Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Cây diếp cá - trị trĩ lòi dom hiệu quả pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.91 KB, 7 trang )






Cây diếp cá - trị trĩ lòi dom hiệu quả



Họ: Lá giấp, Giấp cá Saururaceae
Tên khoa học: Houttuynia cordata Thunb.


Tên Việt Nam: Rau diếp cá, Rau giấp cá, Cây lá giấp, Ngư tinh thảo

Cây thân cỏ, sống nhiều năm. Thân, rễ mọc bò ngầm dưới đất, màu trắng. Rễ nhỏ,
mọc ở các đốt. Thân trên cao 15 – 50cm màu lục hoặc tím đỏ, không lông. Lá mọc
so le, hình tim, đầu lá hơi nhọn hay nhọn hẳn, có bẹ, không lông, ít lông hoặc có
long, mặt dưới màu tím tía. Có 7 gân chính từ đáy mọc lên. Khi vò ra có mùi tanh
như mùi cá, do đó có tên. Vị chua chua. Cụm hoa hình bông đối diện với lá bao bởi
4 lá bắc màu trắng dạng cánh hoa, cao 2 – 3cm, trong chứa nhiều hoa màu vàng
nhạt. Hoa đều, trần, lưỡng tính; 3 nhị, bầu trên, 1 ô, đính noãn bên; 3 – 4 giả noãn.
Trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và 4 lá bắc giống như một chiếc hoa đơn độc,
với 4 cánh hoa trắng. Quả nang nhỏ, mở ở đỉnh. Nhiều hạt nhỏ hình trái xoan,
nhẵn. Mùa hoa tháng 5 – 8, mùa quả tháng 7 – 10.

Ở nước ta diếp cá mọc hoang ở chỗ ẩm ướt, ruộng nước, đầm lầy. Thường được
trồng làm rau ăn. Thu hái lá quanh năm, thường dùng tươi. Có thể phơi hay sấy
khô dùng dần.

Thành phần, tính theo g% như sau: Nước 91,5; Protid 2,9; Gluxit 2,7; Lipid 0,5;


xenluloza 1,8; Dẫn xuất không protein 2,2; Đỗ tro trung bình là 11,4%. Trong cây
có chừng 0,0049% tinh dầu mà thành phần chủ yếu là decanonyl acetaldehyd,
mathylnolylxeton, (mùi khó ngửi) myrcen, D-limonen, alpha-p-cymen, linalol,
geraniol, lauryl aldehyd, axit caproic, một ít alcaloit (cordalin), một hợp chất
sterol. Trong lá có quercitrin (0,2%) trong hoa và quả có isoquerrcitrin, quercetin.
Đó là những dẫn chất flavonoit, axit hexadecanic, axit decanoic, lipid, vitamin K.

Theo Y học cổ truyền, diếp cá có vị cay chua, mùi tanh như cá, tính mát, vào 2
kinh tỳ, phế. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, sát trùng. Quercitrin có
tác dụng lợi tiểu mạnh; làm bền mao mạch nhờ các hợp chất flavonoit, cordalin có
tác dụng kích thích gây phổng.

Diếp cá là loại rau rất quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày của các gia đình Việt
Nam nhất là ở các tỉnh phía Nam, thường dùng làm rau ăn sống, làm gia vị cùng
các loại rau khác.

Diếp cá cũng được sử dụng làm thuốc chữa:

1. Táo bón, trĩ, lòi dom: Sắc uống nước với liều 6 – 12g đồng thời đun nước lấy
hơi xông. Hoặc lấy muối ăn hoà với nước rửa sạch dom rồi giã nhỏ lá diếp cá đặt
lên lá chuối, ngồi lên, hoặc đắp vào dom, băng lại. Cây diếp cá 2kg, Bạch cập 1kg
sấy khô, tán bột ngày uống 6 – 12g chia 2 – 3 lần.

2. Trẻ em lên sởi, mày đay, sài giật trẻ em, sốt nóng, sốt giật ở trẻ em: Lá diếp cá
8g, củ sả 8g, quả xuyên tiêu 2g. Tất cả giã nát thêm nước, gạn uống, bã đắp vào
thái dương. Lấy 30 lá bánh tẻ cây diếp cá, rửa sạch (có thể sao qua) sắc nước đặc
để nguội uống ngày vài lần để tiệt nọc và không tái phát, hoặc: Diếp cá 16g, rau
dệu 16g, Đâu chiều 12g, Cam thảo đất 12g. Tất cả phơi khô, thái nhỏ, sắc với
400ml nước, còn 100ml uống làm 2 lần trong ngày. Thuốc này chủ yếu làm cho sởi
phát ra ngoài.


3. Viêm vú, viêm tắc tia sữa: Lá diếp cá, lá cải trời dùng tươi, mỗi vị một nắm
(30g) giã nát, chế nước sôi, vắt lấy nước cốt uống. Bã đem chưng nóng với giấm và
đắp rịt.

Viêm tai giữa: Cây diếp cá khô 20g, Táo đỏ 10 quả, nước 60ml sắc còn 200ml chia
3 lần uống trong ngày.

4. Mắt đau nhặm đỏ, hoặc nhiễm trùng gây mủ xanh: Giã nhỏ lá, ép vào 2 miếng
giấy bản đắp lên mắt khi ngủ, làm như vậy 2 – 3 lần.

5. Viêm mủ màng phổi: Lá diếp cá 50g sắc uống.

6. Viêm ruột, lỵ

7. Viêm nhiễm đường tiết niệu, bí tiểu tiện, viêm thận, phù thũng

8. Phụ nữ kinh nguyệt không đều: Lá vò nát, thêm nước uống.

9. Sài giật trẻ em: Lá giã nát, quả xuyên tiêu 2g; củ sả 6g, thêm nước, gạn uống. Bã
đắp vào thái dương. (Đã có ở ý 2).

10. Đái buốt, đái rát: Dùng rau diếp cá 20g, Rau má 20g, Lá mã đề 10g. Dùng tươi,
giã nát, gạn uống.

×