Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

thị trường ngoại hối thế giới và sự hình thành phát triển của thị trường ngoại hối việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (787.21 KB, 28 trang )

1
KINH TẾ QUỐC TẾ 2 GVHD: PGS.TS.NGÔ THỊ TUYẾT MAI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
BỘ MÔN: KINH TẾ QUỐC TẾ


BÀI TẬP NHÓM
TÊN ĐỀ TÀI
Thị trường ngoại hối trên thế giới và
sự hình thành, phát triển của TTNH Việt Nam
Giảng viên hướng dẫn
Học phần
Thành viên nhóm
: PGS.TS NGÔ THỊ TUYẾT MAI
: Kinh Tế Quốc Tế II
: Hoàng Quốc Đạt (NT)
Trần Văn Dương
Hoàng Đình Khải
Hà Văn Linh
Nguyễn Đăng Nguyên

HÀ NỘI 09/2013
2
KINH TẾ QUỐC TẾ 2 GVHD: PGS.TS.NGÔ THỊ TUYẾT MAI
Thị trường ngoại hối trên thế giới
& Sự hình thành, phát triển liên hệ của
TTNH Việt Nam
Chương 1: Tổng quan về thị trường ngoại hối
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thị trường ngoại hối
1.1.1.Khái niệm


Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra các hoạt động mua bán và trao đổi ngoại tệ thông
qua quan hệ cung cầu. Việc trao đổi bao gồm việc mua một đồng tiền này và đồng thời bán
một đồng tiền khác. Nói một cách khác, các đồng tiền được trao đổi từng cặp với nhau (VD:
USD/VND)
1.1.2. Đặc điểm của thị trường ngoại hối
• Thị trường ngoại hối mang tính quốc tế
• Thị trường ngoại hối hoạt động liên tục: Thị trường hối đoái hoạt động liên tục suốt
ngày đêm 24giờ/ngày trên các khu vực khác nhau của thế giới.
• Không có địa điểm cụ thể.
• Các giao dịch mua bán được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin liên lạc
hiện đại như: telex, điện thoại, máy vi tính.
• Trong bất cứ giao dịch ngoại hối nào thì ít nhất có một đồng tiền đóng vai trò làm
ngoại tệ.
• Ngôn ngữ sử dụng trên thị trường rất ngắn gọn, mang nhiều quy ước nghiệp vụ rất
khó hiểu với người thường.
• Doanh số hoạt động trên thị trường ngoại hối rất lớn.
• Giá cả hàng hoá của thị trường ngoại hối chính là tỷ giá hối đoái được hình thành
một cách hợp lý, linh hoạt dựa trên quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Do đó, thị
trường ngoại hối rất nhạy cảm không chỉ với các chỉ số kinh tế như tổng sản phẩm xã hội,
mức tăng sản xuất, tỷ lệ lạm phát, sự biến động của lãi suất mà còn chịu sự tác động của các
sự kiện chính trị - xã hội như: biểu tình, thiên tai, chiến tranh
1.1.3. Hàng hóa của thị trường hối đoái
Hàng hóa được mua bán trên thị trường hối đoái là ngoại hối. Ngoại hối là một khái
niệm dùng để chỉ các phương tiện có giá trị dùng để thanh toán giữa các quốc gia. Tùy theo
quan niệm của Luật quản lý ngoại hối của mỗi nước mà khái niệm ngoại hối không giống
3
KINH TẾ QUỐC TẾ 2 GVHD: PGS.TS.NGÔ THỊ TUYẾT MAI
nhau. Về cơ bản, ngoại hối gồm 5 loại sau: Ngoại tệ, các công cụ thanh toán bằng ngoại tệ,
các loại chứng từ có giá bằng ngoại tệ, vàng, đồng tiền quốc gia-bản tệ.
1.2. Các thành phần tham gia thị trường ngoại hối

• Các ngân hàng thương mại
• Các ngân hàng trung ương
• Các cá nhân hay các nhà kinh doanh (khách hàng mua bán lẻ)
• Các nhà môi giới ngoại hối
• Các doanh nghiệp
1.3. Vai trò của thị trường ngoại hối
• Cân đối các nhu cầu mua bán ngoại tệ
• Phòng chống rủi ro tỷ giá
• Tạo ra thu nhập cho người sở hữu ngoại tệ
1.4. Nội dung hoạt động của thị trường ngoại hối
1.4.1. Thị trường tiền gửi là nơi thực hiện giao dịch vay và cho vay các loại ngoại tệ với những thời
hạn xác định kèm theo một khoản tiền gửi thể hiện qua lãi suất. Tại thị trường này các ngân
hàng và khách hàng của họ tiến hành các giao dịch về ngân quỹ, tức là vay ngoại tệ thiếu và
cho vay ngoại tệ thừa.
1.4.2. Thị trường mua bán ngoại tệ giao ngay
Thị trường này bao gồm thị trường thỏa thuận tùy ý và thị trường giao dịch theo phiên
ấn định. Về địa điểm và thời gian thì thị trường thỏa thuận tùy ý không có địa điểm cụ thể,
giao dịch 24/24h; thị trường theo phiên giao dịch được tổ chức tại phòng lớn. Về tỷ giá, đối
với thị trường thỏa thuận tùy ý thì mỗi giao dịch hay mỗi hợp đồng áp dụng một tỷ giá và tỷ
giá này không công bố; thị trường giao dịch theo phiên ấn định có tỷ giá do người tổ chức
phiên đưa ra. Ngày giá trị đối với thị trường giao dịch thỏa thuận tùy ý tuân thủ nguyên tắc
J+2 đối với tất cả hợp đồng ký vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày; thị trường giao dịch theo
phiên chỉ áp dụng nguyên tắc J+2 đối với tất cả các hợp đồng ký trước 12 giờ của ngày tổ
chức theo phiên.
1.5. Các nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối
1.5.1. Giao dịch giao ngay
Giao dịch giao ngay là việc mua bán một số lượng ngoại tệ được thực hiện giữa hai
bên theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán trong vòng hai ngày
làm việc tiếp theo kể từ ngày cam kết mua bán.
Các giao dịch giao ngay được thực hiện giữa ngân hàng trung ương và các tổ chức tín

4
KINH TẾ QUỐC TẾ 2 GVHD: PGS.TS.NGÔ THỊ TUYẾT MAI
dụng, giữa các tổ chức tín dụng với nhau và giữa các tổ chức tín dụng với các tổ chức khác
và cá nhân. Trong đó, ngân hàng thương mại đóng vai trò là trung tâm trong việc tạo thị
trường nhằm mục đích kinh doanh của mình hoặc phục vụ co khách hàng.
1.5.2. Giao dịch mua bán có kỳ hạn
Giao dịch ngoại hối có kỳ hạn là một giao dịch trong đó hai bên sẽ cam kết mua bán
với nhau một lượng ngoại tệ theo một tỷ giá xác định tại một thời điểm sau đó hay sau một
thời hạn xác định kể từ ngày ký kết giao dịch.
Trong giao dịch kỳ hạn, mọi điều kiện mua bán được ký kết vào ngày giao dịch, việc
giao nhận tiền chỉ được thực hiện vào ngày giá trị đã thỏa thuận trên cơ sở kỳ hạn mua bán.
1.5.3. Giao dịch tương lai
Hợp đồng tương lai là một thỏa thuận giữa hai đối tác mua bán một số lượng đồng
tiền địnhsẵn vào thời điểm ký kết hợp đồng và ngày giao hàng được ấn định sẵn trong tương
lai được thực hiện tại sở giao dịch.
Thực chất của giao dịch giao sau chính là giao dịch có kỳ hạn nhưng được chuẩn hoá
về: Loại ngoại tệ giao dịch, trị giá hợp đồng và thời hạn giao dịch.
1.5.4. Nghiệp vụ quyền chọn
Quyền lựa chọn là công cụ tài chính mang lại cho người sở hữu nó có quyền mua
hoặc bán một số lượng ngoại tệ nhất định với giá đã được thỏa thuận trước trong một khoảng
thời gian hoặc vào một ngày ấn định trong tương lai.
• Quyền lựa chọn bao gồm quyền chọn mua và quyền chọn bán.
+ Quyền chọn mua: cho phép người sở hữu nó có quyền (nhưng không bắt buộc) mua
một số lượng ngoại tệ theo mức giá và trong thời gian xác định trước.
+ Quyền chọn bán: cho phép người mua quyền chọn bán một lượng ngoại tệ nhất định
theo giá thực hiện vào ngày giao hàng.
1.5.5. Nghiệp vụ hoán đổi
Hoán đổi là giao dịch giữa hai đối tác trong việc trao đổi các luồng tiền tương lai tính
trên cơ sở khác nhau. Có hai loại hoán đổi là hoán đổi lãi suất và hoán đổi tiền tệ.
+ Hoán đổi lãi suất là nghiệp vụ qua đó hai bên tham gia trao đổi với nhau những chi

phí tài chính về các khoản nợ tương ứng của mỗi bên, tức là trao đổi giữa hai bên đối với lãi
phải trả và khoản lãi thu của một đồng tiền tính trên một lượng tiền gốc ngầm định thỏa
thuận.
+ Hoán đổi ngoại tệ là giao dịch hoán đổi trong đó bên A trao đổi vốn gốc và tính lãi
trên cơ sở lãi suất cố định trên một đồng tiền với vốn gốc và lãi tính trên cơ sở lãi suất cũng
5
KINH TẾ QUỐC TẾ 2 GVHD: PGS.TS.NGÔ THỊ TUYẾT MAI
cố định nhưng của một đồng tiền khác.
1.5.6. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ
• Nghiệp vụ khách hàng
Trong nghiệp vụ này ngân hàng là người tạo thị trường, xác định và niêm yết tỷ giá.
Khi nhận được lệnh của khách hàng, ngân hàng sẽ bù trừ các lệnh. Phần chênh lệch cuối
cùng, ngân hàng sẽ tìm cách xử lý sao cho có lợi nhất.
• Nghiệp vụ Acbit
Là nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ dựa trên sự chênh lệch giá giữa các thị trường khác
nhau để thu lợi. Nghiệp vụ Acbit xuất hiện lần đầu tiên trên thị trường giao ngay bằng cách
mua ở thị trường giá thấp và bán ở thị trường giá cao do đó ngân hàng có thể thu lợi từ sự
chênh lệch tỷ giá.
6
KINH TẾ QUỐC TẾ 2 GVHD: PGS.TS.NGÔ THỊ TUYẾT MAI
Chương 2: Hoạt động của thị trường ngoại hối trên thế giới
2.1. Khái quát tình hình TTNH trên thế giới
Trong bối cảnh hội nhập ngày càng phát triển sự biến động của TTNH trên thế giới sẽ
ảnh hưởng mạnh mẽ đến TTNH Việt Nam, việc khảo sát thực trạng hoạt động và những xu
hướng phát triển của các TTNH trên thế giới để xây dựng chiến lược phát triển TTNH ở Việt
Nam.
TTNH là một thị trường lớn nhất trong nền kinh tế toàn cầu. Với tổng số lượng giao
dịch trên toàn thế giới lên đến hơn 5 nghìn tỷ USD mỗi ngày được sử dụng để thanh toán
những hoạt động mậu dịch giữa các quốc gia, luân chuyển nguồn vốn qua các biên giới,
thanh toán và hoán đổi đồng tiền giữa các chính phủ, các tổ chức tài chính và phi tài chính và

các thành phần kinh tế khác trên toàn thế giới. Số lượng giao dịch này ngày càng tăng do sự
phát triển mậu dịch và tiến trình toàn cầu hóa. Cùng với số lượng tăng cao là những biến
động trên TTNH và các biện pháp của các chính phủ hay các khu vực kinh tế càng ngày càng
trở nên quyết liệt hơn để bảo vệ cho đồng tiền và nền kinh tế của mình.
Biểu đồ 2.1 Khối lượng giao dịch ngoại hối trên quy mô toàn cầu
giai đoạn 1998-2013
Đơn vị: Tỷ USD
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013 của ngân hàng thanh toán quốc tế BIS)
Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) cứ 3 năm 1 lần tiến hành khảo sát doanh số
TTNH hoạt động trên toàn cầu, theo khu vực địa lý, loại tiền tệ, và theo loại hình giao dịch,
để phân tích đánh giá đưa ra nhận định chung về tình hình TTNH trên thế giới. Theo khảo sát
năm 2013 thì báo cáo đã đưa ra được một cái nhìn tổng quát như sau:
Bảng 2.1 Khối lượng giao dịch ngoại hối theo quốc gia giai đoạn 1998-2013
Đơn vị: Tỷ USD
7
KINH TẾ QUỐC TẾ 2 GVHD: PGS.TS.NGÔ THỊ TUYẾT MAI
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013 của ngân hàng thanh toán quốc tế BIS)
Biểu đồ 2.2 Tỷ trọng khối lượng giao dịch ngoại hối
tại 5 quốc gia dẫn đầu trên thế giới
Đơn vị: %

8
KINH TẾ QUỐC TẾ 2 GVHD: PGS.TS.NGÔ THỊ TUYẾT MAI
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013 của ngân hàng thanh toán quốc tế BIS)
Giao dịch trong thị trường ngoại hối trung bình 5,3 nghìn tỷ USD mỗi ngày trong
tháng 4/2013. Ở đây đã cho thấy một sự đi lên từ 4 nghìn tỷ USD trong tháng 4/2010 và 3,3
nghìn tỷ USD trong tháng 4/2007. Giao dịch hoán đổi ngoại tệ được sử dụng nhiều nhất
trong các giao dịch, tại mức 2,2 nghìn tỷ USD mỗi ngày, tiếp theo là giao dịch giao ngay với
mức 2 nghìn tỷ USD. Sự phát triển của kinh doanh ngoại hối đã được thúc đẩy bởi các tổ
chức tài chính khác ngoài các doanh nghiệp gửi báo cáo ra. Cuộc khảo sát năm 2013 thu thập

được một cách tốt hơn về số liệu của các tổ chức, các phân khúc cụ thể so với lần đầu tiên.
Các ngân hàng nhỏ hơn chiếm 24% doanh thu, tổ chức đầu tư khác như quỹ lương hưu và
công ty bảo hiểm chiếm 11%, và các quỹ đầu tư và các công ty kinh doanh độc quyền khác
cũng chiếm 11%. Giao dịch với các tổ chức phi tài chính, chủ yếu là các tập đoàn, ký hợp
đồng giữa các năm 2010 và 2013, chỉ chiếm phần doanh thu toàn cầu là 9%. Đồng đô la Mỹ
vẫn là đồng tiền mạnh trong các giao dịch, nó chiếm tới 87% trong một bên giao dịch của tất
cả các thương vụ kinh doanh.
2.1.1. Các loại tiền tệ và cặp tiền tệ
Theo các số liệu điều tra được từ các báo cáo, chúng ta có biểu đồ sau đây về loại tiền
tệ và cặp tiền tệ được sử dụng so sánh trong 2 năm 2010 và 2013 như sau:
Biểu đồ 2.3. Tỷ trọng % các loại tiền tệ/ cặp tiền tệ được sử dụng trong giao dịch
ngoại hối của năm 2010 và 2013
9
KINH TẾ QUỐC TẾ 2 GVHD: PGS.TS.NGÔ THỊ TUYẾT MAI
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013 của ngân hàng thanh toán quốc tế BIS)
Tháng 4/2013, đồng euro là đồng tiền thứ hai được giao dịch nhiều nhất, nhưng thị
phần của nó đã giảm xuống tới 33 % trong tháng 4/2013 so với 39% trong tháng 4/2010.
Doanh thu của đồng yên Nhật Bản thì lại tăng đáng kể trong giai đoạn 2010 và 2013. Ngoài
ra cũng một số đồng tiền trên thị trường đang nổi lên, đồng peso của Mexico và đồng nhân
dân tệ của Trung Quốc đã lọt vào danh sách top 10 loại tiền tệ được giao dịch nhiều nhất.
Thương mại đang ngày càng tập trung ở các trung tâm tài chính lớn nhất. Vào tháng 4/2013,
bàn giao dịch tại Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Singapore và Nhật Bản đã đầu tư kinh doanh
chiếm 71% lượng ngoại hối trong giao dịch, trong khi vào tháng 4/2010 tổng thị phần của họ
là 66% .
Với sự tăng trưởng về kim ngạch ngoại hối toàn cầu vào khoảng 35% tại mức tỷ giá
hối đoái hiện tại, kết quả điều tra năm 2013 đã tiếp tục cho thấy xu hướng tăng trưởng lượng
doanh thu một cách mạnh mẽ minh chứng cho những kết quả của báo cáo điều tra trước đó.
Doanh thu ngoại hối được tính toán với mức tỷ giá hối đoái trong thời gian này cũng đã tăng
khoảng bởi cùng đáng kể. Sự tăng trưởng hoạt động thị trường ngoại hối toàn cầu từ năm
10

KINH TẾ QUỐC TẾ 2 GVHD: PGS.TS.NGÔ THỊ TUYẾT MAI
2010 và 2013 đã vượt qua sự gia tăng 19% so với giai đoạn 2007-2010 theo báo cáo trong
các cuộc khảo sát trước, nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với kỷ lục gia tăng 72% (tại mức
giá hiện tại giá) giai đoạn 2004-2007.
Về doanh thu bằng ngoại tệ và các cặp tiền tệ, thành phần tiền tệ của giao dịch ngoại
hối toàn cầu có sự thay đổi đáng chú ý từ năm 2010 đến năm 2013, không chỉ giữa loại tiền
tệ giao dịch nhiều nhất trên thế giới mà còn nằm trong số thị trường ngoại tệ quan trọng đang
nổi lên. Đồng Yên Nhật đứng ra như là đồng tiền chính chứng kiến sự đi lên đáng kể nhất
trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, trong khi vai trò của đồng euro như một loại tiền tệ
quốc tế đã giảm dần trong giai đoạn này. Đồng peso của Mexico và đồng nhân dân tệ của
Trung Quốc đã thể hiện một sự gia tăng đáng chú ý nhất trong thị phần trong thị trường
ngoại tệ mới nổi.
Vai trò của đồng đô la Mỹ vẫn giữ vị trí thống trị trong giao dịch ngoại tệ trên thế
giới. Thị trường ngoại hối giao dịch với đồng USD ở một bên của giao dịch đại diện cho
87% của tất cả các thương vụ bắt đầu từ tháng 4/2013, cao hơn khoảng 2% cao hơn so với ba
năm trước đây. Trong số các loại tiền tệ lớn, kinh doanh đồng yên Nhật Bản tăng lên cao
nhất, tăng 63 % so với cuộc khảo sát năm 2010. Doanh thu trong cặp USD/JPY tăng khoảng
70% trong giai đoạn này. Kết quả là, đồng Yên được mở rộng thị phần một cách đáng kể
trong giao dịch ngoại hối toàn cầu lên tới 23% vào năm 2013. Theo thông tin từ các cuộc
điều tra bán niên của khu vực ngoại hối Ủy ban nghiên cứu thấy rằng hầu hết sự gia tăng
trong phiên giao dịch yên xảy ra giữa tháng 10/2012 và tháng 4/2013, khoảng thời gian kỳ
vọng cho sự thay trong đổi chế độ chính sách tiền tệ của Nhật Bản mà sau đó đã diễn ra vào
tháng 4/2013.
Vai trò quốc tế của đồng euro ngược lại đã giảm kể từ đầu cuộc khủng hoảng nợ công
Châu Âu trong năm 2010. Với mức tăng chỉ đạt 15%, việc kinh doanh đồng euro về cơ bản
được mở rộng ít hơn so toàn thị trường. Đồng euro vẫn là đồng tiền thứ 2 quan trọng nhất
trong thị trường tiền tệ thế giới, nhưng thị phần trên thị trường toàn cầu của euro đã giảm
xuống còn 33%, đạt giá trị thấp nhất kể từ khi được đưa ra làm đồng tiền chung.
Trong số các nền kinh tế giao dịch ngoại hối nhiều nhất, Đô la Úc và Đô la New
Zealand tiếp tục tăng thị phần của họ trong thị trường giao dịch ngoại hối toàn cầu. Ngược

lại, đồng bảng Anh, đôla Canada, krona Thụy Điển và đáng chú ý nhất đồng franc Thụy Sĩ bị
mất vị thế trong giao dịch ngoại hối toàn cầu với những giao dịch có liên quan.
Doanh thu trong đồng peso của Mexico đạt 135 tỷ USD năm 2013, nâng thị phần của
đồng peso trong giao dịch ngoại hối toàn cầu lên 2,5%. Do đó đồng peso của Mexico đã trở
11
KINH TẾ QUỐC TẾ 2 GVHD: PGS.TS.NGÔ THỊ TUYẾT MAI
thành một trong nhóm 10 loại tiền tệ được giao dịch nhiều nhất trên thế giới, đứng trước cả
các đơn vị tiền như NZD và SEK. Đồng rúp của Nga cũng có một sự gia tăng đáng kể trong
thị phần khi xếp thứ 12 trong các loại tiền tệ được giao dịch tích cực trên toàn thế giới.
Vai trò của đồng Nhân dân tệ trong giao dịch ngoại hối toàn cầu ngày càng tăng khi
mà Trung Quốc đang nỗ lực quốc tế hóa đồng nhân dân tệ của mình. Doanh thu của đồng
nhân dân tệ đã tăng từ 34 tỷ USD lên 120 tỷ USD làm cho đồng nhân dân tệ xếp thứ chín
trong những loại ngoại tệ được giao dịch nhiều nhất với thị phần 2,2% trong thị trường ngoại
hối toàn cầu. Sự đi lên này chủ yếu là nhờ sự mở rộng đáng kể của các giao dịch đồng nhân
dân tệ ở nước ngoài.
2.1.2. Các thành phần tham gia giao dịch thị trường ngoại hối trên thế giới
Biểu đồ 2.4. Tỷ trọng khối lượng giao dịch ngoại hối phân bổ theo thành phần
tham gia giao dịch năm 2013
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013 của ngân hàng thanh toán quốc tế BIS)
Trong đó chúng ta sẽ làm quen với một số khái niệm:
Reporting Dealers: Chủ yếu bao gồm những ngân hàng thương mại và đầu tư lớn và
một số tổ chức tài chính lớn trên thế giới tham gia thường xuyên có những báo cáo hàng năm
được gửi lên cho BIS phục vụ cho việc nghiên cứu, điều tra thị trường ngoại hối toàn cầu.
Non-financial customers: Bao gồm các tổ chức, tập đoàn phi tài chính, chủ yếu là
các cơ quan thuộc chính phủ, ngoài ra còn có thể có những cá nhân thực hiện giao dịch trực
tiếp với các Reporting Dealers nhằm mục đích đầu tư thông qua việc tư vấn, hướng dẫn các
nhà đầu tư qua điện thoại hoặc điều hành hoạt động giao dịch trên Internet.
Other financial institutions: Bao gồm các doanh nghiệp, tổ chức, công ty, ngân hàng
12
KINH TẾ QUỐC TẾ 2 GVHD: PGS.TS.NGÔ THỊ TUYẾT MAI

nhỏ hơn, không thuộc diện Reporting Dealers như: Các ngân hàng thương mại, ngân hàng
đầu tư quy mô nhỏ, quỹ lương hưu, quỹ tiền tệ, các công ty bảo hiểm, các chi nhánh của các
tập đoàn… Cụ thể khi phân chia sẽ gồm các thành phần nhỏ như sau:
+ Non-reporting Banks: Các ngân hàng địa phương, ngân hàng nhỏ, các ngân hàng
đầu tư không tham gia báo cáo, các doanh nghiệp, công ty chứng khoán…
+ Institutional Investors: Quỹ đầu tư mở, quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm, công ty tái
bảo hiểm, tổ chức từ thiện với mục đích chủ yếu là để bảo hiểm rủi ro, đầu tư, quản lý rủi ro.
+ Hedge Funds and PTFs: Các công ty kinh doanh độc quyền (proprietary trading
firms), các quỹ đầu tư phòng ngừa rủi ro.
+ Official Sector: Các ngân hàng Trung ương, quỹ đầu tư quốc gia, các ngân hàng
phát triển và các tổ chức tài chính quốc tế thuộc khu vực công
+ Other: Các tổ chức tài chính còn lại không thuộc các loại được liệt kê phía trước.
Rõ ràng, thành phần tham gia đóng góp nhiều nhất cho sự phát triển của kim ngạch
ngoại hối toàn cầu từ năm 2010 đến năm 2013 là các tổ chức tài chính khác, điều này tiếp tục
chứng minh một xu hướng phát triển của các tổ chức tài chính bên ngoài giống như trong
cuộc điều tra trước của BIS. Những tổ chức này bao gồm các ngân hàng nhỏ không hoạt
động như các đại lý giao dịch trong thị trường ngoại hối, các tổ chức đầu tư, các quỹ đầu tư
và các công ty kinh doanh độc quyền cũng như các tổ chức tài chính khu vực chính thức.
Trong cuộc khảo sát năm 2010, các tổ chức tài chính khác đã lần đầu tiên vượt qua các đại lý
giao dịch, môi giới ngoại hối trong diện có báo cáo về % khối lượng giao dịch ngoại hối trên
thị trường thế giới. Các giao dịch của các đại lý ngoại hối với nhóm khách hàng này đã tăng
48% đạt mức 2,8 nghìn tỷ USD trong năm 2013, tăng đáng kể so với 1,9 nghìn tỷ trong năm
2010. Hoạt động giao dịch với các đối tác tham gia chủ yếu tập trung nhiều nhất vào giao
dịch hợp đồng quyền chọn (82%), hợp đồng kỳ hạn (58%) và các thị trường giao ngay
(57%).
Giao dịch diễn ra với các đại lý giao dịch, môi giới thuộc diện báo cáo khác cũng tăng
với tốc độ tương tự so với toàn bộ kim ngạch thị trường ngoại hối nói chung. Những con số
mới nhất trên biểu đồ còn cho thấy các ngân hàng nhỏ hơn và các ngân hàng địa phương
trong thời gian này chiếm tới những 24% kim ngạch ngoại hối toàn cầu. Những tổ chức đầu
tư cũng như các quỹ đầu tư và các công ty kinh doanh độc quyền khác cũng đạt thị phần

doanh thu ngoại hối toàn cầu vào khoảng 11% cho mỗi nhóm tham gia. Ngược lại, việc kinh
doanh của các tổ chức tài chính khu vực chính thức như ngân hàng trung ương và các quỹ
đầu tư phòng ngừa rủi ro lại chỉ chiếm ít hơn 1% của hoạt động thị trường ngoại hối toàn cầu
13
KINH TẾ QUỐC TẾ 2 GVHD: PGS.TS.NGÔ THỊ TUYẾT MAI
trong tháng 4/2013.
Trong khi đó hoạt động kinh doanh giữa các đại lý giao dịch, môi giới tăng 34 % đạt
mức 2,1 nghìn tỷ USD trong năm 2013, tăng so với mức 1,5 nghìn tỷ trong năm 2010. Tỷ lệ
giao dịch liên đại lý trong các giao dịch ngoại hối toàn cầu đứng ở mức 39% trong năm 2013
về cơ bản vẫn giữ nguyên so với các năm trước.
Tiếp đó, về các giao dịch hối đoái với các tổ chức phi tài chính đã giảm đáng kể từ
năm 2010 đến năm 2013, từ 532 tỷ USD trong năm 2010 xuống còn 465 tỷ USD vào năm
2013. Việc kinh doanh của các tổ chức phi tài chính chỉ chiếm 9% tổng kim ngạch ngoại hối
toàn cầu trong năm 2013. Kể từ năm 1998 đến nay, kết quả điều tra đã cho thấy tỷ lệ đóng
góp trong kim ngạch ngoại hối của các tổ chức này đã giảm 8 phần trăm tính đến năm 2013.
Ngoại trừ các giao dịch hoán đổi tiền tệ có phần được mở rộng nhưng sự suy giảm mạnh
trong các loại giao dịch có liên quan đã ảnh hưởng xấu đến vai trò của khu vực này, đặc biệt
là trong các giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn.
2.1.3. Các phương tiện giao dịch ngoại hối chủ yếu
Biểu đồ 2.5. Kim ngạch đóng góp của các loại giao dịch giai đoạn 2001-2013 và tỷ trọng
các loại hình giao dịch trên thị trường ngoại hối thế giới năm 2010 và 2013
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013 của ngân hàng thanh toán quốc tế BIS)
Trong đó gồm các loại giao dịch:
+ Spot: Giao dịch giao ngay
+ Outright forwards: Giao dịch kỳ hạn
+ FX swaps: Giao dịch hoán đổi tiền tệ
+ Currency swaps: Giao dịch hoán đổi lãi suất
+ Options & others: Giao dịch quyền chọn và các loại giao dịch khác
14
KINH TẾ QUỐC TẾ 2 GVHD: PGS.TS.NGÔ THỊ TUYẾT MAI

Hoạt động giao dịch về cơ bản đã đã tác động lên tất cả các loại công cụ ngoại hối
chính được sử dụng trên thế giới, kim ngạch tăng trưởng doanh thu được phân bổ khá đồng
đều qua các phương tiện giao dịch, vì thế thị phần của các loại giao dịch trong tổng kim
ngạch năm nay tương đối được giữ nguyên so với với những điều tra trước đó.
Giao dịch thị trường giao ngay đã tăng lên đạt mức 38% tương ứng với 2 nghìn tỷ
USD mỗi ngày trong tháng 4/2013, đóng góp khoảng 40% cho sự gia tăng của hoạt động thị
trường ngoại hối toàn cầu từ năm 2010 đến năm 2013. Tuy nắm giữ một vị trí quan trọng
trong việc gia tăng kim ngạch ngoại hối toàn cầu nhưng tốc độ tăng trưởng trong phân khúc
giao dịch này chỉ được đánh gia là tương đối vừa phải so với sự gia tăng trước đây ở mức
48% giai đoạn 2007-2010.
Mặc dù giao dịch giao ngay chiếm thị phần lớn nhưng giao dịch hoán đổi ngoại tệ vẫn
là công cụ ngoại hối được sử dụng nhiều nhất trong giao dịch trong năm 2013, tuy nhiên chỉ
ở mức tăng trưởng 27%, tốc độ này đã không thể theo kịp tốc độ của toàn thị trường nơi
chung. Khối lượng của giao dịch này mỗi ngày lên tới 2,2 nghìn tỷ USD chiếm 42% tất cả
các giao dịch ngoại hối có liên quan, thấp hơn 2 phần trăm so với năm 2010.
Doanh thu của giao dịch hoán đổi lãi suất cũng tăng trưởng với tốc độ tương tự (vào
khoảng 26%), với doanh thu 54 tỷ USD mỗi ngày, phương thức giao dịch này tiếp tục chiếm
một phần nhỏ trong việc đem lại doanh thu cho toàn bộ thị trường ngoại hối. Hoạt động giao
dịch bên cạnh đó còn tăng mạnh hơn ở các phần khác của thị trường phái sinh ngoại hối, đặc
biệt là trong giao dịch kỳ hạn và các giao dịch tùy chọn. Khối lượng giao dịch kỳ hạn tiếp tục
đi lên tới mức 680 tỷ USD vào năm 2013 tăng 43% so với 475 tỷ USD trong năm 2010. Tỷ
lệ giao dịch kỳ hạn trong các giao dịch ngoại hối tổng thể tăng nhẹ 1% lên mức 13% - cao
nhất kể từ khi cuộc điều tra của BIS lần đầu được tiến hành. Nhìn chung hoạt động kinh
doanh ngoại hối theo giao dịch quyền chọn có sự tăng trưởng cao nhất, lên tới 60%.
Tóm lại, trong lần điều tra này sự gia tăng trong doanh thu giao dịch kỳ hạn và các
giao dịch quyền chọn chiếm gần một phần tư doanh thu tăng trưởng của thị trường ngoại hối
toàn cầu trong giai đoạn 2010-2013. Ngoài ra chúng ta cũng thấy được một xu hướng hướng
tới các kỳ hạn dài hơn trong các giao dịch hoán đổi ngoại tệ và các giao dịch kỳ hạn thông
qua sự gia tăng kim ngạch trong giao dịch hoán đổi ngoại tệ và kỳ hạn trên một năm.
2.1.4. Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tới quy mô thị trường ngoại hối toàn cầu

Theo báo cáo của BIS thì chúng ta chỉ biết cụ thể tình hình thị trường ngoại hối trong
khoảng thời gian 3 năm một lần. Tuy nhiên trong giai đoạn 2007-2010 thì khi cuộc khủng
hoảng tài chính đã diễn ra ảnh hưởng xấu đến thị trường ngoại hối của thế giới mà nếu không
15
KINH TẾ QUỐC TẾ 2 GVHD: PGS.TS.NGÔ THỊ TUYẾT MAI
đi sâu vào tìm hiểu thì sẽ chỉ thấy sự gia tăng đều đặn của kim ngạch ngoại hối trên thị
trường từ 3,3 nghìn tỷ năm 2007 lên 4 nghìn tỷ năm 2010.
Biểu đồ 2.6 Khối lượng giao dịch ngoại hối giai đoạn 2004-2011 theo năm, theo tháng
(Nguồn: Số liệu tính toán của BIS)
Trong thời gian này, hoạt động ngoại hối toàn cầu chênh lệch đáng kể so với xu
hướng phát triển được tính toán trong thời gian ba năm khảo sát. Các phân tích cho thấy rằng
hoạt động thương mại toàn cầu đã tiếp tục phát triển mạnh mẽ tới khi bắt gặp sự mở đầu của
cuộc khủng hoảng vào tháng 8/2007 và trong năm đầu tiên của cuộc khủng hoảng. Hoạt động
giao dịch ngoại hối đạt 4 nghìn tỷ USD/ngày vào khoảng thời gian cuối năm 2007 và đạt
đỉnh điểm trong giai đoạn đầy biến động xung quanh sự phá sản của Lehman trong tháng
9/2008, tại xấp xỉ mức 4,5 nghìn tỷ USD. Hơn thế nữa, khi cuộc khủng hoảng bắt đầu dường
như đã gây ra biến động mạnh mẽ tới từng tháng tiếp theo đó. Kết quả dẫn đến là hoạt động
giao dịch ngoại hối đã giảm hơn 30% - chỉ còn trên 3 nghìn tỷ USD trong tháng 4/2009 thấp
hơn cả khối lượng giao dịch năm 2007. Tuy nhiên, vào giữa năm 2009, hoạt động ngoại hối
toàn cầu đã bắt đầu tăng trở lại và nó đã tăng lên 4,0 nghìn tỷ USD một ngày trong tháng 4
năm 2010, theo báo cáo của kỳ ba năm cuối cùng. Điều này cho thấy sự tác động mạnh mẽ
của khủng hoảng tới thị trường ngoại hối toàn cầu, đặc biệt khi mà trong giai đoạn cận kề
khùng hoảng, lượng giao dịch đã vượt qua mức kim ngạch năm 2010. Đồng thời các số liệu
báo cáo cũng cho chúng ta thấy rằng một khi khủng hoảng diễn ra, các nhà đầu tư, tổ chức tài
chính quốc tế đều rất quan tâm đến việc quản lý rủi ro tỷ giá dẫn đến ảnh hưởng đầu tiên của
sự suy thoái kinh tế chính là việc tác động lên thị trường ngoại hối của thế giới nói chung và
các quốc gia nói riêng.
2.2. Những bài học rút ra từ kinh nghiệm các nước
Việt Nam xây dựng và phát triển TTNH trong bối cảnh trên thế giới đã có những
TTNH của các khu vực và thế giới vì thế Việt Nam có thể kế thừa kinh nghiệm của các quốc

16
KINH TẾ QUỐC TẾ 2 GVHD: PGS.TS.NGÔ THỊ TUYẾT MAI
gia trong khu vực mà có những yếu tố kinh tế nền tảng tương đồng với Việt Nam. Ở đây
chúng ta chọn lựa những quốc gia có cơ chế tỷ giá và độ mở cửa tương đồng với Việt Nam
như: Singapore, Philippine, Trung Quốc để học hỏi kinh nghiệm về phát triển TTNH.
2.2.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Ngân hàng nhân dân Trung Quốc (PBOC) cam kết duy trì một tỷ giá ổn định trên thị
trường thị trường ngoại hối thông qua việc can thiệp vào Hệ thống giao dịch ngoại hối
(CFETS). Chính sách tỷ giá được điều hành phù hợp với những chuyển đổi của nền kinh tế.
Ngay từ đầu những năm 80, Trung Quốc đã cho phép thực hiện cơ chế điều chỉnh tỷ giá giảm
dần để phản ảnh đúng sức mua của đồng CNY. Chính sách tỷ giá này đã giúp Trung Quốc
cải thiện được cán cân thương mại (CCTM), giảm thâm hụt thương mại và cán cân thanh
toán (CCTT), đưa đất nước thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế. Sau đó Trung Quốc đã
thực hiện việc cải cách về chính sách tỷ giá vào ngày 21/7/2005, nới lỏng tỷ giá chấp nhận
cho CNY tăng giá nhằm giảm áp lực lạm phát.
Về quản lý ngoại hối, Trung Quốc thực hiện biện pháp hạn chế tối đa các giao dịch
trong nước sử dụng bằng ngoại tệ, nghiêm cấm người cư trú thanh toán mua bán, chuyển
nhượng cho nhau bằng ngoại tệ. Cấm sử dụng ngoại tệ để niêm yết và thanh toán giữa người
cư trú với nhau. Đồng thời quan tâm đến điều hành chính sách lãi suất và tỷ giá hợp lý, duy
trì lãi suất CNY luôn lớn hơn lãi suất ngoại tệ và tỷ giá giữa CNY/USD được duy trì ổn định
nên các doanh nghiệp có xu hướng chuyển đổi ngoại tệ sang nội tệ, góp phần giảm tình trạng
đô la hóa. Nhờ thực hiện từng bước từng bước quá trình tự do hóa quản lý ngoại hối, Trung
Quốc đã thành công trong việc điều hành cơ chế tỷ giá, đảm bảo đáp ứng được đầy đủ nhu
cầu ngoại tệ cho nền kinh tế phát triển vững chắc. Tập trung nguồn thu ngoại tệ vào hệ thống
ngân hàng, tạo điều kiện cho các ngân hàng nâng cao khả năng cạnh tranh với thị trường
ngoại tệ chợ đen. Từ năm 1994 đến nay đã gần 17 năm, sau khi điều chỉnh tỷ giá, Trung
Quốc vẫn giữ được thị trường ngoại tệ ổn định.
Về tổ chức thị trường, vào tháng 4/1994 Trung Quốc đã thành lập sàn giao dịch ngoại
tệ CFETS đánh dấu sự ra mắt của TTNTLNH thống nhất, phương pháp quản lý ngoại hối
của chính phủ cũng đã điều chỉnh dựa trên các biện pháp kinh tế và hợp pháp ngược với cách

điều hành theo mệnh lệnh hành chính trước đây. Đến năm 2002, cho phép các công ty có đủ
điều kiện giao dịch quốc tế và có nguồn thu ngoại tệ từ tài khoản giao dịch hiện hành được
phép mở tài khoản ngoại tệ và duy trì trong giới hạn 20% so với doanh thu ngoại tệ của năm
trước. Năm 2005, cho phép các công ty phi tài chính và công ty tài chính phi ngân hàng được
tham gia vào TTLNH với cách thức giao dịch đấu giá và hệ thống tạo giá, ngoài ra các giao
17
KINH TẾ QUỐC TẾ 2 GVHD: PGS.TS.NGÔ THỊ TUYẾT MAI
dịch kỳ hạn và hoán đổi giữa CNY với các ngoại tệ cũng được phép thực hiện.
2.2.2. Kinh nghiệm của Singapore
Theo xếp loại của IMF, chính sách tỷ giá của Singapore là thả nổi có điều tiết, tuy
nhiên theo Singapore chế độ tỷ giá của họ có những đặc điểm rất riêng, là chế độ tỷ giá dựa
trên một rổ tiền tệ, có biên độ dao động rộng và điều chỉnh theo định kỳ. Tỷ trọng của các
ngoại tệ trong rổ căn cứ vào mức độ tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế của các đối
tác của Singapore, loại tiền tệ và tỷ trọng được điều chỉnh tùy thuộc vào sự thay đổi trong
hoạt động thương mại của Singapore, tuy nhiên Cơ quan quản lý tiền tệ của Singapore
(MAS) không công bố cụ thể thành phần của rổ tiền tệ cũng như tỷ trọng của các loại
tiền.Với mục tiêu theo đuổi chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết MAS sẽ can thiệp nếu như tỷ
giá SGD vượt quá biên độ dao động và hướng dao động có thể tăng lên hoặc giảm xuống tùy
thuộc vào sự biến động của các chỉ số kinh tế cơ bản, Singapore được xem là quốc gia thành
công nhất khi theo đuổi chính sách tỷ giá thả nổi có điều tiết với các đặc điểm riêng với tên
gọi là BBC(Basket Band Crawl). Nó được xem là hình mẫu cho các chế độ tỷ giá của Trung
Quốc cũng như các quốc gia thuộc Asean.
NHTW Singapore thiết lập ủy ban theo dõi và giám sự phát triển của TTNH gọi là Ủy
ban ngoại hối (Forex Exchange Committee) bao gồm MAS và các NHTM. Một trong những
chiến lược kiểm soát khu vực kinh tế đối ngoại là kiểm soát chặc chẽ các giao dịch ngoại hối
giữa người cư trú và người không cư trú thông qua số liệu thanh toán quốc tế của các
NHTM. Việc nộp muộn báo cáo hoặc báo cáo sai sẽ chịu phạt nặng tính từ ngày đến hạn nộp
báo cáo hoặc sửa sai báo cáo. Khi biết có nhiều giao dịch không qua hệ thống NHTM,
NHTW mở rộng phạm vi kiểm soát ngoại hối bằng cách yêu cầu các công ty ngoại hối trực
thuộc các NHTM báo cáo trực tiếp tất cả các giao dịch ngoại hối cho NHTW, ngoài ra

NHTW còn điều tra các giao dịch qua biên giới hàng tháng để nắm bắt được tất cả các giao
dịch mà hệ thống NHTM không thống kê được.
2.2.3. Kinh nghiệm của Philippine
NHTW Philippine (BSP) duy trì một chính sách tỷ giá thả nổi, tỷ giá được xác định
trên cơ sở cung-cầu trên TTNH. Tuy nhiên BSP sẳn sàng can thiệp khi tỷ giá biến động bất
thường. Tỷ giá được xác định theo thị trường là phù hợp với chính sách cải cách theo định
hướng thị trường của chính phủ và chiến lược cạnh tranh hướng ngoại với giá cả ổn định và
hiệu quả. BSP được giao quyền hợp pháp và toàn diện trong việc qui định và giám sát
TTNH, theo đó BSP được phép chỉ định những nhà giao dịch và đại lý ngoại hối được ủy
quyền để giao dịch trên TTNH. Các NHTM được phép tự do kinh doanh trên tài khoản ngoại
18
KINH TẾ QUỐC TẾ 2 GVHD: PGS.TS.NGÔ THỊ TUYẾT MAI
tệ của mình mà không bị bắt buộc phải bán ngoại tệ cho NHTW như trước năm 1985 và
NHTW can thiệp vào TTNH thông qua một NHTM của nhà nước.
Về quản lý ngoại hối Philippine và Indonesia cho phép người cư trú và không cư trú
được mở tài khoản tiền gửi bằng ngoại tệ và với khu vực kinh tế đối ngoại việc kiểm soát các
giao dịch ngoại hối bằng việc yêu cầu các tổ chức và cá nhân có giao dịch ngoại hối báo cáo
kết hợp đăng ký tại NHTW Philipine. Hệ thống quản lý này rất khác biệt so với các nước
khác và nước này rất thành công trong việc kiểm soát ngoại hối thông qua việc sử dụng hệ
thống đăng ký giao dịch.
19
KINH TẾ QUỐC TẾ 2 GVHD: PGS.TS.NGÔ THỊ TUYẾT MAI
Chương 3: Liên hệ thực tiễn thị trường ngoại hối Việt Nam
3.1. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng (Thị trường chính thức)
3.1.1. Lịch sử ra đời thị trường ngoại hối Việt Nam
3.1.1.1 Giai đoạn trước 1991
Thời kỳ này nền kinh tế mang tính kế hoạch hoá tập trung bao cấp, đóng cửa nên
trong suốt một thời gian dài thị trường nói chung và TTNH nói riêng ở Việt Nam chưa có
điều kiện hình thành và phát triển. Các mối quan hệ với bên ngoài đều thông qua hệ thống
độc quyền của Nhà nước về ngoại thương và ngoại hối. Đến năm 1986, khi Nghị quyết Đại

hội Đảng toàn quốc lần thứ VI quyết định chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung
sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước thì các yếu tố của thị trường mới bắt
đầu được hình thành và phát triển.
Đến tháng 10-1988, khi nghị định 161/ HĐBT về "Điều lệ quản lý ngoại hối" được
ban hành thì những cơ sở pháp lý đầu tiền của thị trường mới được hình thành. Nghị định đã
mở rộng quyền kinh doanh ngoại hối cho các NHTM. "Mọi việc kinh doanh ngoại hối đều
được thực hiện theo quy định của NHNN. NHNT là cơ quan được phép kinh doanh ngoại
hối. Ngoài ra, các ngân hàng chuyên doanh khác, các ngân hàng liên doanh với nước ngoài,
các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức kinh tế trong nước muốn kinh
doanh ngoại hối hoặc dịch vụ thu ngoại tệ đều phải được NHNN cho phép” Đây được xem
như sự khởi đầu tạo ra môi trường và điều kiện cho hoạt động của TTNH có tổ chức.
3.1.1.2. Giai đoạn 1991-1994
Mặc dù có những chuyển biến tích cực song ở Việt Nam vẫn chưa có một TTNH
chính thức để đáp ứng cung cầu ngoại tệ tạo cơ sở xác định tỷ giá một cách khách quan, thúc
đẩy hoạt động đầu tư, xuất nhập khẩu và thu hút nguồn vốn cho ngân hàng. Do đó, Quyết
định 107-NH/QĐ về Quy chế hoạt động của hai trung tâm giao dịch ngoại tệ đã được ban
hành ngày 16/8/1991 nhằm thành lập nên một TTNH ở Việt Nam. Có thể nói năm 1991 là
năm đánh dấu mốc quan trọng về việc hình thành nền móng một TTNH có tổ chức ở Việt
Nam.
Hai trung tâm hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là tiền thân của TTNH
Việt Nam hiện nay. Thông qua hoạt động mua bán tại hai trung tâm, NHNN đã kịp thời nắm
bắt cung cầu ngoại tệ để điều hành chính sách tiền tệ cũng như tỷ giá phù hợp với tín hiệu thị
trường. Các giao dịch ở trung tâm là cơ sở để xác định tỷ giá chính thức của VNĐ, do đó mà
20
KINH TẾ QUỐC TẾ 2 GVHD: PGS.TS.NGÔ THỊ TUYẾT MAI
tỷ giá đã phản ánh chính xác hơn về quan hệ cung cầu ngoại tệ, rút ngắn khoảng cách giữa tỷ
giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do.
Kể từ khi thành lập cho đến khi chấm dứt hoạt động vào 1/12/1994, tổng số phiên
giao dịch trên hai trung tâm là 692, với tổng doanh số mua bán là 660,5 triệu USD.
Bảng 3.1. Hoạt động của hai trung tâm giao dịch ngoại tệ

(đơn vị: $1000)
Năm
TTGDNT Hà Nội TTGDNT TP. HCM Tổng cộng
Doanh số Số phiên Doanh số Số phiên Doanh số Số phiên
1991 2.386 9 10.895 34 13.191 43
1992 33.457 60 101.845 109 135.302 169
1993 8.521 103 282 151 367.211 254
1994 3.841 89 10.638 137 14.479 226
Tổng 159.463 261 501.031 431 660.494 692
(Nguồn: Vụ quản lý ngoại hối, NHNN Việt Nam)
3.1.1.3 Giai đoạn 1994 - 2007
Có thể nói hoạt động của hai trung tâm giao dịch ngoại tệ đã phát huy tích cực trong
việc điều hoà cung cầu ngoại tệ, tạo ra phương thức kinh doanh giao dịch mang tính thị
trường, góp phần ổn định tỷ giá, giá cả và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, khi nền
kinh tế phát triển ngày càng cao thì nhu cầu phát triển và mở rộng thị trường ngày càng lớn,
đòi hỏi phải có một mô hình mới linh hoạt hơn, toàn diện hơn cả về chiều rộng lẫn chiều sâu
trong phạm vi cả nước chứ không chỉ bó hẹp ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Do đó
TTNTLNH đã được thành lập để thay thế cho hai trung tâm và hai trung tâm đã chấm dứt
hoạt động từ ngày 1/12/1994.
TTNTLNH (Interbank) được thành lập tháng 10 năm 1994 đánh dấu bước ngoặt lịch
21
KINH TẾ QUỐC TẾ 2 GVHD: PGS.TS.NGÔ THỊ TUYẾT MAI
sử trong quá trình hình thành và phát triển của TTNH Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế. Kể
từ khi Interbank được thành lập, hoạt động của thị trường đã có nhiều chuyển biến theo
hướng tích cực. Mặc dù vậy, TTNH Việt Nam chỉ thực sự ra đời sau khi thống đốc NHNN ra
Quyết định số 17/1998 ngày 10/1/1998 ban hành “Quy chế giao dịch hối đoái”, đây là khung
pháp lý cơ bản để các thành viên tham gia thị trường hoạt động có tổ chức. Quyết định 17 đã
thực sự là một bước đột phá, định hướng cho TTNH Việt Nam từng bước hội nhập với
TTNH quốc tế, bởi tại quyết định này các thông lệ quốc tế trong giao dịch hối đoái được cụ
thể hoá và áp dụng cho các thành viên tham gia thị trường.

Tuy nhiên cho đến thời điểm tháng 10/2004 TTNH ở Việt Nam mới chỉ có thị trường
mua bán, trao đổi ngoại tệ (thị trường giao ngay) mà chưa có thị trường tiền gửi, như vậy là ở
Việt Nam vẫn chưa có một thị trường ngoại hối hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn quốc tế.
3.1.1.5 Giai đoạn 2008 - nay
Đánh dấu sự chuyển biến của TTNH Việt Nam trong những năm này là sự gia nhập
của Việt Nam vào WTO năm 2007. Cho đến nay, thị trường ngoại hối Việt Nam đã có một
bước phát triển đáng kể về quy mô cũng như loại nghiệp vụ giao dịch, thu hút được sự tham
gia của nhiều doanh nghiệp và NHTM trong và ngoài nước. NHTM đóng vai trò nòng cốt
trên thị trường ngoại hối và đóng vai trò trung gian trong các giao dịch kinh doanh ngoại tệ
nhằm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho khách hàng là các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty
xuất nhập khẩu. Ngoài ra, các NHTM còn mua bán ngoại tệ với nhau trên thị trường nhằm
mục tiêu thu lợi nhuận và đảm bảo cân bằng trạng thái ngoại tệ khi cần để giảm thiểu rủi ro.
Đây là giai đoạn đánh dấu sự chuyển biến dữ dội của thị trường ngoại hối với sự biến
động tỉ giá liên tục trong các năm 2008 - 2010 mà một trong những nguyên nhân chính gây
ra là do Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Nhiều ngân hàng mới được thành lập nhưng
hiệu quả đem lại chưa cao. Đến năm 2011, tình hình TTNTLNH có phần ổn định nhờ những
chính sách do NHNN đề ra thì đến năm 2012 lại xảy ra một loạt các biến cố gây chấn động
thị trường, mà nổi tiếng nhất là vụ bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên - nguyên Phó chủ tịch Hội
đồng sáng lập của ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) và ông Lý Xuân Hải, nguyên Tổng giám
đốc ACB do đã làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả lớn, ảnh
hưởng đến tình hình an ninh tiền tệ, gây bất ổn chính sách tiền tệ của Chính phủ và trực tiếp
gây thiệt hại cho ACB là 718,908 tỷ đồng. Biến cố này của ACB đã gây nên một cơn chấn
động cả trên thị trường chứng khoán và thị trường ngân hàng. Người dân ồ ạt đến rút tiền
khỏi ACB, đặc biệt trong 2 ngày 21 và 22/8 sau khi ông Kiên bị bắt - theo nhận định của
Thống đốc Nguyễn Văn Bình, khiến lượng tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng này đến
22
KINH TẾ QUỐC TẾ 2 GVHD: PGS.TS.NGÔ THỊ TUYẾT MAI
30/9 giảm gần 22.800 tỷ đồng, tương đương 15,6% so với thời điểm 30/6 và giảm 13.620 tỷ
đồng, tương đương 13,6% so với cùng kỳ 2011. Điều này đã ảnh hường rất lớn đến tình hình
hoạt động của TTNH Việt Nam 2012 và còn để lại nhiều dư chấn vào năm 2013. Tuy nhiên

tính đến nay, theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài qua hệ
thống báo cáo thống kê về Ngân hàng Nhà nước, trong tuần từ 16 - 20/9/2013, tổng doanh số
giao dịch trên thị trường liên ngân hàng bằng VND hiện tại đạt xấp xỉ 89.085 tỷ đồng, bình
quân khoảng 17.817 tỷ đồng/ngày; bằng USD quy đổi ra VND đạt 53.458 tỷ đồng, bình quân
khoảng 10.692 tỷ đồng/ngày. Nhìn chung thị trường ngoại hối Việt Nam hiện nay diễn ra
tương đối ổn định với quy mô lớn hơn nhiều so với giai đoạn 1994 trở về trước.
3.1.2. Những văn bản pháp lý qui định hoạt động kinh doanh ngoại hối
Hiện nay, văn bản có vị trí pháp lý cao nhất về quản lý hoạt động ngoại hối là Pháp
lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Pháp lệnh ngoại
hối ra đời đã thống nhất những nguyên tắc quản lý ngoại hối vào một đầu mối văn bản pháp
lý chuyên ngành, là cơ sở chi phối toàn bộ các vấn đề liên quan đến ngoại hối và hoạt động
kinh doanh ngoại hối, pháp lệnh khẳng định chính sách quản lý ngoại hối của Việt Nam.
Riêng đối với hoạt động kinh doanh ngoại hối, NHNN Việt Nam đã ban hành Thông
tư số 03/2008/TT-NHNN hướng dẫn chi tiết về hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của
Ngân hàng và Tổ chức tín dụng phi Ngân hàng đã được quy định trong Nghị định
160/2006/NĐ-CP đề cập đến các điều kiện cũng như thủ tục xin cấp phép hoạt động cung
ứng dịch vụ ngoại hối của các Ngân hàng.
Đồng thời để hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các Tổ chức tín
dụng, NHNN qui định hạn mức trạng thái ngoại hối, hạn mức này được thực hiện dựa vào
quyết định số 1082/2002/QĐ-NHNN quy định về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng
được phép hoạt động ngoại hối tại Việt Nam, trừ các ngân hàng liên doanh và chi nhánh
ngân hàng nước ngoài, theo đó các NHTM được phép duy trì trạng thái ngoại tệ dư thừa hay
dư thiếu là 30% so với vốn tự có.
Sau đó NHNN ra quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN đã mở rộng phạm vi đối tượng
được phép tham gia giao dịch kỳ hạn ngoài các tổ chức kinh tế, có các tổ chức khác và cá
nhân có nhu cầu ngoại tệ hợp pháp cũng được quyền tham gia mua bán ngoại tệ kỳ hạn, đây
là quyết định tạo điều kiện cho giao dịch kỳ hạn được sử dụng rộng rãi, phù hợp với những
biến động ngày càng tăng của tỷ giá trong giai đoạn hội nhập. Trên cơ sở sau khi cho phép
thực hiện thí điểm, NHNN đã chính thức cho phép các NHTM được thực hiện giao dịch
quyền chọn thông qua Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN về giao dịch hối đoái của các tổ

23
KINH TẾ QUỐC TẾ 2 GVHD: PGS.TS.NGÔ THỊ TUYẾT MAI
chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối. Quyết định này đã giới thiệu cho thị trường
làm quen với giao dich quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ, và là bước đệm tiền đề giúp cho
NHNN đưa ra thực hiện công cụ phòng ngừa rủi ro khác là quyền chọn tiền đồng.
Tuy nhiên, qua 3 năm thực hiện quyền chọn ngoại tệ -VND, NHNN đánh giá việc sử
dụng giao dịch này của các TCTD và doanh nghiệp chỉ nhằm mục đích lách trần tỷ giá nhiều
hơn là bảo hiểm rủi ro tỷ giá và gặp khó khăn trong việc kiểm tra thực hiện giao dịch này, vì
thế vào ngày 18/3/2009 NHNN ban hành văn bản số 1820/NHNN-QLNH chấm dứt thực
hiện quyền lựa chọn tiền tệ ngoại tệ và VND, các TCTD chỉ được cung cấp quyền lựa chọn
giữa hai ngoại tệ với nhau.
3.1.3. Hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng trên TTNH Việt Nam
Các NHTM lớn ở Việt Nam có hoạt động kinh doanh ngoại hối đã phát triển nghiệp
vụ này qua các năm, xem đây là lĩnh vực mở rộng hoạt động kinh doanh và tăng lợi nhuận
cho ngân hàng. Bởi vì, thông qua các giao dịch ngoại hối với khách hàng, ngân hàng đáp ứng
nhu cầu về ngoại tệ cho các nhà xuất nhập khẩu góp phần phát triển giao dịch thanh toán và
tài trợ ngoại thương.
Điểm qua về tỷ lệ lợi nhuận kinh doanh ngoại hối của một số NHTM lớn điển hình có
thể thấy rõ điều này
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của các ngân hàng)
Qua số liệu trên có thể thấy rằng hoạt động kinh doanh ngoại hối đã mang đến cho
các ngân hàng một khoản lợi nhuận không nhỏ như EIB có lợi nhuận từ họat động kinh
doanh ngoại hối chiếm tỷ lệ đến 65.42% năm 2008 so với tổng lợi nhuận trước thuế, hay
Sacombank có tỷ lệ gần 50% năm 2008 so với lợi nhuận trước thuế. Tại những ngân hàng
này cho ta thấy hoạt động kinh doanh ngoại hối không phải là một mảng kinh doanh hỗ trợ
cho các hoạt động khác mà còn đóng vai trò quan trọng trong nguồn thu lợi nhuận của ngân
24
KINH TẾ QUỐC TẾ 2 GVHD: PGS.TS.NGÔ THỊ TUYẾT MAI
hàng. Tuy nhiên qua những số liệu trên có thể thấy rằng hoạt động kinh doanh ngoại hối của
các ngân hàng trong 2 năm 2009, 2010 đã sụt giảm nhiều do bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng

kinh tế toàn cầu và biến động của thị trường tài chính trong nước và trên thế giới. Điều này
cho chúng ta thấy rõ sự tác động mạnh mẽ những yếu tố ngoại sinh đến hoạt động kinh
doanh ngoại hối nhất là trong một nền kinh tế mở, đồng thời sự biến động của thị trường tiền
tệ, tài chính sẽ tác động đến TTNH.
3.1.4. Thực trạng thị trường ngoại tệ khách hàng của Việt Nam
Thị trường ngoại tệ chính thức của Việt Nam chia làm hai lĩnh vực: Thị trường ngoại
tệ liên ngân hàng như được trình bày phần trên và thị trường ngoại tệ giữa ngân hàng và
khách hàng, hay còn gọi là thị trường ngoại tệ khách hàng là thị trường bán lẻ chiếm phần
lớn doanh số giao dịch trên TTNH Việt Nam. Trên thị trường này, các ngân hàng được phép
kinh doanh ngoại tệ sẽ tiến hành mua bán ngoại tệ cho khách hàng là doanh nghiệp hay cá
nhân có nhu cầu sử dụng ngoại tệ hợp pháp.
Khác với TTNH thế giới, TTNH ở Việt Nam có tỷ trọng giao dịch trên TTNTLNH
tương đối thấp hơn so với thị trường ngoại tệ khách hàng mặc dù doanh số của cả hai thị
trường đều tăng nhưng tỷ trọng của TTNTLNH chỉ đạt trung bình 13% trên tổng doanh số
giao dịch của TTNH Việt Nam. Điều này cho thấy trình độ sơ khai của TTNH Việt Nam và
khi nói đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ là người ta nghĩ đến đó là thị trường kinh doanh
ngoại tệ giữa ngân hàng và khách hàng.
Sau khi gia nhập WTO, doanh số giao dịch trên TTNH có nhiều thay đổi, do tác động
trực tiếp của quá trình hội nhập đến nguồn cung cầu ngoại tệ, đồng thời tác động của việc
điều hành chính sách tỷ giá có sự linh động hơn trước, thực thi cam kết tự do hóa tài khoản
vãng lai và tự do hóa có chọn lọc tài khoản vốn làm gia tăng luồng vốn và những giao dịch
liên quan đến ngoại tệ.
Bảng 2.13: Tỷ trọng doanh số giao dịch trên hai thị trường từ năm 2006-2010
Đơn vị tính:%
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của ngân hàng Nhà nước)
25
KINH TẾ QUỐC TẾ 2 GVHD: PGS.TS.NGÔ THỊ TUYẾT MAI

×