Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Tác động của gia nhập AFTA tới hoạt động xuất nhập khẩu của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.84 KB, 42 trang )

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
BÀI TẬP NHÓM
Đề tài:
TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP AFTA ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM
Học phần : Kinh tế quốc tế I_4
Lớp chuyên ngành : Kinh tế quốc tế 52A
Nhóm thực hiện : Nhóm 4
Hà Nội, tháng 3/2013
2
MỤC LỤC
3
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
4
DANH MỤC BẢNG
5
LỜI MỞ ĐẦU
Thế kỷ XX được coi là thế kỷ của quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. Việc hội
nhập vào nền kinh tế thế giới đem lại hiệu quả rất to lớn đến sự phát triển của đất nước, trong
đó các nước phát triển là được lợi nhiều nhất. Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển,
nếu biết tận dụng cơ hội này để phát triển thì sẽ tạo sức bật rất tốt cho nền kinh tế.
Song, để có đủ sức để hội nhập vào nền kinh tế rộng lớn này cần phải có sự chuẩn bị kỹ
càng về năng lực của nền kinh tế do mặt trái của quá trình hội nhập, nhất là khi một nền kinh
tế còn đang phát triển. Và một con đường nhanh nhất để hội nhập với thế giới chính là tham
gia vào thị trường khu vực.
Đối với Việt Nam, việc tham gia vào ASEAN năm 1995 là một bước tiến quan trọng
trong giai đoạn phát triển của đất nước. Tổ chức kinh tế ASEAN đã thành lập khu mậu dịch tự
do AFTA nhằm đưa các nước thành viên dần hội nhập với các nước trên thế giới. Thị trường
tự do AFTA do vậy sẽ tạo cơ hội rất lớn cho các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam có


thêm sức cạnh tranh trên thị trường khu vực cũng như trên thế giới khi hàng hóa trao đổi giữa
các nước thành viên sẽ không phải chịu bất cứ một cản trở nào về thuế quan và phi thuế quan
giữa các nước. Thêm vào đó, với việc hội nhập thị trường AFTA, Việt Nam sẽ có cơ hội mở
rộng quan hệ trao đổi buôn bán với các nước ngoài khu vực.
Trước tình hình đó, việc nghiên cứu đề tài “Tác động của việc gia nhập AFTA đối với
hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam” là cần thiết, giúp sinh viên hiểu biết và nắm rõ
những ảnh hưởng và thực trạng của việc hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và gia nhập
AFTA nói riêng tới hoạt động thương mại của Việt Nam từ năm 1996 đến nay. Từ đó đưa ra
những định hướng và giải pháp phù hợp với hoàn cảnh của đất nước đến 2020, tầm nhìn 2030
nhằm đạt mục tiêu củng cố và tăng cường phát triển kinh tế xã hội bền vững lâu dài của Việt
Nam.
 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu, tìm hiểu về những tác động của việc gia
nhập AFTA tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, qua đó rút ra nhận xét chung và đưa
ra định hướng cũng như giải pháp cho vấn đề
 Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập thông tin, số liệu từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau
- Thống kê, tổng hợp, phân tích những thông tin thu được. Qua đó rút ra nội dung và kết luận
cho vấn đề.
 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
6
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài là tác động của việc gia nhập AFTA tới hoạt
động xuất nhập khẩu của Việt Nam.
 Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu đề tài của nhóm gồm có các
phần chính như sau:
1. AFTA và quá trình gia nhập của Việt Nam
2. Tác động của việc gia nhập AFTA đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam
3. Định hướng và giải pháp phát triển hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian
tới

Mặc dù nhóm đã cố gắng tìm hiểu nhiều thông tin trên sách báo, trên internet, và
kết hợp với kiến thức thực tế, kiến thức được giảng dạy trên trường Đại học Kinh tế Quốc
dân. Tuy nhiên, với thời gian bó hẹp cũng như lượng kiến thức chưa sâu, tài liệu này không
thể tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự góp ý của thầy giáo và các bạn!
XIN CÁM ƠN!
Nhóm 4 – Kinh tế quốc tế 52A
STT HỌ TÊN
1 Dương Huyền Anh
2 Nguyễn Thu Bình
3 Nguyễn Thị Dung
4 Nguyễn Thị Thu Dung
5 Trần Văn Dương
6 Lê Thanh Huyền
7 Nguyễn Khánh Ngân
8 Nguyễn Thị Hồng Ngọc
9 Nguyễn Đăng Nguyên
10 Vũ Thị Quế
11 Đỗ Ngọc Huyền Trang
12 Nguyễn Minh Tâm
CHƯƠNG I
AFTA VÀ QUÁ TRÌNH GIA NHẬP CỦA VIỆT NAM
7
1.1 Tổng quan về AFTA
1.1.1 Giới thiệu chung
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN – Association of Southeast Asian Nation –
được thành lập từ 1976 với mục đích hợp tác toàn diện trên mọi lĩnh vực kinh tế - chính trị,
khoa học, xã hội. Đến nay, ASEAN đã phát triển vững mạnh với 10 thành viên: Brunei,
Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Mianmar, Phillipine, Singapore, Thái Lan và Việt
Nam. Ngay từ những ngày đầu thành lập, ASEAN đã chú trọng tới vấn đề hợp tác kinh tế, mà
bắt đầu là với các kế hoạch hợp tác kinh tế trên các lĩnh vực ưu tiên là cung ứng và sản xuất

hàng hóa cơ bản, các xí nghiệp công nghiệp lớn, các thỏa thuận thương mại ưu đãi và các
quan hệ kinh tế đối ngoại. Minh chứng là tốc độ tăng trưởng kinh tế của ASEAN giai đoạn
1981 – 1991 là 5,4%, gần gấp hai lần tốc độ tăng trưởng trung bình của thế giới. Tuy đã có
nhiều nỗ lực để thúc đẩy hợp tác kinh tế trong nội bộ khối, nhưng đứng trước những thách
thức và khó khăn mới trong giai đoạn vấn đề toàn cầu hóa được đặc biệt quan tâm, cũng như
sự hình thành và phát triển các tổ chức hợp tác khu vực mới như Khu vực Mậu dịch tự do Bắc
Mỹ, Khu vực mậu dịch tự do châu Âu (những khối thương mại khép kín), việc ra đời một thị
trường thương mại tự do trong nội bộ khối là hoàn toàn mang tính tất yếu.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 4, tổ chức vào tháng 1/1992 tại Singapore,
Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) được thành lập với sự ký kết của 6 nước ban đầu
tham gia ASEAN (Các nước Campuchia, Lào, Myanma và Việt Nam (gọi chung là CLMV)
được yêu cầu tham gia AFTA khi được kết nạp vào khối này).
1.1.2 Mục tiêu
- Tự do hóa thương mại nội bộ ASEAN bằng cách loại bỏ hàng rào thuế quan và phi
thuế quan. Đây là mục tiêu đầu tiên song không phải quan trọng nhất của AFTA vì quy
mô của thị trường ASEAN tương đối nhỏ so với các thị trường thương mại khu vực
khác như EU và NAFTA.
- Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào khu vực bằng việc tạo dựng một khối thị trường
thống nhất.
+ Sự phân công lao động quốc tế được đẩy mạnh trong nội bộ ASEAN.
+ Đầu tư trực tiếp vào các nước ASEAN sẽ tăng do kết quả chuyển hoàn mậu dịch giữa
các quốc gia này tăng theo AFTA do đó kích thích các nước Mỹ, Nhật đầu tư nhiều hơn
vào thị trường này.
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào ASEAN tăng nhờ sự lớn mạnh của chính thị trường
nội địa khu vực và tăng sức mua của thị trường khu vực ASEAN.
- Làm cho ASEAN thích nghi với những điều kiện KTQT đang thay đổi, đặc biệt là trong
sự phát triển của xu thế tự do hóa thương mại thế giới.
8
Sáng kiến về AFTA vốn được bắt nguồn từ Thái Lan. Theo kế hoạch ban đầu, AFTA
được hoàn thành vào năm 2008 với mục đích cơ bản là "tăng cường khả năng cạnh tranh của

ASEAN như một cơ sở quốc tế nhằm cung cấp hàng hóa ra thị trường thế giới". Tuy nhiên,
trước sự phát triển và cạnh tranh mạnh mẽ của các liên kết kinh tế toàn cầu khác, cũng như do
sự tiến bộ của chính các quốc gia ASEAN, năm 1994 khối này quyết định đẩy nhanh thời hạn
lên năm 2003.
1.1.3 Nguyên tắc hoạt động
Cơ chế chính để thực hiện AFTA là Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung
(Common Effective Preferential Tariff - CEPT). Về thực chất, CEPT là một thỏa thuận giữa
các nước thành viên ASEAN về việc giảm thuế quan trong nội bộ khối xuống còn 0-5% thông
qua những kế hoạch giảm thuế khác nhau. Trong vòng 5 năm sau khi đạt mức thuế ưu đãi
cuối cùng, các nước thành viên sẽ tiến hành xóa bỏ các hạn ngạch nhập khẩu và những hàng
rào phi quan thuế khác.
1.1.4 Nội dung
Khu vực AFTA hình thành dựa trên một số nội dung cơ bản sau:
- Chương trình ưu đãi thế quan có hiệu lực chung CEPT
- Thống nhất và công nhận tiêu chuẩn hàng hoá giữa các nước thành viên
- Công nhận việc cấp giấy xác nhận xuất xứ hàng hoá
- Xoá bỏ những quy định hạn chế đối với hoạt động thương mại
- Tăng cường hoạt động tư vấn kinh tế vĩ mô
• Chương trình ưu đãi thế quan có hiệu lực chung CEPT
- Là một thoả thuận chung giữa các nước thành viên ASEAN về giảm thuế quan trong
nội bộ ASEAN xuống còn từ 0 - 5%, đồng thời loại bỏ tất cả các hạn chế về định
lượng và các hàng rào phi quan thuế trong vòng 10 năm, bắt đầu từ 1-1-1993 và hoàn
thành vào 1-1-2003. (thời hạn đã có sự đẩy nhanh hơn so với thời hạn ký Hiệp định
ban đầu: từ 15 năm xuống còn 10 năm).
- Nói đến vấn đề xây dựng “Khu vực mậu dịch tự do ASEAN” là nói tới việc thực hiện
Hiệp định chung về thuế quan và phải hoàn thành 3 vấn đề chủ yếu, không tách rời
dưới đây:
+ Thứ nhất là vấn đề giảm thuế quan: mục tiêu cuối cùng của AFTA là giảm thuế quan
xuống 0 - 5%, theo từng thời điểm đối với các nước cũ và các nước mới, nhưng thời
hạn tối đa là trong vòng 10 năm

+ Thứ hai là vấn đề loại bỏ hàng rào phi thuế quan (NTBs): hạn ngạch, cấp giấy phép,
kiểm soát hành chính, các hàng rào kỹ thuật như kiểm dịch, vệ sinh dịch tễ…., tiêu
chuẩn về lao động, môi trường, chống bàn phá giá…
+ Thứ ba là hài hoà các thủ tục Hải quan
1.1.5 Cơ chế trao đổi nhượng bộ của kế hoạch CEPT
9
Một sản phẩm khi xuất khẩu sang nước trong nội bộ ASEAN, muốn được hưởng chế độ thuế
quan ưu đãi theo chương trình CEPT, thì phải đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau:
- Sản phẩm đó phải nằm trong danh mục cắt giảm thuế của các nước xuất khẩu và nhập khẩu
- Sản phẩm đó phải có chương trình giản thuế được hội đồng AFTA thông qua
- Sản phẩm đó phải là một sản phẩm của khối ASEAN, tức là phải thỏa mãn yêu cầu
hàm lượng xuất xứ từ các nước thành viên ASEAN (hàm lượng nội địa) ít nhất là 40%
1.2 Quá trình gia nhập AFTA của Việt Nam
1.2.1 Bối cảnh gia nhập
Ngày 28/7/1995 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN và cam
kết tham gia AFTA. Tháng 12/1995 tại Hội nghị thượng đỉnh các nước ASEAN lần thứ 5,
Việt Nam đã thực hiện Chương trình ưu đãi về thuế quan có hiệu lực chung CEPT, bắt đầu từ
ngày 1/1/1996 công bố danh mục 875 mặt hàng đầu tiên vào thực hiện CEPT (khung thuế suất
0-5%.) và tiến hành cắt giảm thuế quan cho cả lộ trình 1996 – 2000. Thời hạn hoàn thành
AFTA của Việt Nam là năm 2006.
Việt Nam tham gia ASEAN, thực hiện AFTA/ CEPT trong hoàn cảnh kinh tế không
giống các nước thành viên khác. Đang ở giai đoạn đầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, nền kinh tế Việt Nam còn nghèo nàn, lạc hậu rất nhiều so với các nước
trong khu vực. Thu nhập quốc dân của nước ta còn rất thấp, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn
rất nhỏ bé, cơ cấu kinh tế còn rất lạc hậu , mặc dù công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao
18,7% năm 2000 so với 1999, nhưng tỷ trọng ngành công nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế
còn thấp. Ngành công nghiệp chế biến chiếm 80,5% toàn ngành công nghiệp và chiếm 18,7 %
tổng sản phẩm quốc dân.
1.2.2 Lộ trình thực hiện các cam kết khi gia nhập AFTA của Việt Nam
• Lộ trình giảm thuế

Căn cứ theo quy định của Hiệp định CEPT và thỏa thuận giữa Việt Nam với các nước
thành viên khác của ASEAN, chương trình giảm thuế nhập khẩu theo CEPT của Việt Nam bắt
đầu được thực hiện từ 1/1/1996 và hoàn thành vào 1/1/2006 để đạt được mức thuế suất cuối
cùng là 0-5%, chậm hơn các nước thành viên khác 3 năm.
Mục tiêu này được xác định qua các bước cụ thể:
- Xác định danh mục các mặt hàng thực hiện giảm thuế theo CEPT, gồm: Danh mục
giảm thuế ngay (IL), danh mục loại trừ tạm thời (TEL), danh mục loại trừ hoàn toàn
(GEL), danh mục hàng nông sản chưa chế biến nhạy cảm (SL).
- Các mặt hàng thuộc mục IL sẽ bắt đầu giảm thuế từ 1/1/1996 và kết thúc với thuế suất
0-5% vào 1/1/2006. Các mặt hàng có thuế suất trên 20% sẽ phải giảm xuống 20% vào
10
1/1/2001. Các mặt hàng có thuế suất nhỏ hơn hặc bằng 20% sẽ giảm xuống 0-5% vào
1/1/2003.
- Các mặt hàng thuộc danh mục TEL sẽ được chuyển sang danh mục IL trong vòng 5
năm kể từ 1/1/1999 đến 1/1/2003, mỗi năm chuyển 20%, để thực hiện giảm thuế với
thuế suất cuối cùng là 0-5% vào năm 2006. Đồng thời các bước giảm sau khi đưa vào
IL phải được thực hiện chậm nhất là 2-3 năm một lần và mỗi lần giảm không ít hơn
5%.
- Các mặt hàng thuộc danh mục SL bắt đầu giảm thuế từ ngày 1/1/2004 và kết thúc vào
1/1/2013 với thuế suất cuối cùng là 0-5%. Riêng mặt hàng đường vào năm 2010: 0-
5%.
- Các mặt hàng đã đưa vào chương trình giảm thuế và được hưởng nhượng bộ thì phải
bỏ ngay các quy định về hạn chế số lượng (QRs) và bỏ dần các biện pháp hạnh chế phi
thuế quan khác (NTBs) 5 năm sau đó.
Bảng 1: Danh mục hàng hóa trong khuôn khổ CEPT của Việt Nam năm 1995
11
• Hủy bỏ các hạn chế về định lượng và hàng rào phi thuế quan
Ở Việt Nam, những biện pháp phi thuế quan còn rất đơn giản và chủ yếu là biện pháp
giấy phép, hạn ngạch Chính phủ đã có nỗ lực trong việc hủy bỏ việc kiểm soát bằng hạn
ngạch trừ một số sản phẩm như gạo và những mặt hàng nước nhập khẩu phân bổ hạn ngạch

cho nước ta. Việt Nam cũng đã cải thiện một cách triệt để về giấy phép xuất nhập khẩu mà
nhờ đó, hầu hết các doanh nghiệp có thể tham gia xuất nhập khẩu trực tiếp những mặt hàng
không thuộc danh mục hạn chế hoặc cấm xuất nhập khẩu; nghiên cứu và áp dụng dần Hiệp
định Trị giá thuế quan của GATT thông qua thực hiện Hiệp định GVA tính từ năm 2000 –
2004.
Do Việt Nam gia nhập sau nên lộ trình thực hiện cam kết của Việt Nam đến năm 2013
sẽ cắt giảm thuế xuống 0-5% tất cả các danh mục mặt hàng. Đồng thời, theo Hiệp định e-
ASEAN, Việt Nam sẽ phải xóa bỏ thuế quan cho hơn 300 mặt hàng thuộc lĩnh vực công nghệ
thông tin trong giai đoạn từ 2008-2010. Hàng rào thuế quan sẽ được xóa bỏ hoàn toàn vào
năm 2015, ngoại trừ một số mặt hàng thuộc danh mục nhạy cảm như hàng nông sản, ô tô, sẽ
xóa bỏ trong năm 2018 (hiện đang tiếp tục đàm phán về lộ trình thực hiện cụ thể).
• Hợp tác trong ngành Hải quan
Ngay sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN, Tổng cục hải quan đã triển khai kế hoạch
thuế quan ưu đãi và phi thuế quan bắt đầu từ 1996-2003, giảm dần mức thuế suất 15 nhóm
mặt hàng với khoảng 40.000 loại hàng hóa với mức thuế từ 20% xuống còn 5% và đến 0%.
Số còn lại thuộc nhóm thứ 2 sẽ tiếp tục giảm trong thời gian sau đó theo lộ trình chung của
AFTA, đồng thời điều chỉnh thuế nhập khẩu đi tới thống nhất với các ASEAN theo chương
trình CEPT.
12
CHƯƠNG II
TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP AFTA ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM
2.1 Đối với hoạt động nhập khẩu
2.1.1 Thực trạng nhập khẩu của Việt Nam
2.1.1.1 Về kim ngạch nhập khẩu
- Trước khi gia nhập AFTA
Bảng 2: Kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 1991 - 1995
Kim ngạch nhập khẩu (Triệu USD) Tốc độ tăng (%)
1991 2338.1 -15.1
1992 2540.7 8.7

1993 3294.0 29.6
1994 5825.8 76.9
1995 8155.4 40.0
Tổng 22784.0 28.0
Nguồn: Tổng cục thống kê
Biểu đồ 1: Kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 1991 - 1995
13
- Sau khi gia nhập AFTA
Bảng 3: Kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 1996 – 2011
Kim ngạch nhập khẩu (Triệu USD) Tốc độ tăng (%)
1996 11143.6 36.6
1997 11592.3 4.0
1998 11499.6 -0.8
1999 11742.1 2.1
2000 15636.5 33.2
2001 16218.0 3.7
2002 19745.6 21.8
2003 25255.8 27.9
2004 31968.8 26.6
2005 36761.1 15.0
2006 44891.1 22.1
2007 62764.7 39.8
2008 80713.8 28.6
2009 69948.8 -13.3
2010 84838.6 21.3
2011 106749.9 25.8
Nguồn: Tổng cục thống kê
Biểu đồ 2: Kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 1996 - 2011
• Nhận xét
- Tổng kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 1991 – 1995 đạt 22,7 tỷ USD, trong khi giai

đoạn 1996 – 2000 đạt 61,6 tỷ USD, giai đoạn 2001 – 2005 đạt 130 tỷ USD, giai đoạn
2006-2010 đạt 343.1 tỷ USD, năm 2011 đạt 106,7 tỷ USD. Như vậy kim ngạch nhập
khẩu của Việt Nam đã tăng mạnh trong giai đoạn sau khi gia nhập AFTA.
14
- Trong giai đoạn 1996 – 2011, nhập khẩu đã khẳng định vai trò trong nền kinh tế bằng
sự đóng góp ngày càng lớn vào GDP. So với năm 1996, giá trị nhập khẩu chỉ chiếm
45,2% GDP thì đến năm 2011 con số này đã lên tới 86,4%.
- Các nhóm hàng nhập khẩu chủ yếu: Hàng hoá mà các doanh nghiệp của Việt Nam
nhập khẩu từ khu vực thị trường này chủ yếu là những mặt hàng thiết yếu, nguyên
phụ liệu đầu vào phục vụ sản xuất trong nước như: xăng dầu; nguyên phụ liệu ngành
dệt may da giày; máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng
cụ & phụ tùng; chất dẻo nguyên liệu;… Năm 2012, trị giá của 4 nhóm hàng này
chiếm hơn 46% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ ASEAN.
• Giải thích
Sự tăng lên trong kim ngạch nhập khẩu qua các năm xuất phát từ nhiều nguyên
nhân, trong đó việc gia nhập AFTA chỉ góp một phần nhỏ, chủ yếu nhờ vào việc
cắt giảm thuế nhập khẩu, cụ thể như sau:
- Việt Nam bắt đầu thực hiện lộ trình giảm thuế quan tham gia AFTA từ ngày 1/1/1996
khi đưa 875 mặt hàng đầu tiên vào thực hiện CEPT. Tất cả những mặt hàng này đã
nằm ở khung thuế suất từ 0 – 5% từ trước đó nên không tác động nhiều tới nhập khẩu
giai đoạn 1996-2000.
- Cuối năm 2002, 5500 mặt hàng (chiếm khoảng 86% mặt hàng trong biểu thuế nhập
khẩu) đã được đưa vào chương trình cắt giảm. Toàn bộ những mặt hàng này đã có
thuế suất dưới 20% và có lộ trình cắt giảm chỉ còn 0 – 5% trong giai đoạn 2002-2006.
- Theo số liệu của tờ Dow Jones, vào những ngày đầu năm 2003, mức thuế suất trung
bình của Việt Nam chỉ hõn 2%, và Việt Nam là nýớc có thuế suất trung bình thấp thứ
3 trong ASEAN, sau Singapore và Brunei.
- Đến ngày 1/7/2003, 1416 mặt hàng thuộc TEL được chuyển sang IL. Đa số những mặt
hàng đó đều được bảo hộ với mức thuế rất cao (30-100%), hoặc đang được quản lý
bằng hạn ngạch như xi măng, giấy, cơ khí, vật liệu xây dựng,… => Vì đây là những

mặt hàng quan trọng trong sản xuất nên việc giảm thuế và xóa bỏ hạn ngạch góp phần
thúc đẩy nhập khẩu tăng mạnh.
- Theo Quyết định 36/2008/QĐ-BTC về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc
biệt để thực hiện CEPT/AFTA giai đoạn 2008 – 2013, trong năm 2010, Việt Nam đã
áp dụng mức thuế nhập khẩu 0 – 5% đối với 99% dòng thuế nhập khẩu từ ASEAN,
trong đó 57% số dòng thuế chỉ có thuế nhập khẩu là 0%. Hiện nay chỉ còn một số mặt
hàng tương đối nhạy cảm như xăng dầu, ô tô, mô tô phân khối lớn, thuốc lá… chưa
được áp dụng mức thuế 0 – 5%.
- Chính phủ Việt Nam đã có nỗ lực trong việc hủy bỏ việc kiểm soát bằng hạn ngạch trừ
một số sản phẩm như gạo, dệt may, đồng thời đẩy nhanh thủ tục nhẩu.
15
- Hiệp định thuế quan ưu đãi chung (CEPT) được ký kết giữa các thành viên trong khu
vực AFTA, vì vậy khi Việt Nam thực hiện cắt giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình đã
tạo điều kiện để các nước trong khu vực xuất khẩu hàng hóa đa dạng hơn sang Việt
Nam, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam nhập khẩu
hàng hóa từ các nước AFTA với giá rẻ và chất lượng cao hơn.
 Việc gia nhập AFTA góp phần thúc đẩy kim ngạch nhập khẩu tăng trong giai đoạn
1996 – 2011.
2.1.1.2 Về cơ cấu nhập khẩu theo trong và ngoài khối AFTA
Bảng 4: Kim ngạch nhập khẩu theo trong và ngoài AFTA 1995 - 2011
Trong AFTA Ngoài AFTA
Triệu USD % Triệu USD %
1995 2270.1 27.8 5885.3 72.2
1996 2905.5 26.1 8238.1 73.9
1997 3220.5 27.8 8371.8 72.2
1998 3344.4 29.1 8155.2 70.9
1999 3290.9 28.0 8451.2 72.0
2000 4449.0 28.4 11187.5 71.6
2001 4172.3 25.7 12045.7 74.3
2002 4769.2 24.2 14976.4 75.8

2003 5949.3 23.6 19306.5 76.4
2004 7768.5 24.3 24200.3 75.7
2005 9326.3 25.4 27434.8 74.6
2006 12546.6 27.9 32344.5 72.1
2007 15908.2 25.3 46856.5 74.7
2008 19567.7 24.3 61146.1 75.7
2009 16461.3 23.5 53487.5 76.5
2010 16407.5 19.3 68431.1 80.7
2011 20910.2 19.6 85839.7 80.4
Nguồn: Tổng cục thống kê
Biểu đồ 3: Kim ngạch nhập khẩu theo trong và ngoài AFTA 1995 - 2011
16
• Nhận xét
- Năm 1995, kim ngạch nhập khẩu từ các nước trong AFTA chiếm 27,8% thì trong suốt
giai đoạn từ 1996 -2011, tỉ lệ cao nhất cũng chỉ đạt đến 29,1% vào năm 1998. Trong
khi đó, kim ngạch nhập khẩu từ khu vực ngoài AFTA thường ổn định và chiếm trên
70%. Điều đó cho thấy việc thực hiện lộ trình của AFTA (giảm thuế nhập khẩu, gỡ bỏ
hạn ngạch, cải cách thủ tục hải quan) không ảnh hưởng nhiều tới chuyển dịch cơ cấu
nhập khẩu theo hướng tăng nhập khẩu từ các nước trong AFTA, giảm nhập khẩu từ
các nước ngoài AFTA.
• Giải thích
Thực tế này xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Thực hiện giảm thuế theo lộ trình AFTA, nhiều mặt hàng thuế nhập khẩu được cắt
giảm tới nhiều chục % nhưng không có nghĩa là giá các mặt hàng này cũng sẽ giảm
như tốc độ giảm thuế. Bởi lẽ việc cấu thành nên giá cả hàng hoá, ngoài giá thành sản
xuất, thuế nhập khẩu chưa phải là yếu tố quyết định vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
khác như cước vận chuyển, phí bốc dỡ, cảng, phân phối, dịch vụ khách hàng
- Trao đổi mậu dịch giữa Việt Nam và ASEAN cũng không thể trông chờ có sự đột biến
do việc đẩy nhanh tốc độ cắt giảm thuế bởi các nước ASEAN hầu như đều sản xuất
giống nhau và các mặt hàng xuất nhập khẩu cũng tương đồng. Hơn nữa kim ngạch

nhập khẩu từ ASEAN chỉ gần 30% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam nên sự
ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế chỉ trong một giới hạn nào đó.
17
- Mặt hàng nhập khẩu chủ lực của Việt Nam đều xuất phát từ các nước cả trong AFTA
và ngoài AFTA như: máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất, xăng dầu,
máy tính, sản phẩm điện tử,… Tuy nhiên, do những nước ngoài AFTA có thế mạnh
chất lượng và giá cả cũng như có quan hệ đối tác lâu năm nên dù không được hưởng
ưu đãi từ AFTA, kim ngạch nhập khẩu những mặt hàng này từ các nước ngoài AFTA
vẫn duy trì ổn định, ví dụ như:
 Trung Quốc: Nguyên nhân chính làm cho Việt Nam nhập khẩu nhiều từ Trung Quốc
là do giá cả hàng hoá rẻ; hai nước có chung biên giới dài, tại các vùng này xuất nhập
khẩu mậu biên khá nhộn nhịp, mua bán bằng đồng tiền của cả hai nước; mặt hàng
phong phú, đa dạng, phù hợp với thị hiếu.
 Hàn Quốc: là quốc gia tài trợ rất nhiều vốn và chuyển giao nhiều công nghệ tiên tiến
cho Việt Nam, nhập khẩu hàng hóa từ nước này còn xuất phát từ mục đích đảm bảo
chính trị, duy trì quan hệ tốt đẹp,… Ngoài ra hàng hóa của Hàn Quốc giá cả cũng rất
phải chăng.
 Nhật Bản: Việt Nam nhập khẩu máy móc thiết bị, sản phẩm điện tử chủ yếu từ quốc
gia này do những sản phẩm này rất hiện đại, tiết kiệm được nhiên liệu.
- Bên cạnh gia nhập AFTA, Việt Nam cũng tham gia vào rất nhiều hiệp hội, tổ chức,
diễn đàn khác, đặc biệt là việc gia nhập WTO vào năm 2007. Đồng thời nước ta đã ký
kết và thực hiện các hiệp định thương mại tự do (FTA) với Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU,
Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia,… Vì thế trong giai đoạn 1996 – 2011, hàng hóa nhập
khẩu từ các thị trường ngoài AFTA cũng được hưởng nhiều ưu đãi.
2.1.2 Đánh giá tác động của việc gia nhập AFTA tới Nhập khẩu
Về lâu dài, khi Việt Nam tiếp tục thực hiện lộ trình cắt giảm thuế, sự ảnh hưởng sẽ tăng
lên rõ rệt hơn. Dưới đây là những tác động tiêu biểu nhất của việc gia nhập AFTA đối với
nhập khẩu:
2.1.2.1 Thuận lợi
- Ngay sau khi gia nhập AFTA, chúng ta đã cam kết thực hiện lộ trình giảm thuế nhập

khẩu đối với hàng hóa của các nước trong khu vực, trong đó các mặt hàng được nhà
nước ưu đãi nhập khẩu nhiều nhất là máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ
cho nền sản xuất công nghiệp, đồng thời loại bỏ các rào cản thương mại và hợp tác
18
trong lĩnh vực hải quan. Vì thế việc nhập khẩu những mặt hàng này tăng mạnh, tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam được hưởng lợi thế từ việc nhập khẩu với
mức thuế nhập khẩu thấp, góp phần làm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, thúc
đẩy sản xuất phát triển.
- Việc gia nhập AFTA cũng thúc đẩy nhập khẩu khối lượng lớn hàng hóa tiêu dùng.
Người tiêu dùng có cơ hội được sử dụng những mặt hàng chất lượng cao của các
nước khác trong khu vực với giá thấp hơn rất nhiều do không phải chịu hoặc chịu ít
thuế nhập khẩu đánh vào hàng hóa đó.
- AFTA cũng góp phần thay đổi nguồn gốc và chất lượng hàng hóa nhập khẩu vào thị
trường Việt Nam theo hướng tích cực. Trong thời gian dài, rất nhiều hàng hóa xuất xứ
từ Trung Quốc tuy chất lượng kém nhưng vẫn chiếm giữ thị phần rất lớn tại Việt Nam
nhờ giá thành rẻ, sản phẩm phong phú, đáp ứng được nhu cầu của mọi tầng lớp xã
hội. Khi Việt Nam gia nhập AFTA, sức cạnh tranh trên thị trường nội địa sẽ tăng
mạnh, các nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn. Vì
vậy, hưởng sự ưu đãi từ AFTA, hàng hóa ASEAN đang ngày càng chiếm lĩnh thị
phần lớn tại Việt Nam và gây áp lực lớn lên những hàng hóa kém chất lượng từ Trung
Quốc, đặc biệt là những mặt hàng nhập lậu trái phép, mặt hàng gây độc hại tới sức
khỏe người tiêu dùng, …, tuy nhiên tác động này không lớn.
 Cam kết và thực hiện cắt giảm thuế nhập khẩu khi gia nhập AFTA giúp giảm giá
thành của nhiều loại hàng hóa nhập khẩu từ các nước trong khu vực vào thị trường
Việt Nam giảm. Như vậy AFTA có tác động làm tăng kim ngạch nhập khẩu của Việt
Nam, qua đó phần nào thúc đấy sản xuất doanh nghiệp phát triển đồng thời mở rộng
thị trường tiêu dùng trong nước.
2.1.2.2 Thách thức
Việc gia nhập AFTA thúc đẩy nhập khẩu của Việt Nam gia tăng, đa dạng và phong phú
hàng hóa trên thị trường nội địa và đem lại rất nhiều lợi ích như đã nêu ở trên. Tuy nhiên hàng

hóa nhập khẩu tăng mạnh nhờ cắt giảm thuế cũng gây ra một số khó khăn nhất định cho Nhà
nước và doanh nghiệp.
• Gây sức ép cho doanh nghiệp
- Phải cạnh tranh gay gắt với các hàng hóa từ ASEAN ngay trên thị trường nội địa.
Theo lộ trình thì một số mặt hàng sẽ lần lượt phải giảm thuế nhập khẩu, dẹp bỏ hàng rào
bảo hộ, các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn do phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu giá rẻ chất
lượng tốt đến từ Thái Lan, Indonesia hay Malaysia. Ngành mía đường là một ví dụ nổi bật.
Hộp 1: AFTA – trở ngại lớn của ngành mía đường Việt Nam
Ngành mía đường Việt Nam khó có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới cũng như
19
khu vực vì giá thành sản xuất cao. Một phần là do giá mua nguyên liệu mía cao hơn các
nước trong khu vực khoảng 30%, đồng thời dây chuyền sản xuất mía còn khá lạc hậu.
Hiện nay, giá đường vẫn ở khoảng 23.000-24.000 đồng/kg, mức cao nhất Đông Nam Á.
Đường luôn được bảo hộ nhờ mức thuế cao và hạn ngạch nhập khẩu, nhưng doanh
nghiệp sản xuất trong nước đã không tận dụng được lợi thế này. Trong khi đó, kể từ năm
2010, theo lộ trình hội nhập AFTA, Việt Nam đã hạ giá thuế nhập khẩu đường xuống chỉ
còn 5%. Vì thế, khó khăn của ngành đường chính là phải cạnh tranh với các nước có
công nghiệp đường phát triển như Thái Lan, vốn là quốc gia xuất khẩu đường lớn thứ hai
thế giới.
Theo cam kết AFTA, Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn thị trường đường vào năm 2013.
Hiện tại, nhập khẩu đường vẫn còn theo hạn ngạch và hạn ngạch của cả năm nay là
700.000 tấn.
Nhận xét về những thách thức của ngành mía đường, ông Lê Văn Tam, nguyên Chủ
tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam, cho rằng: “Khi mở cửa, ngành mía đường sẽ gặp
không ít trở ngại nhưng dù khó cũng phải làm bởi chỉ khi gia nhập mái nhà chung, Việt
Nam mới hy vọng có được sự bình đẳng, các nước phát triển mới giảm và đi đến xóa bỏ
sự trợ giá nông phẩm”.
 Trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam vẫn còn thấp, chuyển dịch cơ cấu diễn ra
chậm, sức cạnh tranh của hàng hóa kém, đặc biệt là về mẫu mã, chất lượng. Tham gia
AFTA, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đứng trước sự thua kém về thế thương lượng

cạnh tranh do nghèo vốn, kỹ thuật thấp, chất lượng yếu và không có khả năng cạnh
tranh về giá cả.
- Lộ trình giảm thuế trong tương lai sẽ đe dọa đến không chỉ một doanh nghiệp mà
thậm chí cả 1 ngành sản xuất (ví dụ về ngành công nghiệp ô tô).
Hộp 2: Thách thức đối với ngành công nghiệp ô tô
- Khi tham gia vào AFTA với lộ trình cắt giảm thuế quan nhanh và đến năm 2018 thuế
nhập khẩu xe nguyên chiếc sẽ về mức 0-5%, ngành công nghiệp ôtô Việt Nam sẽ phải
đối mặt với rất nhiều thách thức.
- Việt Nam hiện đang áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu với ôtô đối với các nước trong
khu vực ASEAN là 72-82%. Đến năm 2018, mức thuế suất này sẽ là 0%. Nếu không
được cải thiện, khi gia nhập AFTA, Việt Nam có thể trở thành một thị trường nhập
khẩu ôtô lớn trong khu vực. Kèm theo đó là những hệ lụy nghiêm trọng đến với
tương lai của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam.
20
- Cho tới nay, hệ thống chính sách thương mại còn nhiều bất cập, kỹ thuật xây
dựng còn thô sơ, không đồng bộ.
Hộp 3: Ngành công nghiệp điện tử
Ngành công nghiệp điện tử cũng gặp không ít thách thức. Thuế suất nhập khẩu nhiều mặt
hàng linh kiện điện tử (dùng để lắp ráp máy tính trong nước) chỉ khoảng 3%, trong khi máy tính
nguyên chiếc nhập từ các nước ASEAN lại được hưởng thuế suất 0% và nhập từ các nước khác
cũng chỉ chịu mức thuế suất 3%. Khi thuế giảm nhiều, các doanh nghiệp điện tử sẽ nhập hàng từ
các nước xung quanh, vì như thế sẽ có lợi hơn so với lắp ráp tại Việt Nam với chi phí lao động
đang tăng lên.
Ông Trần Quang Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam, nhận xét: “Có
thể nói công nghiệp điện tử ở Việt Nam hầu như là con số không. Khoảng 95-98% sản phẩm
điện tử, tin học xuất đi từ Việt Nam đều của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hàm lượng
chất xám và giá trị gia tăng trong sản phẩm điện tử, máy tính xuất đi từ Việt Nam chỉ chiếm vài
phần trăm”.
Còn Tiến sĩ Kinh tế Lê Đăng Doanh thì cho rằng: “Nếu không có cách đối phó thì người thua
cuộc sẽ là chúng ta. Chúng ta mời họ vào đây, cho họ nhiều ưu đãi về thuế, về đất đai để rồi đến

bây giờ họ chẳng những không tạo ra được công ăn việc làm, không chuyển giao công nghệ mà
còn đem vào thêm gánh nặng nhập siêu. Không chỉ trong lĩnh vực điện tử, mà xe hơi cũng như
thế. Đây là một thất bại trong chính sách, chúng ta cần phải xem xét lại”.
• Các doanh nghiệp gian lận xuất xứ hàng hóa
Lợi dụng chính sách giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình AFTA, rất nhiều doanh
nghiệp đã gian lận nguồn gốc xuất xứ của những mặt hàng có giá trị cao từ những
nước năm ngoài AFTA thành sản phẩm có xuất xứ từ Thái Lan, Lào, Campuchia,…
nhằm trốn thuế.
• Đối với nhà nước: Giảm nguồn thu từ thuế nhập khẩu
Nhập khẩu không chỉ có vai trò cung cấp hàng hóa dịch vụ cho doanh nghiệp và người
tiêu dùng mà còn đem lại nguồn thu đáng kể cho nhà nước thông qua thuế nhập khẩu. Tuy
nhiên khi gia nhập AFTA, nguồn thu này sẽ bị giảm đi bởi hai nguyên nhân. Thứ nhất là
do thuế nhập khẩu của tất cả các mặt hàng giảm xuống còn 0 -5% khiến nguồn thu từ thuế
của hàng hóa ASEAN giảm. Thứ hai, khi giảm thuế nhập khẩu, hàng hóa ASEAN trên thị
trường Việt nam rẻ hơn và phong phú hơn trước, tạo áp lực cạnh tranh với hàng hóa cùng
loại nhưng xuất xứ từ các nước khác không thuộc ASEAN và khiến giá cả của chúng trở
21
nên đắt hơn tương đối. Điều này sẽ hạn chế việc nhập khẩu một số hàng hóa từ các nước
không thuộc ASEAN, từ đó khiến sụt giảm nguồn thu từ thuế của nhà nước.
Mặc dù tác động của AFTA đến thu ngân sách nhà nước là chưa lớn do sự gia tăng
liên tục của kim ngạch nhập khẩu đã bù đắp khoản thu ngân sách do cắt giảm thuế, nhưng
cũng phần nào ảnh hưởng đến vai trò và mục tiêu của nhập khẩu.
2.2 Đối với hoạt động xuất khẩu
2.2.1 Tác động của gia nhập AFTA đến Xuất khẩu của Việt Nam
2.2.1.1 Tác động đến kim ngạch xuất khẩu nói chung
- Trước khi gia nhập AFTA:
Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu từ năm 1991 – 1995
Xuất khẩu (triệu USD) Tốc độ tăng (%)
1991 2087.1 -13.2
1992 2580.7 23.7

1993 2985.2 15.7
1994 4054.3 35.8
1995 5449.0 34.4
Nguồn: Số liệu Bộ Thương Mại
Biểu đồ 4: Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 1991 – 1995
- Sau khi gia nhập AFTA:
Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu từ năm 1996 - 2011
Xuất khẩu (triệu USD) Tốc độ tăng (%)
1996 7255.9 33.2%
1997 9185.0 26.6%
1998 9360.3 1.9%
1999 11541.4 23.3%
22
2000 14482.7 25.5%
2001 15029.2 3.8%
2002 16706.1 11.1%
2003 20149.3 20.6%
2004 26485.0 31.4%
2005 32447.1 22.5%
2006 39826.2 22.7%
2007 48561.4 21.9%
2008 62685.1 29.1%
2009 57096.3 -8.9%
2010 72236.7 26.5%
2011 96905.7 34.1%
Nguồn: Tổng cục thống kê
Biểu đồ 5: Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 1996 – 2011
- Nhận xét:
Trước khi gia nhập AFTA Sau khi gia nhập AFTA
- Đây được xem là giai đoạn phát

triển mới của nền kinh tế. Chiến
lược phát triển kinh tế hướng về
xuất khẩu của Việt Nam đã thu
được những thành tựu đáng khích
lệ: tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu
bình quân hàng năm đạt 19.28%,
kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng
- Xuất khẩu thực sự khởi sắc biểu hiện:
Kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng và
đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng
kinh tế của đất nước: đạt 72236.7 triệu
USD, 77.9% GDP vào năm 2010.
- Tuy nhiên, tốc độ tăng xuất khẩu biến
động với biên độ lớn qua các năm và
không đạt được con số cao như giai đoạn
23
qua các năm và đạt 5449.0 triệu
USD vào năm 1995 – đóng góp
36.5% vào GDP cả nước.
- Tốc độ tăng xuất khẩu ngày càng
cao, nhất là vào năm 1994: 35.8%.
trước. Tốc độ tăng cao nhất là vào năm
2011, đạt 34.1% thấp hơn năm con số
35.8% năm 1994. Tốc độ tăng bị giảm
đột biến vào các năm 1998, 2001 và đặc
biệt âm vào năm 2009.
 Nguyên nhân:
- Việc Việt Nam tham gia vào AFTA đã:
o Làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường ASEAN nhờ
giảm thuế quan và loại bỏ các hàng rào phi thuế quan

o Gián tiếp làm tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường
ngoài ASEAN do nhập khẩu được đầu vào cho sản xuất xuất khẩu với giá rẻ
hơn từ các nước ASEAN
 Kim ngạch xuất khẩu tăng!
- Khi gia nhập AFTA đồng nghĩa với việc thị trường Việt Nam ngày càng gắn kết chặt
chẽ và phụ thuộc hơn vào thị trường nước ngoài, dẫn đến những biến động của tình
hình kinh tế khu vực và trên thế giới đã có tác động lớn đến kinh tế nói chung và hoạt
động động xuất nói riêng của Việt Nam.
2.2.1.2 Tác động đến xuất khẩu theo khu vực trong và ngoài khối AFTA
- Trước khi gia nhập AFTA:
Bảng 7: Kim ngạch xuất khẩu trong và ngoài khối AFTA năm 1995
Trong AFTA Ngoài AFTA
% Triệu USD % Triệu USD
1995 13.7 996.9 86.3 6259
Nguồn: Tổng cục thống kê
- Sau khi gia nhập AFTA:
Bảng 8: Kim ngạch xuất khẩu trong và ngoài khối AFTA giai đoạn 1996 – 2011
Trong AFTA Ngoài AFTA
% Triệu USD % Triệu USD
1996 22.8 1652.8 77.2 5603.1
1997 20.8 1913.5 79.2 7271.5
1998 20.8 1945.0 79.2 7415.3
1999 21.8 2516.3 78.2 9025.1
2000 18.1 2619.0 81.9 11863.7
2001 17.0 2553.6 83.0 12475.6
2002 14.6 2434.9 85.4 14271.2
2003 14.7 2953.3 85.3 17196.0
2004 15.3 4056.1 84.7 22428.9
2005 17.7 5743.5 82.3 26703.6
24

2006 16.7 6632.6 83.3 33193.6
2007 16.7 8110.3 83.3 40451.1
2008 16.5 10337.7 83.5 52347.4
2009 15.3 8761.3 84.7 48335.0
2010 14.3 10364.7 85.7 61872.0
2011 14.0 13583.3 86.0 83322.4
Nguồn: Tổng cục thống kê
Biểu đồ 6: Cơ cấu xuất khẩu theo trong và ngoài khối AFTA giai đoạn 1996 – 2011
Nhận xét:
Trong khối AFTA
o Trước khi gia nhập
- Tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN trong tổng kim ngạch xuất
khẩu vẫn còn khiêm tốn với 13.7% vào năm 1995.
- Việt Nam xuất khẩu phần lớn là sang Singapore: thị trường này chiếm 66.4% giá trị
xuất khẩu sang ASEAN giai đoạn 1991 – 1995. Đây là thị trường tạm nhập tái xuất
điển hình, do đó khi nền kinh tế Việt Nam trở nên mở cửa hơn, hội nhập sâu hơn vào
thị trường quốc tế, buôn bán qua trung gian sẽ giảm, khi đó giá trị xuất khẩu sang
Singapore sẽ giảm và ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam nói chung và
sang ASEAN nói riêng.
- Các mặt hàng xuất khẩu sang ASEAN giai đoạn này còn đơn điệu, chủ yếu là nguyên
liệu thô và nông sản.
25

×