Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tài liệu Kém thông minh vì nhiễm giun kim doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.81 KB, 9 trang )



Kém thông minh vì
nhiễm giun kim

Ăn nhiêu nhưng vẫn còi cọc , mới tẩy giun nhưng bé vẫn
xanh xao, hay nôn ói, học hành không tập trung. Có thể
con bạn đang bị giun kim “hành”!

Ảnh minh họa.
Tẩy giun định kỳ vẫn nhiễm
“Con nhà người ta chẳng tốn kém gì mà vẫn lớn như thổi,
con mình được chăm chút chi li mà như cây kẹo mút dở” mỗi
lần cho con ăn, chị Nguyễn Thị Vân (Mỹ Đình, Từ Liêm) lại
than thở như vậy. Nghe bạn bè mách, chị cho bé dùng men vi
sinh, sữa chua lợi khuẩn của Nhật nhưng cũng không thấy
khá hơn.
Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư
vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế.
Có người tỏ ra kinh nghiệm bảo “Hay bé bị nhiễm giun rồi”
thì chị khẳng định “như đinh đóng cột”: “Vừa tròn 2 tuổi, tôi
đã cho bé uống thuốc tấy giun rất đúng định kỳ, mỗi năm 2
lượt. Con chị đã học lớp 2 mà vỏn vẹn chỉ có 14kg. Sốt ruột
quá chị phải đưa đi khám dinh dưỡng. Bác sỹ cho đi xét
nghiệm thì biết bé bị nhiễm giun kim nặng. Cầm tờ giấy báo
kết quả, chị Vân vẫn còn thắc mắc: “Tôi cũng mới cho bé
uống thuốc xổ hai tháng trước”.
Ghi nhận của chúng tôi tại Phòng xét nghiệm Ký sinh trùng
và Vi nấm, Bệnh viện 103 “Hà Đông, Hà Nội) cũng thấy
không ít bà mẹ than thở như chị Vân. Nhiều người không biết
rằng thuốc tẩy giun định kỳ có thể ngăn chặn tái nhiễm gium


móc, giun tóc, giun đũa nhưng lại rất ít hiệu quả trong việc
ngăn chặn tái phát giun kim. . Nguyên nhân là vòng đời của
giun kim ngắn ( chỉ khoảng 1,5-2 tháng) và chúng thuộc dạng
rất dễ tái nhiễm. Thuốc tẩy có thể diệt được giun trong đường
ruột nhưng không giết được trứng giun kim trong môi
trường và ở nếp nhăn hậu môn vì vậy trong khoảng giữa hai
chu kì tẩy, chúng sẽ lại nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể trẻ.
Trẻ nhỏ (dưới 12 tuổi) có tỷ lệ mắc giun kim cao hơn người
lớn vì các em có thói quen nghịch đất, mút tay, ngậm đồ
chơi…nên dễ tiếp xúc với mầm bệnh. Thống kê của Phòng
xét nghiệm Ký sinh trùng và Vi nấm, Bệnh viện 103 cho thấy
tỷ lệ nhiễm giun kim ở một số trường mần non lên tới 90%.
Suy dinh dưỡng, học kém, viêm nhiễm
Mỗi loại giun gây ra những hệ lụy khác nhau cho cơ thể, giun
kim không chỉ ăn mòn dinh dưỡng mà còn ảnh hưởng
nghiêm trọng tới sự phát triển tâm thần kinh của bé. Khi vào
hệ tiêu hóa, giun kim lấy đường, lipid, vitamin, các chất
khoáng để tạo ra năng lượng cho hoạt động sống của chúng.
Vì vậy, khi trẻ nhiễm mức độ nặng sẽ thiếu lượng lớn
vitamin B12 và các yếu tố vi lượng như đồng, kẽm và magie
gây thiếu máu, xanh xao. Hệ thần kinh của trẻ hạn chế phát
triển vì thiếu dưỡng chất và các enzyme nên các em khó tập
trung, học kém.
Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến
thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình,
những bài thuốc chữa bệnh nhân gian.
Giun kim còn gây nên những tổn thương niêm mạc ruột,
làm rối loạn tiêu hóa hoặc gây tình trạng viêm ruột mạn tính
khiến bé hay buồn nôn, đau bụng âm ỉ, chậm lớn, chán ăn
hoặc ăn nhiều nhưng không tăng cân. Trong tình trạng nhiễm

giun kim cấp thì trẻ có thể bị viêm ruột thừa, làm thủng ruột
hoặc chui lên bàng quang, vào phổi, lên mũi gây ra viêm
nhiễm các cơ quan. Về đêm giun thường bò ra hậu môn để
trứng gây kích thích nôn ngứa nên trẻ ngủ không ngon giấc,
quấy khóc. Trẻ bị ngứa, gãi nhiều còn gây viêm nhiễm cơ
quan sinh dục, những bé gái đến tuổi dậy thì còn có thể bị rối
loạn kinh nguyệt, viêm âm đạo, âm hộ.

Phát hiện sớm nhiễm giun kim
Với giun kim, cha mẹ không nên chủ quan rằng con đã uống
thuốc tẩy giun định kì mà lơ là việc kiểm tra. Ở bất cứ điều
kiện nào cũng nên cho trẻ đi khám giun kim khi có các triệu
chứng:
Trẻ hay ngứa, gãi ở hậu môn.
Xanh xao, kém ăn, mất ngủ, hay tè dầm.
Hay bứt rứt, quấy khóc, giật mình.
Kém ăn, không tập trung khi nghe cha mẹ nói, khi học tập.
Loại trừ hoàn toàn, cách nào?
Để biết chính xác mức độ nhiễm giun kim ở trẻ, cha mẹ nên
đi con đi xét nghiệm tìm trứng ở nếp nhăn hậu môn bằng
phương pháp áp giấy bóng kính. Sau khi xác định trẻ nhiễm
giun cần tiến hành điều trị cho trẻ bằng hai liều thuốc
mebendazole hoặc albendazole liên tiếp cách nhau 3 tuần.
Trong trường hợp điều trị giun kim bằng thuốc cho trẻ nhất
thiết phải có sự kê toa của bác sỹ. Sau đó cần cho bé bổ sung
dinh dưỡng tốt, vitamin B12 và các yếu tố vi lượng như
đồng, kẽm, magie…
Môi trường sống chung quanh bé là một trong những nguy cơ
tái nhiễm giun kim nhanh nhất. Để phát huy hiệu quả của lần
điều trị, cha mẹ cần thực hiện biện pháp chống tái nhiễm:

thường xuyên cắt móng tay, cho bé rửa tay trước khi ăn, giặt
ủi quần áo, chăn màn cho trẻ, cọ rửa sàn nhà, đồ chơi…
Đặc biệt giun kim có khả năng lây nhiễm giữa người với
người nên trẻ dễ bị mắc bệnh từ bạn học. Vì vậy cần giáo dục
cho bé giữ vệ sinh ở lớp học, không để móng tay dài, không
lê la trên sàn hay những nơi không sạch sẽ .
Với trẻ dưới 1 tuổi, độ tuổi chưa được phép uống thuốc trị
giun, bạn hãy có thể “xử lý” giun kim cho bé bằng cách:
Kiểm tra hậu môn khi trẻ đi ngủ. Dùng miếng bông tẩm nước
đường đặt vào khe hậu môn khe hậu môn khoảng 15 phút.
Sau đó vạch nhẹ hậu môn có thể nhìn thấy giun kim trong
từng nếp nhăn. Bạn hãy lấy nhíp kẹp bông để bắt giun, kiên
trì làm trong vài ngày.
Dùng nước muối hoặc xà bông tắm rửa hậu môn cho bé. Vệ
sinh sạch sẽ chăn gối ngủ, có thể cho vào luộc trong nước
sôi.
Có thể cho thêm lá hẹ, bột hạt bí ngô, tỏi vào thức ăn dặm
cho trẻ.
Giữ vệ sinh cho bé. Dùng nước lá trầu, phèn chua để rửa hậu
môn cho bé vì nước lá trầu có thể giết được trứng giun kim.
Sử dụng phương pháp tự nhiên
Vì tình trạng giun kim tái nhiễm nhanh nên bạn có thể tận
dụng thực phẩm sau thường xuyên để hạn chế nguy cơ nhiễm
nặng:
Hạt cau và bí ngô: Dùng hạt cua già và hạt bí ngô khô,
nghiền nhỏ, trộn lẫn, pha với nước cho trẻ uống 3-6g mỗi
ngày.
Lá hẹ: Lá hẹ chứa hoạt chất odorin, một loại kháng sinh
mạnh nên có thể giết được giun kim Bạn có thể cho trẻ ăn
canh hẹ hoặc dùng lá hẹ sắc lấy nước cho trẻ uống hằng

ngày.
Lá ớt non: Bạn có thể dùng lá ớt nấu canh cho trẻ vào bữa
chiều hoặc tối.
Rau sam: Rửa sạch, thêm ít muối, giã nát, vắt lấy nước, cho
bé uống liên tục 5-7 ngày vào buổi sáng sớm, lúc bụng đói.
Tỏi: Ngâm tỏi trong rượu trắng khoảng một tháng. Cho bé
uống vào buổi sáng khi bụng còn đói và buổi tối trước khi đi
ngủ. Mỗi lần chỉ nên cho bé uống khoảng 5-10 giọt hoặc tối.

×