Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Rau đắng biển: Thức ăn ngon và vị thuốc tốt docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.17 KB, 5 trang )






Rau đắng biển: Thức ăn ngon và vị thuốc tốt



Hiện nay, cái thú ghiền ăn rau đắng nào đâu phải chỉ có ở những người dân dã thôn
quê mà đã lan đến tận các thành phố lớn. Các món ăn với rau đắng được phục vụ
tại các quán ăn bình dân cho đến các làng nướng, phố lẩu, thậm chí cả các nhà
hàng sang trọng. Vậy vì sao rau đắng lại có sức hấp dẫn trong ẩm thực đến như
vậy?


Rau đắng biển trong đời sống

Loài thực vật này có tên khoa học là Bacopa monniera. Nó được sử dụng trong nền
Y học cổ truyền Ấn Độ cách đây 3.000 năm. Những dược tính chữa bệnh hết sức
kỳ diệu của loài thực vật này đã khiến người dân cổ xưa Ấn Độ dành cho nó một
thái độ tôn kính. Những người Hindu giáo (Bà La Môn) còn gọi cây này là Brahmi,
vốn là một từ có nguồn gốc từ “Brahma”. Nếu những ai có biết về Hindu giáo, tôn
giáo hết sức thịnh hành ở Ấn Độ, thì rất dễ dàng biết rằng Brahma là đấng sáng
tạo, đó là một trong những ngôi trong tam vị nhất thể bên cạnh hai ngôi còn lại là
Vishnu (Đấng bảo tồn) và Shiva (Đấng hủy diệt).

Theo các tài liệu y học cổ của Ấn Độ, loài thực vật này có tác dụng giúp gia tăng
khả năng ghi nhớ, giảm sự mệt mỏi về tinh thần, giúp con người tỉnh táo hơn, chữa
bệnh động kinh, chữa một số bệnh về đường ruột Theo các nhà nghiên cứu,
người Ấn Độ đã sớm nhận thức tầm quan trọng của não bộ, vì cơ quan này đóng


vài trò quan trọng cho các hoạt động sống của con người và chính vì tác dụng diệu
kỳ của Bacopa monniera cho não bộ mà nó đã được các tín đồ Hindu tôn thờ và gọi
là “Brahmi”.

Thật ra, loài thực vật này cũng hết sức quen thuộc đối với người dân Việt Nam, đặc
biệt là những người dân sống ở đồng bằng Nam bộ, vùng đất phì nhiêu, chằng chịt
kênh rạch. Bacopa monniera chính là rau đắng biển. Có thể nói nếu xét về mặt văn
hóa dân tộc thì rau đắng xứng đáng góp phần quan trọng trong sự hình thành nền
văn hóa ẩm thực đặc sắc Nam bộ. Vùng đất này dập dìu tôm cá, rau quả sẵn có rất
nhiều đã tạo nên nền ẩm thực dân dã đầy những tiếng cười hào sảng của những con
người chân chất giữa khung cảnh thiên nhiên đong đầy những câu hò, điệu lý. Nói
về ẩm thực Nam bộ thì không thể nhắc đến rau đắng biển. Loại rau này thật “dễ
tính” như con người ở đây, không cần chăm bón vẫn có thể mọc ở những nơi nào
có đất như: bờ ruộng, bụi tre, mọc lẫn với cỏ, ở sau hè, góc vườn. Rau đắng ngon
nhất khi vừa sau mưa, vì lúc đó cọng rau sẽ mập tròn. Rau đắng có thể nhúng vào
các loại lẩu, nấu các loại canh như: canh cá đồng, canh cá lóc hoặc đơn giản nhất là
chấm với mắm kho quẹt… Ai đã từng ngồi giữa khung cảnh đồng quê hữu
tình,thưởng thức chén lẩu cá với rau đắng biển, thỉnh thoảng nhấp một chút men
nồng chắc hẳn sẽ không thể quên được cảm giác thú vị này. Người ta ghiền rau
đắng cũng có lí do của nó, vì đa số cảm nhận của mọi người sau khi ăn nó xong là
sự căng thẳng thần kinh do áp lực công việc cũng giảm, hôm sau làm việc thấy trí
óc tỉnh táo hơn, sảng khoái hơn, chứng nhiệt trong người gây bứt rứt cũng bớt thấy
rõ, một số trường hợp mắc chứng rối loạn tiêu hóa cũng ổn định được phần nào…

Giải mã dược chất trong rau đắng biển

Hiện nay, các nhà khoa học đã làm sáng tỏ phần nào về loài rau này. Rau đắng có
chứa hoạt chất saponin gồm bacoside A và bacoside B, có tác dụng gia tăng tuần
hoàn não, tăng cường dẫn truyền xung động ở hệ thần kinh, chống oxy hóa tế bào
não, giúp cho sự tỉnh táo (alertness) và nhận thức (awareness). Một số người Ấn

Độ cổ gọi cây này là Phenavati. Theo tiếng Phạn thì “Phena” có thể tạm hiểu là
tính tạo bọt. Quả thật khi rau đắng được nấu với nước, nó sẽ sản sinh ra lượng bọt
nhiều mà ngày nay người ta cho rằng khối bọt này chính là saponin trong rau đắng
biển được phóng thích ra. Người ta cũng phát hiện alkaloid brahmine trong rau
đắng biển, có tác dụng tượng tự như strychnin nhưng ít độc hơn.

Theo các tài liệu Y học cổ truyền, rau đắng có tính mát, vị đắng, có khả năng thanh
nhiệt tiêu độc, thường dùng trong các trường hợp kiết lỵ, sưng mắt đỏ, viêm gan,
suyễn, trợ thần kinh, trợ tim, động kinh, sử dụng làm thuốc xổ, ho, dùng ngoài trị
ghẻ… Các nhà khoa học hiện đại còn phát hiện rau đắng biển có tác dụng giảm
đau, kháng viêm, ức chế tế bào ung thư, dùng tốt cho hội chứng ruột kích thích,
cho bệnh nhân Alzheimer, những bệnh nhân sau khi bị đột quỵ…

Rõ ràng, rau đắng biển đâu chỉ là một loài cây mang nặng hồn quê và có thể bất
chợt một phút giây nào đó trong cuộc sống mưu sinh tất bật lại hướng tâm hồn
người ta tìm về “khung trời kỷ niệm, chợt thèm rau đắng nấu canh”, mà còn là một
dược thảo vô cùng quý giá trong việc chăm sóc cho sức khỏe con người.

×