Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

công ty quản lý quỹ đầu tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.21 KB, 12 trang )

Mục lục
1.CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ
1.1. Khái niệm công ty quản lý quỹ đầu tư
Theo khái niệm về công ty quản lý quỹ đầu tư (Fund Management) tại thị trường
chứng khoán Mỹ, công ty quản lý quỹ là công ty chuyên trách thực hiện việc quản
lý các quỹ đầu tư. Các quỹ đầu tư được tổ chức dưới dạng một công ty, phát hành
cổ phần. Công ty đầu tư sử dụng nhà tư vấn đầu tư, hay người quản lý đầu tư đề
quyết định loại chứng khoán nào sẽ đưa vào danh mục đầu tư của quỹ. Người quản
lý quỹ đuợc toàn quyền quản lý danh mục đầu tư, mua bán chứng khóan phù hợp
với các mục tiêu đầu tư của quỹ. Công ty quản lý quỹ được cấu trúc dưới hai dạng:
quản lý quỹ đầu tư quỹ dạng đóng và quỹ dạng mở.
Ở Việt Nam, theo Nghị định 144/2003/NĐ-CP ban hành ngày 28/11/2003 về
chứng khoán và thị trường chứng khoán, thì công ty quản lý quỹ là tổ chức có tư
cách pháp nhân hoạt động cung cấp dịch vụ quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, và
danh mục đầu tư chứng. Quỹ đầu tư chứng khoán có thể ở dạng quỹ công chúng
hoặc quỹ thành viên, và là dạng đóng. Công ty quản lý quỹ được Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước cấp phép thành lập và giám sát hoạt động.
Từ những cách tiếp cận trên, khái quát chung lại, công ty quản lý quỹ là một loại
hình tổ chức trung gian tài chính, chuyên thành lập và quản lý các quỹ đầu tư, phục
vụ nhu cầu đầu tư trung và dài hạn của công chúng.
1.2. Nhiệm vụ của công ty quản lý quỹ đầu tư
1.2.1. Quản lý quỹ đầu tư
- Huy động và quản lý vốn và tài sản
- Tập trung đầu tư theo danh mục đầu tư
- Quản lý đầu tư chuyên nghiệp và thực hiện quá trình đầu tư trên cơ sở các nguồn
vốn đã huy động được
1.2.2. Tư vấn đầu tư và tư vấn tài chính
- Thực hiện việc tư vấn đầu tư và tư vấn về quản trị cho các khách hàng.
- Hỗ trợ khách hàng tối ưu hóa các khoản đầu tư thông qua các công cụ tài chính.
- Tối ưu hóa các nguồn vốn cho các nhà đầu tư
1.3. Đặc điểm của công ty quản lý quỹ đầu tư


- Công ty quản lý quỹ là một trung gian tài chính
- Một loại hình kinh doanh có điều kiện
- Hoạt động chịu tác động của yếu tố lòng tin
Ngoài ra, đặc điểm để công ty quản lý quỹ phân biệt với công ty chứng khoán đó là
các nghiệp vụ được phép hoạt động. Công ty quản lý quỹ hoạt động dựa trên các
nghiệp vụ quản lý quỹ do các thành viên đóng góp và đầu tư theo danh mục. Trong
khi đó, công ty chứng khoán hoạt động chủ yếu dưới các nghiệp vụ như môi giới,
bảo lãnh phát hành chứng khoán.
1.4. Các nghiệp vụ kinh doanh của công ty quản lý quỹ đầu tư
Công ty quản lý quỹ đầu tư phải giải quyết tốt những mối quan hệ trên thị trường
chứng khoán, thị trường tiền tệ. Trong đó, có những mối quan hệ với các ngân
hàng, công ty tài chính… với tư cách là tổ chức bảo lãnh phát hành, lưu ký, bảo
quản tài sản, giám sát hoạt động của các nhà đầu tư hoặc thực hiện các hợp đồng
ủy thác huy động vốn, quản lý danh mục đầu tư cho các quỹ đầu tư.
1.4.1. Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán
Công ty thực hiện việc huy động vốn, lập và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công
ty đầu tư chứng khoán.
1.4.2. Quản lý danh mục đầu tư
- Chiến lược đầu tư
Công ty quản lý quỹ thu thập thồn tin và nhà đầu tư có nghĩa vụ cung cấp các
thông tin cá nhân về khả năng tài chính, thời hạn đầu tư, mục tiêu đầu tư, mức độ
rủi ro có thể chấp nhận…
Chiến lược đầu tư thực hiện để triển khai quản lý tài sản nhà đầu tư ủy thác phù
hợp với yêu cầu của nhà đầu tư trên cơ sở những thông tin có.
- Hợp đồng quản lý đầu tư
Công ty quản lý quỹ nhận được ủy thác quản lý danh mục đầu tư cho nhà đầu tư
trên cơ sở hợp đồng quản lý đầu tư đảm bảo không có những quy định nhất định.
- Phân bổ tài sản giữa các hợp đồng quản lý đầu tư
Nếu công ty quản lý quỹ mua hoặc bán chứng khoán hoặc các tài sản khác đồng
thời cùng một thời điểm cho nhiều hợp đồng quản lý đầu tư, phải có chính sách và

quy trình phân bổ tài sản giữa các hợp đồng một cách công bằng.
Công ty quản lý quỹ phải quy định cụ thể trong hợp đồng quản lý đầu tư và cung
cấp thông tin về phương pháp lựa chọn tài sản đầu tư, phương pháp phân bổ chứng
khoán cho tài khoản đầu tư của công ty và tài khoản của nhà đầu tư.
- Thực hiện đầu tư cho các hợp đồng quản lý đầu tư
Công ty thực hiện các giao dịch mua bán tài sản đầu tư giữa các danh mục đầu tư
của các nhà đầu tư ủy thác do mình quản lý đảm bảo giao dịch phù hợp với mục
tiêu, quyền lợi của các bên giao dịch, các thông tin giao dịch phải cung cấp hàng
tháng cho nhà đầu tư ủy thác, các quyết định đầu tư trong giao dịch phải được cụ
thể hóa trong hợp đồng quản lý đầu tư.
- Chế độ báo cáo với nhà đầu tư ủy thác
Định kỳ hàng tháng, quý, năm phải báo cáo cho các nhà đầu tư ủy thác về tình hình
danh mục đầu tư của mình.
1.5. Vai trò của công ty quản lý quỹ đầu tư
Vai trò chính của công ty quản lý quỹ đầu tư là tiến hành khảo sát thực tiễn, thu
thập thông tin, tài liệu để tiến hành phân tích từng chứng khoán cụ thể, lập và quản
lý danh mục đầu tư… nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, quản trị
và điều hành việc sử dụng vốn đầu tư một cách có tổ chức. Nó giúp huy động vốn
cho phát triển kinh tế, bảo vệ lợi ích cho nhà đầu tư, là một kênh quan trọng trong
thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Nên có thể thấy, để tăng cường sự chủ động về vốn và phát triển lĩnh vực đầu tư tài
chính, ngoài những “công ty con” là ngân hàng, công ty tài chính , các tập đoàn
kinh tế phi ngân hàng còn có công ty quản lý quỹ đầu tư và hàng loạt các quỹ đầu
tư chứng khoán. Công ty quản lý quỹ đầu tư và các quỹ đầu tư đã và đang tạo tiền
đề cho sự phát triển hùng mạnh của hầu hết các tập đoàn kinh tế (đặc biệt là đối với
các công ty xuyên quốc gia). Vì vậy, việc thành lập các công ty quản lý quỹ đầu tư
sẽ trở thành vấn đề tất yếu để thúc đẩy sự hình thành và phát triển các tập đoàn
kinh tế ở Việt Nam - đặc biệt là đối với việc chuyển đổi và phát triển các tổng công
ty nhà nước theo mô hình tập đoàn kinh tế.
1.6. Thực trạng chung của các công ty quản lý quỹ đầu tư tại thị trường Việt Nam

Trước năm 1997, có 7 quỹ được thành lập với tổng số vốn đựơc huy động khoảng
400 triệu USD. Năm 2004, đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn phát triển mới
của các quỹ ĐTNN cả về số lượng và quy mô hoạt động, thường được gọi là làn
sóng thứ hai. Tính đến tháng 09/2006 đã có hơn 20 quỹ đầu tư nước ngoài với tổng
số vốn 2 tỷ USD hoạt động tại Việt Nam. Tính tới cuối tháng 3 năm 2013, có tổng
số 47 công ty quản lý quỹ với tổng số vốn điều lệ là 3087 tỷ đồng được cơ quan
này cấp phép tại Việt Nam, trong đó 5 công ty quản lý quỹ có số vốn điều lệ lớn
nhất chiếm 49,22%, nhưng chỉ có 24 công ty quản lý quỹ đầu tư đang thực hiện
kinh doanh. Các công ty QLQ có chức năng và nhiệm vụ chính là quản lý 23 Quỹ
đầu tư chứng khoán, với tổng vốn điều lệ tại thời điểm phát hành khoảng 13.500 tỷ
đồng. Tổng giá trị tài sản quản lý của các công ty quản lý quỹ năm 2011 là gần
130000 tỷ đồng, đến năm 2012 chì còn hơn 98000 tỷ đồng, sụt giảm 23% so với
cuối năm 2011.
Đến 5/2013, có 42/47 công ty QLQ đã công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm
2012. Thống kê cho thấy, tổng doanh thu của 42 công ty đạt hơn 770 tỷ đồng, chi
phí khoảng 670 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt gần 100 tỷ đồng. Trong số các
công ty có lãi, thì Công ty QLQ Vietinbank đạt lợi nhuận cao nhất với 47,23 tỷ
đồng, tiếp đến là Công ty QLQ đầu tư MB đạt 20,58 tỷ đồng, Công ty QLQ Bảo
Việt lãi 14,66 tỷ đồng
Đáng chú ý, bên cạnh 25 công ty có chỉ tiêu ROA (lợi nhuận/tổng tài sản), ROE
(lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) dương, trong đó có những công ty có các chỉ tiêu
này vượt trên 20%, thậm chí tới gần 30%, còn tới 17 công ty có ROA, ROE âm (bị
thua lỗ). Tính bình quân, ROA của các công ty QLQ chỉ đạt 1,4% và ROE đạt
1,6%. Trong khi đó, tính đến hết năm 2012, vốn chủ sở hữu của các công ty đạt
khoảng 3.000 tỷ đồng, tăng 462 tỷ đồng so với thời điểm một năm trước đó. Trong
năm ngoái, có 5 công ty QLQ tăng vốn thành công, qua đó đưa tổng vốn điều lệ
của toàn bộ khối công ty QLQ tăng thêm 500 tỷ đồng và đạt 3.125 tỷ đồng. Công
ty QLQ Vietinbank có mức tăng vốn thành công cao nhất, với 450 tỷ đồng, tiếp
đến là Công ty QLQ Manulife Việt Nam và Công ty QLQ SSI đều có mức tăng 19
tỷ đồng, Công ty QLQ Hợp lực Việt Nam tăng 15 tỷ đồng.

Với tình hình hoạt động hiện tại, có thể tạm chia các công ty QLQ thành 2 nhóm.
Nhóm “khỏe” gồm 28 công ty có hoạt động khá tốt, bởi kinh doanh có lãi, quản lý
tới 87% giá trị tài sản của toàn ngành, luôn duy trì tỷ lệ an toàn tài chính trên
180%. Đặc biệt, đến cuối năm 2012, 10 công ty QLQ có giá trị vốn ủy thác lớn
nhất và chiếm trên 90% thị phần của cả ngành quỹ, ước đạt gần 100.000 tỷ đồng.
Hầu hết các công ty này đều trực thuộc DN bảo hiểm hoặc ngân hàng.
Nhóm “yếu” gồm 19 công ty còn lại hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ nhiều. Trong
số đó, có 6 công ty mặc dù có lỗ gộp lớn nhưng vẫn đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài
chính, 2 công ty đang trong tình trạng bị kiểm soát đặc biệt là Công ty QLQ Hữu
Nghị và Công ty QLQ đầu tư Thành Việt.
Tổng giá trị tài sản ròng (NAV) của các quỹ trong năm 2012, được ghi nhận có
bước tăng trưởng khá so với năm 2011. NAV của 17 quỹ còn hoạt động đạt hơn
7.200 tỷ đồng, tăng gần 11% so với cuối năm 2011. Đặc biệt, có quỹ ghi nhận tăng
trưởng giá trị danh mục lên tới 27% (Quỹ Hà Nội), nhưng cũng có quỹ giảm tới
29% (Quỹ Việt Nhật FPT).
2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ
ĐẦU TƯ TIÊU BIỂU TẠI VIỆT NAM
2.1. Công ty VinaCapital
2.1.1. Khái quát chung về công ty VinaCapital
- Năm thành lập : 2003
- Lĩnh vực hoạt động đầu tư chủ yếu: quản lý đầu tư và phát triển bất động sản
hàng đầu ở Việt Nam, với một danh mục đầu tư đa dạng, tài sản 2 tỷ USD.
VinaCapital đã đầu tư vào các thị trường vốn, cổ phần tư nhân, thu nhập cố định,
vốn liên doanh, bất động sản và cơ sở hạ tầng.
- VinaCapital có văn phòng tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang,
Phnom Penh (Campuchia) và Singapore.
2.1.2. Tình hình hoạt động của công ty VinaCapital
Kinh doanh cốt lõi của VinaCapital là công ty VinaCapital TNHH Quản lý đầu tư,
trong đó quản lý ba quỹ đóng, giao dịch trên thị trường AIM của chứng khoán
London. Các quỹ này, với giá trị tài sản kết hợp thuần (NAV) của 1.7 tỷ USD như

của tháng 12 năm 2010, làm cho VinaCapital quản lý tài sản lớn nhất tập trung vào
Việt Nam và nước láng giềng. Các quỹ này là: VinaCapital Việt Nam Opportunity
Fund Limited (VOF), VinaLand Limited (VNL), Cơ sở hạ tầng Việt Nam Limited
(VNI).
Công ty TNHH Quản lý đầu tư VinaCapital cũng đồng quản lý 32 triệu USD quỹ
DFJ VinaCapital LP đầu tư mạo hiểm công nghệ với Draper Fisher Jurvetson.
VinaCapital còn nắm giữ cổ phần trong VinaProjects, trong VinaSecurities JSC.
Các dự án đầu tư của VinaCapital: Đại Phước Lotus (Tỉnh lộ 25B, Nhơn Trạch,
Đồng Nai), khu đô thị Mỹ Gia (Cao Bá Quát, Nha Trang, Khánh Hòa), Hội An
Royal Bay (Lạc Long Quân, Điện Bàn, Quảng Nam), The Ocean Villas (Sơn Trà –
Ngọc Điện, đảo Hoàng Sa, Đà Nẵng), The Garland (Vành Đai Trong, Phước Long
B, Quận 9, TP Hồ Chí Minh), Khu đô thị Mỹ Gia (Xã Vĩnh Thái, thành phố Nha
Trang, tỉnh Khánh Hòa), Norman Estates (Sơn Trà - Điện Ngọc, Hòa Hải, Ngũ
Hành Sơn, Đà Nẵng), Times Square Hà Nội (huyện Từ Liêm, Hà Nội).
Báo cáo tháng 7/2013 của hai quỹ Vinacapital Oppoturnity Fund Ltd (VOF) và
Vietnam Infrastructure Limited (VNI) của VinaCapital cho thấy mặc dù VN-Index
trong tháng 7 chỉ tăng 2,24% song NAV của quỹ VOF tăng 3,2% so với tháng
trước trong khi NAV của quỹ VNI gần như không đổi.( theo Vinacorp.vn).
Đối với quỹ VNI, tổng tài sản của quỹ này tại thời điểm 31/7/2013 đạt 188,9 triệu
USD, tương đương 0,51 USD/ccq, không đổi so với tháng 6; thị giá của VNI đạt
0,36 USD/ccq, tỷ lệ chiết khấu giữa thị giá và NAV tiếp tục tăng lên 29,3% so với
con số 28,7% của tháng 6.
2.2. Công ty Mekong Capital
2.2.1. Khái quát chung về công ty Mekong Capital
- Năm thành lập: 2001
- Lĩnh vực hoạt động đầu tư chủ yếu: chuyên về vốn cổ phần chưa niêm yết tại
Việt Nam tập trung chủ yếu vào các ngành theo xu hướng tiêu dùng.
- Công ty có các văn phòng đại diện tại TP HCM, Hà Nội, Singapore với hệ thống
30 nhân viên
2.2.2. Hoạt động của công ty

a. Quỹ Mekong Enterprise Fund
Công ty bắt đầu hoạt động từ năm 2002 bằng việc thành lập quỹ Mekong
Enterprise Fund với tổng số vốn cam kết là 18,5 triệu USD. Quỹ chủ yếu đầu tư
vào các công ty tư nhân Việt Nam chưa niêm yết, chủ yếu là các ngành sản xuất và
xuất khẩu, sau đó chuyển sang tập trung đầu tư vào các lĩnh vực định hướng theo
người tiêu dùng, đặc biệt là bán lẻ, phân phối và sản phẩm tiêu dùng, dưới sự lãnh
đạo của đội ngũ quản lý thế hệ mới. Các đối tác là những công ty có quy mô nhỏ.
Các chương trình tạo giá trị gia tăng được áp dụng bởi đội ngũ đầu tư trong quá
trình hoạt động của Quỹ chủ yếu tập trung vào việc thực hiện các dự án nâng cao
kết quả hoạt động, quản trị tài chính, tư vấn tuyển dụng nhân sự và quản trị doanh
nghiệp.
Quỹ đã đầu tư vào hết 9 công ty Việt Nam như CTCP Xây dựng và Kiến trúc AA,
CTCP tin học Lạc Việt, CTCP nhựa Tân Đại Hưng (2003); CTCP dây điện Ngô
Han, CTCP sản xuất và thương mại Nam Hoa, Cty in ấn bao bì Minh Phúc (2004);
CTCP chế biến gỗ Đức Thành, CTCP Saigon Gas, CTCP Gia dụng Goldsun
(2005).
Đến hết năm 2012, Quỹ đã thực hiện thoái vốn ở 8 công ty thành công và chỉ còn
nắm giữ vốn ở CTCP dây điện Ngô Han
b. Quỹ Mekong Enterprise Fund II
Ngày 5/6/2006, công ty đã chính thức thành lập quỹ Mekong Enterprise Fund II
với tổng số vốn 50 triệu USD. Quỹ tập trung đầu tư vào các công ty tư nhân Việt
Nam phục vụ cho thị trường trong nước, hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất,
phân phối và quảng bá thương hiệu (số vốn đầu tư trung bình cho mỗi dự án là 3
triệu USD).
Quỹ MEF II áp dụng hình thực tập huấn cán bộ điều hành ở mức cao nhất tại các
công ty nhằm tìm ra những hạn chế cơ bản để đạt được tầm nhìn dài hạn và xây
dựng củng cố năng lực để giải quyết các hạn chế đó một cách hiệu quả. Mức tăng
trưởng nhanh và tỷ lệ đạt chỉ tiêu tăng cao tại các công ty thuộc danh mục đầu tư
đã chứng minh cho sự thành công của chương trình.
Quỹ hiện còn năm giữ 8 khoản đầu tư ở các công ty: Cty hàng Gia dụng quốc tế

ICP (2006); CTCP thế giới di động, Cty Venture International, CTCP Thông Minh
MK (2007), CTCP Cổng Vàng, CTCP Thế Giới Số (2008); Trường dân lập quốc tế
Việt – Úc (2010); CTCP hoá chất Á Châu (2011)
Quỹ đã thoái vốn hoàn toàn ở 2 công ty: CTCP dây điện Ngô Han (đầu tư thêm
năm 2007) và Cty hàng Gia Dụng Quốc Tế.
c. Quỹ Quỹ Vietnam Azalea Fund
Thành lập tháng 6 năm 2007 với 64 triệu USD vốn cam kết. Quỹ đầu tư một cách
chọn lọc và đặt mục tiêu vào các doanh nghiệp blue-chip của Việt Nam, gồm cả
các doanh nghiệp tư nhân lẫn các doanh nghiệp quốc doanh.
Quỹ VAF chỉ chú trọng đầu tư vào các công ty có đội ngũ quản lý chuyên nghiệp,
chủ động và cam kết liên tục tăng cường đội ngũ quản lý của họ. Quỹ cũng đặt
mục tiêu đầu tư ở giá thấp so với giá trị được kỳ vọng tại thời điểm thoái vốn.
Quỹ đã đầu tư vào những công ty: CTCP đầu tư - kinh doanh nhà (2006), CTCP
dược phẩm Traphaco, CTCP vàng bạc đá quý Phú Nhuận (2007); CTCP Mai Sơn,
CTCP bảo vệ thực vật An Giang (2008); CTCP thực phẩm Masan (2009); CTCP
đầu tư Nam Long (2010) và đã hoàn toàn thoái vốn ở CTCP thực phẩm Masan vào
năm 2010.
Như vậy trong suốt thời gian từ khi thành lập năm 2001 đến nay, công ty Makong
Capital đã thành lập được 3 quỹ với tổng số vốn khoảng 130,4 triệu USD, đầu tư
vào khoảng 23 công ty Việt Nam. Các khoản đầu tư của Mekong Capital đã có ý
nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của các công ty, như đóng góp vào xây
dựng hệ thống sổ sách doanh nghiệp minh bạch và một nền tảng văn hoá doanh
nghiệp vững chắc, hoặc đóng góp vào việc tạo ra sự quản lý chuyên nghiệp hiệu
quả ở các doanh nghiệp cũng như cung cấp vốn giúp các doanh nghiệp mở rộng
quy mô sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Về hiệu quả hoạt động của các công ty thuộc danh mục đầu tư của công ty Mekong
Capital, những con số tăng trưởng lợi nhuận ròng của các công ty trong 9 tháng
năm 2011 có thể minh chứng được phần nào hiệu quả hoạt động của công ty:
CTCP Thế Giới Di Động tăng trưởng lợi nhuận ròng 58% trở thành nhà bán lẻ di
động hàng đầu Việt Nam kiểm soát 30% thị trường Việt Nam trong 3 quý đầu năm

2011, CTCP Golden Gate tăng trưởng 99% trong 9 tháng, Cty Venture
International tăng trưởng 110%, CTCP Thế Giới Số tăng trưởng 71% trong 9
tháng, CTCP Hoá Chất Á Châu tăng trưởng 54% trong 9 tháng, con số này đối với
Cty Bảo Vệ Thực Vật An Giang là 32%, Traphaco là 35% và FPT Software là
44%.
3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY QUẢN LÝ
QUỸ ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP CHUNG ĐỂ CÁC CÔNG TY HOẠT ĐỘNG
HIỆU QUẢ HƠN
3.1. Đánh giá chung về hoạt động của các công ty quản lý quỹ đầu tư tại Việt Nam
3.1.1. Thành tựu
- Các công ty quản lý quỹ hoạt động hiệu quả đã góp phần vào sự phát triển của thị
trường chứng khoán Việt Nam, thu hút vốn đầu tư nước ngoài gián tiếp vào thị
trường Việt Nam. Theo thống kê của Công ty quản lý quỹ chứng khoán VN
(VFM), hiện có gần 30 quỹ đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam với
tổng vốn rót vào nội địa khoảng 2 tỷ USD. Hiện nay, hàng loạt quỹ đầu tư nước
ngoài đang đổ vốn vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Đối với các doanh nghiệp được các công ty quản lý quỹ đầu tư vào : Các danh
mục đầu tư rất đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Các công ty
quản lý quỹ mang đến trình độ quản lý chuyên nghiệp, tư vấn cho các công ty tầm
nhìn chiến lược để hoạch định kế hoạch sản xuất và phát triển, góp phần giảm thiểu
rủi ro trong kinh doanh.
3.1.2. Hạn chế
Thứ nhất, về hoạt động của các công ty quản lý quỹ hiện nay. Đa số các công ty
quản lý quỹ còn lại rơi vào 1 trong 2 trạng thái: cầm cự để duy trì giấy phép, hoặc
đóng vai trò quản lý danh mục đầu tư, ủy thác đầu tư để “làm đẹp” báo cáo tài
chính cho một số DN.
Những trường hợp quỹ thành viên như của công ty quản lý quỹ SSI, Bảo Việt…
không nhiều. Đa phần những công ty quản lý quỹ “sống khỏe” đều trực thuộc
những định chế có tiềm lực tài chính lớn, đầu tư nhiều như ngân hàng, công ty tài
chính, bất động sản

Thứ hai, Việc huy động quỹ của các công ty quản lý quỹ hiện nay gặp khó khăn là
do vấn đề thị trường. Trải qua giai đoạn khủng hoảng, các quỹ thu nhỏ tầm hoạt
động đồng thời TTCK phát triển chư thực sự bền vững là một trong những nguyên
nhân quan trọng. Ngoài vấn đề thị trường chung, thì một lý do quan trọng khác dẫn
đến việc huy động quỹ khó khăn là do các cơ chế, chính sách hiện tại chưa kích
thích NĐT bỏ vốn thành lập quỹ, thay vì ủy thác danh mục đầu tư, đặc biệt là chính
sách thuế.
Nguồn tiền huy động quỹ trong nước khó khăn, huy động vốn từ NĐT nước ngoài
gặp trở ngại vì thuế, do chênh lệch mức thuế giữa NĐT nước ngoài giao dịch qua
tài khoản vãng lai (thuế 1% giá trị giao dịch) và thuế suất 25% lợi nhuận đối với
quỹ đầu tư
Nguyên nhân của những hạn chế trên là do :
- Thị trường chứng khoán cơ sở vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển sơ khai cả
về quy mô và chất lượng
- Sản phẩm và dịch vụ còn nghèo nàn một phần do khung pháp lý chưa đầy đủ và
đồng bộ
- Nền tảng nhà đầu tư còn yếu kém, chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân chiếm tỷ
trọng lớn và thiếu vai trò dẫn dắt của nhà đầu tư tổ chức, nên thị trường còn nhiều
biến động, dễ tổn thương và phát triển không ổn định.
- Khủng hoảng và suy thoái kinh tế dẫn đến sự không ổn định của thị trường, sự sụt
giảm niềm tin của các nhà đầu tư
3.2. Giải pháp chung để các công ty quản lý quỹ hoạt động hiệu quả hơn
3.2.1. Thực hiện tái cấu trúc thị trường chứng khoán, trong đó cần quan tâm tái
cấu trúc các công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư chứng khoán
Thứ nhất, TTCK cần tái cấu trúc về hàng hóa, tăng tính thanh khoản cho thị
trường. Hàng hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện tại chủ yếu là cổ
phiếu, cần đa dạng hóa các sản phẩm bằng cách phát triển thị trường trái phiếu,
chứng khoán phái sinh… Vì TTCK chính là nơi hoạt động chủ yếu của các quỹ
đầu tư chứng khoán
Thứ hai, quan tâm nhiều hơn tới các công ty quản lý quỹ trong đề án tái cấu trúc.

Trong quyết định 1826/QĐ –TTg, việc tái cấu trúc công ty quản lý quỹ được định
hướng như sau: “Hoàn thiện khung pháp lý hướng dẫn đồng bộ các sản phẩm quỹ
đầu tư chứng khoán dành cho các loại hình nhà đầu tư khác nhau, các quỹ đầu tư
đa mục tiêu kết nối với thị trường trái phiếu, thị trường tiền tệ, thị trường bất động
sản”.
Tái cấu trúc công ty quản lý quỹ cần xem xét nhiều hơn thông qua các câu hỏi: vốn
pháp định của công ty quản lý quỹ bao nhiêu là phù hợp? Ai là người giám sát hoạt
động của công ty quản lý quỹ là phù hợp? Điều kiện về chứng chỉ hành nghề của
các nhân viên để hoạt động của quỹ có hiểu quả? Tuy nhiên trong đề án tái cấu
trúc mới chỉ nhắc qua tới sản phẩm của quỹ đầu tư.
3.2.2. Định hướng lại hướng phát triển của công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư
chứng khoán
Hiện tại, tất cả các quỹ đầu tư Việt Nam đều là quỹ đóng, vì vậy, trong thời gian
tới, nhóm đề nghị một số hướng phát triển mới cho các quỹ và công ty quản lý quỹ
như sau:
Thứ nhất, các công ty quản lý quỹ sẽ đa dạng hóa các sản phẩm quỹ đầu tư và các
sản phẩm quản lý danh mục đầu tư như quỹ mở, quỹ hưu trí, quỹ hoán đổi danh
mục, quản lý tài sản cá nhân, các sản phẩm đầu tư có mức độ rủi ro thấp… Các sản
phẩm này sẽ không chỉ đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng và khắt khe của
nhà đầu tư mà còn phải đủ hấp dẫn để các nhà đầu tư chuyển dần đầu tư trực tiếp
sang đầu tư thông qua công ty quản lý quỹ.
Thứ hai, các công ty quản lý quỹ sẽ tăng cường hỗ trợ nhà đầu tư lên kế hoạch tài
chính, chiến lược đầu tư, quản lý hậu đầu tư, đào tạo nâng cao nhận thức cho nhà
đầu tư giúp nhà đầu tư tiếp cận đầy đủ các thông tin về thị trường, về các sản phẩm
đầu tư phù hợp với tình hình tài chính và điều kiện của mỗi nhà đầu tư.
Bên cạnh việc huy động vốn từ nước ngoài, các công ty quản lý quỹ sẽ tập trung
hơn vào thị trường nội địa, nơi mà vẫn còn nhiều tiềm năng để các công ty có thể
huy động quỹ, phát triển các sản phẩm mà các công ty quản lý quỹ từ trước đến
nay vẫn chưa tập trung phát triển như nghiệp vụ quản lý tài sản cá nhân (private
wealth management).

×