Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.6 KB, 4 trang )
Cây mần tưới
Mần tưới, có tên khác là trạch lan, lan thảo, hương thảo, co phất phử (Thái).
Cây cao 0,5 - 1m, phân nhiều nhánh, cành nhẵn, màu tím nhạt, lá mọc đối, mép lá
có răng cưa. Hoa mọc đầu cành hoặc nách lá, màu hơi tím cuống hoa có nhiều lông
ngắn. Quả màu đen nhạt. Cây mọc hoang hoặc trồng làm thuốc. Ngoài trồng làm
thuốc, nhân dân thường lấy ngọn non làm rau gia vị, nấu canh ăn giải nhiệt mùa hè.
Lá già nấu nước uống hàng ngày giúp ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt. Bộ phận dùng
làm thuốc là thân và lá. Mần tưới thường được thu hái vào mùa hè, cắt lấy đoạn
ngọn cành có lá, rửa sạch phơi trong bóng râm, sấy khô hoặc tươi làm thuốc. Theo
Đông y, mần tưới có mùi thơm đặc biệt, vị hơi đắng, cay, tính ấm, vào hai kinh:
can, tì. Có tác dụng hoạt huyết, phá ứ huyết, thông kinh lợi tiểu. Dùng chữa kinh
nguyệt không đều; phụ nữ sau sinh kém ăn, mệt mỏi, mất ngủ; giảm sưng đau do
mụn nhọt và có tác dụng xua đuổi muỗi và dĩn hiệu quả.
Bài thuốc chữa bệnh có sử dụng mần tưới
Giải nhiệt, tiêu hóa tốt: Mần tưới 20g (nên hái trước khi cây có hoa, thái nhỏ rồi
sấy khô) hãm với nước đun sôi hoặc sắc với 300ml nước còn 100ml, uống hàng
ngày.