Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Phòng ngừa rối loạn tiêu hóa như thế nào? potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.53 KB, 3 trang )

Phòng ngừa rối loạn tiêu hóa như thế nào?
Chứng rối loại tiêu hóa (RLTH) dễ đưa đến các hệ lụy xấu cho sức khỏe, đặc biệt là
người cao tuổi (NCT). Hầu hết RLTH có thể phòng ngừa được nếu thực sự quan tâm
đúng mức.
Những rối loạn tiêu hóa thường gặp
RLTH là một bệnh rất hay gặp ở NCT, bởi vì, khi tuổi đã cao, sức đề kháng yếu thì nhiều
loại bệnh có thể tấn công. Nhiều NCT hoặc con cháu của họ hay than phiền là ông bà,
cha mẹ mình thường chán ăn hay kêu mệt mỏi, không muốn ăn, nếu không động viên thì
rất dễ bỏ bữa. Nhiều NCT cho biết họ không có cảm giác đói và cũng không có cảm giác
thèm ăn như những năm về trước. Đây là một trong những nguyên nhân vì sự suy thoái
dần dần của hệ tiêu hóa do tuổi tác nhất là sự giảm bài tiết dịch vị (nước bọt, dịch dạ dày,
dịch ruột, dịch mật ).
Có không ít NCT khi ăn bị nghẹn cho dù ăn và nhai rất chậm, không vội vàng gì. Có
trường hợp để đề phòng nghẹn người ta cho canh vào cơm để dễ nuốt, nhưng cũng khó
khắc phục được, hơn nữa nếu làm như vậy thức ăn không được nhào trộn kỹ lại càng làm
cho dễ nghẹn hơn. Lý do gây nghẹn ở NCT có thể do các loại cơ ở bộ phận tiêu hóa dần
dần bị xơ teo theo năm tháng làm giảm sự co bóp của đường tiêu hóa, nhất là các cơ ở
thực quản, dạ dày.
Vì lý do suy giảm chức năng co bóp của đường tiêu hóa và các men tiêu hóa cho nên
NCT cũng rất dễ bị sôi bụng, đầy hơi, trướng bụng, đi ngoài phân không thành khuôn
(phân nát), nhất là mỗi lần ăn một số thức ăn nhiều mỡ, nhiều đạm. Đây cũng là một
trong các lý do làm cho NCT ngại ăn các loại thức ăn bổ dưỡng như thịt, cá hoặc rất ngại
uống sữa. NCT cũng có thể mắc một số bệnh mạn tính từ trước do không được điều trị
dứt điểm càng có tuổi bệnh càng nặng thêm như bệnh về dạ dày - tá tràng (viêm, loét
hoặc sa dạ dày), viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng mạn tính. Sa dạ dày là một bệnh
có thể gặp ở tuổi trẻ nhưng với NCT thì gây phiền phức hơn nhiều do NCT ít vận động,
cơ dạ dày và cơ thành bụng đã bị suy giảm đáng kể. Sa dạ dày ở NCT làm cho họ lúc nào
cũng cảm thấy mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ (ngủ không ngon giấc, ngủ không sâu hoặc rất
ít ngủ). Các bệnh RLTH và rối loạn giấc ngủ ở NCT có liên quan mật thiết với nhau và
thường trở thành một vòng luẩn quẩn, tức là RLTH làm cho giấc ngủ không tốt, giấc ngủ
không tốt làm cho rối loạn tiêu hóa tăng lên.


Vận động cơ thể hàng ngày, đều đặn, nhẹ nhàng là
phương pháp phòng chống táo bón hiệu quả
Bệnh về gan mật cũng là một trong các bệnh thuộc hệ tiêu hóa vì chức năng gan tốt và
bài tiết dịch mật ổn định thì việc tiêu hóa thức ăn tốt. Ngược lại, khi hệ thống gan, mật
không tốt thì ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu hóa. Do đó, một số NCT mắc một số bệnh
về gan hoặc một số bệnh về mật cũng làm cho hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, thậm chí ảnh
hưởng rất lớn, ví dụ như bệnh viêm gan mạn tính, bệnh xơ gan, gan nhiễm mỡ, viêm
đường mật mạn tính hoặc bệnh sỏi mật.
Thống kê cho thấy, NCT bị bệnh táo bón cũng chiếm một tỉ lệ đáng kể. Táo bón là một
bệnh gây nên nhiều hậu quả xấu cho sức khỏe, đặc biệt táo bón ở NCT. Lý do gây táo
bón ở NCT thì có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng có một số lý do thường gặp nhất
là do chức năng và hệ men tiêu hóa của đường ruột giảm sút, do ít vận động và đặc biệt là
do NCT trong các bữa ăn chính ít ăn rau, qủa hoặc ăn rất ít, thêm vào đó lại uống ít nước.
Càng ăn ít rau, uống ít nước, kèm theo ít vận động thì hiện tượng táo bón càng dễ xảy ra.
Hay gặp nhất trong hậu quả của táo bón ở NCT là người lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi
do các chất độc tố có trong phân, trong đó rất nhiều độc tố của vi khuẩn ngấm vào máu đi
đến hệ thống thần kinh. Táo bón rất dễ gây nên bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn cho nên mỗi lần
đi ngoài NCT rất sợ vì phải rặn mạnh sẽ gây đau và chảy máu. Chính vì các lý do đó mà
táo bón càng ngày càng nặng thêm gây đau quặn bụng, nhất là vùng bụng dưới và 2 hố
chậu dễ nhầm lẫn với bệnh tiết niệu (viêm hoặc sỏi) hoặc viêm ruột thừa (hố chậu phải).
NCT ngại uống nước cũng làm cho táo bón tăng lên, bởi vì uống nước sẽ phải đi tiểu
nhiều lần, nhất là tiểu đêm, gây mất ngủ.
Với những NCT có sức khỏe yếu, đi lại khó khăn và đặc biệt là có sa sút trí tuệ thì táo
bón kéo dài lại càng bất lợi cho bản thân người bệnh và cả người nhà. Nên lưu ý là khi
tinh thần không thoải mái, căng thẳng cũng có khả năng gây táo bón.
Có thể phòng bệnh ngừa được không?
Phòng bệnh RLTH ở NCT là một vấn đề hết sức quan trọng, bởi vì một số NCT nhiều khi
không cần dùng thuốc cũng có thể khỏi bệnh hoặc giảm. Điều quan trọng nhất để phòng
RLTH cho NCT là có chế độ ăn, uống hợp lý kết hợp với vận động cơ thể và có đời sống
tinh thần thoải mái. Một số NCT chán ăn, không thèm ăn thì người nhà cần động viên và

nếu cần thì phải có động tác hỗ trợ trong các bữa ăn (động viên, bón cơm, cháo, uống
nước), nhất là NCT sức yếu, sa sút trí tuệ để giúp họ không bỏ bữa. Nên động viên và tìm
cách chế biến các loại rau hợp khẩu vị để cho NCT ăn được nhiều rau và các loại hoa quả
có nhiều chất xơ.
Những người đã bị táo bón thì nên ăn thêm củ khoai lang luộc, canh rau mồng tơi, rau
đay. Nếu bị bệnh về dạ dày, viêm đại tràng, gan, mật thì nên đi khám bệnh định kỳ để
được điều trị và tư vấn của bác sĩ làm sao cho bệnh chóng khỏi. Cần vận động cơ thể
hàng ngày, đều đặn, nhẹ nhàng (xoa bóp vùng bụng, xoa bóp các cơ, đi bộ). Nếu sức
khỏe yếu có thể chỉ đi bộ trong nhà, trong sân, không nên ngồi một chỗ trong nhiều giờ.
Nếu có điều kiện và sức khỏe còn tốt thì đi bộ xa hơn, chơi cầu lông, bơi lội… Thời gian
vận động cơ thể trong ngày cũng chỉ nên khoảng 60 phút là vừa và chia thành từ 2 - 3 lần
tập, không tập một lúc 60 phút. Ngoài vật chất và vận động cơ thể cũng nên có hoạt động
về tinh thần như đọc sách báo, xem vô tuyến, nghe đài…
PGS.TS. BÙI KHẮC HẬU

×