Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Điều trị dự phòng hen ở trẻ em doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.65 KB, 6 trang )



Điều trị dự phòng hen ở
trẻ em

Điều trị hen ở trẻ em cần chú ý điều trị dự phòng là quan
trọng nhất. Khi trẻ có cơn hen cấp cần xử trí nhanh
chóng và theo dõi chặt chẽ.

Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet)
Các nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ hen ở trẻ ngày càng gia tăng
tại các thành phố lớn. Thống kê mới nhất cho thấy tại
TPHCM, tỷ lệ mắc hen ở trẻ em lên tới 30% và Hà Nội là
17%. 1/3 số bệnh nhân không được chẩn đoán đúng bệnh đã
dẫn đến điều trị không thích hợp, bệnh nhân dễ chuyển thành
thể hen nặng gây dị dạng lồng ngực, giảm phát triển cơ thể.
Các bác sĩ cho biết, đây là thời điểm bệnh hen tái phát và
thường gây ra những đợt hen cấp.
Tại phòng khám hen nhi, bệnh viện Bạch Mai, mỗi ngày có
gần 100 trẻ tới khám và chủ yếu là trẻ dưới 10 tuổi. Nhiều
trường hợp trước đây đã có tiền sử mắc hen phế quản, sau
một thời gian điều trị thấy các cháu không bị ho hay không
thấy những cơn rít nên đã ngừng điều trị.
Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư
vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế.
Hen là bệnh do viêm mãn tính đường hô hấp, có 4 triệu
chứng điển hình của bệnh là ho, khò khè, nặng ngực, tức và
thở ngắn hơi. Các cơn hen thường xảy ra khi có các yếu tố
kích thích, hay xảy ra vào ban đêm và gần sáng, do thay đổi
thời tiết, hít phải dị nguyên như bụi, phấn hoa, các chất gây
dị ứng, nước hoa, xà phòng, khói thuốc lá…


Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa Nhi, bệnh
viện Bạch Mai, việc không điều trị dự phòng đối với những
trẻ mắc hen đã dẫn tới tình trạng bệnh trở nên nặng hơn và
nhiều trường hợp trẻ lên những cơn hen cấp. Đối với những
trường hợp trẻ đến viện không kịp thời có nguy cơ dẫn tới tử
vong. Các nghiên cứu cho thấy, điều trị hen ở trẻ em cần chú
ý điều trị dự phòng là quan trọng nhất, khi trẻ có cơn hen cấp
cần xử trí nhanh chóng và theo dõi chặt chẽ.
Bệnh hen ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, thậm chí gây tử
vong nếu không được xử lý kịp thời. Các bác sĩ khuyến cáo
những người mắc bệnh hen cần biết các biện pháp ngừa cơn
hen như vậy có thể kiểm soát được và thậm chí là chữa khỏi.
Nên làm gì để phòng bệnh hen phế quản?
1. Cần mặc ấm cho trẻ về mùa lạnh, nhất là khi đi ra khỏi
nhà. Chỉ nên tắm cho trẻ khi không có cơn hen (trẻ vẫn ăn,
chơi bình thường).
Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến
thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình,
những bài thuốc chữa bệnh nhân gian.
2. Tắm ở buồng không có gió lùa, tắm nước ấm. Cần tắm
nhanh, tắm xong phải lau khô người cho trẻ ngay, lau bằng
khăn khô và mặc ngay quần áo cho trẻ.
3. Mùa lạnh mỗi lần chuẩn bị tắm, rửa cho trẻ nên chuẩn bị
một số phương tiện như: Quần áo sạch, lò sưởi, điều hòa
nóng (nếu có điều kiện) để sau khi tắm, rửa xong là cháu
được tiếp xúc ngay với khí ấm, hạn chế lạnh đột ngột làm
cho trẻ dễ bị cảm lạnh và nguy cơ xuất hiện cơn hen phế
quản trên trẻ có sẵn tiền sử bị hen.
4. Đối với trẻ có tiền sử hen phế quản thì không cho trẻ ăn,
uống các loại thức ăn có nguy cơ cao xuất hiện cơn hen như:

Tôm, cua, ốc. Bố, mẹ và người lớn không nên hút thuốc
trong nhà. Nếu chưa có điều kiện dùng bếp điện, bếp ga thì
nên cải tiến bếp đun củi, rơm, rạ bằng loại bếp ít khói. Không
nên nuôi chó, mèo trong nhà.
5. Cần phơi nắng chăn, gối, đệm mỗi khi có điều kiện. Trong
phòng ngủ của trẻ không nên quét nhà bằng chổi mà nên lau
bụi bằng khăn ướt, hút bụi bằng máy (nếu có thể).
6. Trẻ đã từng bị hen phế quản, đã được bác sĩ tư vấn và điều
trị cần nghe theo chỉ dẫn của thầy thuốc, đặc biệt cần điều trị
phòng hen theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bởi vì khi
trẻ bị hen phế quản, ngoài việc điều trị cắt cơn hen còn có
điều trị dự phòng. Mặt khác, điều trị bệnh hen phế quản trẻ
em không giống như người lớn về thuốc, liều lượng, cách
dùng… bởi lẽ “trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại”.

×