Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Thảo Dược Với Thuật Cải Lão Hoàn đồng - Huyền Thoại Và Thực Tế pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.08 KB, 3 trang )

Thảo Dược Với Thuật Cải Lão Hoàn
đồng - Huyền Thoại Và Thực Tế


Chúng ta đều biết lão hóa là một hiện tượng tự nhiên, không tránh được. Nhưng quá trình
lão hóa rất khác nhau về thời gian và cách biểu hiện ở mỗi người, như ở người này lão
hóa có thể đến sớm và nhanh chóng dẫn đến lão suy, ở người kia có thể đến rất muộn, tốc
độ chậm nên trông họ vẫn tráng kiện, khỏe mạnh và trẻ trung ngay cả khi tuổi đã cao.
Chúng ta có thể tác động đến sự khác biệt này một cách tích cực bằng các chương trình
phòng bệnh, bằng sự quan tâm của gia đình và xã hội, và nhất là nên có lối sống hợp với
tự nhiên.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lão hóa nhanh, như nguyên nhân di truyền,
thoái hóa các chức năng; Rồi bệnh tật, nhất là các bệnh mạn tính Trong đó môi trường
sống, các thói quen - tập quán trong cuộc sống của mỗi người, những điều kiện làm việc -
gọi chung là các yếu tố nguy hại có thể dẫn đến sự lão hóa nhanh chóng, mà nếu chúng ta
ý thức và làm chủ được nó, có thể sẽ giúp trẻ lâu và sống thọ hơn.

Một trong các yếu tố nguy hại đó là vấn đề ăn uống. Thực tế bệnh tật đã chứng minh, chế
độ ăn nhiều mỡ động vật, đường; Ăn quá mức ở người ít hoạt động có ảnh hưởng xấu rõ
rệt đến hệ tim mạch. Ngược lại, một chế độ ăn quá thiếu thốn về đạm lại rất tai hại cho
người cao tuổi, làm tiêu nhanh chóng bắp thịt của cơ thể; Hoặc tệ nghiện rượu, thuốc lá,
các yếu tố căng thẳng thần kinh trong đời sống, khủng hoảng tâm lý, cảm xúc âm tính của
người cao tuổi trong gia đình đối với con cháu do mặc cảm bị lệ thuộc hay cô độc v.v
Tất cả những nguyên nhân nói trên sẽ làm cho cán cân quân bình giữa 2 quá trình tăng
trưởng và thoái hóa lệch theo chiều hướng xấu, nhất là ở những người đã có tuổi. Ăn
uống để giữ gìn và bảo vệ sức khỏe, để đề phòng bệnh tật và điều trị bệnh, đó là quan
điểm không chỉ riêng Ðông y mà cả Tây y cũng thường đề cập tới. Khái niệm thức ăn nên
thuốc và thuốc là thức ăn đã được quan tâm tìm hiểu và nghiên cứu khá nhiều.

Với kho tàng Ðông y, từ Thần Nông bản thảo của vua Thần Nông (3000 năm trước công
nguyên) - đến các y gia trải suốt chiều dài lịch sử con người; Từ huyền thoại đến thực tế


các công trình nghiên cứu khoa học đã chứng minh thảo dược (chỉ chung tất cả các loại
cây cỏ, rau trái, khoáng chất từ thiên nhiên) có vai trò không nhỏ giúp con người sống
khỏe và sống thọ.

TỪ HUYỀN THOẠI

Sâm: Có 5 loại là nhân sâm, sa sâm, huyền sâm, đan sâm và tử sâm. Mỗi loại bổ cho một
tạng chức năng trong cơ thể, trong đó nhân sâm được mô tả rất sớm. Ngay từ thời vua
Thần Nông, trong Thần Nông bản thảo, nhân sâm đã được xem như là một thần dược.
Ðến danh y Ðào Hoằng Cảnh (452 - 536) và sau đó là Cát Hồng (đời Ðông Tấn) khi thẩm
định đã đưa ra kết luận: Nhân sâm được dùng để trị ngũ thương, an thần, giảm xúc động
hồi hộp, làm sáng mắt, thanh thần gia tăng trí năng, dùng lâu sẽ giúp tăng tuổi thọ. Một
kinh nghiệm khác của Tôn Tư Mạo (thế kỷ thứ 7) là dùng nhân sâm để chữa chứng lãnh
cảm hoặc hỗ trợ cho cô dâu bị thẹn thùng trong đêm tân hôn. Tiếp sau đó, các triều đại
phong kiến Trung Quốc đã xem đây là một thứ thuốc quý dành cho hoàng tộc và giới
quan lại. Trong một cuốn kinh cổ Ấn Ðộ theo Atharva Veda có viết: "Nhân sâm làm nẩy
mầm hạt giống người đàn ông gieo vào người đàn bà, đó là phương pháp để sinh ra đứa
con trai có sức khỏe như bò mộng, dược vật này đem đến cho con người sinh lực".

Hoa: Hoa đào của mùa xuân, cánh hoa sau khi rụng được dùng làm phấn dưỡng da. Hoa
cúc giúp mát gan tiêu độc, tiêu những mầm mụn trên da. Hoa sen giúp an định thần kinh.
Hoa hòe làm bền chắc thành mạch, tránh những mảng xơ vữa

Trái cây: Chúng ta chắc ai cũng còn nhớ Dương Quý Phi nhờ ăn quả lệ chi mà có làn da
đẹp và nhan sắc làm say lòng nhà thơ Lý Bạch; Và gần đây trái nhàu (Noni) rất được ca
tụng ở các nước phương Tây như Canada, Úc, trở thành một dược thảo được chế biến
thành nhiều sản phẩm như kẹo, nước giải khát, son môi, trà , được quảng cáo có khả
năng cải lão hoàn đồng. Bên cạnh những trái cây tươi đem lại nhiều chất bổ dưỡng và
cảm giác ngon miệng, các loại trái cây chín cũng là những vị thuốc không thể thiếu trong
việc bồi bổ, tăng cường sức khỏe như táo, sơn tra, bí đao, thanh trà, nhãn, mè


Rượu: Bản thân rượu không hại nếu như chúng ta không lạm dụng nó. Ðông y dùng rượu
để sao tẩm bào chế thuốc, giúp một số thành phần hoạt chất trong thuốc có thể tan và
chiết ra được trong bát thuốc nấu. Chương 14 sách Nội kinh Tố Vấn có đề cập đến Thang
dịch giao lễ, đó là rượu được cất từ nếp (và nếp phải được nấu bằng rơm lúa nếp) có tác
dụng giúp ích cho tỳ thổ chuyển vận thấm nhuần ra bên ngoài để bảo vệ cơ thể. Người
xưa thường làm thang dịch giao lễ này vào cuối mùa gặt, cũng là lúc mùa xuân đến.
Thang dịch được cất giữ trong nhà, phòng khi tà khí xâm phạm dùng rất công hiệu.
Chúng ta cũng thường nghe nói đến những bài thuốc ngâm rượu nổi tiếng dùng cho vua
chúa, hay những bài thuốc ngâm rượu giúp nâng đỡ thể trạng và bổ dưỡng, dĩ nhiên phải
dùng với một liều lượng nhất định như là thuốc - luôn có chỉ định và chống chỉ định cho
từng trường hợp.

Các loại dược thảo khác: Lô hội, trà xanh, tỏi, hà thủ ô, đậu đen và nhiều dược thảo khác,
với những kinh nghiệm trị liệu đã được truyền bá vẫn đang tiếp tục được các nhà khoa
học quan tâm, nghiên cứu để khẳng định hiệu quả thực tế.

Thức ăn: Theo học thuyết ngũ hành, trời nuôi người bằng ngũ khí, đất nuôi người bằng
ngũ vị. Con người được nuôi dưỡng bằng ăn uống. Thức ăn vào cơ thể được biến hóa
cùng với khí trời hít vào, tạo nên chất tinh giúp cơ thể hoạt động. Vị chua vào can mộc;
Vị đắng vào tâm hỏa; Vị cay vào phế kim; Vị ngọt vào tỳ thổ và vị mặn vào thận. Nhưng
nếu ăn quá nhiều các vị ấy sẽ làm tổn hại cho chính tạng ấy, như ăn quá nhiều chất có vị
chua sẽ làm hại can, ăn mặn nhiều quá sẽ hại thận v.v
Và cũng như thế, mùa xuân ít ăn chua và nên ăn ngọt; Mùa đông nên ăn đắng, không nên
ăn mặn; Mùa thu bớt dùng cay và thêm chua; Tháng cuối mỗi quý có thể ăn mặn, ít ăn
ngọt. Nếu thực hiện đúng sẽ giữ năm tạng được an toàn không có bệnh, đó là sống thuận
theo lẽ tự nhiên.
Và mỗi khi đau bao tử, người ta thường ăn canh khoai mỡ; Cháo tía tô trứng gà khi bị
cảm; Cháo ý dĩ - hạnh nhân khi ho suyễn; Canh nhân trần - diệp hạ châu khi bị viêm gan;
Canh khổ qua dồn thịt khi bị tiểu đường v.v Có rất nhiều loại được truyền bá theo kinh

nghiệm dân gian.

Ðạo dưỡng sinh: Nội kinh chép: "Vào ba tháng mùa xuân, thiên nhiên và chính trong con
người cũng nẩy nở cái mới để thay đổi cái cũ. Khí của trời đất mới phát sinh, muôn vật
đều phát triển tươi tốt. Ðêm cần đi ngủ sớm và sáng dậy sớm, đi rong ruổi ngoài sân,
buông xõa tóc, nới rộng áo giúp cho khí bên trong cơ thể thông đạt từ chân lên đầu, điều
hòa ấm lạnh, tinh thần thư thái, làm như vậy là hợp với khí của mùa xuân, tức là hợp
với lẽ dưỡng sinh". Ðó là cách sống mà người xưa khuyên chúng ta thuận theo thời khí
để giữ mình, và cứ tiếp tục mỗi mùa áp dụng một cách riêng để phòng ngừa bệnh tật.

Tác giả : PGS. TS. NGUYỄN THỊ BAY
(Khoa Y học cổ truyền - Trường Ðại học Y Dược TPHCM)

×