Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu Điều trị vết phỏng pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.89 KB, 2 trang )

Bị Phỏng
Bác sĩ Trần mạnh Ngô
Mỗi năm ở Mỹ có khoảng 1,250,000 người bị phỏng, 45,000 người phải vào nhà thương
và 4,500 người bị chết vì phỏng. 93% bị phỏng vì tai nạn như chuyện lửa bếp núc hay
nước quá nóng trong nhà tắm. 1/3 trẻ em dưới 10 tuổi bị phỏng phải vào nhà thương.
Phần lớn phỏng do nước sôi, lửa, chạm phải giây điện hay rờ vào chỗ cắm điện hoặc bàn
ủi.
Thương tích vì phỏng làm da hư, da giữ nước và dễ bị nhiễm trùng. Lúc đầu bị phỏng,
mạch máu co lại, khó lưu thông. Máu chảy chậm, tế bào nơi phỏng bị chết và vết phỏng
sẽ bị nặng thêm. Bởi vậy, khi chữa phỏng cấp cứu, người ta phải truyền nước biển ngay
cho bệnh nhân và phải ngừa nhiễm trùng. Nếu bị phỏng nặng, biểu bì và mạch máu ngoài
da bị hư, mất nhiều nước. Khi bị phỏng lâu, từ 8-12 giờ, là phỏng nặng.
Phân loại vết thương do phỏng gây ra gồm hai yếu tố căn bản. Nghĩa là phải xác đinh
phỏng nặng hay nhẹ và cũng tùy theo nguyên nhân gây phỏng và bề sâu của phỏng. Nếu
để lâu mới chữa phỏng, sẽ khó điều trị.
Phỏng vì nước sôi phần lớn ở ngoài da. Còn phỏng do điện giật gây ra hay do hóa chất tạt
vào da sẽ ăn xâu dưới da. Trẻ em hay người già thường bị phỏng nặng.
Khi bị phỏng nhẹ ngoài da, biểu bì chỉ bị hư hại nhẹ. Bệnh nhân than phiền đau chỗ bị
phỏng. Nếu bị vết phỏng khô, da đỏ lợt, có bọng nước. Khoảng 7 tới 14 ngày sau, vết
phỏng sẽ lành và không để lại thẹo.
Phỏng ngoài da có thể làm hư biểu bì, hư gốc lông hay tóc, hư móng tay chân, hư tuyến
mồ hôi, và hư thần kinh xúc giác.Vết phỏng xâu hơn làm da đỏ hơn, nổi bọng nước, và da
ẩm. Bệnh nhân bị phỏng cảm thấy đau đớn là bởi giây thần kinh cảm giác bị kích thích
hay đã bị hư. Trường hợp này, phỏng sẽ lành trong 14-21 ngày và để lại vết thẹo mờ,
nhưng vết phỏng đỏ có thể kéo dài cả tháng, để lại vết thẹo.
Nếu bị phỏng nặng sẽ làm da lợt và có nhiều bọng nước lớn hơn. Da biểu bì tất nhiên bị
hư, móng chân tay bị loạn dưỡng, lông tóc bị cháy, hạch tuyến mồ hôi và chất nhờn
không thể hoạt động được nữa. Bệnh nhân để lại vết thẹo nhăn nheo.
Nếu bị phỏng nặng hơn nữa thì cả bì và biểu bì da đều bị hư. Phỏng làm hư mô mỡ dưới
da, hư mô liên kết, mô thịt và đôi khi làm hư cả xương. Loại phỏng nặng như vậy phần
lớn là do điện dựt, hay do hóa chất hoăc thương tích nặng bị đốt thành tro. Vết phỏng sẽ


có chỗ đỏ, chỗ lợt, chỗ vàng, chỗ nâu hay đen như than. Vì phỏng làm hư thần kinh cảm
giác nên khi ấn xuống chỗ phỏng, bệnh nhân không cảm thấy đau đớn nữa. Điều trị loại
phỏng này phải giải phẫu hay thay da vì phỏng đã bị hư hại toàn.
Khi bị phỏng thì sẽ phải làm gì?
. Phải lập tức di chuyển lập tức bệnh nhân ra khỏi vùng gây phỏng. Dâp tắt lửa bằng nước
hay chăn mền.
. Gạt rửa chất hóa học khô, rội nước liên tục vào chỗ bị phỏng.
. Nếu mắt bị hóa chất tạt vào phải lâp tức xối nước vào mắt liên tục.
. Tắt cầu chì nếu đang bị phỏng do điện giựt.
. Kêu 911. Đưa bệnh nhân tới nhà thương cấp cứu.
Sau đó, nếu cần, các bác sĩ sẽ chuyển bệnh nhân tới trung tâm chữa phỏng. Mức điều trị
tùy theo bị phỏng lớn, nhỏ, nơi cơ thể bị phỏng hay nếu trong người bệnh nhân bị thêm
những thương tích nào khác. Ngoài ra còn tùy theo tuổi tác, hoặc bệnh nhân đang có
những chứng bệnh trầm trọng nào khác. Tất nhiên bị phỏng nặng phải được điều trị tại
những trung tâm chuyên môn.
Nếu phỏng nhẹ, có thể chữa trong phòng ngoại chẩn hay trong văn phòng bác sĩ gồm
những loại thuốc thoa như: Mafenide acetate (Sulfanylon 8.5%), Silver sulfadiazine
(Silvadene SSD Cream, Thermazene 1% cream), Silver Nitrate (0.5% solution),
Povidone-iodine. Một số trường hợp nghi nhiễm trùng, hay bị phỏng nặng có nguy cơ
nhiễm trùng, có dùng kháng sinh như oxacillin, mezlocillin, gentamycin. Nhưng việc xác
định phỏng nặng hay nhẹ rất quan trọng, phải hỏi ý kiến của bác sĩ.
Muốn tránh phỏng cho trẻ, phải làm gì?
Không để trẻ nhỏ gần bồn tắm một mình, vì nươc nóng có thể làm phỏng rất nhanh, chỉ
trong vài giây.
Cấm trẻ nhỏ không lại gần lò bếp, lò sưởi hay bàn ủi.
Không cho trẻ chơi những đồ bật lửa hút thuốc hay hộp quẹt.
Không cho trẻ lại gần chỗ nấu cà-phê bằng điện hay đồ ăn có giây điện lòng thòng vì trẻ
thích dựt giây điện làm đổ nước nóng vào người.
Cần tham khảo thêm với bác sĩ gia đình.
Reference: Đại Học Y Khoa Maryland, Baltimore:

/>



Bs Trần Mạnh Ngô
Xin tùy nghi sử dụng và phổ biến.
Xin ghi rõ nguồn: www.yduocngaynay.com

×