm từ vải dệt đang ngày càng trở nên quan trọng trong những năm qua với
thị phần tăng đều theo các năm từ 16,8% năm 1997 lên đến 33,7% năm 2007.

Từ năm 2008-2011, nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ tiếp tục tăng. Năm 2012, nhập khẩu
hàng dệt may của Mỹ chứng kiến sự sụt giảm mạnh của các mặt hàng sử dụng chất liệu
bông, do giá các mặt hàng này tiếp tục đứng ở mức cao so với giá của các sản phẩm cùng
loại nhưng sử dụng chất liệu khác, dù giá nhập khẩu trung bình của nhóm hàng này đã
giảm hơn10% so với năm 2011. Nhập khẩu nhóm mặt hàng sử dụng chất liệu bông của
Mỹ đã giảm tới 4% về lượng và giảm 6% về trị giá so với năm 2011; trong khi nhập khẩu
nhóm mặt hàng sử dụng chất liệu nhân tạo lại tăng 2,73% về lượng và tăng 6,3% về trị
giá so với năm 2011. Giá các mặt hàng chất liệu bông cao, nhiều người đã chuyển sang
tiêu dùng các mặt hàng sử dụng chất liệu nhân tạo, khiến nhu cầu về mặt hàng này cao
hơn, đẩy giá của mặt hàng này đã tăng tới 9,2% trong năm 2012. Dù vậy, đây tiếp tục là
8
nhóm hàng người tiêu dùng lựa chọn trong năm 2013, vì các mức giá vẫn khá hấp dẫn so
với nhóm hàng sử dụng chất liệu bông.
1.1.3.3.Những thị trường dệt may Hoa Kỳ nhập khẩu chủ yếu
Biểu đồ 1.1.3.3: Cơ cấu một số thị trường dệt may Hoa Kỳ nhập khẩu
Đơn vị: %
Nguồn: Bộ thương mại Hoa Kỳ
Từ năm 2008-2012, Trung Quốc củng cố vị trí dẫn đầu là nhà cung cấp lớn nhất của Mỹ
trong, đã tăng thị phần của mình cả về giá trị và khối lượng, thị phần nhập khẩu của Mỹ
từ Trung Quốc đã tăng từ 35 % đến 40,3 % về giá trị và từ 40,9% đến 44,5% về khối
lượng. Việt Nam cũng là một trong những nước đứng đầu trong việc xuất khẩu hàng dệt
may sang Mỹ, thị phần có năm tăng tới gần 8%. Nhập khẩu từ các nhà cung cấp hàng
đầu khác đã giảm về giá trị và sản lượng như Campuchia, Honduras, Mexico và Thái Lan
đều giảm ở mức hai con số và thị phần cũng bị giảm mạnh. Trong khi đó, thị phần nhập
khẩu hàng dệt may của Mỹ từ Bangladesh tăng dần, Ấn Độ và Indonesia lúc tăng lúc
giảm không ổn định. Năm 2013, nhập khẩu hàng dệt may vào Mỹ tiếp tục gia tăng, Việt
Nam và Băngladesh trở thành 2 nhà cung cấp đứng đầu trong việc cung cấp hàng dệt may
cho các nước phía Tây nước Mỹ.
1.2.Thực trạng Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may sạng thị trường Hoa Kỳ
1.2.1.Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ

Biểu đồ 1.2.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang một số thị
trường giai đoạn 2006-8/2013 Đơn vị: Triệu USD
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Thị trường Mỹ đươc đánh giá là thị trường tiềm năng của Việt Nam.
9
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ tăng đều và liên tục qua các
năm từ 2006-nay:
Sau khi Việt Nam tham gia WTO, giai đoan 2006-2007, hoạt động xuất khẩu hàng dệt
may sang thị trường Mỹ khá phát triển, kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt gần 4,5 tỷ
USD, tăng so với 2006 gần 1,5 tỷ USD.
Năm 2008-2009 do ảnh hưởng chung của khủng hoảng nên kim ngạch xuất giảm đáng kể
xuống khoảng 100 triệu USD rồi sau đó lại lấy được đà tăng trở lại vào năm 2010 và
2011.
Năm 2012 là năm kinh tế toàn cầu suy thoái, tốc độ tăng trưởng của Mỹ thấp, chính phủ
và người dân phải thực hiện chính sách " thắt lưng buộc bụng" nên nhu cầu về hàng dệt
may giảm. Tuy nhiên do Việt Nam vẫn giữ được vị thế năm trong tốp 5 các nước xuất
khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ, thậm chí còn tăng kim ngạch lên đến hơn 500 triệu
USD so với năm 2011, đạt đến gần 6,9 tỷ USD. Hơn nữa, các thị trường được coi là sân
sau của Mỹ như Mexico, Honduras, Salvador dù được hưởng nhiều lợi ích từ việc thực
thi các Hiệp định thương mại giữa các nước trong khu vực nhưng vẫn không tận dụng
được lợi thế để duy trì và tăng xuất hàng vào thị trường Mỹ, mà còn bị giảm sút về khối
lượng cũng như trị giá. Điều này tạo điều kiện cho hàng Việt Nam thâm nhập nhiều hơn
vào thị trường Mỹ.
Thi phần hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường:
Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất đối với sản phẩm dệt may của Việt Nam (chiếm gần 50%
tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước và hơn 40% trong
tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Hoa Kỳ) trong khi các thị trường
nhập khẩu lớn như EU chỉ chiếm khoảng 21% và Nhật Bản khoảng 10% về giá trị xuất
khẩu dệt may. Như vậy, có thể thấy đây là mặt hàng chủ lực của Việt Nam khi xuất khẩu
sang Hoa Kỳ. Việt Nam cần phải phát huy lợi thế này để đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho

đất nước.
10
1.2.2.Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Nhìn chung cơ cấu hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ rất phong phú và
đa dạng.
Biểu đồ 1.2.2a: Cơ cấu mặt hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ giai
đoạn 2006-2012 Đơn vị: %
Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam
Biểu đồ 1.2.2b: Cơ cấu mặt hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa kỳ 7/2013
Đơn vị: %
Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam
Dựa vào các biểu đồ trên ta thấy trong những năm gần đây các sản phẩm áo sơ mi, quần
dài sooc nam và quần dài sooc nữ được người Mỹ rất ưa chuộng chiếm hơn 50% trong cơ
cấu mặt hàng dệt may xuất khẩu. Người Mỹ luôn thích tự do và thoải mái trong phong
cách ăn mặc nên họ có nhu cầu cao về áo sơ mi. Hơn nữa các sản phẩm dệt kim của Việt
Namm thì luôn đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của họ. Có thể thấy xu hướng tiêu
dùng hàng Việt Nam của người Mỹ khá là nhất thống trong những năm gần đây. Theo
thống kê xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ của Cổng thông tin điện tử tập đoàn dêt
may Việt Nam thì các sản phẩm áo sơ mi không dệt kim, áo len Việt Nam còn chiếm trị
giá khá thấp trong có cấu xuất khẩu. Vì vậy, cần nâng cao chất lượng các sản phẩm này
để đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng Mỹ.
1.2.3.Chất lượng và giá cả
Nhìn chung chất lượng hàng dệt may của Việt Nam được khách hàng Mỹ đánh giá chưa
cao. Mặc dù Việt Nam đã có những cải tiến để cải thiện chất lượng hàng dệt may của Việt
11
Nam nhưng do hàng Việt Nam chủ yếu là gia công cộng thêm việc trình độ lao động thấp
nên khó co thể đưa ra những sản phẩm phù hợp với thị hiếu người dân Hoa Kỳ.
Nhìn chung hàng Việt Nam chưa có sự cạnh tranh cao về giá. Giá hàng Việt Nam xuất
khẩu vào Mỹ vẫn ở mức cao (cao hơn đến 5-7% thậm chí lên đến 10% so với các nước
Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Bangladesh, Indoonesia ).

Bảng 1.2.3: Bảng đơn giá trung bình sản phẩm dệt may của môt số nước xuất khẩu
vào Hoa Kỳ Đơn vị: USD/ SME
Thị trường
Đơn giá
2008 2009 2010 2011 2012
Thế giới 1.85 1.74 1.68 1.89 1.87
Trung Quốc 1.59 1.53 1.48 1.62 1.59
Việt Nam 2.99 2.43 2.19 2.30 2.45
Ấn Độ 1.79 1.68 1.65 1.69 1.72
Indonesia 2.63 2.69 2.65 3.00 3.01
Thái Lan 2.1 1.88 1.91 2.64 2,59
Bangladesh 2.13 2.17 2.18 2.87 2.62
Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam
Chú thích: SME( square metre equivalents): Mét vuông tương đương)
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy giá trung bình của hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu
vào Hoa Kỳ ở mức cao so với các đối thủ cạnh tranh (cao gấp gần hai lần so với Trung
Quốc, 1,5 lần so với Thái Lan ). Và xu hướng qua các năm thì đơn giá của Việt Nam có
sự biến động nhưng không nhiều luôn ở mức gần 2.50 USD/SME
Nếu xét riêng về giá của các chủng loại quần áo xuất khẩu vào Hoa Kỳ thì quần dài và
quần sooc nam nữ có đơn giá cao nhất lên đến hơn 160 USD/tá đặc biêt áo sơ mi không
dệt kim có giá lên đến 447,12 USD/tá vào năm 2011 tương đương với 37,26 USD/chiếc.
Nhìn chung, giá cả hàng dệt may của Việt Nam ở mức cao do chúng ta chưa chủ động
được nguồn nguyên liệu đầu vào (trong nước mới chỉ đáp ứng được 3-4% và phải đi nhập
khẩu ở nước ngoài nên làm chi phí sản xuất tăng cao dẫn đẩy giá thành mặt hàng này lên
12
cao. Trong khi đó, hàng dệt may chủng loại Trung Quốc, Thái Lan có sức cạnh tranh cao.
Đặc biệt là nguồn nguyên liệu ổn định, giá nguyên vật liệu thấp dẫn tới giá hàng dệt may
của Trung Quốc rất thấp, giúp cho hàng may mặc của Trung quốc có sức cạnh tranh cao
về giá. Như vậy, Việt Nam cần có những giải pháp để nâng cao chất lượng và hạ giá
thành sản phẩm để cạnh tranh với thị trường có qui mô xuất khẩu lên đến 80% trên thị

trường Hoa Kỳ như Trung Quốc.
1.2.4.Về mẫu mã thương hiệu
1.2.4.1.Về mẫu mã
Nhìn chung mẫu mã của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ chưa đa dạng vì chủ
yếu xuất theo các đơn đặt hàng. Các doanh nghiệp Việt nam chỉ căn cứ vào những mẫu
đã đươc yêu cầu sẵn nên hàm lượng chất xám trong các sản phẩm không cao. Các mẫu
mã mà Việt Nam xuất khẩu sang chủ yếu là những mẫu mã đơn giản phù hợp với phong
cách tự do của người Mỹ. Việt Nam chưa có đội ngũ thiết kế mẫu mã sản phẩm được đào
tạo chuyên nghiệp để đáp ứng xu thế thời trang thế giới.
1.2.4.2.Về thương hiệu
Hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ chủ yếu là hàng gia công xuất khẩu. Việt Nam hiện
nay cũng gia công cho nhiều hãng thời trang nổi tiếng trên thế giới như Nike, Lacoste,
Clark, Prada Các sản phẩm này mang thương hiệu " Made in Viet Nam", đã được mang
đi bày bán nhiều nơi trên thế giới trong đó có Mỹ và được người dân Mỹ rất ưa chuộng.
Công nhân Việt Nam có sự khéo léo và chuyên môn kĩ thuật cao nên có thể làm ra những
sản phẩm may mặc mang tính chính xác cao.
Hiện một số thương hiệu dệt may Việt Nam đang được người tiêu dùng Mỹ biết đến như
Molis ( Công ty dệt Phong Phú), Fhouse (Công ty may Phương Đông), Sanding ( Công ty
may Sài Gòn 2), Newera (Công ty may Đức Giang), Silki (Công ty dệt Thái Tuấn) Các
thương hiệu này đã trở thành tài sản vô hình đáng kể của doanh nghiệp và góp phần làm
tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.
13
Tuy đã có tiến bộ trong việc phát triển thương hiệu nhưng trong những năm gần đây để
có thể cạnh tranh với những sản phẩm của những đối thủ nặng kí như Trung Quốc, Ấn
Độ các doanh nghiệp Việt Nam cần coi trọng chiến lược phát triển thương hiệu.
1.2.5.Hình thức xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ
Hàng dệt may của Việt Nam thâm nhập vào Mỹ theo bốn hình thức sau:
- Thứ nhất, các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng bằng cách trực tiếp giới thiệu sản
phẩm. Đó là phương thức nhiều doanh nghiệp Việt Nam áp dụng như: Công ty may
Thăng Long, dệt Việt Thắng, dệt may Hà Nội, dệt may Thàng Công

- Thứ hai, xuất hàng vào thị trường Mỹ thông qua nước thứ ba: Đài Loan, Hàn Quốc
- Thứ ba liên doanh liên kết, hợp tác nước ngoài các đối tác sẽ giúp ta thiết kế, tạo mẫu
mã cung cấp nguyên phụ liệu, hoặc gần đây có một số doanh nghiệp của Việt Nam đã gửi
mẫu thiết kế ra nước ngoài để sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, hình thức này còn hạn chế.
- Thứ tư, thông qua doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài để đưa sản phẩm có xuất xứ Việt
Nam vào thị trường Mỹ.
Hàng Việt Nam chủ yếu xuất sang Mỹ qua nước trung gian vì chưa có đủ khả năng để
xuất trực tiếp sang Mỹ. Các doanh nghiệp Việt Nam phải sử dụng mô hình CMT để thâm
nhập thị trường Hoa Kỳ, trong mô hình này, các Công ty Việt Nam nhận đơn đặt hàng từ
các nước trung gian khác như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc đây là những nước sẽ
thực hiện mọi công việc tiếp thị và tài chính cung cấp thiết kế và nguyên liệu cho Công ty
Việt Nam để may thành thành phẩm và chuyển đi sang thị trường Hoa Kỳ. Bởi vậy, các
doanh nghiệp Việt Nam cần phải thay đổi chiến lược sản xuất kinh doanh của mình và
phải thu hút đầu tư trực tiếp của các Công ty Hoa Kỳ và nước ngoài để xây dựng các cơ
sở sản xuất hiện đại, quy mô lớn, giá thành hạ, chất lượng cao thì mới thu được lợi nhuận
cao và có khả năng cạnh tranh được với các quốc gia khác khi xuất khẩu hàng vào Hoa
Kỳ.
14
1.2.6.Khái quát về rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ áp dụng đối với hàng dệt may nhập
khẩu từ Việt Nam
Hoa Kỳ là thị trường khá khó tính, yêu cầu hàng hóa nhập khẩu nói chung và hàng dệt
may nói riêng khi xâm nhập phải đạt chất lượng tốt, đáp ứng những tiêu chuẩn kỹ thuật
nhất định. Một số rào cản kỹ thuật mà dệt may nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ gặp
phải:
1.2.6.1.Luật tăng cường an toàn sản phẩm tiêu dùng CPSIA
Đạo luật an toàn sản phẩm tiêu dùng (CPISA-Consumer Product Safety Improvement
Act), được ban hành 8/2008 nhưng đối với ngành may mặc thị áp dụng từ năm 2010. Đạo
luật này quy định về giới hạn hàm lượng chì, phthalate, vê tính dễ cháy của vải may quần
áo, về dây rút quần áo trẻ em… trong bất kỳ sản phẩm dệt may nào.
1.2.6.2.Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA8000

Ngày nay, SA8000 trở thành tiêu chuẩn toàn cầu về bảo vệ quyền lợi của người lao động
trên toàn thế giới, gồm 9 nội dung: lao động trẻ em, súc khỏe và an toàn, thời gian làm
việc, tiền lương Tiêu chuẩn SA8000 được giám sát lại từ thang 1-3/2001, hiện nay đã có
phiên bản mới nhất là phiên bản 2008.
1.2.6.3.Tiêu chuẩn trách nhiệm hàng dệt may toàn cầu WRAP
Tiêu chuẩn WRAP gồm 12 nguyên tắc về tuân thủ luật và các quy định lao động, cấm lao
động cưỡng bức, cấm sử dụng lao động trẻ em… Chương trình chứng nhận WRAP gồm
ba cấp giấy chứng nhận bạc, vàng, bạch kim nhằm đánh giá sự công nhận tiến bộ của
doanh nghiệp trong quá trình tiến tới hoàn thiện sự tuân thủ nguyên tắc WRAP bằng các
cập độ thích hợp.
1.2.6.4.Các tiêu chuẩn ký thuật khác
Ngoài những tiêu chuẩn nêu trên, hệ thống TBT của Hoa Kỳ còn sử dụng một số tiêu
chuẩn do Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) đưa ra như tiêu chuẩn ISO9000, ISO4000…
ISO9000 là bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng, áp dụng cho mọi hình
thức tổ chức, doanh nghiệp nhằm đảm bảo khả năng cung cấp sản phẩm đáp ứng yêu cầu
15
khách hàng và luật định một cách ổn định và thường xuyên nâng cao sự thỏa mãn của
khách hàng.
ISO14000 là bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường do ISO đưa ra nhằm đưa ra
các chuẩn mực để xác định, kiểm soát và theo dõi những ảnh hưởng của tổ chức đến môi
trường, đưa ra những phương pháp quản lý và cải tiến hệ thống quản lý môi trường cho
bất kỳ tổ chức nào muốn áp dụng.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ TIÊU CHUẨN SỬ DỤNG LAO
ĐỘNG CỦA HOA KỲ ÁP DỤNG ĐỐI VỚI DỆT MAY NHẬP
KHẨU TỪ VIỆT NAM – KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA DOANH
NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM
2.1.Rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với mặt hàng dệt may
Trong những năm qua, hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường Hoa Kì luôn có mức tăng
trưởng đột biến. Hiện nay, Hoa Kì đã trở thành thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn
nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, phía Mỹ luôn có những đòi hỏi khắt khe về đạo đức và an

toàn lao động, vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu hàng dệt may vào thị
trường Mỹ cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật về lao động như SA 8000, chương
trình WRAP (chương trình trách nhiệm toàn cầu) xây dựng qui trình sản xuất dựa trên
ISO 9000.
2.1.1.Tiêu chuẩn SA 8000
SA 8000 là một bộ tiêu chuẩn định ra các tiêu chí có thể kiểm định được một bộ qui trình
đánh giá độc lập để đảm bảo quyền lợi của người lao động và đảm bảo hàng hóa được
sản xuất từ bất cứ công ty nhỏ hay lớn trên thế giới mà những công ty này được đánh giá
là có đạo đức trong đối xử với người lao động.
SA 8000 gồm có 9 nội dung cơ bản như sau:
16
Lao động trẻ em: Không sử dụng công nhân dưới 15 tuổi, tuổi tối thiểu cho các nước
đang thực hiện công ước 138 của ILO là 14 tuổi, không kể các nước đang phát triển, cần
có hành động khắc phục khi phát hiện bất cứ trường hợp là lao động trẻ em nào.
Lao động bắt buộc: Không có lao động bắt buộc, bao gồm các hình thức lao động trả nợ,
hoặc lao động nhà tù, không được phép yêu cầu đặt cọc giấy tờ tùy thân hoặc bằng tiền
khi được tuyển dụng vào.
Sức khỏe và an toàn: Đảm bảo một môi trường làm việc lành mạnh và an toàn, có biện
pháp ngăn ngừa tai nạn và tổn hại đến an toàn và sức khỏe, có đầy đủ nhà tắm và nước
uống hợp vệ sinh
Tự do hiệp hội và quyền thương lượng tập thể: Phản ánh quyền thành lập và gia nhập
công đoàn và thương lượng tập thể theo sự lựa chọn của người lao động
Phân biệt đối xử: Không được phân biệt đối xử dựa trên đẳng cấp, chủng tộc, tôn giáo,
nguồn gốc, giới tính, tật nguyền, thành viên công đoàn, hoặc quan điểm chính trị
Kỷ luật: Không có kỷ luật về thể xác, tinh thần và sỉ nhục bằng lời nói.
Giờ làm việc: Tuân thủ theo luật áp dụng, và các tiêu chuẩn công nghiệp về số giờ làm
việc trong bất kì trường hợp nào, thời gian làm việc bình thường không vượt quá
48h/tuần, và cứ 7 ngày làm việc liên tục thì phải sắp xếp một ngày nghỉ cho nhân viên,
đảm bảo giờ làm thêm không được vượt quá 12h/người/tuần, trừ những trường hợp ngoại
lệ và những hoàn cảnh kinh doanh đặc biệt trong thời gian ngắn và công việc làm thêm

giờ luôn nhận được mức thù lao đúng mức.
Tiền lương: Tiền lương trả cho thời gian lao động một tuần phải đáp ứng được yêu cầu
của pháp luật và tiêu chuẩn ngành, và phải đáp ứng được với nhu cầu cơ bản của người
lao động và gia đình họ, không được áp dụng biện pháp xử phạt bằng cách trừ lương. Đối
với yêu cầu của SA 8000 phải xác định các nhu cầu cơ bản dựa trên các yếu tố sinh
hoạt:Nhu cầu dinh dưỡng cơ bản (gạo, thịt, rau…), tiền đi lại, tiền thuê nhà, số người mà
người lao động phải nuôi dưỡng…
17
Theo cách tiếp cận này, mỗi vùng địa lý sẽ có mức lương cơ bản khác nhau phụ thuộc
vào mặt bằng giá cả và điều này phù hợp với người lao động.
Hệ thống quản lý: Các tổ chức muốn đạt và duy trì chứng chỉ cần xây dựng và kết hợp
tiêu chuẩn này với các hệ thống quản lý và công việc thực tế hiện có tại tổ chức mình
2.1.2.Tiêu chuẩn WRAP
Chương trình WRAP ( worldwide responsible accredited production) – Chương trình
trách nhiệm xã hội toàn cầu là chương trình lớn nhất thế giới cấp giấy chứng nhận cho
các doanh nghiệp đối với các ngành may mặc và giày da.
Chương trình chứng nhận WRAP gồm có ba cấp giấy chứng nhận – giấy chứng nhận bạc.
vàng và bạch kim, nhằm đánh giá sự công nhận tiến bộ của doanh nghiệp trong quá trình
tiến tới hoàn thiện sự tuân thủ các nguyên tắc của WRAP bằng các cấp độ thích hợp.
Giấy chứng nhận bạc
Giấy chứng nhận sáu tháng sẽ được cấp cho các doanh nghiệp đạt được sự tuân thủ đáng
kể đối với các nguyên tắc của WRAP nhưng vẫn còn những sự không tuân thủ nhỏ cần
được giải quyết trong chính sách, các thủ tục, chương trình đào tạo của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp không có sự vi phạm nghiêm trọng đối với các nguyên tắc về lao động trẻ
em, an toàn và sức khỏe, lao động cưỡng bức, quấy nhiễu và lạm dụng. Doanh nghiệp
phải chứng minh được rằng công nhân được trả mức lương tối thiểu pháp luật qui định
cộng với tiền làm thêm ngoài giờ.
Giấy chứng nhận vàng
Giấy chứng nhận một năm được cấp cho các doanh nghiệp chứng minh được sự tuân thủ
đầy đủ các nguyên tắc của WRAP trong quá trình kiểm tra đầu tiên hoặc lần kiểm tra tiếp

theo. Giấy chứng nhận một năm này bắt đầu từ ngày chứng nhận, không phải bắt đầu từ
ngày thực hiện kiểm tra đối với doanh nghiệp.
Giấy chứng nhận bạch kim
18
Giấy chứng nhận bạch kim được trao cho các doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ các nguyên
tắc của WRAP trong vòng 3 năm liên tiếp và đã thành công vượt qua mỗi đợt kiểm tra
của WRAP mà không cần phải áp dụng bất kì biện pháp khắc phục nào. Các doanh
nghiệp đạt được các điều kiện này sẽ được cấp giấy chứng nhận 2 năm. Các doanh
nghiệp sẽ là đối tượng của các đợt kiểm tra không báo trước của WRAP trong thời hạn 2
năm đó. Doanh nghiệp cần phải lưu lại các giấy chứng nhận liên tiếp để có thể đủ điều
kiện cho giấy chứng nhận bạch kim.
Nội dung WRAP gồm 12 nguyên tắc chính như sau:
Tuân thủ luật và các qui định lao động: Các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc sẽ tuân
thủ luật và những qui định của tất cả các địa điểm họ tiến hành hoạt động kinh doanh
Cấm lao động cưỡng bức: Các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc sẽ không sử dụng
lao động cưỡng bức hoặc lao động không tự nguyện.
Cấm sử dụng lao động trẻ em: Các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc không được
thuê nhân công dưới 14 tuổi hoặc dưới mức tuổi tối thiểu theo qui định của luật lao động,
tùy quy định nào quy định mức tuổi cao hơn thì được áp dụng, hoặc bất cứ nhân công nào
mà việc lao động của họ sẽ cản trở đến việc giáo dục bắt buộc.
Cấm quấy nhiễu và lạm dụng: Các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc sẽ cung cấp cho
người lao động một môi trường làm việc không có sự quấy nhiễu, lạm dụng hay hình
phạt thể xác dưới bất kì hình thức nào
Thu nhập và phúc lợi: Các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc sẽ chi trả cho người lao
động ít nhất là thu nhập tối thiểu được pháp luật nước sở tại qui định, bao gồm lương
theo công việc, phụ cấp và phúc lợi
Thời gian làm việc: Số giờ làm việc mỗi ngày và số ngày làm việc trong tuần không được
vượt quá giới hạn qui định của pháp luật nước sở tại. Các doanh nghiệp sản xuất hàng
may mặc phải qui định ít nhất một ngày nghỉ trong tuần trừ khi có yêu cầu cấp thiết về
sản xuất

19
Cấm phân biệt đối xử: các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc sẽ sử dụng lao động, trả
lương, bổ nhiệm hay cho họ nghỉ việc dựa trên khả năng làm việc chứ không phải dựa
trên tính cách cá nhân hay tín ngưỡng riêng
An toàn và sức khỏe: Các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc sẽ cung cấp cho người
lao động môi trường làm việc an toàn và đảm bảo sức khỏe. Ở những nơi có nhà nội trú
cũng phải đảm bảo sức khỏe và an toàn
2.2.Thực trạng đáp ứng của doanh nghiệp dệt may Việt Nam đối với các tiêu chuẩn
về sử dụng lao động của Hoa Kỳ
Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu với khu vực và thế giới, các doanh
nghiệp Việt Nam buộc phải có quan hệ với các đối tác nước ngoài. Để có mối quan hệ
chặt chẽ với các đối tác này, các doanh nghiệp Việt Nam phải thực hiện một số quy định
về trách nhiệm trong lĩnh vực An toàn – Bảo vệ sức khỏe và Bảo vệ môi trường do các
đối tác nước ngoài dựng lên, trong đó áp dụng khá phổ biến có bộ quy tắc ứng xử như
tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000 và WRAP.
2.2.1.Thực trạng đáp ứng tiêu chuẩn SA 8000
Hiện nay, theo thống kê của SAI ( Social Accountability international) năm 2011, Việt
Nam có 56 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận SA8000, trong đó có 22 doanh
nghiệp dệt may, chiếm khoảng 40% tổng số doanh nghiệp được cấp chứng nhận SA8000.
Mặc dù hiện nay Việt Nam có khoảng 5000 doanh nghiệp dệt may nhưng chỉ có 22 doanh
nghiệp được cấp chứng nhận SA8000 (, chiếm khoảng 0,4%).
Hơn nữa, trong 22 doanh nghiệp này thì có đến 11 doanh nghiệp là doanh nghiệp 100%
vốn nước ngoài hoặc liên doanh, chỉ có 50% trong số doanh nghiệp dệt may Việt Nam
được cấp chứng nhận SA8000 là doanh nghiệp 100% vốn nội địa. Con số các doanh
nghiệp dệt may Việt Nam được cấp chứng nhận SA8000 quá nhỏ so với tổng số doanh
nghiệp dệt may, đặc biệt trong điều kiện việc thực hiện SA8000 ở Việt Nam có rất nhiều
thuận lợi.
20
Những tiêu chuẩn của SA8000 đưa ra có nhiều điểm tương đồng với các văn bản pháp
luật và chính sách liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người lao động của Việt Nam. Ví

dụ, Bộ Lao động Việt Nam qui định cấm phân biệt đối xử, ngược đãi, cưỡng bức người
lao động và khống chế số giờ làm thêm (không quá 4 giờ/ngày và 200 giờ/năm); SA8000
qui định giờ làm việc chuẩn (8 giờ/ ngày hoặc 48 giờ/tuần); những vấn đề về kỷ luật lao
động, tiền lương trong Bộ luật Lao động cũng được đề cập xử lý tương tự như yêu cầu
của SA 8000. Nếu đối chiếu theo các tiêu chuẩn của chứng chỉ SA 8000 thì phải có hơn
1000 doanh nghiệp đạt yêu cầu. Hơn nữa, theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,
trên thực tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam có chính sách với người lao động tốt hơn so
với yêu cầu của SA 8000.
2.2.2.Thực trạng đáp ứng tiêu chuẩn WRAP
Theo KinhteSaiGon, năm 2009, Việt Nam có 46 doanh nghiệp dệt may Việt Nam được
cấp giấy chứng nhận WRAP. Năm 2011, theo thống kê Danh sách các doanh nghiệp được
cấp giấy chứng nhận (Certified facilities list) của WRAP, đã có 82 doanh nghiệp dệt may
trong tổng số 95 doanh nghiệp dệt may được WRAP cấp giấy chứng nhận đã tăng hơn
178% trong giai đoạn 2009-2011, cho thấy sự quan tâm ngày càng tăng của các doanh
nghiệp đối với chứng chỉ này. Do WRAP được nhiều nhà bán lẻ Hoa Kỳ chọn làm tiêu
chí bắt buộc đối với các đơn vị gia công ( như Disney, Costco, M&S ) để đảm bảo sản
phẩm mà họ đặt hàng phải xuất xứ từ một công ty không vi phạm các quy định của pháp
luật, không gây ô nhiễm môi trường nên các doanh nghiệp Việt Nam chuyên gia công cho
các tập đoàn nước ngoài như Công ty Đại Cát Tường, Công ty may Việt Tiến, Nhà Bè,
dệt may Thành Công áp dụng và xin được cấp giầy chứng nhận WRAP.
Tuy nhiên, dù có sự gia tăng nhanh chóng về số lượng doanh nghiệp dệt may được cấp
giấy chứng nhận WRAP nhưng con số này vẫn chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng số khoảng 5000
doanh nghiệp dệt may của Việt Nam. Hơn nữa, trong tổng số 82 doanh nghiệp dệt may
Việt Nam được WRAP cấp giấy chứng nhận chỉ có 50% là các doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài hoặc doanh nghiệp liên doanh. Điều đó cho thấy các doanh nghiệp dệt may
100% vốn nội địa chưa thực sự quan tâm đến giấy chứng nhận WRAP. Dù số lượng các
21
doanh nghiệp này lớn hơn nhưng số lượng doanh nghiệp 100% vốn nội địa được cấp giấy
chứng nhận WRAP cũng chỉ bằng mức của các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và
doanh nghiệp liên doanh

2.2.3.Một số quy định Việt Nam mắc phải
2.2.3.1.Điều kiện làm việc
Môi trường làm việc tại các xưởng may Việt Nam vẫn chưa thực sự an toàn, việc hướng
dẫn phòng cháy, chữa cháy còn hạn chế đã dẫn đến những thiệt hại nghiêm trọng
Trong khoảng thời gian gần đây, số lượng các doanh nghiệp dệt may xảy ra cháy
nổ đã tăng lên rất nhanh và đã dẫn đến nhiều người tử vong và nhiều công nhân bị
thương nặng.
Ngày 30/10/2012, một vụ cháy đã xảy ra ở công ty TNHH Nam Vang (xã Tiền Phong,
Thường Tín, Hà Nội).
Ngày 15.9/2012, một vụ cháy xảy ra tại Công ty TNHH may mặc King Star (đường Lê
Văn Quới, P.Bình Hưng Hòa A, Q.Bình Tân, TP.HCM).
Ngày 6/4/2013, một vụ hỏa hoạn lớn vừa xảy ra tại công ty Cổ phần May xuất khẩu Hà
Phong ở xã Đoan Bái, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang).
2.2.3.2.Tiền lương
Trên thực tế tình hình bình đẳng giới trong doanh nghiệp dệt may vẫn tồn tại nhiều bất
cập. Phần lớn, phụ nữ tập trung ở các công việc phổ thông với mức lương thấp, đặc biệt
trong các khu vực tư nhân. Biểu hiện là nhiều doanh nghiệp dệt may không ký hợp đồng
lao động dài hạn đối với lao động nữ, hoặc khi lao động nữ có thai hoặc nuôi con nhỏ
dưới 12 tháng mà hết hạn hợp đồng thì doanh nghiệp không giao kết hợp đồng tiếp. Điều
này trái với quy định về sử dụng lao động quy định trong Bộ Luật Lao động không được
đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với NLĐ nữ có thai, nuôi con nhỏ dưới 12
tháng tuổi (theo quy định tại Khoản 3, Điều 39 và Khoản 3 Điều 111 Bộ luật lao động) .
Về mức lương của lao động nữ làm việc trong các ngành sử dụng nhiều lao đông nữ như
dệt may, da giày thường thấp dưới 2 triệu đồng/tháng thấp hơn tiền lương bình quân của
22
NLĐ (Tiền lương bình quân của NLĐ năm 2011 là 3,84 triệu đồng/người/tháng). Mức
lương bình quân tron ngành da giày, dệt may và thủy sản thấp hơn rất nhiều so với các
ngành khác. Đồng thời, cường độ công việc ở những ngành nghề này khá cao, việc trả
lương chưa thực sự tương xứng, môi trường làm việc không an toàn nguy cơ mắc các
bệnh nghề nghiệp cao. Do đó, doanh nghiệp dệt may cũng là một trong những doanh

nghiệp xảy ra nhiều đình công nhất. Từ đầu năm 2012 cho thấy, từ năm 1995 đến nay, cả
nước đã xảy ra 4.142 cuộc đình công, bằng 73% số cuộc đình công đã xảy ra từ năm
1995 đến nay (2.912 cuộc); trong đó: năm 2006 là 390 cuộc, năm 2007 là 551 cuộc, năm
2008 là 720 cuộc, năm 2009 là 218 cuộc, năm 2010 xảy ra 422 cuộc và 9 tháng đầu năm
2011 là 750 cuộc, trong đó đa số là dệt may, da giày, đồ gỗ….
2.2.3.3.Sử dụng lao động cưỡng bức
Lao động cưỡng bức là lao động tù nhân, lao động trả nợ, lao động làm việc quá giờ
nhưng khồng tinh nguyện, trong đó các doanh nghiệp dệt may Việt Nam quá lạm dụng sử
dụng lao động tù nhân.
Bộ trường Bộ Lao động của Hoa Kỳ đã đưa sản phẩm gạch và may mặc của Việt Nam
vào "Danh sách hàng hóa được sản xuất bởi lao động trẻ em và lao động cưỡng bức".
Việc lạm dụng lao động cưỡng bức ở các doanh nghiệp dệt may gần như phổ biến, do chi
phí nhân công giá rẻ, thu được nhiều lợi nhuận.
2.3.Đánh giá
2.3.1.Thành công
Doanh nghiệp dệt may đã chú ý và cố gắng thực hiện tốt những quy định trong bộ tiêu
chuẩn SA8000 và WRAP vì nhiều doanh nghiệp đã nhận thưc rất rõ vai trò của những bộ
tiêu chuẩn này đối với hoạt động kinh doanh của mình: không những tạo được độ tin cậy
cho doanh nghiệp, đem lại nhiều lợi ích trong cạnh tranh mình mà còn giải quyết được
những tranh chấp không đáng có giữa chủ doanh nghiệp và người lao động. Tuy nhiên,
như đã phân tích, việc áp dụng SA 8000 không những, cũng là điều kiện tất yếu đối với
các sản phẩm muốn hội nhập với thị trường thế giới, nên dù còn nhiều khó khăn, việc xây
dựng và áp dụng SA 8000 là nhiệm vụ cần thiết đối với các doanh nghiệp xuất khẩu
23
Bộ lao động thương binh và xã hội đã tiến hành một cuộc điều tra xã hội hoc với 75
doanh nghiệp thuộc 5 ngành Da Giày – Dệt May, Thuỷ sản, Khai thác mỏ, Xây dựng và
Dịch vụ – Thương mại tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Quảng Ninh trong
tháng 9/2011. Để đánh giá khả năng đáp ứng tiêu chuẩn về an toàn – bảo vệ sức khỏe và
bảo vệ môi trường. Cho thấy:
Phần lớn các doanh nghiệp (63,2%) đều đã có cam kết của lãnh đạo thực hiện các quy

định về an toan – bảo vệ sức khỏe và tỷ lệ cao nhất là ở ngành Da Giầy – Dệt May
(82,9%), sau đó đến Khai thác mỏ (61,7%) và thấp nhất ở ngành Xây dựng (54,2%). Điều
này đã chứng minh doanh nghiệp ngành Da Giầy – Dệt May đã thực hiện tôt các quy
định của SA 8000 hoặc WRAP, trong đó nội dung an toàn bảo vệ sức khỏe và bảo vệ môi
trường là một trong những nội dung quan trọng.
Để đánh giá điều kiện lao động – an toàn và sức khỏe của người lao động:
Bảng 2.3.1: Các yếu tố Điều kiện lao động gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của
người lao động Đơn vị: %
STT
Tiêu chí đánh giá
Chung tấ
t cả 5
ngành
Phân theo ngành
Da
Giày –
D.May
Khai
thác
mỏ
Thuỷ
sản
Xây
dựng
Dịch
vụ –
TM
1.1 ĐKLĐ có
ảnh hưởng
xấu đến

sức khoẻ
NLĐ
Có 46,8 7,3 90,0 43,8 37,5 38,0
1.2 Không 53,2 92,7 10,0 56,3 62,5 62,0
2.1 Các yếu tố
điều kiện
lao động
gây ảnh
hưởng xấu
đến sức
khoẻ của
người lao
động
Bụi 70,4 66,7 94,4 7,1 61,1 57,9
2.2 ồn 52,8 66,7 57,4 50,0 55,6 36,8
2.3 Rung 26,9 33,3 18,5 42,9 33,3 31,6
2.4 Hơi khí độc 18,5 33,3 9,3 28,6 5,6 47,4
2.5 Độ ẩm cao 23,1 25,9 71,4 5,6
2.6
Nóng, khó
chịu
53,7 66,7 63,0 14,3 66,7 42,1
2.7 Khác 13,0 14,8 14,3 22,2
3.1 Có yếu tố Có 31,0 7,3 50,0 38,7 36,2 18,0
24
nguy hiểm
dễ gây tai
nạn
3.2 Không 69,0 92,7 50,0 61,3 63,8 82,0
4.1

Các yếu tố
nguy hiểm
dễ gây tai
nạn cho
người lao
động trong
quá trình
làm việc
Sàn trơn, gồ
ghề
7,7 - - 33,3 9,1 -
4.2
Máy móc
không che
chắn
3,8 - - - 18,2 -
4.3
Không có
biển báo an
toàn
9,6 - - - 27,3 28,6
4.4 Đường hẹp 38,5 - 45,5 22,2 72,7 -
4.5 Hàng dễ đổ 32,7 100,0 4,5 55,6 36,4 57,1
4.6 Vật liệu nổ 51,9 90,9 9,1 85,7
4.7 Khác

Nguồn: Bộ lao động thương binh – xã hội
Qua bảng ta có thể thấy những yếu tổ ảnh hưởng đến môi trường lao động ngành dệt may
chủ yếu bụi, tiếng ồn… các doanh nghiệp luôn cố gắng tạo môi trường làm việc tốt nhất,
xây dựng và tổ chức thực hiện các biên pháp nhằm giảm thiểu các nguyên nhân gây nguy

hiểm trong môi trường làm việc ở mức tối đa. Doanh nghiệp cũng thường xuyên đổi mới
môi trường làm việc và cải tiến các trang thiết bị lao động. Hiện nay, Doanh nghiệp ít còn
tình trạng phân biệt đối xử, hoạt động công đoàn của các doanh nghiệp này khá tốt để
đảm bảo quyền lợi của người lao động. Tình trạng sử dụng lao động ở độ tuổi dưới 15
gần như chấm dứt.
Doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi và lưu giữ hồ sơ đánh giá tác động xấu của
doanh nghiệp đến môi trường và cải tiến liên tục hoạt động đánh giá tác động xấu của
doanh nghiệp đến môi trường.
Thu nhập bình quân của người lao động tại các đơn vị trực thuộc năm 2012 đạt 4,47 triệu
đồng/người/tháng bằng 204,1% so với năm 2008, tăng bình quân 19,5%/năm.
25

×