Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tài liệu Trẻ dễ mắc hội chứng blue baby vì ăn phải thịt bẩn ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.01 KB, 11 trang )



Trẻ dễ mắc hội chứng
blue baby vì ăn phải thịt
bẩn

Nếu ăn phải thịt ôi thiu đã được tẩy rửa bằng bột săm-
pết, trẻ em có thể sẽ bị mắc hội chứng da xanh xao, ung
thư, thậm chí tăng nguy cơ tử vong
Bột săm – pết, hóa chất đang được dùng để tẩy rửa thịt ôi
thiu, bốc mùi sẽ làm suy giảm khả năng vận chuyển oxy đến
các tế bào, tăng nguy cơ gây ung thư và đặc biệt nó có thể
gây ra triệu chứng xanh xao – hội chứng blue baby đặc biệt
nguy hiểm ở trẻ em.

Trẻ em mắc hội chứng blue baby vì ăn phải thức ăn bẩn
Vừa qua, bệnh viện Nhi Trung Ương vừa tiếp nhận một bệnh
nhân là cháu Linh Giang (4 tuổi, trú tại quận Hai Bà Trưng –
Hà Nội) nhập viện cấp cứu trong tình trạng da có màu hơi
xanh, khó thở.
Trẻ em rất dễ mắc phải hội chứng blue baby nếu ăn phải thức
ăn không đảm bảo
Hội chứng này cũng được gọi là methemoglobin, là một hiện
tượng rối loạn máu. Máu không mang đủ oxy đi khắp cơ thể.
Rối loạn này có thể được di truyền hoặc mắc phải do tiếp xúc
với một số thuốc, chẳng hạn như kháng sinh, hóa chất và
nitrat được tìm thấy trong thực phẩm và nước uống.
Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư
vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế.
“Trong trường hợp của cháu Giang, nguyên nhân có thể là do
cháu đã tiếp nhận một lượng khá lớn nitrat thường có trong


các hóa chất bảo quản thực phẩm và nước uống trong các bữa
ăn hàng ngày. Trải qua một thời gian dài khiến sức khỏe của
cháu suy yếu dần, da xanh xao, khó thở và mắc hội chứng
blue baby” – Bác sỹ điều trị cho cháu Giang cho biết.
Theo chị Nguyễn Thị Ngọc Điệp, mẹ của cháu Giang, hàng
ngày chị vẫn cho cháu ăn những thức ăn bình thường cùng
với cả nhà.
“Tôi vẫn ra chợ mua thịt cá về nấu và tẩm bổ cho cháu. Cháu
không khảnh ăn nhưng không hiểu sao vẫn không tăng cân
mấy. Không những vậy, cháu còn hay kêu tức ngực, khó thở
và mới đây thôi người cháu bỗng xanh xao, tím tái nên gia
đình tôi phải đưa cháu vào bệnh viện”
Cũng theo chia sẻ của chị Điệp, trước đây gia đình cũng nhận
thấy da cháu Giang hơi xanh xao, nhưng đi khám thì bác sỹ
bảo cháu bị thiếu máu, cần bổ sung sắt nên gia đình cũng
không để ý lắm.
Chị Điệp chỉ tập trung bồi bổ cho cháu bằng thịt, cá hàng
ngày và nghĩ rằng dần dần sẽ ổn chứ không ngờ rằng chính
những loại thịt cá có chứa chất bảo quản, không đảm bảo an
toàn có thể đã khiến cháu mắc hội chứng blue baby.
Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến
thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình,
những bài thuốc chữa bệnh nhân gian.
Cũng theo bác sỹ, hội chứng blue baby thường xảy ra ở trẻ sơ
sinh, chủ yếu trẻ 6 tháng tuổi hoặc nhỏ hơn nữa, tuy nhiên trẻ
em lớn và người lớn cũng không thoát khỏi căn bệnh này.
Da của một em bé bị hội chứng này có màu hơi xanh nên
cũng khó phát hiện ở những trẻ có tông màu tối hơn.
Hóa chất tẩy rửa thịt ôi thiu làm tăng nguy cơ mắc hội chứng
blue baby và ung thư ở trẻ nhỏ

Gần đây, dư luận đang xôn xao vì một hóa chất độc hại có
tên là săm – pết được sử dụng để tẩy rửa thực phẩm ôi thiu
thành tươi mới, đánh lừa người tiêu dùng.
Vẫn biết, đây là một loại hóa chất độc hại, song cụ thể hóa
chất này là gì và tác hại của nó đến sức khỏe con người, đặc
biệt là trẻ em sẽ như thế nào?

Bột săm-pết đang được bán tràn lan trên thị trường Hà Nội
và được dùng để tẩy rửa thịt ôi
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện công nghệ sinh học
và công nghệ thực phẩm, ĐH Bách Khoa, Săm-pết có tên
tiếng Pháp là salpêtre hay tên tiếng Anh là sanpet (hoặc
saltpetre, salt peter…). Cách đọc săm-pết thực ra là cách gọi
chệch đi từ tiếng nước ngoài.
“Hiện nay tại Việt Nam, bột săm-pết vẫn còn gây tranh cãi vì
có người cho rằng săm-pết là tên thương mại cho muối kali
nitrat (hay còn gọi là potassium nitrate: KNO3), nhưng một
số ý kiến khác lại cho rằng bột săm-pết thực chất là Natri
sunphat (Na2SO4), là một loại hóa chất tẩy trắng được dùng
trong công nghiệp” – Ông Nguyễn Đắc Lộc, Phó Chi cục
trưởng Chi cục quản lý thị trường thành phố Hà Nội cho biết.
Nếu săm-pết là KNO3 thì đây là chất dễ hoà tan trong nước
và có khả năng hút ẩm. Nó thường được dùng cho các mục
đích công nghiệp như sản xuất thuốc súng, kíp nổ, pháo hoa,
diêm và sử dụng trong luyện kim.
Ngoài ra, nó còn được sử dụng trong nông nghiệp như một
loại phân bón để cung cấp kali và nitơ (đạm) cho cây trồng
(KNO3 có khoảng 39% kali và khoảng 14% nitơ).
Trong kali nitrat, yếu tố được quan tâm khi đề cập tính độc
hại là nitrat (NO3), còn với kali thì thường được xem là

không độc hại gì. Nitrat khi đi vào cơ thể ở mức bình thường
(không nhiều lắm) thì không gây hại cho cơ thể.
Thế nhưng, vấn đề là ở chỗ: trong hệ tiêu hoá nitrat có thể bị
khử thành nitric (NO2). Nitric là chất có khả năng biến
hemoglobin trong máu (chất đóng vai trò vận chuyển oxy)
thành chất methemoglobin (chất không có khả năng vận
chuyển oxy).
Do đó, nếu lượng nitrat vượt quá mức cho phép, lượng nitric
được tạo thành sẽ nhiều lên và làm suy giảm khả năng vận
chuyển oxy đến các tế bào.
Về lâu dài, nó có thể gây ra triệu chứng xanh xao, đặc biệt là
ở trẻ em (hội chứng blue baby). Hệ quả xấu nhất là có thể
gây bất tỉnh, thậm chí tử vong do thiếu oxy cung cấp cho tế
bào cơ thể. Bên cạnh đó, nitric có khả năng ảnh hưởng đến
hoạt động của tuyến giáp và được cho là làm tăng nguy cơ
gây ung thư.
“Tuy nhiên, điều đáng nói là KNO3 nói chung và nitrat nói
riêng không phải là chất bị cấm sử dụng trong thực phẩm. Nó
được phép sử dụng trong thực phẩm với liều lượng nhất định
như một chất phụ gia bảo quản.
Cụ thể, theo các tiêu chuẩn về phụ gia cho thực phẩm của
EC, KNO3 được phép sử dụng cho thực phẩm như là chất
phụ gia giữ màu, có mã số quốc tế (hay chỉ số E) là E252 (E:
Europe: châu Âu. Ở VN mã số của chất này được đề cập
trong các tài liệu là 252)” – PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh cho
biết.
Tại nước ta, theo quyết định số 867/1998/QĐ-BYT của Bộ Y
tế về “danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực
phẩm”, mức giới hạn tối đa cho phép của hàm lượng KNO3
cho các sản phẩm thịt hộp, thịt muối, lạp xưởng, jambon là

500mg/kg (500mg KNO3 trong 1kg thực phẩm).

Nếu ăn phải thịt ôi thiu đã được tẩy rửa bằng bột săm-pết,
trẻ em có thể sẽ bị mắc hội chứng da xanh xao, ung thư, thậm
chí tăng nguy cơ tử vong
Bên cạnh đó, trong một kết quả kiểm nghiệm gần đây, theo
thông tin từ Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm
Quốc gia, trong một mẫu bột săm-pết mới được kiểm nghiệm
cho thấy hóa chất này có tên là Natri sunphat (Na2SO4), là
một loại hóa chất tẩy trắng được dùng trong công nghiệp và
không nằm trong danh mục phụ gia được sử dụng trong thực
phẩm do Bộ Y tế quy định.
“Hóa chất Na2SO4, trong công nghiệp có thể dùng để tẩy
trắng, làm bào mòn thậm chí ngay trong lĩnh vực y tế khi kết
hợp ở chiết xuất với một số hoạt chất khác sẽ trở thành loại
dung dịch sát khuẩn mạnh. Nhưng nếu khi lạm dụng hóa chất
này trong lĩnh vực thực phẩm thì sẽ gây hại tới sức khỏe của
người tiêu dùng” - Theo ThS. Phùng Văn Trung – Phó
phòng Hóa học các hợp chất thiên nhiên (Viện Công nghệ
hóa học).
Tuy nhiên, dù săm-pết có là KNO3 hay Na2SO4 thì đều có
chứa độc tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, mà
nghiêm trọng nhất là tăng nguy cơ gây ung thư ở cả người
lớn và trẻ em, ngoài ra còn nó có thể gây ra triệu chứng xanh
xao – hội chứng blue baby đặc biệt nguy hiểm ở trẻ em.

×