Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

xuất khẩu lao động của việt nam thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.07 KB, 19 trang )

Chương 1: Tổng quan về di chuyển quốc tế về lao động
1.1. Khái niệm
Sự di chuyển quốc tế về lao động là hiện tượng trong đó người lao động ở quốc gia
này di chuyển sang một quốc gia khác có kèm theo việc thay đổi chỗ ở tạm thời hoặc
vĩnh viễn nhằm thực hiện các mục đích khác nhau ở nước ngoài.
Thực tế cho thấy, sức lao động không thể tách rời người lao động, vì thế có thể gọi
di chuyển sức lao động là di chuyển lao động:
- Xuất khẩu trực tiếp sức lao động: người lao động của một quốc gia ra hẳn nước
ngoài và bán sức lao động cho các ông chủ (tư nhân hoặc Nhà nước)
- Xuất khẩu tại chỗ sức lao động: người lao động bán sức lao động của mình cho
các doanh nghiệp, tổ chức… ở trong nước có chủ là người nước ngoài hoặc có
người nước ngoài tham gia.
- Nhập khẩu sức lao động: trong phạm vi một nước, khi người lao động nước
ngoài vào, thì người đó là người nhập cư và sức lao động của anh ta được gọi là
sức lao động nhập khẩu.
1.2. Các đặc điểm của di cư lao động quốc tế
- Đa số lao động di chuyển từ các nước đang phát triển không có nghề nghiệp
hoặc bán chuyên nghiệp
- Lao động di chuyển tăng nhanh thể hiện ở mức tăng lien kết thị trường lao động
- Đa số lực lượng lao động di cư là nữ
- Di cư lao động có tính chất bất hợp pháp gia tăng
1.3. Nguyên nhân và động lực thúc đẩy
Nguyên nhân: Những đợt di chuyển lao động quốc tế, đặc biệt từ sau khi kết thúc chiến
tranh thế giới lần thứ hai có động cơ chủ yếu là mong muốn kiếm được tiền công và thu
nhập cao hơn ở nước ngoài
Động lực thúc đẩy:
- Mức tiền công và thu nhập thực tế cao hơn trong thời gian sinh sống và làm việc
ở nước ngoài.
- Có cơ hội và điều kiện tốt hơn trong học tập văn hóa và học nghề, con cái họ có
điều kiện thuận lợi để kiếm được việc làm tốt hơn trong nước
Do đó, những lợi ích thu được luôn vượt quá chi phí cho việc di chuyển sức lao động.


Đây là một trong những động lực quyết định thúc đẩy di cư phát triển.
1.4. Các tác động của di chuyển quốc tế và xu hướng di chuyển quốc tế về lao
động
Tác động Đối với nước XKLĐ Đối với nước NKLĐ
Tích cực - Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Tạo việc làm, góp phần ổn định xã
hội và an ninh – quốc phòng
- Góp phần phát triển nguồn nhân
lực đất nước
- Đưa tiến bộ - khoa học mới vào
sản xuất kinh doanh
- Góp phần mở rộng quan hệ kinh
tế đối ngoại
- Giải quyết nhu cầu thiếu hụt lao
động
- Tiết kiệm các chi phí đầu tư ban
đầu cho người lao động
- Góp phần phát triển kinh tế và
tăng tích lũy cho xã hội
Tiêu cực - Gây khan hiếm cục bộ về lao động
trong nội địa
- Ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn
xã hội
- Gây trì trệ trong việc áp dụng
tiến bộ khoa học và đổi mới công
nghệ
- Một sô ngành quá phụ thuộc vào
lao động nhập cư
- Tạo ra cộng đồng lao động nhập

cư tại nước tiếp nhận lao động
Chương 2: Chính sách xuất nhập khẩu lao động của Việt Nam
Trong thời kì mở cửa, Việt Nam đang từng bước xây dựng các các quan hệ kinh tế quốc
tế mà quan hệ lao động quốc tế - gia nhập thị trường lao động quốc tế toàn cầu cũng được
chú trọng. Trong đó, Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc ban hành chủ trương chính
sách, luật pháp để định hướng hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu lao động; phối hợp chặt chẽ
các cấp, các ngành trong việc tổ chức, chỉ đạo và quản lý, kiểm soát các hoạt động xuất
nhập khẩu lao động; tìm kiếm, cung cấp thông tin, mở rộng thị trường và giải quyết các vấn
đề phát sinh ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu lao động…
2.1. Chính sách xuất khẩu lao động của Việt Nam
Từ khi thay đổi cơ chế năm 1991, Chính phủ đã ban hành các văn bản pháp luật về hoạt
động xuất khẩu lao động ra nước ngoài, cụ thể:
- Ngày 9-11-1991, Chính phủ ban hành Nghị định 370-HĐBT về quy chế đưa người lao
động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, cho phép các tổ chức kinh tế được
thành lập và cấp giấy hoạt động xuất khẩu lao động.
- Năm 1995, Nghị định 370 được thay thế bằng các văn bản sau: Nghị định 07/CP Về
việc quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về đưa người lao động Việt Nam đi
làm việc có thời hạn ở nước ngoài; Nghị định 05/CP Về việc quy định chi tiết thi hành pháp
lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.
- Năm 2006, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng,
chính thức được Quốc hội Việt Nam khóa XI thông qua (Số 72/2006/QH11 ngày 29 tháng
11 năm 2006), ban hành ngày 12 tháng 12 năm 2006 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm
2007.
- Năm 2007, nhiều Nghị định liên quan làm rõ và hướng dẫn điều Luật trên ra đời, bao
gồm: Nghị định 126/2007/NĐ-CP về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
trong Luật; Nghị định 144/2007/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt
động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
- Năm 2009: Quyết định 71/2009/QĐ-TTG: Phê duyệt hỗ trợ các huyện nghèo đẩy
mạnh xuất khẩu lao động, góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020
- Năm 2013: Quyết định 1012/QĐ-LĐTBXH Về việc “quy định chức năng, nhiệm vụ,

quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý lao động ngoài nước”.
Có thể thấy, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về xuất khẩu lao động ra nước
ngoài được Chính phủ và các cơ quan có liên quan ban hành đã tạo ra một nền tảng cơ bản,
hành lang pháp lý ban đầu giúp cho hoạt động xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp có
hiệu quả, đảm bảo cơ sở pháp lý cho lao động Việt Nam ra nước ngoài. Qua mỗi thời kỳ,
các văn bản pháp luật được sửa đổi, bổ sung sao cho phù hợp với tình hình thực tế, tạo động
lực giúp cho người lao động cũng như doanh nghiệp xuất khẩu lao động ra nước ngoài yên
tâm phát triển và làm việc hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, khi có sự việc đột ngột xảy ra gây ảnh hưởng đến tính mạng của người lao
động xuất khẩu của Việt Nam tại nước ngoài, Chính phủ sẽ đưa ra những chính sách hỗ trợ
mang tính kịp thời giúp đỡ người lao động Việt Nam đang làm việc tại nước ngoài. Minh
chứng gần đây nhất là Quyết định 940/QĐ-LĐTBXH về việc hỗ trợ người lao động và
doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải đưa lao động làm việc tại Libya về nước trước hạn do
khủng hoảng chính trị năm 2011.
Ngoài ra, Chính phủ còn hỗ trợ về mặt tài chính. Đối với người lao động nghèo không
có khả năng xuất khẩu lao động ra nước ngoài, năm 2011 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam đã ban hành văn bản “Hướng dẫn cho vay người lao động Việt
Nam đi làm việc ở nước ngoài” nhằm hỗ trợ cho vay vốn cho người nghèo có nguyện vọng
xuất khẩu lao động.
Ở Việt Nam, Luật và các văn bản hướng dẫn về vấn đề người lao động đi làm việc ở
nước ngoài đã được ban hành. Tuy nhiên, hiện nay người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài phần lớn không được tổ chức Công đoàn (Công đoàn có vai trò giúp đỡ người
lao động làm việc ở nước ngoài được luật hóa) bảo vệ do thiếu cơ chế và nguồn lực thực
hiện. Đây là vấn đề cần được giải quyết trong thời gian tới. Việc hợp tác giữa Công đoàn
Việt Nam và Công đoàn các nước cần được đẩy mạnh hơn nữa.
Về tình trạng lưu trú bất hợp pháp của lao động Việt Nam tại nước ngoài, Chính phủ đã
ban hành Nghị định số 95/2013/NĐ-CP: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp động: phạt tiền từ 80 - 100 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Ở lại nước
ngoài ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động, hết hạn cư trú (1); bỏ trốn khỏi

nơi đang làm việc theo hợp đồng (2); sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận lao động mà không
đến nơi làm việc theo hợp đồng (3); lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, lừa gạt người lao động Việt
Nam ở lại nước ngoài trái quy định (4). Ngoài phạt tiền, người lao động vi phạm còn bị
buộc phải về nước; cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 2 năm hoặc 5 năm
2.2. Chính sách nhập khẩu lao động của Việt Nam
Hoạt động nhập khẩu lao động vào Việt Nam diễn ra rất hạn chế, chủ yếu là mời các
chuyên gia nước ngoài, các kỹ sư trong các dự án có liên quan đến yếu tố nước ngoài.
Những năm gần đây, số lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngày càng tăng lên, chủ
yếu là tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu công nghệ cao,…
Trên thực tế đang diễn ra một nghịch lý. Đó là lao động trong nước vẫn đang dư thừa,
nhưng vẫn có doanh nghiệp muốn tuyển lao động nước ngoài vào làm việc khi thiếu lao
động. Hiện Việt Nam không cho phép tuyển dụng lao động phổ thông nước ngoài, ngay cả
khi gia nhập WTO cũng không cam kết mở cửa thị trường lao động. Nghị định
34/2008/NĐ-CP quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 25/3/2008 quy định rõ đối tượng là lao động nước
ngoài được tuyển dụng là những người có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, có nhiều kinh
nghiệm và thâm niên trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, kinh doanh hoặc những
công việc quản lý mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được.
Một mặt trái nữa đang xảy ra hiện nay là việc một số lượng lớn người nước ngoài lao
động tại Việt Nam nhưng không có giấy phép lao động. Điều này gây khó khăn cho công
tác quản lý cũng như giữ gìn trật tự an toàn xã hội, làm giảm cơ hội việc làm của lao động
trong nước, làm giảm lượng ngoại tệ trong nước. Chính phủ cần xây dựng một hệ thống
pháp lý vững chắc về vấn đề nhập khẩu lao động nước ngoài vào Việt Nam, loại bỏ những
tiêu cực đang còn tồn tại.
Chương 3: Thực trạng xuất nhập khẩu lao động của Việt Nam
3.1. Sự cần thiết của hoạt động XKLĐ:
Cùng với việc giải quyết việc làm trong nước, hoạt động xuất khẩu lao động có vị
trí quan trọng. Nhà nước ta đã xác định : "Đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước
ngoài là một hướng giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động, tăng nguồn thu
ngoại tệ cho ngân sách và góp phần tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế - văn hoá, khoa

học kỹ thuật giữa Việt Nam với các nước sử dụng lao động Việt Nam”.
3.1.1. Xuất phát từ vấn đề kinh tế:
Tính đến năm hết 2012, lao động nước ngoài của Việt Nam đem lại thu nhập
khoảng 1-1,7 tỉ USD mỗi năm (riêng năm 2012 đạt khoảng 1,7-2 tỉ USD). Tuy còn khiêm
tốn trên thị trường lao động thế giới nhưng về mặt kinh tế đã góp phần đáng kể làm tăng
trưởng ngân sách quốc gia, tăng thu nhập cho người lao động và góp phần giải quyết việc
làm trong nước giữa hoàn cảnh nước ta còn đang chắt chiu từng đồng ngoại tệ mạnh. Về
lâu dài xuất khẩu lao động nước ta có khả năng đóng góp cao cho thu nhập quốc dân khi
số lượng và phạm vi xuất khẩu lao động được mở rộng, ngành nghề hình thức đa dạng,
chính sách và thủ tục đưa lao động đi thông thoáng.
3.1.2. Xuất phát từ vấn đề dân số
Với tốc độ tăng dân số ở mức trên dưới 2% như hiện nay tạo nên áp lực đối với đời
sống và việc làm. Hàng năm, Việt Nam phải tạo ra hơn 1 triệu việc làm mới, khoảng gần
8 triệu lao động thiếu việc làm, hàng chục vạn bộ đội phục viên, lao động dôi dư ở khu
vực Nhà nước Trong những năm qua, nhờ chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước,
nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể, trong đó có việc giải quyết việc
làm trong nước; tuy nhiên so với số lượng lao động cần giải quyết việc làm hàng năm
cũng chỉ đạt 35% nhu cầu. Chính vì vậy, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động là một
trong những giải pháp vô cùng quan trọng, không chỉ trước mắt mà còn có ý nghĩa chiến
lược lâu dài.
3.1.3. Xuất phát từ vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Xuất khẩu lao động mang lại một nguồn ngoại tệ mạnh cho đất nước góp phần tăng
nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Người lao động Việt
Nam ra nước ngoài làm việc sẽ học tập được tác phong làm việc công nghiệp sản xuất
lớn, thái độ đúng đắn trong công việc cùng với một tay nghề vững chắc khi về nước họ
sẽ là nguồn nhân lực đáng quý tham gia vào công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá
đất nước. Đồng thời, việc người Việt Nam ra nước ngoài lao động tốt sẽ góp phần thúc
đẩy quan hệ hơp tác giữa Việt Nam và các nước trên thế giới. Đó là điều quan trọng
không thể thiếu được nếu muốn tiến hành thành công sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện
đại hoá đất nước

3.1.4. Lợi thế của xuất khẩu lao động Việt Nam
- Thứ nhất, xuất khẩu lao động đã trở thành chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước.
Đại hội VIII của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định : "Phải đẩy mạnh xuất khẩu lao
động".
- Thứ hai, nguồn lao động nước ta dồi dào, theo số liệu mới nhất của GSO, lực
lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2012 là 52,58 triệu người, tăng 2,3% so với năm
2011, mỗi năm bình quân có thêm hơn 1 triệu người bổ sung vào lực lượng lao động đó.
- Thứ ba, cơ cấu dân số nước ta vẫn thuộc loại trẻ.
- Thứ tư, giá nhân công Việt Nam rẻ hơn nhiều so với nhiều nước trong khu vực và
trên thế giới, có sức cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế.
- Thứ năm, Thị trường lao động quốc tế đang không ngừng tăng trưởng và đa dạng.
Đây là cơ hội quan trọng để Việt Nam tham gia và phát huy lợi thế của mình trong lĩnh
vực xuất khẩu lao động.
3.2. Tình hình XKLĐ của Việt Nam:
Việt Nam bắt đầu đưa chuyên gia và lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài
từ năm 1980. Từ đó đến nay, cùng với sự đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế chung của đất
nước, cơ chế xuất khẩu lao động của ta cũng đã qua nhiều lần thay đổi, phù hợp với tình
hình phát triển của đất nước và quan hệ quốc tế của ta trong từng thời kỳ. Đánh giá
chung, có thể nói công tác xuất khẩu lao động của ta đã đạt được những yêu cầu cơ bản
trong mục tiêu đặt ra và góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
XKLĐ của VN có thể chia thành các giai đoạn:
3.2.1. Giai đoạn 1980-1990
Thời kỳ này, lao động Việt Nam chủ yếu được đưa sang các nước xã hội chủ nghĩa
Đông Âu, gồm : Liên Xô (cũ), Cộng hoà dân chủ Đức (cũ), Tiệp Khắc (cũ) và Bungari.
Đối với các nước xã hội chủ nghĩa, khi đó nước ta là thành viên của Hội đồng tương trợ
kinh tế (SEV) nên hoạt động xuất khẩu lao động mang tính chất hợp tác lao động, giúp
đỡ lẫn nhau thông qua các Hiệp định Chính phủ trực tiếp kí kết. Tổng số lao động được
đưa đi trong thời kì này gần 300.000 người, chủ yếu là lao động phổ thông, chất lượng
lao động thấp về tay nghề và trình độ ngoại ngữ.
3.2.2. Giai đoạn 1991-2001

Nếu trong giai đoạn 1980-1990 nước ta xuất khẩu lao động chủ yếu tới các quốc gia
thuộc khu vực Đông Âu cũ, Irac và một vài nước Châu Phi thì giai đoạn 1991- 2001 hoạt
động xuất khẩu của ta đã mở rộng ra nhiều quốc gia tại nhiều châu lục khác nhau.
Do những biến động về chính trị, kinh tế, xã hội, những thị trường tiếp nhận
LĐXK của Việt Nam đã không còn khả năng tiếp nhận lao động Việt Nam như trước.
Ngày 9-11-1991, Nghị định về đưa người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài ra đời,
theo đó, các tổ chức doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động
thông qua hợp đồng ký với nước ngoài. Cơ chế này đã đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao
động Việt Nam, mở rộng thị trường xuất khẩu sang Trung Đông, UAE, Đài Loan và Hàn
Quốc. Số lao động đưa đi nước ngoài tăng đều mỗi năm. Tổng lao động xuất khẩu trong
giai đoạn này gần 160.000 người. Có sự thay đổi về thị trường trong giai đoạn này.
Biểu đồ 3.2.1: Thị phần xuất khẩu lao động của Việt Nam trên thế giới

Ngun: D kin th gii CIA
Nếu ta hình dung 193 quốc gia và vùng lãnh thổ là một thị phần lớn tương đương
với 100% thì thị phần của Việt Nam chiếm lĩnh trong lĩnh vực xuất khẩu lao động là 40
quốc gia/vùng lãnh thổ, tương đương với 21%. Nhìn trên biểu đồ hình tròn có thể thấy thị
phần của Việt Nam chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Điều này đồng nghĩa với việc 79% thị
phần còn lại hoặc là đã thuộc về quốc gia khác hoặc là còn để trống. Như vậy cơ hội cho
chúng ta còn rất nhiều. Vấn đề là làm thế nào chúng ta giành lại hoặc chiếm lĩnh được
thêm thị phần trong 79% còn lại. Đây thực sự là một câu hỏi khó bởi vấn đề chính để giải
quyết cho câu hỏi này lại nằm ở nguồn nhân lực của chúng ta.
3.2.3. Giai đoạn 2001-nay
 Xét về quy mô xuất khẩu lao động
Hiện nay, có khoảng 500.000 lao động nước ta đang làm việc tại trên 40 quốc gia và
vùng lãnh thổ. Trong đó, tỷ lệ lao động nữ chiếm 25-30%. Chỉ tính từ năm 2001 đến nay,
bình quân mỗi năm nước ta đã đưa được khoảng trên 60.000 lao động, riêng trong 5 năm
trở lại đây con số đó là gần 80.000 lao động, chiếm hơn 5% tổng số lao động được giải
quyết việc làm hàng năm. Ngoài ra, hiện nay có 80 chuyên gia giáo dục làm việc tại các
cơ sở đào tạo của Angola, 200 chuyên gia y tế làm việc tại Algeria, Mozambique và

Angola, 65 chuyên gia nông nghiệp làm việc tại một số quốc gia Châu Phi trong khuôn
khổ hợp tác 3 bên giữa Việt Nam - FAO và các nước này. Nhu cầu nhận chuyên gia ở
khu vực còn lớn, chúng ta cần nghiên cứu để có chính sách đầu tư, hỗ trợ để thúc đẩy
hoạt động này.
Bảng 3.2.1: Lượng LĐXK của Việt Nam giai đoạn 2008-2012
Năm 2008 2009 2010 2011 2012
Số LĐXK của VN (người) 87 000 75 000 85 546 88 298 80 320
Giá trị tăng tuyệt đối(người) - 12 000 10 546 2 752 -7 978
Tốc độ tăng (%) - -13,79 14,06 3,22 -9,04
Ngun: Tổng hợp từ số liu của Cục quản lý lao động ngoài nưc
So với năm 2008, số lượng LĐXK của Việt Nam năm 2009 đã có sự sụt giảm đáng
kể 12000 người (giảm 13,79%). Nguyên nhân là do tác động cuộc khủng hoảng kinh tế
bắt nguồn từ khủng hoảng tài chính Mỹ. Đặc biệt, ở những thị trường tiếp nhận LĐXK từ
Việt Nam lớn như Đài Loan tuyên bố giảm 24 000 công nhân và người giúp việc nước
ngoài; đầu 2009, Malaysia cũng tuyên bố cấm nhập khẩu lao động nước ngoài do quá phụ
thuộc vào lao động nhập cư của nước này. Song, với sự nỗ lực của chính phủ và các ban
ngành đối với sự phát triển ngành XKLĐ, đến 2010, lượng LĐXK của Việt Nam đã có sự
hồi phục và tiếp tục tăng tưởng trong năm 2011(đạt 88 298 người, tăng 3,22% so với năm
2010).
Tuy nhiên đến năm 2012, lượng LĐXK của Việt Nam lại có sự suy giảm chỉ đạt
được khoảng 90% so với mục tiêu đã đề ra trong năm. Ngoài nguyên nhân khách quan
(như tình hình chính trị bất ổn tại các quốc gia ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi, ảnh
hưởng của khủng hoảng nợ công ở một số quốc gia châu Âu dẫn đến việc thị trường lao
động quốc tế bị thu hẹp, sụt giảm, sự cạnh tranh giữa các quốc gia cung ứng lao động vốn
đã rất gay gắt, càng trở nên gay gắt hơn trong năm 2012 và những năm tiếp theo) thì ý
thức làm việc và tác phong nghề nghiệp của người lao động vẫn là trở ngại khiến họ chưa
theo kịp với những đòi hỏi khắt khe của thị trường lao động ngoài nước. Chính điều này
đã gây cản trở đối với hoạt động XKLĐ của Việt Nam.
 Xét về thị trường tiếp nhận và ngành nghề hoạt động chủ yếu của LĐXK VN
Hiện nay, các thị trường lao động ở châu Á gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan

(TQ), Malaysia vẫn là các thị trường truyền thống của ta. Các LĐXK của Việt Nam tại
các thị trường này thường làm việc ở các nhà máy, trong lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ
và giúp việc gia đình. Tổng số lao động Việt Nam đang làm việc tại 4 thị trường này trên
200.000 người, chiếm 40% tổng số lao động Việt Nam đang làm việc tại trên 40 quốc gia
và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, khoảng 18.000 lao động Việt Nam đang làm
việc tại Nhật Bản, chủ yếu trong các ngành nghề: Cơ khí, điện tử, may công nhiệp, sản
xuất sản phẩm nhựa… Thị trường Hàn Quốc có khoảng 60.000 lao động VN đang làm
việc trong các ngành nghề sản xuất chế tạo, nông nghiệp, ngư nghiệp và xây dựng. Thị
trường Malaixia có gần 54.000 lao động Việt Nam đang làm việc, trong nhiều ngành
nghề khác nhau như sản xuất linh kiện điện tử, may mặc, sản xuất đồ gỗ; xây dựng hoặc
nông nghiệp. Đài Loan (TQ) là thị trường có nhiều lao động VN đang làm việc nhất, với
gần 93.000 người, chủ yếu làm công nhân trong các nhà máy; nhân viên chăm sóc trong
các nhà dưỡng lão…
Biểu đồ 3.2.2: Thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam năm 2012

Ngun: Cục Quản lý lao động ngoài nưc (Bộ LĐ-TB và XH)
Trong 7 tháng đầu năm 2013 có 47.095 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài, tăng 2,21% so với số lao động đi làm việc ở nước ngoài cùng kỳ năm 2012. Riêng
trong tháng 7, các doanh nghiệp đã cung ứng được 7.230 lao động, giảm 1,48% so với
tháng 06 liền kề. Thị trường tiếp nhận LĐXK của Việt Nam vẫn chủ yếu là khu vực
Đông Bắc Á(68,15% số LĐXK 7 tháng đầu năm 2013 của Việt Nam), tiếp theo là Đông
Nam Á với 25,01%, Trung Đông và Bắc Phi với 5,27%, và khu vực khác là 1,56%.
3.2.4. Đánh giá hoạt động XKLĐ của Việt Nam trong những năm vừa qua:
 Tích cực:
- Có thể nói công tác xuất khẩu lao động của ta đã đạt được những yêu cầu cơ bản
trong mục tiêu đặt ra, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Cả số lượng và chất lượng LĐXK đều đã được cải thiện. Nhà nước và các cơ
quan quản lý LĐXK đã chú trọng nhiều hơn đến việc đào tạo chất lượng lao động
theo chiều hướng tăng dần tỉ lệ LĐXK đã qua đào tào về chuyên môn và trình độ
ngoại ngữ.

- Bên cạnh việc duy trì những thị trường truyền thống, Việt Nam đã mở rộng ra các thị
trường có tiềm năng như Libi, Ả rập Xê Út, Pháp, Canađa, Anh và Hy Lạp…
- Hoạt động XKLĐ trong những năm gần đây đã đem lại một lượng ngoại tệ cho quốc
gia khoảng 1-1,7 tỉ USD mỗi năm, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế nước ta.
- Góp phần giảm bớt lượng thất nghiệp hằng năm cho người lao động Việt Nam
 Hạn chế:
- Tính đến hết tháng 7/2013, tổng số lao động của Việt Nam được đưa ra nước ngoài
làm việc chỉ đạt 47 095. Như vây, bình quân mỗi tháng có khoảng 7000 lao động
được đưa ra nước ngoài làm việc. Nếu như vậy, đến hết năm 2013, khả năng sẽ chỉ
đạt mức 84 000 LĐXK, vẫn chưa đạt được chỉ tiêu 2013-2015 là đưa được 100 000
lao động ra nước ngoài làm việc mỗi năm.
- Chất lượng LĐXK của Việt Nam mặc dù đã được cải thiện, song vẫn chưa đáp ứng
được yêu cầu của nhiều thị trường tiếp nhận.
- Tình trạng bỏ trốn của LĐVN ở nước ngoài đã và đang là 1 vấn đề nhức nhối, khiến
cho 1 số thị trường tiếp nhận lớn (như Hàn Quốc) đang “đóng băng” ảnh hưởng đến
lượng LĐXK. Ngoài ra, sự xuất hiện của các DN XKLĐ không được cấp phép hoạt
động, các công ty “cò mồi” cũng là mối đe dọa lớn đến bản thân người lao động nói
riêng và hoạt động XKLĐ của Việt Nam nói chung.
3.3. Thực trạng nhập khẩu lao động tại Việt Nam
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam đều bức xúc
trăn trở với bài toán “tìm đâu tướng giỏi - quân tinh?”. Trước tình trạng khan hiếm nguồn
lao động chất lượng cao, đạt chuẩn chuyên nghiệp trong nước, một số doanh nghiệp đành
tìm giải pháp… nhập khẩu lao động nước ngoài.
Để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng thương hiệu, tăng thị
phần trong nước lẫn ngoài nước, các doanh nghiệp đều coi trọng việc đầu tư cho đội ngũ
quản trị viên cao cấp, nhân viên chuyên nghiệp hóa.Thế nhưng, nỗi lo lớn nhất là tìm đâu
ra người tài, nhân viên giỏi? Trong khi cầu tăng đột ngột thì chỉ có khoảng 30% ứng viên
đáp ứng nhu cầu tuyển lao động chất lượng cao trên thị trường lao động hiện nay. Các vị
trí quản trị viên cao cấp đang được các công ty săn lùng ráo riết là giám đốc điều hành,
giám đốc tài chính, giám đốc tiếp thị, giám đốc nhân sự, trưởng phó phòng các bộ phận

chuyên môn… Nhu cầu phải sử dụng những lao động nước ngoài có trình độ chuyên môn
cao, hoặc có kỹ năng đặc biệt là nhu cầu tự thân của nền kinh tế- xã hội nước ta.
Tổng số lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam đang ngày một tăng lên từ
52.633 người (năm 2008), tăng lên 55.428 người (2009) đến 56.929 người (2010). Năm
2011, tính đến hết tháng 9, số người nước ngoài làm việc tại Việt Nam tăng vọt lên
78.440 người.
Lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam đến từ hơn 60 quốc gia, trong đó gần
60% mang quốc tịch Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc; 28,5% mang quốc
tịch Châu Âu và 11,5% là các nước khác.
Theo lãnh đạo Cục việc làm, hầu hết số lao động nước ngoài trên đều có giấy phép
lao động, có trình độ chuyên môn, tay nghề, trong đó: 48,3% trình độ đại học, trên đại
học; 34,6% có chứng chỉ tay nghề và 17,1% là nghệ nhân nghề truyền thống.
Phân theo vị trí công việc, lao động nước ngoài giữ cấp quản lý điều hành chiếm
trên 32%, 41% là chuyên gia kỹ thuật và lao động khác là 27%.
Thực trạng số lao động nước ngoài tại Việt Nam ngày một tăng do các nguyên nhân:
Thứ nhất: Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã làm cho số lượng các công ty liên
doanh, công ty 100% vốn nước ngoài cũng như các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia
tăng lên ngày một nhanh chóng, kéo theo đó là sự di chuyển nguồn lực về lao động, làm
cho lực lượng lao động nước ngoài ngày một tăng lên trên thị trường lao động Việt Nam.
Thứ hai: Việt Nam là nước thiếu vốn và công nghệ nên việc thu hút đầu tư FDI,
FPI là điều tất yếu. Chính hoạt động thu hút FPI, FDI dẫn đến không chỉ nguồn lực về
vốn mà nguồn lực về lao động cũng dịch chuyển, điển hình là sự dịch chuyển của các kỹ
sư nước ngoài sang Việt Nam theo các dự án ODA,…
Thứ ba: Việt Nam đang ngày càng chú trọng phát triển khoa học công nghệ, giáo
dục, xã hội, các dự án hợp tác phát triển và nghiên cứu tại Việt Nam cũng tăng lên dẫn
đến các chuyên gia, giáo sư, nhà nghiên cứu nước ngoài sang Việt Nam làm việc theo dự
án cũng tăng theo.
Thứ tư: Do trình độ lao động của Việt Nam vẫn còn thấp, thiếu người tài, có trình
độ chuyên nghiệp có thể đảm đương các chức vụ cao trong các công ty lớn, những công
ty đang muốn vươn lên cạnh tranh không chỉ với thị trường trong nước mà còn với thị

trường nước ngoài. Việc cầu về người lao động nước ngoài có trình độ cao của các công
ty trên thị trường Việt Nam đã dẫn đến thực trạng trên.
Thứ năm: Một số nguyên nhân khách quan khác chẳng hạn như những người nước
ngoài muốn sang Việt Nam làm việc do kết hôn với người Việt Nam, do môi trường
sống, chi phí rẻ, mức lương cho người nước ngoài cao, cơ hội thăng tiến cao hơn,….
Không thể phủ nhận rằng, lao động nước ngoài tại Việt Nam có đóng góp tích cực
vào sự tăng trưởng và hội nhập của Việt Nam nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề
bất cập còn xảy ra mà chính quyền, cơ quan chức năng còn không thể kiểm soát được
trong quá trình nhập khẩu lao động nước ngoài tại Việt Nam.

Chương 4: Một số đề xuất – giải pháp cho các vấn đề về xuất nhập
khẩu lao động của Việt Nam.
4.1. Giải pháp
4.1.1. Làm thay đổi nhận thức về XKLĐ và thực hiện xã hội hoá về XKLĐ
- Xã hội hoá về xuất khẩu lao động: làm cho mọi người dân đều hiểu đúng, có những
hiểu biết cơ bản về xuất khẩu lao động, những lợi ích cũng như thiệt hại xuất khẩu lao
động đem lại. Nhà nước cần tuyên truyền, quảng bá công khai, cần tổ chức thường
xuyên, liên tục các khoá học bồi dưỡng, bổ sung kiến thức về xuất khẩu lao động.
- Thiết lập một kênh thông tin hai chiều giữa Cục Quản lý lao Động Ngoài nước và các
địa phương nhằm thông báo chính xác tình hình xuất khẩu lao động và một số vấn đề
khác có liên quan.
4.1.2. Nhà nước cần xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động nước ngoài và
cung cấp miễn phí, công khai
- Cục Quản lý lao Động Ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cần phối hợp chặt chẽ với bộ
ngoại giao, đại sứ quán nước ngoài ở Việt Nam và đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài
để luôn có những tin tức cập nhật về thị trường lao động nước ngoài, bao gồm các thông
tin về: kinh tế, chính trị, phong tục tập quán của nước tiếp nhận lao động, cung, cầu lao
động chung ở trên thị trường và với riêng từng khu vực, ngành nghề; giá cả sức lao động
với nhân công nước ngoài; các chế độ ưu đãi; luật pháp của quốc gia tiếp nhận về nhập
khẩu lao động nước ngoài, điều kiện làm việc…

- Yêu cầu đối với thông tin: thông tin phải tương đối chính xác, kịp thời, khá đầy đủ;
công tác cung cấp thông tin thị trường lao động nước ngoài đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ,
nhịp nhàng, liên tục của nhiều cơ quan chức năng, phải được thực hiện xây dựng một
cách nghiêm túc vì đây là nền tảng quyết định sự thành công của nhiều khâu tiếp sau.
4.1.3. Làm tốt công tác Marketting trong xuất khẩu lao động
Nghiên cứu thị trường xuất khẩu lao động: Là khâu trọng yếu, cho biết nên tiến vào
thị trường nào là có lợi nhất và cách tiếp cận sao cho thành công nhất, phân tích các
thông tin có được bằng các phương pháp tin cậy và đánh giá các kết quả rồi cho kết luận,
xây dựng các chiến lược, sách lược cho hoạt động xuất khẩu lao động và các biện pháp
tiến hành cho phù hợp với điều kiện cụ thể, dựa trên cơ sở các kết quả đã phân tích.
Quảng bá hàng hoá sức lao động Vit Nam ra thị trường lao động quốc t:
+ Tuyển chọn thật kỹ, đào tạo kỹ trước khi đưa lao động đi
+ Có biện pháp quản lý chặt chẽ người lao động đi làm việc ở nước ngoài
+ Có các biện pháp để người sử dụng nước ngoài tin và quen dùng lao động Việt Nam.
+ Có các biện pháp để bảo vệ quyền lợi cho lao động Việt Nam tránh xảy ra tranh chấp
gây thiệt hại cho các bên.
4.1.4. Phối hợp chặt chẽ bộ, ngành có liên quan với các địa phương và với doanh
nghiệp xuất khẩu lao động.
Cần có sự cải cách thủ tục hành chính ở các cơ quan nhà nước để tăng cường sự hợp
tác giữa các thành phần trên để tránh các vụ lừa đảo đồng thời tăng quản lý nhà nước
trong xuất khẩu lao động, các rủi ro trong xuất khẩu lao động sẽ giảm xuống do có sự
ràng buộc giữa các bên. Bên cạnh đó bộ cần thường xuyên hướng dẫn chỉ đạo thực hiện
xuất khẩu lao động tăng cường công tác kiểm tra trong lĩnh vực này cũng như lắng nghe
ý kiến phản hồi từ phía các doanh nghiệp, các địa phương để có những biện pháp điều
chỉnh cho hợp lý hay có các văn bản giải thích thắc mắc kịp thời.
4.1.5. Về cơ chế tài chính
Nhà nước cần có các biện pháp để giảm chi phí đi xuất khẩu cho người lao động,
khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu lao động như: cho doanh nghiệp vay vốn với lãi
suất thấp mà không phải thế chấp hoặc thế chấp ít, thủ tục gọn nhẹ, dễ thực hiện, có chính
sách ưu đãi về thuế, nghiên cứu khả năng miễn thuế thu nhập cá nhân cho người lao động

ít nhất là trong giai đoạn đầu.
4.1.6. Về luật pháp:
- Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống luật pháp liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu lao
động, siết chặt cơ chế quản lý (nhất là bộ máy quản lý hành chính từ trung ương đến địa
phương), giám sát chặt chẽ việc thực hiện theo luật định của người lao động xuất khẩu
sang nước ngoài, doanh nghiệp XKLĐ và doanh nghiệp Việt Nam sử dụng lao động nước
ngoài.
4.1.7. Về công tác giáo dục người lao động đi xuất khẩu lao động
- Tuyển chọn giáo viên có trình độ ngoại ngữ tốt, kỹ năng sư phạm giỏi, có thể sử
dụng những người lao động đã đi xuất khẩu lao động về có trình độ ngoại ngữ tốt (đã qua
sát hạch và đạt tiêu chuẩn) và bồi dưỡng thêm cho họ kỹ năng sư phạm.
- Thi sát hạch ngoại ngữ trước khi đưa lao động đi: cần xây dựng tiêu chuẩn sát
hạch qua tham khảo ý kiến của đại sứ quán Việt Nam tại các quốc gia nước ngoài.
- Về giáo dục nghề nên tuyển chọn từ các trường dạy nghề, trung cấp đến đại học để
tiết kiệm chi phí đào tạo cho doanh nghiệp cũng như người lao động.
- Công tác giáo dục ý thức kỷ luật của người lao động trong một thời gian nhất định
song song với quá trình đào tạo nghề cho người lao động do doanh nghiệp tiến hành.
Tóm lại, trên đây chỉ là một số giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả của xuất khẩu lao
động. Trong quá trình thực hiện cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
4.2. Định hướng
4.2.1. Về phía nhà nước:
- Thiết lập quan hệ Nhà nước với các nước có nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài.
- Phân định rõ vai trò và trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan và chính quyền các cấp
trong xuất khẩu lao động.
- Hoàn thiện chính sách về tài chính làm đòn bẩy thúc đẩy mở rộng và nâng cao hiệu quả
xuất khẩu lao động.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp, siết chặt cơ chế quản lý đối với hoạt động xuất
nhập khẩu lao động.
4.2.2. Về phía doanh nghiệp:
- Tổ chức tuyển chọn trực tiếp đúng người, đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn… Cương

quyết không tuyển lao động qua các trung gian, cò mồi lao động.
- Công khai các điều kiện về tuyển chọn, chi phí, đồng thời doanh nghiệp cần phải tuyển
chọn những lao động có phẩm chất đạo đức tốt.
- Tổ chức chặt chẽ lực lượng lao động trước khi đưa đi, đồng thời phải tăng cường quản
lý và xử lý kịp thời các vướng mắc, chanh chấp lao động trong quá trình người lao động
làm việc ở nước ngoài, đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi tham gia XKLĐ.
- Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ tài chính, chế độ đăng ký thực hiện hợp đồng và chế độ
thông tin báo cáo…
4.2.3. Về phía người lao động:
Tự chủ động tìm kiếm, liên hệ với cơ sở xuất khẩu lao động tin cậy, chủ động đầu
tư, nâng cao nhận thức và ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm để có trình độ tay nghề,
ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu, tìm hiểu pháp luật, chuẩn bị các điều kiện cần và đủ cho
mình để tham gia xuất khẩu lao động một cách có hiệu quả.
Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, các quy định của Việt Nam và của các nước đến
làm việc. Chấp hành tốt kỷ luật lao động và thực hiện tốt hợp đồng lao động đối với
doanh nghiệp. Không bỏ trốn, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ, góp phần
nâng cao uy tín giữa lao động Việt Nam với thị trường quốc tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Sách
1 Lê Văn Tùng (2003). Xuất khẩu lao động Vit Nam- Thực trạng và triển vọng đn
2010.
2 Nguyễn Lương Đoàn (2003). Một số bin pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiu quả
xuất khẩu lao động Vit Nam trong nhng năm ti.
3 Lâm Hà, Cung ứng lao động sang làm việc tại Malaysia trong những tháng đầu thực
hiện, Tạp chí việc làm ngoài nước, Cục quản lý lao động với nước ngoài, số 3/2002.
4 Lê Thị Thu Hương (2010). Phân tích lợi th cạnh tranh của loại hình xuất khẩu lao
độngVit Namsang Malaysia.
5 TS. Nguyễn Thị Hồng Bích (2007). Xuất khẩu lao độngcủa một số nưc Đông Nam Á
kinh nghim và bài học.
* Web

6 http://Việt Nameconomy.Việt Nam/20100119123834655P0C9920/ty-le-that-nghiep-
nam-2009-la-466.htm
7 ệtNam/c133/s133-404901/xuat-khau-lao-dong-sang-
nhat-canh-cua-them-rong.htm
8 Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam
ệt Nam/home/index.php
9 Thanh Thương, 29/3/2010
ệt Nam/Home/thoisu/doisong/31878/
10 Nguyễn Thiêm
ệtNam/vi-Việt Nam/ktvhkh/2010/3/71738.cand
11 ệtNam/Home/Viet-Nam-dan-dau-xuat-khau-lao-dong-
sang-Han/20103/36021.Việt Namplus
12 ệt Nam/Pages/ArticleDetail.aspx?
siteid=1&sitepageid=57&articleid=91
/c133s133/nghe-

×