Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Tài liệu Sai lầm thường mắc khi dỗ trẻ ngủ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.67 KB, 14 trang )



Sai lầm thường mắc khi
dỗ trẻ ngủ


Ngủ đủ thời gian quy định vô cùng quan trọng cho sự phát
triển của trẻ, nhưng làm thế nào để có một giấc ngủ “chất
lượng” lại là vấn đề cha mẹ cần quan tâm nhiều hơn.
1. “Trẻ có thể ngủ bất cứ lúc nào, chỉ cần trẻ ngủ đủ số thời
gian quy định là được.”
Ngủ đủ thời gian quy định vô cùng quan trọng cho sự phát
triển của trẻ, bởi vì khi ngủ, hormone tăng trưởng tiết ra
nhiều gấp 3 lần lúc trẻ thức. Nhưng, chất lượng giấc ngủ của
trẻ cũng rất quan trọng. Ngủ ở những thời điểm khác nhau thì
tỉ lệ giấc ngủ sâu và ngủ nông cũng khác nhau. Đi ngủ càng
muộn thì tỉ lệ giấc ngủ nông càng lớn, tỉ lệ giấc ngủ sâu càng
nhỏ. Mà giấc ngủ sâu lại liên quan trực tiếp đến sự phát triển
của trẻ, bởi vì thời điểm ngủ sâu là thời điểm chủ yếu để
hormone tăng trưởng tiết ra. Vì vậy, tốt nhất hãy cho trẻ đi
ngủ sớm.

Chất lượng giấc ngủ của trẻ rất quan trọng
Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư
vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế.
2. “ Thời gian ngủ không đúng tiêu chuẩn thì nhất định sẽ
ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.”
Trên thực tế, ở mỗi một độ tuổi khác nhau thì nhu cầu về giấc
ngủ của trẻ lại khác nhau, nhưng cơ địa của từng là trẻ khác
nhau nên có thể có trẻ ngủ ít hơn thời gian quy định, có trẻ
ngủ nhiều hơn thời gian quy định.


Về mặt nguyên tắc, chỉ cần tinh thẩn của trẻ tốt, ăn uống bình
thường, tiêu hóa không có vấn đề gì, trọng lượng của trẻ tăng
đều là được, việc ngủ không đủ theo thời gian tiêu chuẩn
cũng không quá ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Tất
nhiên, nếu thời gian ngủ của trẻ khác xa quá nhiều so với tiêu
chuẩn, ví dụ như bé mới sinh phải ngủ từ 16-18 tiếng, nhưng
bé nhà bạn ngủ chưa đến 12 tiếng thì bạn cũng nên tham
khảo ý kiến bác sĩ để kiểm tra tình hình sức khỏe của bé.
3. “Nhất định phải tạo thói quen ngủ trưa cho trẻ.”
Đối với những trẻ từ 3 tuổi trở lên, ban ngày các bé rất sung
sức, chơi và hoạt động luôn chân tay sẽ giúp bé tiêu hao sức
lực, đảm bảo là buổi tối sẽ ngủ rất ngon. Chỉ cần ngủ đủ ban
đêm, chất lượng giấc ngủ tốt là có thể đảm bảo cho sự phát
triển của bé rồi. Cho nên, nếu bé không có nhu cầu ngủ trưa
thì các bố mẹ không không cần phải ép bé đi ngủ.
Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến
thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình,
những bài thuốc chữa bệnh nhân gian.
4. “ Bế trẻ ngủ sẽ tạo cho trẻ cảm giác an toàn, khiến trẻ
dễ ngủ hơn.”
Đúng là khi còn nhỏ, bế ngủ sẽ tạo cho bé cảm giác an toàn,
nhưng cũng rất dễ sinh ra thói quen ỷ lại cho bé. Khi bé lớn
hơn chút nữa, chúng ta rất khó thay đổi thói quen đó của bé.
Khi ấy mỗi lần bé đi ngủ là lại phải bế bé, không bế bé thì bé
sẽ không ngủ. Vì vậy, các bố mẹ nên rèn cho bé tính tự lập
khi ngủ, rèn cho bé thói quen ngủ trên giường.
5. “ Khi đang ngủ, trẻ khẽ giật mình hay động đậy, vỗ vỗ
nhẹ có thể giúp bé tiếp tục đi vào giấc ngủ.”
Khi trẻ ngủ sẽ có hai trạng thái là ngủ sâu và ngủ nông. Đối
với các trẻ, nhất là trẻ sơ sinh, ngủ sâu và ngủ nông chiếm tỷ

lệ 50/50, và hai trạng thái đó thường đan xen nhau. Lúc ngủ
sâu, bé hoàn toàn trong trạng thái nghỉ ngơi, không có bất kì
hoạt động nào khác ngoài việc đôi khi khẽ giật mình hay khẽ
nhếch miệng; lúc ngủ nông, tay, chân và cả cơ thể bé sẽ vẫn
động đậy, trên mặt bé vẫn có những biểu hiện như nhíu mày,
mỉm cười….

Vì vậy, nếu thấy bé có những cử động nhẹ như trên thì bạn
cũng đừng vội vàng vỗ nhẹ, bế bé hoặc cho bé bú, hãy quan
sát một lúc xem bé có ngủ tiếp hay không. Nếu không thì bạn
đã vô tình làm gián đoạn giấc ngủ của bé. Nếu bé bật khóc
hoặc cử động mạnh thì lúc đó chúng ta mới bế bé lên dỗ hoặc
cho bé bú.
6. “ Trẻ ngáy chứng tỏ rằng trẻ ngủ rất say.”
Đôi khi trong lúc trẻ ngủ sẽ có hiện tượng trẻ ngáy, tiếng
ngáy đó có thể là do việc bị cảm gây ra, khi hết bị cảm thì
hiện tượng đó cũng sẽ mất đi. Nhưng nếu trẻ thường xuyên
ngáy thì rất có thể là do vòm họng của bé bị phì đại, amidan
bị phì đại hoặc những nguyên nhân khác gây khó khăn cho
việc hít thở ở phần mũi – họng của trẻ. Lúc này, cũng có một
vài trẻ sẽ xuất hiện hiện tượng tắc mũi, phải mở miệng khi
thở. Khi thấy các bé có hiện tượng ngáy nhiều, mở miệng khi
thở thì tốt nhất bạn nên đưa bé đến bác sĩ để khám.
7. “ Lúc còn nhỏ cũng không cần thiết phải tập cho trẻ
thói quen ngủ đúng giờ, đợi đến khoảng 2-3 tháng trước
khi cho trẻ đi nhà trẻ thì tập cũng được.”
Trên thực tế, từ 0-1 tuổi là thời gian quan trọng hình thành
thói quen ngủ cho trẻ, nhịp sinh học 24 giờ đã hình thành khi
bé được 1 tuổi. Nhưng có rất nhiều bố mẹ đến khi phải đi làm
rồi, phải đưa bé đi nhà trẻ rồi mới nghĩ đến việc điều chỉnh

thói quen ngủ theo giờ giấc của bé. Một khi thói quen ngủ
của bé đã hình thành rồi thì rất khó để thay đổi hoặc điều
chỉnh. Vì vậy, từ lúc bé được 4-5 tháng tuổi chúng ta nên ý
thức ngay đến việc tạo thói quen ngủ đúng giờ giấc cho bé.
Yeusuckhoe.com (Theo VTC)
Ngủ đủ thời gian quy định vô cùng quan trọng cho sự phát
triển của trẻ, nhưng làm thế nào để có một giấc ngủ “chất
lượng” lại là vấn đề cha mẹ cần quan tâm nhiều hơn.

1. “Trẻ có thể ngủ bất cứ lúc nào, chỉ cần trẻ ngủ đủ số
thời gian quy định là được.”

Ngủ đủ thời gian quy định vô cùng quan trọng cho sự phát
triển của trẻ, bởi vì khi ngủ, hormone tăng trưởng tiết ra
nhiều gấp 3 lần lúc trẻ thức. Nhưng, chất lượng giấc ngủ của
trẻ cũng rất quan trọng. Ngủ ở những thời điểm khác nhau thì
tỉ lệ giấc ngủ sâu và ngủ nông cũng khác nhau. Đi ngủ càng
muộn thì tỉ lệ giấc ngủ nông càng lớn, tỉ lệ giấc ngủ sâu càng
nhỏ. Mà giấc ngủ sâu lại liên quan trực tiếp đến sự phát triển
của trẻ, bởi vì thời điểm ngủ sâu là thời điểm chủ yếu để
hormone tăng trưởng tiết ra. Vì vậy, tốt nhất hãy cho trẻ đi
ngủ sớm.


Ch
ất lượng giấc ngủ của trẻ rất quan trọng
2. “ Thời gian ngủ không đúng tiêu chuẩn thì nhất định sẽ
ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.”

Trên thực tế, ở mỗi một độ tuổi khác nhau thì nhu cầu về giấc

ngủ của trẻ lại khác nhau, nhưng cơ địa của từng là trẻ khác
nhau nên có thể có trẻ ngủ ít hơn thời gian quy định, có trẻ
ngủ nhiều hơn thời gian quy định.
Về mặt nguyên tắc, chỉ cần tinh thẩn của trẻ tốt, ăn uống bình
thường, tiêu hóa không có vấn đề gì, trọng lượng của trẻ tăng
đều là được, việc ngủ không đủ theo thời gian tiêu chuẩn
cũng không quá ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Tất
nhiên, nếu thời gian ngủ của trẻ khác xa quá nhiều so với tiêu
chuẩn, ví dụ như bé mới sinh phải ngủ từ 16-18 tiếng, nhưng
bé nhà bạn ngủ chưa đến 12 tiếng thì bạn cũng nên tham
khảo ý kiến bác sĩ để kiểm tra tình hình sức khỏe của bé.

3. “Nhất định phải tạo thói quen ngủ trưa cho trẻ.”

Đối với những trẻ từ 3 tuổi trở lên, ban ngày các bé rất sung
sức, chơi và hoạt động luôn chân tay sẽ giúp bé tiêu hao sức
lực, đảm bảo là buổi tối sẽ ngủ rất ngon. Chỉ cần ngủ đủ ban
đêm, chất lượng giấc ngủ tốt là có thể đảm bảo cho sự phát
triển của bé rồi. Cho nên, nếu bé không có nhu cầu ngủ trưa
thì các bố mẹ không không cần phải ép bé đi ngủ.

4. “ Bế trẻ ngủ sẽ tạo cho trẻ cảm giác an toàn, khiến trẻ
dễ ngủ hơn.”

Đúng là khi còn nhỏ, bế ngủ sẽ tạo cho bé cảm giác an toàn,
nhưng cũng rất dễ sinh ra thói quen ỷ lại cho bé. Khi bé lớn
hơn chút nữa, chúng ta rất khó thay đổi thói quen đó của bé.
Khi ấy mỗi lần bé đi ngủ là lại phải bế bé, không bế bé thì bé
sẽ không ngủ. Vì vậy, các bố mẹ nên rèn cho bé tính tự lập
khi ngủ, rèn cho bé thói quen ngủ trên giường.


5. “ Khi đang ngủ, trẻ khẽ giật mình hay động đậy, vỗ vỗ
nhẹ có thể giúp bé tiếp tục đi vào giấc ngủ.”

Khi trẻ ngủ sẽ có hai trạng thái là ngủ sâu và ngủ nông. Đối
với các trẻ, nhất là trẻ sơ sinh, ngủ sâu và ngủ nông chiếm tỷ
lệ 50/50, và hai trạng thái đó thường đan xen nhau. Lúc ngủ
sâu, bé hoàn toàn trong trạng thái nghỉ ngơi, không có bất kì
hoạt động nào khác ngoài việc đôi khi khẽ giật mình hay khẽ
nhếch miệng; lúc ngủ nông, tay, chân và cả cơ thể bé sẽ vẫn
động đậy, trên mặt bé vẫn có những biểu hiện như nhíu mày,
mỉm cười….


Vì vậy, nếu thấy bé có những cử động nhẹ như trên thì bạn
cũng đừng vội vàng vỗ nhẹ, bế bé hoặc cho bé bú, hãy quan
sát một lúc xem bé có ngủ tiếp hay không. Nếu không thì bạn
đã vô tình làm gián đoạn giấc ngủ của bé. Nếu bé bật khóc
hoặc cử động mạnh thì lúc đó chúng ta mới bế bé lên dỗ hoặc
cho bé bú.

6. “ Trẻ ngáy chứng tỏ rằng trẻ ngủ rất say.”

Đôi khi trong lúc trẻ ngủ sẽ có hiện tượng trẻ ngáy, tiếng
ngáy đó có thể là do việc bị cảm gây ra, khi hết bị cảm thì
hiện tượng đó cũng sẽ mất đi. Nhưng nếu trẻ thường xuyên
ngáy thì rất có thể là do vòm họng của bé bị phì đại, amidan
bị phì đại hoặc những nguyên nhân khác gây khó khăn cho
việc hít thở ở phần mũi – họng của trẻ. Lúc này, cũng có một
vài trẻ sẽ xuất hiện hiện tượng tắc mũi, phải mở miệng khi

thở. Khi thấy các bé có hiện tượng ngáy nhiều, mở miệng khi
thở thì tốt nhất bạn nên đưa bé đến bác sĩ để khám.

7. “ Lúc còn nhỏ cũng không cần thiết phải tập cho trẻ
thói quen ngủ đúng giờ, đợi đến khoảng 2-3 tháng trước
khi cho trẻ đi nhà trẻ thì tập cũng được.”

Trên thực tế, từ 0-1 tuổi là thời gian quan trọng hình thành
thói quen ngủ cho trẻ, nhịp sinh học 24 giờ đã hình thành khi
bé được 1 tuổi. Nhưng có rất nhiều bố mẹ đến khi phải đi làm
rồi, phải đưa bé đi nhà trẻ rồi mới nghĩ đến việc điều chỉnh
thói quen ngủ theo giờ giấc của bé. Một khi thói quen ngủ
của bé đã hình thành rồi thì rất khó để thay đổi hoặc điều
chỉnh. Vì vậy, từ lúc bé được 4-5 tháng tuổi chúng ta nên ý
thức ngay đến việc tạo thói quen ngủ đúng giờ giấc cho bé.

×