Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tài liệu Hệ thống phân vị và phân loại docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (923.82 KB, 20 trang )

Chương 4: HỆ THỐNG PHÂN VỊ
VÀ PHÂN LOẠI
4.1 Hệ thống phân vị
Quan điểm cấu trúc coi tự nhiên là tập hợp có qui luật của những
địa tổng thể lớn nhỏ và phương pháp nghiên cứu tự nhiên đồng thời
từ trên xuống và từ dưới lên yêu cầu giải quyết vấn đề hệ thống
phân vị.
Tất cả các nhà địa lý tự nhiên đều thừa nhận trong quá trình hình
thành các địa tổng thể, luôn luôn có sự tham gia của các qui luật địa
lý phổ biến là qui luật địa đới và qui luật phi địa đới, nhưng sự
đánh giá vai trò cụ thể của qui luật phổ biến ấy lại rất khác nhau, đó
là nguồn gốc của sự phân tán ý kiến trong việc xây dựng hệ thống
phân vị. Có thể phân ra ba nhóm hệ thống phân vị chính.
4.1.1 Nhóm thứ nhất
Nhóm thứ nhất coi nhân tố phi địa đới, cụ thể là nhân tố địa chất-
địa mạo, luôn luôn chiếm vai trò chủ đạo trong sự phân hóa địa
tổng thể ở tất cả các cấp, các tính chất khác của địa tổng thể như
khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật chỉ được xét trong mối liên
quan trực tiếp, trong khung cảnh có sẵn của cơ sở địa chất, địa
mạo. Đại điện cho nhóm này có hệ thống của N.A Xontxev (1958,
1960)
Xứ - Miền – Quận – Khối – Cảnh
• Ưu điểm của nhóm này là dễ dàng vạch ranh giới các địa tổng
thể và sự phụ thuộc trên dưới cũng rõ ràng.
• Nhược điểm chủ yếu là quá coi nhẹ tác động của qui luật địa
đới đã được thừa nhận như vòng, đới…
2
4.1.2 Nhóm thứ 2
Nhóm thứ 2 coi nhân tố địa đới và phi địa đơi có giá trị ngang nhau
trong sự hình thành hệ thống phân vị, vì thế trong hệ thống đều
thấy sự có mặt của các qui luật địa đới và phi địa đới với những


đơn vị đại diện cho chúng. Tuy vậy có thể chia nhỏ thành 3 nhóm
phụ, tùy theo sự đánh giá quan hệ tương hỗ giữa các qui luật đó.
Nhóm phụ 1
Tiêu biểu F.N. Minkov (1956, 1959), coi qui luật địa đới và phi địa
đới ngang nhau tới mức là phải luân phiên nhịp nhàng hai đơn vị
ấy. Nếu cấp đơn vị thứ nhất theo dấu hiệu địa đới (sinh – khí hậu)
thì cấp phân vị thứ hai phải dùng dấu hiệu phi địa đới (địa chất –
địa mạo).
Vòng – Xứ – Đới – Khu – Dải – Vùng
Sự luân phiên máy móc như vậy là chủ quan, phi tự nhiên. Các qui
luật địa đới và phi địa đới có nguồn gốc phát sinh hoàn toàn khác
nhau, độc lập với nhau, không thể có sự lệ thuộc trọn vẹn giữa các
đơn vị địa đới và phi địa đới.
Thí dụ xứ không thể nằm trọn trong một vòng nhiệt, đới không chỉ
hạn chế trong ranh giới một xứ. Có thể thấy rằng: tại đồng bằng, sự
phân hóa địa đới rất rõ, có thể chia đới thành á đới hoặc dải, còn tại
xứ núi thì dễ dàng chia ra các khu hơn là các đới.
Nhóm phụ 2
Có sự luân phiên không nhịp nhàng giữa địa đới và phi địa đới,
trong đó yếu tố phi địa đới là yếu tố trội khá rõ:
• A.A. Grigoriev (1957)
Vòng – Ô hay khu – Đới – Miền – Khối – Vùng – Cảnh
3
Cũng như nhóm phụ trên, nhóm phụ này coi qui luật địa đới là qui
luật phân hóa cơ bản của lớp vỏ địa lý…
Nhóm phụ 3
Xem xét đồng thời cả hai nhân tố địa đới và phi địa đới trong tất cả
mọi cấp phân vị, do đó không có sự luân phiên nào cả. Hệ thống
của N.I.Mikhailov (1962) như sau:
4.1.3 Nhóm thứ 3

Nhóm thứ 3 quan niệm rằng không thể có sự phụ thuộc trực tiếp
giữa hai nhân tố địa đới và phi địa đới vì chúng xuất phát từ những
nguồn gốc phát sinh khác nhau. Nếu như sự thay đổi của bức xạ
mặt trời theo góc nhập xạ là nguyên nhân chính của sự phân hóa
địa đới thì sự phân hóa của các phân vị phi địa đới lại bắt nguồn từ
quá trình nội lực, vì thế không thể sắp xếp các đơn vị địa đới và phi
địa đới theo một dẫy như hai nhóm trên mà phải sắp xếp thành hai
dẫy chính. Chỉ những đơn vị liên kết hay đan cắt mới có sự đồng
nhất về cả hai mặt địa đới và phi địa đới.
4
• Hệ thống của D.L. Armand (1964) như sau:
Nhược điểm chung của nhóm 3 là quá cường điệu tính độc lập của
hai dẫy địa đới và phi địa đới. Ta biết rằng không có một địa điểm
nào trên trái đất chỉ biểu hiện các nét địa đới và nét phi địa đới, tất
cả những nét thuộc hai loại đó bao giờ cũng đi cùng với nhau, tuy
rằng khi thì nét này có rõ rệt hơn, lúc thì nét kia có trội lên, phụ
thuộc vào hoàn cảnh địa lý cụ thể và giai đoạn cụ thể.
5
4.1.4 Hệ thống phân vị của Vũ Tự Lập (1974)
Để khắc phục những nhược điểm của các nhóm trên, Vũ Tự Lập đề
nghị một thang phân vị như sau:
4.2 Chỉ tiêu xây dựng các phân vị
4.2.1 Nguyên tắc chung
• Vì đặc trưng của một địa tổng thể là bao gồm các thành phần,
nên khi xét phải lưu ý đến tất cả các thành phần từ địa chất –
địa mạo, khí hậu – thủy văn đến thổ nhưỡng – sinh vật, nghĩa
là phải sử dụng một phức hệ dấu hiệu cho tất cả các cấp.
6
• Các địa tổng thể chỉ có tính đồng nhất tương đối, không đồng
cấp, nên ở mỗi cấp có thể thay đổi trật tự chính phụ, trội và

thứ yếu. Thí dụ, khi xét cấp đới, phải ưu tiên cho điều kiện
sinh khí hậu. Khi xét cấp xứ, phải đặt điều kiện địa chất-địa
mạo lên hàng đầu.
• Trong mỗi phức hệ dấu hiệu chẩn đoán phải nêu lên được hai
tiêu chuẩn: tiêu chuẩn về tính độc đáo và tiêu chuẩn về tính
phức tạp.
 Tính độc đáo thể hiện cấu trúc thẳng đứng của địa tổng
thể, ví dụ: núi cacxtơ nửa kín với các dạng cacxtơ trẻ
lại và đồi núi cacxtơ phủ tàn tích...
 Tính phức tạp thể hiện bởi cấu trúc ngang của địa tổng
thể, ví dụ: đồi thấp bào mòn xâm thực, chia cắt trung
bình và thung lũng bồi tụ – xâm thực phức tạp.
Các chỉ tiêu xây dựng sẽ chính xác, khách quan, nếu như các thông
số đưa ra có tính định lượng, ví dụ: độ cao tương đối, độ cao tuyệt
đối, độ dốc của địa hình, yếu tố khí hậu, thủy văn…
4.2.2 Chỉ tiêu của các cấp phân vị trên cấp cảnh
Trong giáo trình này, các phân vị trên cấp cảnh được lựa chọn từ
thang phân chia của D.L. Armand (1964) và của Vũ Tự Lập (1974).
Trong đó cấp trên cảnh bao gồm các phân vị:
• Chủ yếu chi phối bởi qui luật địa đới: Lớp vỏ địa lý-vòng-đới-
á đới.
• Chủ yếu chi phối bởi qui luật phi địa đới: Lớp vỏ địa lý- ô địa
lý-xứ-miền-khu-đai cao.
7
Bảng 4.1 Đặc điểm các phân vị trên cấp cảnh
Phân vị Chỉ tiêu phân loại Ghi chú
Địa lý
quyển
Cấp lớn nhất, không phân
chia

Ranh giới trên là đỉnh tầng đối lưu , ranh
giới dưới vỏ Trái đất
Đất liền –
Đại dương
Thành phần vật chất, Sự hấp
thu năng lượng mặt trời, các
qui luật địa lý phổ biến
Ranh giới rõ ràng (Các lục địa và đại
dương)
Ô địa lý Bình lưu khí quyển, vùng
duyên hải có các dòng biển
nóng hay lạnh
Ranh giới trùng với các dãy núi lớn
(chắn gió), front của các khối khí lục địa
và đại dương. Các ô khác nhau do tính
lục địa của khí hậu: khô, ẩm, nóng
Vòng địa lý Dựa vào nhiệt lượng, cán cân
bức xạ (Kcal/cm
2
/năm) hoặc
tổng nhiệt độ trên 0
o
C.
Vòng địa lý gồm các đới nên ranh giới
vòng là ranh giới ngoại vi (Xích đạo:
tổng nhiệt độ > 9500
o
, Nhiệt đới: 7500
o
)

Xứ địa lý
(vài chục
vạn-vài triệu
km
2
Đơn vị kiến tạo-địa mạo lớn,
có đại khí hậu riêng thể hiện
bằng chế độ nhiệt (liên quan
đến độ cao tuyệt đối và chế
độ ẩm (liên quan đến độ lục
địa của một ô nào đó
Ranh giới vạch theo địa hình, cấu trúc
địa chất kiến tạo và đại khí hậu (xứ Hoa
Nam, xứ Đông Dương).
Các đới khi chạy qua xứ bị biến dạng do
sự phân phối lại nhiệt-ẩm do điều kiện
đại địa hình và địa ô.
Đới địa lý
(hàng chục
vạn-hàng
triệu km2,
rộng 5-10
o
vĩ tuyến)
Chỉ số tương quan nhiệt ẩm
(chỉ số khô hạn hoặc thủy
nhiệt), có một kiểu địa thực
vật, kiểu thổ nhưỡng địa đới
Ranh giới xét theo các kiểu thổ nhưỡng
– thực vật địa đới. Đới rừng chí tuyến

gió mùa, đới rừng á xích đạo.
Đới có thể gồm các á đới do có sự hỗn
giao của thực bì (á đới tai ga bắc và
taiga trung). Đới địa lý là bộ phận của
vòng địa lí nhất định.
Miền địa lý
Hàng vạn
-chục vạn
km
2
Sự đan xen giữa một xứ và
một đới.
Tại xứ đồng bằng, miền là một khúc đới
chạy qua xứ. Tại xứ núi, miền đới của
cấu trúc đai cao: miền bắc và đông bắc
Bắc Bộ, miền Nam Trung bộ và nam bộ.
Khu địa lý
Hàng ngàn
đến hàng
vạn km
2
Địa chất – địa mạo (quá
trình), Khu là cấp dùng cho cả
núi và đồng bằng.
Khu là sự phân hóa phi địa
đới thứ cấp trong miền.
Ở miền núi, khu ứng với hệ thống sơn
văn lớn. Ở đồng bằng, khu phân hóa
theo đặc điểm nham thạch hoặc quá
trình địa mạo.: khu Việt Bắc, khu Đông

Bắc, khu Đông Nam Bộ.
Đai cao địa

Tổng nhiệt độ và tương quan
nhiệt ẩm
Ranh giới phân chia theo độ cao:đai nội
chí tuyến gió mùa chân núi (0-600m),
đai ôn đới gió mùa trên núi (>2600m)
8
4.2.3 Chỉ tiêu cấp cảnh địa lý (cảnh quan)
Là cấp cơ sở, cấp cảnh địa lý có một vị trí rất quan trọng trong hệ
thống phân vị, do bản chất đáp ứng đầy đủ nhất yêu cầu của một
địa tổng thể (xem chương 1). Các chỉ tiêu phân chia cấp cảnh bao
gồm:
• Có sự đồng nhất cao cả hai phương diện địa đới và phi địa đới,
nghĩa là trong cảnh không có sự phân hóa chi phối bởi hai qui
luật này.
• Cảnh tương ứng với dạng trung địa hình (hay đơn vị kiến trúc
hình thái cấp 4), có kích thước từ 100 km
2
đến hàng ngàn km
2
.
• Đới ngang và đai cao là hai kiểu đặc trưng của cảnh bởi mối
liên hệ với cường độ nâng tân kiến tạo với điều kiện nhiệt –
ẩm trực tiếp của khí hậu (tổng nhiệt độ và tương quan nhiệt
ẩm) và sinh vật.
Trong cấu trúc thẳng đứng của cảnh địa lý, giữa nền địa chất địa
mạo và chế độ khí hậu thủy văn có mối quan hệ rất hữu cơ, các
kiểu loại đất cũng như kiểu loại quần thể thực vật thì được tổ hợp

theo những qui luật chặt chẽ trên loại đá cũng như trên các dạng
trung, tiểu địa hình và các yếu tố của chúng.
Cấu trúc ngang của cảnh cũng được đề cập đến, với tập hợp các
đơn vị cấu tạo trong đó có nhiều cấp nhưng cấp dạng là quan trọng
nhất, cho phép xác định cảnh từ dưới lên. Xét theo các mối quan hệ
không gian, chúng ta có thể gặp những cấu trúc ngang sau:
• Kiểu tập hợp song song: ví dụ, cảnh bờ biển bồi tụ mài mòn
do sóng bao gồm các cấu trúc phân dải song song giữa cồn cát
và lạch triều.
9

×