Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

Tài liệu TÍNH “THỐNG NHẤT TRONG ĐA DẠNG” CỦA VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ĐÔNG NAM Á pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.7 MB, 156 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN LỊCH SỬ






ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

TÍNH “THỐNG NHẤT TRONG ĐA DẠNG” CỦA
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ĐÔNG NAM Á


Chủ tịch Hội đồng Ban Chủ nhiệm Khoa Chủ nhiệm đề tài


Võ Văn Thắng Trần Thể Lê Thị Liên



Chủ nhiệm đề tài: Ths. LÊ THỊ LIÊN



Long Xuyên, tháng 6 năm 2010
MỤC LỤC
Trang
Mục lục


Lời cám ơn
Lời nói đầu
Phần tóm tắt
Danh sách các biểu bảng, hình ảnh minh họa
Viết tắt
MỞ ĐẦU 1
I. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 1
II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
III. Phương pháp nghiên cứu 3
IV. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
NỘI DUNG 5
Chương I
NHỮNG YẾU TỐ TẠO NÊN TÍNH “THỐNG NHẤT TRONG ĐA DẠNG”
5
I. Điều kiện tự nhiên Đông Nam Á 5
II. Dân tộc và ngôn ngữ Đông Nam Á 8
III. Nền kinh tế truyền thống Đông Nam Á 12
IV. Tiến trình lịch sử các quốc gia Đông Nam Á 14
Chương II
TÍNH “THỐNG NHẤT TRONG ĐA DẠNG”
VỀ VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA CƯ DÂN ĐÔNG NAM Á
21
I. Thức ăn 21
II. Trang phục 24
III. Nhà ở 28
IV. Kiến trúc và điêu khắc 31
Chương III
TÍNH “THỐNG NHẤT TRONG ĐA DẠNG”
VỀ VĂN HÓA TINH THẦN CỦA CƯ DÂN ĐÔNG NAM Á
40

I. Chữ viết 40
II. Tín ngưỡng bản địa - tôn giáo 42
III. Lễ hội và phong tục tập quán 51
IV. Nghệ thuật diễn xướng 63
KẾT LUẬN 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
PHỤ LỤC 74

LỜI CÁM ƠN
""

Bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành gửi lời cám ơn đến:
Viện nghiên cứu Đông Nam Á
Thư viện Quốc Gia
Thư viện Quân đội
Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Phòng Tư liệu - Khoa Lịch sử - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Ban Giám Hiệu, phòng Quản lí Khoa học và Hợp tác Quốc tế, Thư viện và Hội
đồng Khoa học Trường Đại học An Giang.
Xin chân thành gửi lời cám ơn đến quý Thầy Cô, quý đồng nghiệp trường Đại học
An Giang, đặc biệt xin chân thành cám ơn PGS.TS. Ngô Văn Doanh - Viện nghiên cứu
Đông Nam Á, đã động viên và hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài này trong thời gian vừa
qua.
Do điều kiện thời gian và trình độ còn nhiều hạn chế, cho nên, đề tài của tôi không
thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của quý
Thầy Cô và quý đồng nghiệp, để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn!
Long Xuyên, tháng 6 năm 2010
Chủ nhiệm đề tài



Lê Thị Liên
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, khi các dân tộc, các quốc gia ở Đông Nam Á đã vượt qua thời kì đối
đầu để bước vào thời đại mới, thời đại chung sống hòa bình, hữu nghị và hợp tác. Khi
mà những cuộc tiếp xúc và giao lưu ngày càng diễn ra mạnh mẽ, thì mỗi chúng ta, ai
cũng dễ dàng nhận thấy trong vốn kiến thức của người Việt và các dân tộc Đông Nam Á
khác thiếu hẳn sự hiểu biết về khu vực, về những người bạn láng giềng của mình.
Trong khi đó, các quốc gia dân tộc đều sinh ra và lớn lên trong khu vực Đông
Nam Á, có chung một cội nguồn văn hóa - tộc người, có chung một tiến trình lịch sử,
ngày nay đang cùng nhau xây dựng một ASEAN hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát
triển trong xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa. Tất cả mọi hoạt động giao lưu văn hóa
hiện nay đều nhằm mục đích tăng cường sự hiểu biết, giới thiệu về nền văn hóa của
nhau không chỉ ở khu vực mà ra cả thế giới bên ngoài, để thúc đẩy tình hữu nghị, đoàn
kết, và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình, đồng thời tiếp thu, học tập các giá trị
văn hóa của nước bạn.
Đông Nam Á xưa kia được biết đến như “là một khu vực thần bí, nơi sản xuất
hương liệu, gia vị và những sản phẩm kỳ lạ khác” (Donald G. Mc. Cloud, 1986) và cho
đến tận cuối thế kỷ XIX, Đông Nam Á vẫn chưa được nhìn nhận rõ rệt và đầy đủ như
một khu vực địa lý - lịch sử - văn hóa - chính trị riêng biệt. Cách nhận thức mới về tính
khu vực của Đông Nam Á thực sự xuất hiện từ chiến tranh thế giới thứ hai, khi thực dân
Anh lập ra Bộ chỉ huy quân sự Đông Nam Á, để phân biệt với Đông Á và Nam Á. Tuy
nhiên, Đông Nam Á không phải chỉ là một khu vực chính trị thuần túy mà từ xa xưa,
Đông Nam Á đã là một khu vực văn hóa thống nhất - điều này đã được nhiều học giả,
kể cả các học giả Âu, Mĩ, khẳng định. Người ta đã khẳng định được rằng trước khi tiếp
xúc với văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ, cư dân Đông Nam Á đã có một nền văn hóa bản
địa phát triển, đó là nền văn minh nông nghiệp lúa nước, với nền văn hóa Đông Sơn mà
biểu tượng rực rỡ nhất là chiếc trống đồng, được tìm thấy khắp ở các nước Đông Nam
Á. Như vậy, có thể nói, Đông Nam Á đã là một khu vực lịch sử - văn hóa trước khi trở
thành khu vực địa lý - chính trị.

Ngày nay, văn hóa Đông Nam Á, vừa là sự kế thừa và phát huy vốn văn hóa bản
địa truyền thống, vừa là sự tiếp thu có chọn lọc những yếu tố mới từ bên ngoài, cả
phương Đông lẫn phương Tây. Trong kho tàng văn hóa đồ sộ Đông Nam Á có rất nhiều
yếu tố chung, làm nên cái gọi là “khung” Đông Nam Á, song, cũng có không ít những
yếu tố đặc sắc, riêng biệt độc đáo tiêu biểu cho mỗi quốc gia, dân tộc. Hay nói cách
khác, văn hóa Đông Nam Á là nền văn hóa “thống nhất trong đa dạng”, theo cách nói
của người Inđônêxia. Cụm từ này bắt nguồn từ câu nói của nhà thơ Mpu Tantular ở
Inđônêxia “Bhineka Tungga Ika” (nghĩa là “thống nhất trong đa dạng”), và ngày nay,
câu nói này đã trở thành thuật ngữ phổ biến khi nói về văn hóa Đông Nam Á.
Có lẽ, trên thế giới, hiếm có khu vực nào vừa mang tính đa dạng mà cũng vừa
mang tính thống nhất như ở khu vực Đông Nam Á. Sự đa dạng và thống nhất ấy được
biểu hiện trên nhiều mặt, từ cơ sở nền tảng tạo thành cho đến đời sống sinh hoạt vật chất
lẫn tinh thần của cư dân Đông Nam Á.
Ở đây, đề tài không trình bày theo hệ thống tiến trình phát triển của lịch sử văn
hóa Đông Nam Á từ cổ chí kim, mà đề cập đến những thành tố cấu thành nên nền văn
hóa truyền thống Đông Nam Á đó. Trong đề tài này, được chia thành ba chương:
Chương I: Những yếu tố tạo nên tính “thống nhất trong đa dạng”
Chương II: “Thống nhất trong đa dạng” về đời sống văn hóa vật chất của cư dân
Đông Nam Á
Chương III: “Thống nhất trong đa dạng” về đời sống văn hóa tinh thần của cư
dân Đông Nam Á
Trong mỗi chương, đều có phần chú thích và hình ảnh minh hoạ cụ thể để làm rõ
nội dung đã được trình bày. Hy vọng rằng, đề tài này sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn “tổng
thể về văn hóa Đông Nam Á”, một thực tế của nền văn hóa tương đồng và đa sắc thái,
mà chúng tôi dùng ý tưởng “thống nhất trong đa dạng” để đề cập đến. Bên cạnh đó,
chúng ta sẽ hiểu biết thêm về những người bạn láng giềng của mình, đã kết “thành hội
thành thuyền” trong quá trình phát triển, vươn lên theo xu thế khu vực và hội nhập thế
giới.
Tóm lại, văn hóa là một lĩnh vực nghiên cứu rộng lớn, mà năng lực của người
viết lại có hạn, dù đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn cũng không tránh khỏi những

sai sót. Kính mong quý Thầy Cô và quý đồng nghiệp lượng thứ cho những sai sót và rất
mong đón nhận được nhiều ý kiến chỉ dẫn thêm.
PHẦN TÓM TẮT
Tính “thống nhất trong đa dạng” của văn hóa truyền thống Đông Nam Á, đề cập
đến nét chung và riêng của văn hóa Đông Nam Á, và cũng là một nét văn hóa đặc sắc,
tiêu biểu cho khu vực, đó là tương đồng và đa sắc thái, được thể hiện trên nhiều lĩnh
vực. Với vị trí địa lý thuận lợi, Đông Nam Á trở thành cửa ngõ giao lưu qua lại giữa
những nền văn minh lớn, nơi giao thương giữa các quốc gia, châu lục, là điều kiện thuận
lợi để cho các nước trong khu vực tiếp cận với thế giới bên ngoài. Bên cạnh đó, với khí
hậu nhiệt đới châu Á gió mùa, Đông Nam Á sớm có điều kiện phát triển nghề nông
trồng lúa và đã trở thành một nền kinh tế chính của khu vực. Đông Nam Á vốn có
chung cội nguồn về tộc người - từ một loại chủng Môngôlôit phương Nam (tiểu chủng
Đông Nam Á), sau quá trình tiếp cận và giao lưu đã tạo cho Đông Nam Á một khu vực
đa sắc tộc, đa ngôn ngữ. Các nhà nước, quốc gia Đông Nam Á từ khi ra đời cho đến
nay, có sự thay đổi lớn về ranh giới, địa phận ở mỗi quốc gia, tuy ở những phương diện
khác nhau nhưng tất cả các nước đều có chung hoàn cảnh lịch sử nên dễ dàng thông
cảm cho nhau trong quá trình phát triển, vươn lên và hội nhập.
Với nền tảng như thế, cho nên đã hình thành trong nếp sống của cư dân Đông
Nam Á những phương thức sinh hoạt từ thức ăn, trang phục, nhà ở đến các công trình
kiến trúc và điêu khắc đồ sộ, đều có những nét chung với nhau, dựa trên nền tảng của cơ
tầng văn hóa bản địa, của cư dân nông nghiệp lúa nước, đồng thời tiếp thu ảnh hưởng
rất lớn từ nền văn hóa lớn của hai quốc gia láng giềng là Ấn Độ và Trung Hoa. Từ xa
xưa, đời sống tâm linh của cư dân Đông Nam Á, đã được quan tâm đến bằng những tín
ngưỡng bản địa đặc sắc, bên cạnh đó, với sự du nhập của các tôn giáo từ bên ngoài vào,
đã được người dân ở đây tiếp nhận và hòa trộn với nền văn hóa bản địa, đáp ứng được
nhu cầu và nguyện vọng của họ. Là cư dân nông nghiệp lúa nước, cho nên, các dân tộc
Đông Nam Á có các lễ hội và phong tục tập quán vừa mang bản sắc riêng đa sắc màu,
vừa mang dáng dấp chung của nền nông nghiệp trồng lúa nước. Các hoạt động này vừa
giúp cho cư dân thoả mãn những nhu cầu về đời sống tâm linh, vừa kèm theo các hình
thức vui chơi, giải trí, nhằm tạo một không khí đoàn kết và thân thiện lẫn nhau giữa các

con người trong một cộng đồng chung, làng xóm nói riêng, cả khu vực nói chung. Một
hình thức giải trí khác cũng không kém phần hấp dẫn đối với cư dân Đông Nam Á, đó
là nghệ thuật biểu diễn sân khấu truyền thống, và do các nước có sự tiếp cận, giao lưu
và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, cho nên nền nghệ thuật truyền thống của mỗi nước
vừa có nét tương đồng về nội dung lẫn phương pháp vừa có sự đa dạng về hình thức
biểu diễn.
Nhìn chung, văn hóa truyền thống Đông Nam Á, dựa trên nền tảng của nên nông
nghiệp lúa nước, đã tạo ra cho cư dân ở đây một đời sống sinh hoạt cả vật chất lẫn tinh
thần đều vô cùng độc đáo, vừa mang tính thống nhất vừa mang tính đa dạng, một sắc
thái rất riêng Đông Nam Á.
DANH SÁCH CÁC BIỂU BẢNG, HÌNH ẢNH MINH HỌA

Danh sách biểu bảng:
Biểu bảng 1: Tộc người chủ thể và tỷ lệ đạt được so với tổng dân số trong nước
ở các nước Đông Nam Á
Biểu bảng 2: Tình hình tôn giáo ở các nước trong khu vực Đông Nam Á
Danh sách hình ảnh minh họa:
Hình 1: Bản đồ các quốc gia Đông Nam Á
Hình 2: Bản đồ vương quốc Hồi giáo Brunây
Hình 3: Bản đồ vương quốc Cămpuchia
Hình 4: Bản đồ Cộng hòa Dân chủ Đông Timo
Hình 5: Bản đồ Cộng hòa Inđônêxia
Hình 6: Bản đồ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Hình 7: Bản đồ Liên bang Malaixia
Hình 8: Bản đồ Liên bang Mianma
Hình 9: Bản đồ Cộng hòa Philippin
Hình 10: Bản đồ Cộng hòa Xingapo
Hình 11: Bản đồ vương quốc Thái Lan
Hình 12: Bản đồ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Hình 13: Núi lửa ở Philippin

Hình 14: Ruộng bậc thang ở Sapa - Việt Nam
Hình 15: Đoạn sông Mê Kông từ Cămpuchia chảy về Việt Nam
Hình 16: Cánh đồng lúa chín ở Việt Nam
Hình 17: Bờ biển của đất nước Đông Timo
Hình 18: Bữa cơm truyền thống của gia đình người Việt (cơm - rau - cá)
Hình 19: Cơm lam của người Lào và một số dân tộc ở Việt Nam
Hình 20: Nasi goreng (cơm rang) của tộc người Melayu
Hình 21: Nasi ulam (cơm rau sống) của tộc người Melayu
Hình 22: Mắm bò hóc của người Campuchia
Hình 23: Solok Cili (ớt xanh nhồi cá băm nhuyễn hấp) của người Mã Lai
Hình 24: Bánh Ketupat trong lễ hội - lễ tết của người Mã Lai
Hình 25: Bánh chưng, bánh tét trong ngày Tết của dân tộc Việt và một số dân
tộc Đông Nam Á khác
Hình 26: Nam cởi trần đóng khố
Hình 27: Trang phục ngày Tết của phụ nữ H’mông
Hình 28: Chiếc áo yếm của nhiều dân tộc Đông Nam Á
Hình 29: Trang phục truyền thống của người Mianma
Hình 30: Trang phục truyền thống của người Việt Nam
Hình 31: Nhà sàn người Thái
Hình 32: Nhà dài của người Ê Đê
Hình 33: Nhà hình thuyền
Hình 34: Nhà đất
Hình 35: Nhà hiện đại
Hình 36: Thánh địa Mỹ Sơn ở Việt Nam
Hình 37: Ngôi đền Bôrôbuđua ở Inđônêxia
Hình 38: Đền Ăngco Vát ở Cămpuchia
Hình 39: Đền Bayon của Angkor Thom ở Cămpuchia
Hình 40: Chùa tháp ở Pagan - Mianma
Hình 41: Cung điện Hoàng gia ở Băng Cốc - Thái Lan
Hình 42: Thạt Luổng ở Viên Chăn - Lào

Hình 43: Pho tượng Phật bằng đồng ở Đồng Dương (Quảng Nam - Việt Nam)
Hình 44: Bức phù điêu về Đức Phật của ngôi đền Bôrôbuđua ở Inđônêxia
Hình 45: Nụ cười đền Bayon ở Ăngco Thom - Cămpuchia
Hình 46: Vũ nữ Apsara ở đền Ăngco Vát
Hình 47: Bức phù điêu ở đền Sukhôthay - cố đô Thái
Hình 48: Những chạm khắc hình lá bao quanh Thạt Luổng ở Lào
Hình 49: Tượng phật bằng vàng tại chùa Mahamuni
Hình 50: Một trong 18 vị La Hán chùa Tây Phương - Hà Nội
Hình 51: Bia Võ Cạnh (Khánh Hòa) xác định chữ Sanskrit và Pali vào Chăm Pa
sớm nhất
Hình 52: Chữ Khơ Me (Sanskrit) được ghi ở đền Ăngco Vát của Cămpuchia
Hình 53: Bộ sách chữ Thái cổ
Hình 54: Di sản chữ Nôm (tiếp thu từ chữ Hán) của người Việt
Hình 55: Tục thờ sinh thực khí “nõ - nường” ở Phú Thọ - Việt Nam
Hình 56: Tín ngưỡng phồn thực được thể hiện trên những bức tượng điêu khắc
Hình 57: Tín ngưỡng phồn thực thể hiện ở Nhà mồ Tây Nguyên
Hình 58: Tượng thờ Linga và Yoni ở Mỹ Sơn - Việt Nam
Hình 59: Bàn thờ tổ tiên trong gia đình người Việt
Hình 60: Ấn Độ giáo thời ba vị thần Brama, Visnu và Siva
Hình 61: Tượng của Đức Phật được rắn thần Naga bảo vệ
Hình 62: Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Trần Chiến Thắng cũng
tham gia những đường cày đầu tiên trong Lễ hội xuống đồng ở Lào Cai -
Việt Nam
Hình 63: Lễ hội Té nước ở Thái Lan, Cămpuchia
Hình 64: Lễ hội Loi Krathồng (thả đèn trong một cái chén lá) ở Thái Lan
Hình 65: Hội đền Hai bà Trưng
Hình 66: Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của người Khơ Me
Hình 67: Tết cổ truyền người Lào
Hình 68: Hát quan họ trên thuyền quanh giếng Ngọc - Cổ Loa
Hình 69: Chơi đu - trò chơi dân gian không thể thiếu được trong ngày hội

Hình 70: Cô gái duyên dáng trong thi thổi cơm
Hình 71: Tục cướp dâu của dân tộc H’mông ở Việt Nam
Hình 72: Đêm chợ tình ở Sa Pa - Lào Cai (Việt Nam)
Hình 73: Lễ cưới truyền thống ở Việt Nam
Hình 74: Trầu để nhai
Hình 75: Trầu cau trong ngày cưới
Hình 76: Đua thuyền rồng tại Băng Cốc - Thái Lan
Hình 77: Chọi gà ở một làng quê Việt Nam
Hình 78: Thi thả diều quốc tế ở Việt Nam
Hình 79: Bịt mắt bắt dê
Hình 80: Kéo co
Hình 81: Ô lò cò
Hình 82: Rối bóng ở Malaixia - Xingapo
Hình 83: Rối nước
Hình 84: Wayang Topeng (múa mặt nạ) ở Giava - Inđônêxia
Hình 85: Wayang Wong (múa mặt nạ) ở Bali - Inđônêxia
Hình 86: Múa Lakhon của người Thái
Hình 87: Sân khấu Mayong ở Malaixia
Hình 88: Lakhon Basac của người Cămpuchia
Hình 89: Hát Dù kê của người Khơ Me Nam Bộ Việt Nam
Hình 90: Cờ ASEAN
Hình 91: Ban lãnh đạo các nước ASEAN
Hình 92: Cờ biểu trưng ASEAN 2010
Hình 93: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắt tay thân mật với Quốc vương Brunây
Haji Hassanal Bolkiah
Hình 94: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Cămpuchia Hun Sen
duyệt đội danh dự Quân đội Nhân dân Việt Nam
Hình 95: Tổng thống Inđônêxia Susilo Bambang Yudhoyono tiếp Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng
Hình 96: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Tổng bí thư, Chủ tịch nước Cộng

hòa Dân chủ Nhân dân Lào Chummaly Sayason
Hình 97: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Malaixia Abdul Razak
Hình 98: Chủ tịch hội đồng quốc gia Mianma Than Shwe tiếp Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng
Hình 99: Tổng thống Philippines Gloria Arroyo tiếp Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng
Hình 100: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Thái Lan Abhisit
Vejjajiva
Hình 101: Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đón Chủ tịch nước Nguyễn Minh
Triết
Hình 102: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đón tiếp Bộ trưởng Công thương và Du
lịch Đông Ti-mo Gil da Costa AN. Alves
Hình 103: Đông Nam Á không còn là một vùng bị chia rẽ mà sẽ gắn kết trong tổ
chức ASEAN hội nhập vào quốc tế
Hình 104: Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị APEC 2006
Hình 105: Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy nâng cốc chúc mừng vị thế thành
viên thứ 150 của Việt Nam
VIẾT TẮT
Viết tắt theo tiếng Anh:
APEC: Asia Pacific Economic Cooperation
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
ASEAN: Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các nước Đông Nam Á
ASEM: The Asia Europe Meeting
Diễn đàn hợp tác Á - Âu
SEAMEO: Southeast Asian Ministers of Education Organization
Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á
WTO: World Trade Organization
Tổ chức Thương mại Thế giới
Viết tắt theo tiếng Việt:

CN: Công Nguyên
CNXHKH: Chủ nghĩa Xã hội Khoa học
KHXH Khoa học Xã hội
KHXH & NVQG: Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia
NXB: Nhà xuất bản
TC: Tạp chí
T.CN: Trước Công Nguyên
Sđd: Sách đã dẫn
MỞ ĐẦU
I. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
1. Mục tiêu
Đề tài tập trung khai thác những yếu tố tạo nên tính “thống nhất trong đa dạng”
của văn hóa truyền thống Đông Nam Á. Trong đó, đề tài sẽ làm rõ những yếu tố như
điều kiện tự nhiên; dân tộc và ngôn ngữ; nền kinh tế truyền thống và tiến trình phát triển
lịch sử của các quốc gia Đông Nam Á. Từ đó, đi đến khẳng định, đây là cơ sở tạo nên
tính “thống nhất trong đa dạng” của văn hóa truyền thống Đông Nam Á.
Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu những biểu hiện của tính “thống nhất trong đa
dạng” về đời sống văn hóa vật chất của cư dân Đông Nam Á qua các mặt: thức ăn, trang
phục, nhà ở, kiến trúc và điêu khắc. Qua đó, đề tài đi đến khẳng định: đời sống văn hóa
vật chất của cư dân Đông Nam Á rất đa dạng, tuy nhiên trong nền văn hóa đó đều thể
hiện những nét tương đồng, thống nhất trong chiều sâu cuộc sống của họ.
Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu những biểu hiện của tính “thống nhất trong đa
dạng” về đời sống văn hóa tinh thần của cư dân Đông Nam Á qua các mặt: chữ viết, tín
ngưỡng - tôn giáo, lễ hội và phong tục tập quán và nghệ thuật biểu diễn sân khấu. Từ
đó, đề tài sẽ rút ra những điểm tương đồng và khác biệt về đời sống văn hóa tinh thần -
nét đặc trưng nổi bật trong đời sống văn hóa truyền thống ở các quốc gia Đông Nam Á.
2. Nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu gồm ba phần:
Phần 1: đề tài sẽ tập trung nghiên cứu khai thác những khía cạnh để tạo nên tính
“thống nhất trong đa dạng” của văn hóa truyền thống Đông Nam Á.

Trước tiên, đề tài sẽ đi vào xem xét về điều kiện tự nhiên, như các mặt: vị trí địa
lý, địa hình, khí hậu và động, thực vật ở Đông Nam Á. Bên cạnh đó, yếu tố dân tộc và
ngôn ngữ cũng là những điều kiện cần thiết tạo nên tính đặc trưng của nền văn hóa này.
Xuất phát từ một nguồn nhân chủng Môngôlôit phương Nam, qua quá trình giao lưu và
lan tỏa, đã hình thành nên những tộc người khác nhau ở Đông Nam Á. Đồng thời, có
chung một nguồn gốc ngôn ngữ Đông Nam Á tiền sử, dần dần cũng hình thành nên
những ngữ hệ khác nhau trong khu vực. Nền kinh tế truyền thống cũng là yếu tố cực kỳ
quan trọng tạo nên đặc trưng văn hóa khu vực, đặc biệt là nghề nông trồng lúa. Sau
cùng, sự tương đồng trong tiến trình lịch sử của các quốc gia Đông Nam Á cũng là một
trong những nhân tố quan trọng góp phần làm nên tính tương đồng trong văn hóa truyền
thống Đông Nam Á.
Phần 2: đề tài sẽ tập trung nghiên cứu những biểu hiện của tính “thống nhất
trong đa dạng” về đời sống văn hóa vật chất của cư dân Đông Nam Á: thức ăn, trang
phục, nhà ở, kiến trúc và điêu khắc.
Trong bữa ăn truyền thống của cư dân Đông Nam Á chủ yếu là ăn cơm, rau, cá
hay thịt. Từ gạo, cư dân Đông Nam Á đã chế biến ra nhiều loại thức ăn khác hay các
loại bánh để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống hàng ngày và lễ hội. Còn về trang phục
truyền thống của cư dân Đông Nam Á là nam đóng khố, nữ mặc váy, cởi trần, dần về
sau y phục có sự thay đổi cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng: yếm, áo chui,
quần, váy… Tùy mỗi quốc gia, dân tộc mà trang phục truyền thống của họ hoặc thêm
vào hay bớt đi, tạo nên bức tranh muôn màu trong trang phục cư dân Đông Nam Á. Về
nhà ở, kiểu nhà sàn là kiểu nhà truyền thống, đồng thời, nhà hình thuyền, nhà đất, nhà
1
Phần 3: đề tài tập trung khai thác những biểu hiện của tính “thống nhất trong đa
dạng” về đời sống văn hóa tinh thần của cư dân Đông Nam Á: chữ viết, tín ngưỡng - tôn
giáo, lễ hội và phong tục tập quán, nghệ thuật biểu diễn sân khấu truyền thống.
Về chữ viết Đông Nam Á chịu ảnh hưởng sâu sắc của chữ Ấn Độ (chữ Sanskrit
và Pali), Trung Quốc (chữ Hán), dần dần họ tạo ra nhiều kiểu chữ viết riêng cho dân tộc
mình, và chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, các loại chữ Latinh đã ra đời ở các
quốc gia Đông Nam Á. Về hệ thống tín ngưỡng, xuất phát từ một nền nông nghiệp lúa

nước, cư dân các nước Đông Nam Á có những tín ngưỡng tương tự nhau: sùng bái tự
nhiên, phồn thực, thờ cúng tổ tiên. Bên cạnh đó, các tôn giáo từ bên ngoài: Phật giáo,
Hồi giáo, Thiên Chúa giáo được truyền bá vào Đông Nam Á, và được cư dân Đông
Nam Á tiếp nhận và biến tấu cho phù hợp với tín ngưỡng bản địa. Với các lễ hội: nông
nghiệp, tôn giáo, lễ Tết là những lễ hội truyền thống gắn liền với nền nông nghiệp lúa
nước của các quốc gia Đông Nam Á. Còn về phong tục tập quán: cưới xin, tang ma,
nhai trầu, hay các trò chơi dân gian: thả diều, bơi thuyền, chọi gà… cũng được cư dân
Đông Nam Á bảo lưu và phát huy các giá trị vốn có của nó. Loại hình nghệ thuật sân
khấu truyền thống: rối bóng, rối nước, kịch múa, kịch hát… cũng được giữ gìn và bảo
tồn nét văn hóa đặc sắc của cư dân vùng Đông Nam Á.
II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng
Đề tài nghiên cứu tính “thống nhất trong đa dạng” về các mặt trong đời sống vật
chất như ăn, mặc, ở, kiến trúc và điêu khắc, đồng thời về các mặt trong đời sống tinh
thần như chữ viết, tín ngưỡng - tôn giáo, lễ hội - phong tục tập quán, nghệ thuật sân
khấu biểu diễn của các quốc gia Đông Nam Á. Bên cạnh đó, đề tài còn nghiên cứu các
tiền đề quan trọng tạo nên tính “thống nhất trong đa dạng” của nền văn hóa truyền thống
Đông Nam Á: điều kiện tự nhiên, dân tộc và ngôn ngữ, nền kinh tế truyền thống và tiến
trình phát triển lịch sử của mỗi nước trong khu vực.
2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về nền văn hóa truyền thống ở các quốc gia trong
khu vực Đông Nam Á, biểu hiện trên lĩnh vực văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần: từ
ăn, mặc, ở, kiến trúc và điêu khắc đến chữ viết, tín ngưỡng - tôn giáo, lễ hội và phong
tục tập quán, nghệ thuật diễn xướng từ khi có mặt ở các quốc gia Đông Nam Á cổ đại và
còn tồn tại cho đến ngày hôm nay. Tuy nhiên, đề tài không tập trung nghiên cứu sự phát
triển của các mặt trong đời sống văn hóa vật chất lẫn tinh thần theo tiến trình phát triển
của lịch sử, mà ở đây, khái quát những đặc điểm nổi bật của các thành tố cấu thành nên
nền văn hóa đó và rút ra những điểm tương đồng lẫn khác biệt để giải quyết vấn đề đã
đặt ra trong đề tài. Đề tài tập trung nghiên cứu các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á
(Cămpuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam, Mianma, Malaixia, Inđônêxia, Philippin,

Xingapo, Brunây, Đông Timo). Tuy nhiên, ở các quốc gia Đông Nam Á này, có những
quốc gia mới giành tự chủ sau này như Xingapo, Brunây, hay Đông Timo mới tách khỏi
Inđônêxia (năm 2002). Do vậy, văn hóa của các nước này thường được nhắc đến và hòa
chung vào văn hóa tộc người Mã Lai hay văn hóa Inđônêxia, cho nên, khi tiếp xúc với
đề tài, thường thấy vắng bóng các quốc gia trên là lẽ tất nhiên.
2
III. Phương pháp nghiên cứu
Dựa vào phương pháp luận sử học theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp với hai phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử và
phương pháp lôgíc.
Trên cơ sở tìm hiểu thực tế các mô hình về văn hóa Đông Nam Á như ở Viện
bảo tàng Dân tộc học, cùng với việc tiếp cận và theo dõi những thông tin, tư liệu trên
internet, truyền hình…
Sử dụng những phương pháp chuyên ngành Lịch sử: thu thập, xử lí tư liệu, tổng
hợp, thống kê, chọn lọc, phân tích, so sánh, đối chiếu… để làm thỏa đáng vấn đề đã đặt
ra trong đề tài.
IV. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong nhiều năm trở lại đây, văn hóa Đông Nam Á đã được nhiều học giả quan
tâm nghiên cứu, tuy nhiên đến nay, vẫn chưa có một công trình chuyên khảo nào nghiên
cứu về tính “thống nhất trong đa dạng” của văn hóa truyền thống Đông Nam Á. Hiện
nay, vấn đề về tính “thống nhất trong đa dạng” của văn hóa truyền thống Đông Nam Á
được một số tác giả đề cập trên một số công trình cụ thể:
Tác giả Phan Hữu Dật (chủ biên) với quyển “Văn hóa lễ hội của các dân tộc
Đông Nam Á”, năm 1992, với phần đầu của tác phẩm có đề cập đến, Đông Nam Á:
thống nhất trong đa dạng, sau đó, giới thiệu chi tiết những lễ hội truyền thống của các
quốc gia: Việt Nam, Lào, Cămpuchia, Thái Lan, Mianma, Malaixia, Xingapo, Philippin,
Inđônêxia.
Quyển “Phong tục các dân tộc Đông Nam Á” do Ngô Văn Doanh và Vũ Quang
Thiện (chủ biên), năm 1997, giới thiệu các phong tục như ăn, ở, mặc, hôn nhân, tín

ngưỡng ở một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
Bài viết “Những suy nghĩ về tính thống nhất của văn hóa Đông Nam Á” của
Phan Ngọc trong quyển “Việt Nam - Đông Nam Á: Quan hệ Lịch sử và văn hóa”, của
Viện Đông Nam Á, năm 1998, tác giả có đề cập một cách khái quát về tính thống nhất
của một số thành tố văn hóa của cư dân Đông Nam Á.
Quyển “Văn hóa Đông Nam Á” của Mai Ngọc Chừ, năm 1999, đã trình bày một
cách hệ thống một số thành tố của văn hóa Đông Nam Á như: ăn uống, các trò giải trí,
nghệ thuật tạo hình, hơn nữa, tác phẩm còn đề cập đến các giai đoạn phát triển và những
thành tựu lớn của văn hóa truyền thống Đông Nam Á.
Quyển: “Nghệ thuật truyền thống Đông Nam Á” của Nguyễn Phan Thọ, năm
1999, đây là một tài liệu chuyên khảo về nghệ thuật truyền thống của các nước trong
khu vực Đông Nam Á. Trong quyển sách này, tác giả trình bày đến quá trình hình thành
và phát triển của các loại hình nghệ thuật truyền thống cũng như những nền tảng tạo nên
sự đồng nhất trong đa dạng của nghệ thuật truyền thống Đông Nam Á.
Quyển “Những tương đồng giữa các lễ hội cổ truyền Đông Nam Á” của Trần
Bình Minh, năm 2000, đã đề cập đến những lễ hội lớn trong khu vực Đông Nam Á.
Trong quyển sách này, tác giả đã tập trung so sánh những nét tương đồng trong lễ hội cổ
truyền của người Việt ở đồng bằng và trung du Bắc bộ (Việt Nam) với một số quốc gia
trong khu vực.
3
Hai tác giả Phạm Đức Dương và Trần Thị Thu Lương, với quyển “Văn hóa
Đông Nam Á”, năm 2001, khái quát về tình hình nghiên cứu Đông Nam Á, nền văn hóa
bản địa của cư dân nông nghiệp; sự hình thành các nền văn hóa quốc gia dân tộc trong
quá trình tiếp xúc với văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc và văn hóa phương Tây; cùng với
văn hóa Đông Nam Á trong thời kỳ lịch sử hiện đại.
Bài viết “Văn hóa truyền thống Đông Nam Á” trong quyển “Lịch sử văn hóa thế
giới cổ trung đại” do Lương Ninh chủ biên, năm 2003, bài viết khái quát lịch sử cổ -
trung đại Đông Nam Á, đồng thời, nêu lên một số đặc điểm về văn hóa Đông Nam Á
như tôn giáo, lễ hội, chữ viết, văn học, kiến trúc và điêu khắc.
Quyển “Một số vấn đề về văn hóa tộc người ở Nam bộ và Đông Nam Á” của tác

giả Ngô Văn Lệ, năm 2003, trong tác phẩm giới thiệu sơ nét về tính “thống nhất trong
đa dạng” của Đông Nam Á nhìn từ khía cạnh trang phục, tổ chức gia đình, công xã.
Quyển “Văn hóa Đông Nam Á” của Nguyễn Tấn Đắc, năm 2003, giới thiệu về
khu vực văn hóa Đông Nam Á, các nhóm chủng tộc và ngôn ngữ, tiếp đến là những nền
tảng cơ bản của văn hóa khu vực là nông nghiệp và thương nghiệp. Ngoài ra, tác giả còn
đề cập đến văn hóa hiện nay ở một số nước thông qua hệ ý thức và bảng giá trị của các
nước Đông Nam Á, cuối cùng, tác giả tổng hợp Đông Nam Á và văn hóa Đông Nam Á,
quá trình nhận thức khu vực Đông Nam Á.
Đề tài cấp Bộ: “Cộng đồng Melayu một số vấn đề văn hóa” do Mai Ngọc Chừ
chủ nhiệm, năm 2004, giới thiệu về văn hóa phục vụ đời sống như ăn, ở, mặc; tôn giáo -
tín ngưỡng; một số phong tục tập quán và ngôn ngữ; nghệ thuật của cộng đồng Melayu.
Đinh Trung Kiên với quyển “Tìm hiểu nền văn minh Đông Nam Á”, năm 2007,
tác giả giới thiệu về sự ra đời, phát triển và những thành tựu rực rỡ của nền văn minh
Đông Nam Á, tiêu biểu là tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội, phong tục tập quán, kiến trúc, hội
họa, điêu khắc.
Quyển “Tri thức Đông Nam Á” của hai tác giả Lương Ninh và Vũ Dương Ninh
(chủ biên), năm 2008, giới thiệu về Đông Nam Á đại cương: địa lý, lịch sử, văn hóa và
các nước Đông Nam Á cụ thể, trong đó quyển sách cung cấp cho người đọc những kiến
thức cơ bản về các quốc gia Đông Nam Á từ cổ đại cho đến đương đại.
Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Unity in Diversity Regional Identity Building in Southeast Asia (Thống nhất
trong đa dạng: xây dựng bản sắc khu vực Đông Nam Á) do Kristina Jonsson là một viên
nghiên cứu của Trung tâm Đông và Đông Nam châu Á học, năm 2008, tại Đại học
Lund, Thụy Điển. Nội dung của bài viết là vấn đề khu vực và xây dựng bản sắc văn hóa
Đông Nam Á, khu vực Đông Nam Á trong sự thống nhất.
Diversity and Unity in Southeast Asia (Sự đa dạng và thống nhất ở Đông Nam
Á), do Jan o. M. Broekp, Đại học California, Berkeley. Nội dung chứng minh được thời
kỳ quan trọng nhất trong lịch sử Đông Nam châu Á vào nửa đầu của năm 1940. Vào đầu
thập kỷ này, vùng đất giữa Trung Quốc, Ấn Độ và Úc, với ngoại lệ của nhà nước Thái
Lan đệm, đều dưới sự kiểm soát trực tiếp của các nước phương Tây.

Qua các công trình nghiên cứu của các tác giả trên cho thấy, chưa có công trình
nào nghiên cứu đi vào một cách có hệ thống về tính “thống nhất trong đa dạng” của văn
hóa truyền thống Đông Nam Á. Dựa trên thành quả nghiên cứu của người đi trước, tác
giả sẽ hệ thống một cách khái quát về các thành tố cấu thành nên nền văn hóa trên.
4
NỘI DUNG
Chương I
NHỮNG YẾU TỐ TẠO NÊN TÍNH “THỐNG NHẤT TRONG ĐA DẠNG”
I. Điều kiện tự nhiên Đông Nam Á
Con người sinh ra và lớn lên trong tự nhiên, được tự nhiên nuôi dưỡng cho nên
con người luôn luôn gắn bó với tự nhiên. Chính vì thế, “mối quan hệ giữa con người và
tự nhiên cũng là một mặt cơ bản của đời sống văn hóa” (Trần Quốc Vượng, 1997: 17).
Có thể nói, theo cách nói của Mai Ngọc Chừ: “điều kiện tự nhiên, môi trường tự nhiên
của một khu vực chắc chắn có một ảnh hưởng nhất định đến đời sống văn hóa của con
người trong khu vực đó” (Mai Ngọc Chừ, 1999: 15). Chính vì vậy, trước khi đi vào các
mặt của đời sống văn hóa, chúng ta lại bắt đầu từ điều kiện tự nhiên của khu vực.
1. Vị trí địa lý
Trên bản đồ thế giới, Đông Nam Á nằm trong một phạm vi khá rộng phía đông
nam lục địa Á - Âu.
Xét về mặt địa lý tự nhiên, diện tích Đông Nam Á khoảng 4,5 triệu km
2
, trải ra
trên một không gian khá rộng (bao gồm cả biển và đất liền), nằm trong cùng một phạm
vi khoảng từ 92
0
đến 140
0
kinh Đông, và khoảng từ 28
0
vĩ Bắc chạy qua xích đạo đến

15
0
vĩ Nam, như một “ngã tư đường” của các châu lục lớn. Khu vực này gồm hai bộ
phận: bán đảo Trung - Ấn và quần đảo Mã Lai, là một quần thể gồm: các đảo, bán đảo,
quần đảo và các vịnh trong vùng biển xen kẻ với nhau rất phức tạp chạy dài suốt từ Thái
Bình Dương đến Ấn Độ Dương, với sự phân tán của những quần đảo uốn cong có số
lượng đảo nhiều và lớn nhất thế giới (chủ yếu ở hai quốc gia Inđônêxia, Philippin).
Chính vì thế, đã tạo cho Đông Nam Á có một vị trí chiến lược quan trọng, vừa nằm giữa
và gần hai quốc gia rộng lớn, với hai nền văn minh lâu đời, rực rỡ vào bậc nhất châu Á
và thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ, vừa gần với cường quốc kinh tế Nhật Bản, nằm
trên tuyến đường biển quốc tế quan trọng, giữa châu Úc với các quốc gia nằm ở phía
bắc là Hàn Quốc, Triều Tiên, Trung Quốc, Butan, Bănglađét, Nêpan.
Về mặt địa lý hành chính hiện đại, Đông Nam Á bao gồm 11 quốc gia: các quốc
gia nằm ở hải đảo gồm Inđônêxia, Xingapo, Philippin, Brunây, Đông Timo; các quốc
gia nằm ở lục địa gồm Việt Nam, Lào, Cămpuchia, Thái Lan, Mianma; và quốc gia
Malaixia là vừa hải đảo vừa lục địa.
Với vị trí đó, Đông Nam Á sớm trở thành khu vực có ý nghĩa và tầm quan trọng
lớn trên nhiều bình diện, đồng thời là điều kiện thuận lợi để các nước trong khu vực tiếp
cận, trao đổi với các nền văn hóa bên ngoài từ Ấn Độ, Trung Quốc, Ả Rập đến châu Âu,
để sáng tạo cho mình một nền văn hóa rộng lớn, đặc sắc và thấm đậm tinh thần khu vực.
2. Địa hình
Đông Nam Á là khu vực có địa hình phong phú, với núi rừng, đồng bằng và biển
cả, được nối với nhau bằng hệ thống sông ngòi chằng chịt đầy nước, cho nên văn hóa
Đông Nam Á là một chỉnh thể thống nhất của ba yếu tố: văn hóa núi, văn hóa đồng bằng
và văn hóa biển. Ở mỗi yếu tố văn hóa tự mang trong mình những đặc trưng riêng của
chủ nhân nó. Những yếu tố: núi, biển và đồng bằng được tạo nên và chi phối chặt chẽ
bởi những đặc điểm địa hình vô cùng độc đáo nơi đây, bởi, Đông Nam Á hải đảo hay
lục địa đều có sự đan xen mang tính hệ thống giữa đồi núi, đồng bằng và sông biển, mà
5
Ở khu vực thuộc bán đảo Trung - Ấn, có các cao nguyên rộng lớn, từ cao

nguyên Shan (Mianma), Khorat (Thái Lan), Bôlôven, Khăm Muộn (Lào) đến Tây
Nguyên (Việt Nam), rồi vươn ra biển làm cho các dòng sông lớn cũng bắt nguồn từ các
núi rừng rộng lớn. Với hệ thống sông ngòi dày đặc, cũng bắt nguồn từ bán đảo Trung -
Ấn: sông Mê Kông dài 4.500km (đoạn chảy vào khu vực Đông Nam Á dài 2.600km),
sông Xaluen dài 3.200km, Iraoađi dài 2.150km, sông Mê Nam dài 1.200km, sông Hồng
dài 1.126km. Còn ngược lại, các con sông trên quần đảo Mã Lai như ở Inđônêxia,
Philippin, thậm chí cả Malaixia đều ngắn và dốc, có giá trị khai thác thủy điện cao.
Sông ngòi ở Đông Nam Á không chỉ có giá trị về mặt giao thông mà chủ yếu là tạo nên
các vùng châu thổ màu mỡ phù sa. Thông thường, tương ứng với các con sông lớn là
các vùng châu thổ rộng lớn, như vùng Hạ Mianma; châu thổ Mê Nam (Thái Lan); châu
thổ Mê Kông (Cămpuchia, Việt Nam…); châu thổ sông Hồng (Việt Nam). Từ bán đảo
Đông Dương qua Thái Lan đến Mianma, cảnh quan tự nhiên của vùng là những châu
thổ xen kẽ với đồi núi, rừng rậm kéo dài từ phía bắc xuống phía nam ra biển, núi rừng
và bình nguyên ở Đông Nam Á bao phủ các đảo, quần đảo ở phía đông, đông nam với
trữ lượng lớn về tài nguyên.
Sang quần đảo Mã Lai, các quốc gia Inđônêxia và Philippin có các dãy núi uốn
nếp xen các núi lửa với cao nguyên núi lửa, còn các đồng bằng thường phân bố dọc theo
các miền duyên hải hoặc trong các thung lũng giữa núi. Đồng bằng ở hải đảo thường
nhỏ hẹp hơn so với khu vực lục địa, tuy nhiên, so với khu vực Đông Nam Á lục địa, địa
hình đồi núi ở các nước hải đảo lại có phần quy mô hơn, trong đó địa hình núi lửa trở
thành một yếu tố nổi bật trong cảnh quang thiên nhiên của khu vực này. Hầu hết các
đỉnh núi cao nhất ở Inđônêxia và Philippin đều là những núi lửa đang hoạt động hoặc đã
tắt, như núi Kerinsi ở Xumatơra, Semera ở Giava, Rantemario ở Xulavêxi, Anpô trên
đảo Minđanao (Lương Ninh và Vũ Dương Ninh, 2008). Đông Nam Á là khu vực có
nhiều quần đảo vào bậc nhất thế giới, tập trung chủ yếu ở hai quốc gia: Inđônêxia
(17.508 hòn đảo) và Philippin (7.107 hòn đảo). Biển và vịnh ở Đông Nam Á kéo dài từ
vùng biển Đông, bán đảo Đông Dương hướng ra Thái Bình Dương đến vịnh Inđônêxia
của Ấn Độ Dương. Đảo và quần đảo với những vịnh lớn, nhỏ, cùng với những eo biển
nổi tiếng lâu đời đã tạo nên bức tranh thiên nhiên đa sắc và hùng vĩ của Đông Nam Á.
Đó chính là những nét chung, thống nhất về mặt địa hình các quốc gia Đông

Nam Á. Bên cạnh những nét chung đó, ở mỗi quốc gia lại chứa đựng những nét riêng,
khác biệt tạo nên cảnh sắc đa dạng, muôn màu muôn vẻ trong toàn khu vực.
3. Khí hậu
Đông Nam Á có vị trí địa lý khá quan trọng ở khu vực châu Á - Thái Bình
Dương, nơi có đường xích đạo chạy qua, cho nên cùng chịu ảnh hưởng chủ yếu của khí
hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết đặc trưng của khu vực châu Á.
Đặc điểm chung của vùng này là tính chất bán đảo và điều kiện hoàn lưu gió
mùa, tạo cho Đông Nam Á, một khu vực “châu Á gió mùa” bởi đặc trưng nổi bật của
khí hậu nóng và ẩm, với hai mùa được hình thành khá rõ là mùa khô và mùa mưa trong
năm. Theo đánh giá của một số nhà nghiên cứu thì Đông Nam Á có độ ẩm cao nhất thế
giới (trên 80% - 90%), vì có đường xích đạo chạy qua. Do có đường bờ biển dài bao
quanh khiến lượng nước bốc hơi trên đất liền luôn dư thừa (Sakurai Yumlo, 1996), tạo
nên khí hậu nóng ẩm (nhiệt độ trung bình từ 20 - 27
0
C) và mưa nhiều (lượng mưa từ
1.500 đến 3.000mm/năm) (Phan Ngọc Liên, 2002). Mặc dù, khu vực Đông Nam Á cùng
6
Tuy nhiên, người ta phân chia khí hậu Đông Nam Á thành hai đới khác nhau
(Lương Ninh và Vũ Dương Ninh, 2008), vừa tạo nên tính đa dạng vừa tạo nên tính
thống nhất về khí hậu nơi đây:
Đới khí hậu xích đạo: tạo thành một dải dọc theo đường xích đạo, bao gồm các
đảo Xumatơra, Calimantan, Xulavêxi, phần tây các đảo Giava, Irian, phần nam bán đảo
Malacca và đảo Minđanao. Đới khí hậu cận xích đạo (đới gió mùa xích đạo): gồm hai
đới nằm ở phía bắc và phía nam đới khí hậu xích đạo. Trong đó, đới nằm ở phía bắc bao
gồm: phần lớn bán đảo Trung - Ấn và gần như toàn bộ quần đảo Philippin; còn đới ở
phía nam gồm toàn bộ quần đảo nằm ở phía đông của đảo Giava. Ở các đới khí hậu này,
một năm có hai mùa rõ rệt: mùa hạ
(1)
và mùa đông
(2)

.
Nhìn tổng thể, địa hình - khí hậu Đông Nam Á khá thuận lợi cho cuộc sống của
con người, nhất là ngay trong buổi đầu bình minh lịch sử, chính vì vậy, Phan Ngọc
Liên, Nghiêm Đình Vỳ, Đinh Ngọc Bảo, Trần Thị Vinh (2002) đã khẳng định:
Những mùa mưa ổn định với khí hậu không quá gay gắt về cả nhiệt độ
và lượng mưa, địa bàn sinh tụ nhỏ nhưng hết sức phong phú, đa dạng kết
hợp rừng - suối, đồi ruộng, có biển, có đồng bằng, đã tạo nên những không
gian lí tưởng cho cuộc sống của con người thời cổ, điều đó giải thích vì sao,
từ rất cổ xưa, con người đã đến đây sinh sống.
Tóm lại, “điều kiện nóng ẩm, mưa nhiều và có gió mùa là hằng số tự nhiên của
văn hóa Đông Nam Á, và chính nó đã góp phần tạo nên nét đặc trưng của văn hóa Đông
Nam Á - một nền văn hóa “thống nhất trong đa dạng” của khu vực” (Mai Ngọc Chừ,
1999: 17).
4. Động và thực vật
Với điều kiện khí hậu như đã nói trên sẽ gắn chặt với sự sinh tồn và phát triển
của giới động, thực vật ở khu vực Đông Nam Á. Thật vậy, với rừng tự nhiên đa dạng,
mang nhiều màu sắc, cho nên thành phần trong giới động vật ở khu vực Đông Nam Á
cũng rất phong phú và đa dạng về chủng loài. Trong rừng nhiệt đới ẩm thường xanh
(2)

có khỉ, đười ươi, vượn, heo vòi, nhiều loài chim và bò sát… Trong rừng gió mùa, rừng
thưa và xavan cây bụi
(3)
tập trung nhiều động vật ăn cỏ, ăn lá cây và động vật ăn thịt.
Đáng chú ý là có trâu rừng, linh dương, nai, bò tót, bò xám, tê giác một sừng, voi, hổ,
báo… Tất cả các loài này phân bố rộng, có ở cả bán đảo Trung - Ấn và vùng đảo Mã
Lai. Ngày nay, nhiều loài động vật quý như hổ, báo, bò rừng, tê giác… bị suy giảm
nhanh và có nguy cơ bị tuyệt chủng vì con người săn bắn bừa bãi và diện tích rừng bị
thu hẹp (Lương Ninh và Vũ Dương Ninh, 2008). Ngoài ra, Đông Nam Á còn được coi
là một “viện bảo tàng chim thú” - thiên đường của các nhà động vật học, với những loài

chim ở đây có giá trị lớn về nhiều mặt như kinh tế, khoa học, sản xuất, văn hóa - xã hội
(Phan Ngọc Liên, 2002).
Nhà địa lý - thực vật học người Mỹ C.O Sauer, cho rằng: Đông Nam Á là nơi
phát sinh trồng trọt sớm vì đó là một vùng nhiệt đới với tính đa dạng cao về thực vật
cũng như cảnh quan địa mạo, sinh thái mà không một nơi nào sánh kịp, đó là vùng
thung lũng chân núi hoặc ven biển (Phạm Đức Dương và Trần Thị Thu Lương, 2001).
Chính đặc trưng của khí hậu nóng ẩm ở Đông Nam Á cùng với biển và gió mùa đã biến
khu vực này thành thiên đường của thế giới thực vật, làm cho hệ thực vật ở đây vô cùng
đa dạng và phong phú, đó là màu xanh cây lá, hoa trái bạt ngàn quanh năm bao phủ
7
Nhờ có khí hậu thuận lợi, không quá gay gắt về cả nhiệt độ lẫn lượng mưa nên
tạo điều kiện cho nền kinh tế nông nghiệp - nền kinh tế chính của khu vực mà cây lúa
đóng vai trò chủ đạo. Do vậy, Đông Nam Á được mệnh danh là quê hương của cây lúa
nước, cây lương thực số một của nhân loại. Những cánh đồng lúa được phân bố chủ yếu
trên các đồng bằng châu thổ, dọc theo thung lũng các con sông ở Đông Nam Á vì đây là
những vùng đất phù sa màu mỡ do các con sông bồi đắp và được con người ở đây tận
dụng trong quá trình sản xuất.
Các nhà Sử học Phan Ngọc Liên, Nghiêm Đình Vỳ, Đinh Ngọc Bảo, Trần Thị
Vinh (2002) nhận xét rất xác đáng về khu vực này:
Gió mùa kèm theo những cơn mưa nhiệt đới đã cung cấp đủ nước cho
con người dùng trong đời sống và sản xuất, tạo nên những cánh rừng nhiệt
đới phong phú về thảo mộc và chim muông. Đông Nam Á từ lâu đã trở thành
quê hương của những cây gia vị, cây hương liệu đặc trưng như hồ tiêu, sa
nhân, đậu khấu, hồi, quế, đàn hương, trầm hương… Do có những điều kiện
thiên nhiên tương đồng với các loài động, thực vật rất khác biệt với các vùng
khác, nhưng lại giống nhau trong vùng, nên Đông Nam Á còn được coi là
khu vực thực vật - dân tộc học và động vật - dân tộc học.
Trong số các loài thực vật, rõ ràng, cây lúa chiếm diện tích lớn nhất trong khu
vực Đông Nam Á và đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của các nước nơi đây
(Lương Ninh và Vũ Dương Ninh, 2008).

Đông Nam Á là một miền địa lý đa dạng mà thống nhất (Phạm Đức Dương và
Trần Thị Thu Lương, 2001: 81, sđd), dù xét dưới góc độ nào - vị trí (đảo, bán đảo, quần
đảo), địa hình (núi, đồng bằng, sông biển), khí hậu (nhiệt đới gió mùa) hay hệ động thực
vật. Sự “thống nhất trong đa dạng” đó của điều kiện tự nhiên là một trong những tiền đề
quan trọng tạo nên tính “thống nhất trong đa dạng” của văn hóa truyền thống Đông Nam
Á.
II. Dân tộc và ngôn ngữ Đông Nam Á
1. Dân tộc
Như đã nói, Đông Nam Á là nơi nằm trên tuyến đường giao lưu thuận lợi Đông -
Tây, cho nên ở đây cũng diễn ra quá trình hỗn dung giữa các thành phần chủng tộc với
nhau, rất phức tạp. Xét về nguồn gốc xuất phát dân tộc của các nước Đông Nam Á thì
người ta xác định rằng, các dân tộc Đông Nam Á đều xuất phát từ một loại chủng
Môngôlôit
phương Nam (tiểu chủng Đông Nam Á), mang trong mình ở những mức độ
khác nhau từ các yếu tố của hai đại chủng Môngôlôit và Ôxtralôit. Sự “đồng tộc” trên
phổ rộng này là một trong những tiền đề quan trọng tạo nên nhiều điểm tương đồng
cũng như khác biệt về con người cũng như văn hóa của khu vực Đông Nam Á.
Hiện nay, các nước Đông Nam Á đều là những quốc gia đa thành phần dân tộc,
trong đó ở mỗi nước thường có một thành phần dân tộc chiếm chủ thể về số lượng cư
dân
(5)
và trình độ phát triển xã hội. Ngoài ra, còn có nhiều thành phần tộc người khác
vốn bản địa của khu vực có từ lâu đời với số lượng thay đổi từng nơi.
8
Từ nhóm nhân chủng Môngôlôit phương Nam (tiểu chủng Đông Nam Á) có thể
chia ra 4 nhóm nhỏ như sau (Nguyễn Đình Khoa, 1983; Nguyễn Tấn Đắc, 2003; Lương
Ninh và Vũ Dương Ninh, 2008):
1.1. Nhóm Anhđônêdiên
Bắt đầu là có một dòng người thuộc chủng Môngôlôit từ vùng lục địa châu Á
(Tây Tạng) di cư về hướng đông nam và dừng lại ở khu vực mà nay gọi là bán đảo

Trung - Ấn. Tại đây đã diễn ra sự hợp chủng giữa họ với cư dân Mêlanêdiên bản địa
(thuộc đại chủng Ôxtralôit), tạo chủng Anhđônêdiên (còn gọi là Mã Lai cổ)
(6)
. Từ đây
lan tỏa ra, người Anhđônêdiên cư trú trên toàn bộ địa bàn Đông Nam Á cổ đại.
Người Anhđônêdiên là cư dân cổ có mặt ở hầu khắp các nơi trong khu vực Đông
Nam Á, gồm những tộc ít người sinh sống chủ yếu là sâu trong các hải đảo như như
người Batắc ở Xumatơra; người Đaiắc, Kênya, Kayan, Punan ở Calimantan; Alphuru ở
Xulavêxi thuộc Inđônêxia; nhóm Bontok, Nabaloi, Iphugao, Kankanai, Pagobo,
Ghianga thuộc Philippin. Còn ở các miền rừng núi, người Anhđônêdiên có mặt khắp
trên bán đảo Đông Dương: các tộc người ở Tây Nguyên, ở dãy Trường Sơn (Việt Nam):
Bru - Vân Kiều, Xơ Đăng, Ba Na, Gia Rai, M’nông, Khơ Mú; tập trung chủ yếu ở Lào:
Thượng Lào (Khơ Mú), Hạ Lào (Hin, Bôlôven) và miền Trung Lào ít hơn; ngoài ra còn
ở Cămpuchia và Thái Lan.
1.2. Nhóm Nam Á
Nhóm Nam Á
(7)
là kết quả của sự hợp chủng giữa hai chủng Anhđônêdiên với
chủng Môngôlôit, với các nét đặc trưng Môngôlôit lại càng nổi trội, vì vậy, nó được coi
là tiểu chủng Môngôlôit phương Nam, và về sau, Bách Việt đã được sinh ra từ chủng
này (Nguyễn Đình Khoa, 1983; Lương Ninh và Vũ Dương Ninh, 2008).
Nhóm Nam Á gồm đại bộ phận người Đông Nam Á, với các nhóm đại diện chủ
yếu là Tày, Thái, Việt (Kinh), Lào, Mianma, Mã Lai, Khơ Me… ở bán đảo Trung - Ấn;
Visaya, Tagan, Giava, Sunđa, Mađura… ở quần đảo Mã Lai (Nguyễn Đình Khoa, 1983;
Lương Ninh và Vũ Dương Ninh, 2008).
1.3. Nhóm Vêđôit
Theo một giả thuyết, từ hai chủng Nam Á và Anhđônêdiên đã có một tác động
nhất định đến loại hình nhân chủng khác ở Đông Nam Á là Vêđôit, phần lớn là
Anhđônêdiên. Trong một giai đoạn lịch sử khá dài, nhóm loại hình nhân chủng Vêđôit
và Anhđônêdiên đã là thành phần chủ thể của cả khu vực Đông Nam Á với tỷ trọng có

thể khác nhau giữa phần lục địa (chủ yếu Anhđônêdiên) và phần hải đảo (ở thời kỳ đầu
chủ yếu Vêđôit). Tiếp đến, đó là sự tác động mạnh mẽ của dòng người Nam Á, điều
này, càng làm cho bức tranh nhân gian các nhóm nhân chủng Đông Nam Á đang biến
đổi lại càng thêm thấm đượm sắc thái mới.
Nhóm Vêđôit
(8)
cư trú khá phổ biến trong cư dân bản địa ở Inđônêxia và một số
ít hơn ở phía nam bán đảo Trung - Ấn với độ biến dị khá rộng rãi trên đặc điểm hình
thái, như người Tokea, Toala, Loinanga ở Xulavêxi; người Manga, Kayan ở
Calimantan; Orang Batin ở Xumatơra; người Xênôi ở Malacca (Nguyễn Đình Khoa,
1983; Lương Ninh và Vũ Dương Ninh, 2008).
1.4. Nhóm Nêgritô
Nhóm loại hình nhân chủng Nêgritô
(9)
được coi là một loại hình của chủng
Mêlanêdiên (thuộc đại chủng Ôxtralôit), và phát sinh không sớm hơn loại hình nhân
9
Nhóm Nêgritô phân bổ nhiều nơi ở Đông Nam Á, điển hình như người Tapiro ở
sườn nam các dãy núi ở trung tâm Tân Ghinê, hoặc ở Philippin, Malaixia, đảo Irian của
Inđônêxia và cực nam bán đảo Trung - Ấn, ở các cụm đảo Anđaman, Nicobar.
Như vậy, qua một quá trình lịch sử lâu dài, từ tiểu chủng Đông Nam Á đã tiếp
tục phân hóa thành những tộc người khác nhau. Vì vậy, khi xem xét về Đông Nam Á ở
góc độ dân tộc học, ta dễ dàng nhận thấy tính đa dạng và phong phú trong các thành
phần tộc người và sự phân bố dân cư nơi đây, thể hiện ở mỗi quốc gia có thể có hàng
chục, hàng trăm dân tộc khác nhau
(10)
.
Chính bức tranh phong phú về các tộc người ở Đông Nam Á, xét cho cùng, đều
có nguồn gốc chung xuất phát từ chủng người Môngôlôit phương Nam, do đó, đã tạo
nên điểm tương đồng trong khu vực - một sự “thống nhất trong đa dạng” về con người

và văn hóa Đông Nam Á (Mai Ngọc Chừ, 1999).
2. Ngôn ngữ
Mặc dù, ngày nay, bức tranh ngôn ngữ Đông Nam Á rất đa dạng nhưng theo các
nhà ngôn ngữ học, trước đây chúng đều có một gốc chung, tạm thời gọi là ngôn ngữ
Đông Nam Á tiền sử (Phạm Đức Dương, 1983). Từ ngôn ngữ gốc chung này, trong quá
trình phát triển lịch sử, nó được phân thành các ngữ hệ khác nhau và phát triển theo
hướng khác nhau, có thể chia ngôn ngữ Đông Nam Á thành 4 ngữ hệ chính (Mai Ngọc
Chừ, 1999; Nguyễn Tấn Đắc, 2003; Lương Ninh và Vũ Dương Ninh, 2008).
2.1. Ngữ hệ Nam Đảo
Ngữ hệ Nam Đảo (Mã Lai - Đa Đảo), được phân bố khá rộng, chủ yếu là các
đảo, trải từ Đông Nam Á đến tận châu Úc và các đảo nam Thái Bình Dương về phía
đông và hòn đảo ở đông nam châu Phi về phía tây. Thuộc ngữ hệ này gồm khoảng 200
tiếng nói cụ thể, bao gồm phần lớn cư dân Inđônêxia, Philippin và Malaixia, trong đó có
ngôn ngữ Melayu (các quốc gia Brunây, Malaixia, Inđônêxia, Xingapo), ngôn ngữ
Tagalog (ở Philippin), các ngôn ngữ Gia Rai, Ê Đê, Chăm, Ra Glai, Chu Ru (ở vùng
biên giới Việt Nam), một số tộc người ở phía nam Thái Lan, Cămpuchia.
Những quốc gia sử dụng ngữ hệ Nam Đảo làm tiếng nói chính thức: Inđônêxia,
Malaixia, Philippin và Xingapo.
2.2. Ngữ hệ Nam Á
Ngữ hệ Nam Á được phân bố chủ yếu ở các quốc gia Đông Nam Á lục địa, có
thể chia thành 4 nhóm sau:
2.2.1. Nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me
Ngữ hệ Môn - Khơ Me có hơn 100 ngôn ngữ, chia thành hai nhóm: Môn - Khơ
Me Bắc và Môn - Khơ Me Đông.
Môn - Khơ Me Bắc gồm có các tiếng nói chủ yếu: Bắc Thái Lan, Bắc Lào, Đông
Mianma.
Môn - Khơ Me Đông gồm các ngôn ngữ tập trung: Cămpuchia, miền Trung Việt
Nam, Trung Lào, Bắc Thái.
10
Các ngôn ngữ của những tộc người Môn - Khơ Me ở Việt Nam sống rải rác ở

vùng Tây Nguyên, Trường Sơn và Tây Bắc, gồm: Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Ho, H’rê,
M’nông, Stiêng, Bru - Vân Kiều, Ka Tu, Khơ Mú, Tà Ôi, Mạ, Gié Triêng, Chơ Ro,
Mảng, Kháng, Rơ Năm, Ơ Đu và Brâu.
2.2.2. Nhóm ngôn ngữ H’mông - Dao
Nhóm ngôn ngữ H’mông - Dao được phân bố ở phía Bắc của Việt Nam, Lào và
Thái Lan, còn Mianma thì ở gần biên giới Trung Quốc. Nhóm ngôn ngữ H’mông - Dao,
bao gồm các ngôn ngữ: H’mông (Mèo, Miao, Mông), Dao (Man, Yao), Pàthẻn, Sơ,
Klao.
2.2.3. Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường
Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường gồm bốn ngôn ngữ: Việt (Kinh), Mường, Thổ,
Chứt. Nhóm ngôn ngữ này chỉ có ở Việt Nam và một số nước Đông Nam Á có người
Việt sinh sống.
2.2.4. Nhóm ngôn ngữ Nam Á khác
Có người gọi đây là nhóm hỗn hợp hay Kađai (cái gạch nối giữa ngôn ngữ Tày -
Thái cổ và Mã Lai - Đa Đảo, theo Paul K. Benedict), đó là các ngôn ngữ La Chí, La Ha,
Klao, Pupéo ở Việt Nam.
2.3. Ngữ hệ Thái
Các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Thái được phân bố ở Thái Lan, Lào, miền núi phía
bắc Việt Nam và đông bắc Mianma. Thuộc họ này có các ngôn ngữ: Thái, Lào, Tày
Nùng, Sán Chay, Giáy, Bố y, Lự, La Ha.
2.4. Ngữ hệ Hán Tạng
Ngữ hệ Hán Tạng được phân thành hai nhóm:
2.4.1. Nhóm ngôn ngữ Hán
Tiếng Hán được phân bố ở nhiều nước Đông Nam Á như Xingapo, Malaixia,
Inđônêxia, Mianma, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Cămpuchia, Philippin…
Thuộc nhóm ngôn ngữ Hán, ngoài tiếng Hán còn có Sán Dìu, Ngái…
2.4.2. Nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến
Nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến được phân bố ở Mianma, miền núi phía tây Thái
Lan, bắc Lào và một số ít tây bắc Việt Nam.
Các ngôn ngữ thuộc họ Tạng - Miến ở Đông Nam Á là Miến, Kachin, Karen,

Kaya, Lôlô, Chin (ở Mianma), Hà Nhì, Phù Lá, La Hủ, Si La (ở Việt Nam), Lisu, Akha
(ở Thái Lan), Kọ, Phunọi (ở Lào).
Ngoài bốn họ ngôn ngữ chính nêu trên, ở một số khu vực Đông Nam Á còn có
một vài ngôn ngữ thuộc các ngữ hệ khác theo dòng người nước ngoài đến Đông Nam Á
như tiếng Tamin (thuộc Đraviđa) của người Ấn Độ ở Malaixia, Inđônêxia; tiếng Aryen
(thuộc Ấn - Âu) của một số người Ấn Độ và Pakixtan ở Mianma.
Những đặc điểm về hệ ngôn ngữ cũng như sự phân bố tộc người trên lãnh thổ
Đông Nam Á cho thấy một sự thật là: không phải giữa các quốc gia Đông Nam Á từ
trước đến nay không tồn tại một mối quan hệ nào, và nếu chúng ta biết khai thác những
mối quan hệ, liên hệ ẩn náu trong quá khứ ấy thì sự hợp tác khu vực không thể không
11
Xin mượn lời của Mai Ngọc Chừ để kết lại: “Sự đa dạng không hề thủ tiêu tính
thống nhất của chúng. Nếu như nói rằng văn hóa Đông Nam Á là sự thống nhất trong đa
dạng thì nhận định đó cũng hoàn toàn chính xác đối với ngôn ngữ - một nhân tố quan
trọng của văn hóa và các ngôn ngữ Đông Nam Á là bức tranh đa dạng trong sự thống
nhất cao độ từ trong cội nguồn của chúng” (Mai Ngọc Chừ, 1999: 112).
III. Nền kinh tế truyền thống Đông Nam Á
“Xét về mặt lịch sử, những quốc gia lục địa chủ yếu sống bằng nông nghiệp
trồng lúa và những quốc gia hải đảo được lợi từ việc buôn bán đường biển” (Mary
Somers Heidhues, 2007: 6), đó chính là những nền kinh tế cơ bản, đem lại nhiều hiệu
quả và mang tính truyền thống của khu vực Đông Nam Á.
1. Kinh tế lúa nước
Nhiều bộ môn khoa học, trước hết là khảo cổ học, sinh thái học, dân tộc học…
đã chứng minh: Đông Nam Á là một trong những cái nôi trồng trọt cổ của loài người.
Nền văn hóa Hòa Bình đã minh chứng
(11)
, cư dân nơi đây thuần hóa nhiều giống lúa
khác nhau… Những di chỉ khảo cổ tại lục địa, đặc biệt là trên cao nguyên Khorat của
Thái Lan, nơi xã hội nông nghiệp đã xuất hiện khoảng năm 3.000 T.CN. Mặt khác, các
công trình nghiên cứu về địa lý cây trồng cũng công nhận rằng: Đông Nam Á là một

trong mười trung tâm chính phát sinh cây lúa nước. Con người ở đây đã thuần hóa được
nhiều loại cây trồng và vật nuôi có giá trị, đặc biệt là cây lúa nước. Qua nhiều cuộc điều
tra, khảo sát, Giáo sư Lương Ninh và Vũ Dương Ninh đi đến kết luận: đây là trung tâm
chính phát sinh cây lúa nước, và nghề trồng lúa nước đã xuất hiện cách đây khoảng
4.000 - 5.000 năm T.CN.
Bước sang thời đại đồ đồng, trong điều kiện khí hậu của vùng nhiệt đới, cư dân
Đông Nam Á đã bước sang thời kỳ kinh tế trồng lúa khô ở nương rẫy và lúa nước ở
vùng thung lũng hẹp châu thổ. Cùng với quá trình di chuyển cây lúa, con người dần với
tay đến các vùng đồng bằng lớn ngập lụt và những vùng đất cao khô hạn. Ở vùng đồng
bằng ngập nước, với phương thức “gieo mạ” rồi kỹ thuật cấy lúa ra đời, đánh dấu bước
phát triển của nông nghiệp trồng lúa của cư dân Đông Nam Á. Còn việc đưa cây lúa lên
cạn lại là sự can thiệp lớn hơn nữa của con người và đời sống tự nhiên của nó: vùng
đồng bằng ngập nước cây lúa với phương thức “gieo mạ” rồi “cấy”, lên vùng khô cây
lúa cạn với phương thức “gieo thẳng” (Ngô Thế Phong, 1990; Nguyễn Phan Thọ, 1999,
Phạm Đức Dương và Trần Thị Thu Lương, 2001). Chính nền nông nghiệp trồng lúa với
sự di chuyển này đã hình thành nên các thành tố văn hóa Đông Nam Á thống nhất mà
đa dạng, trong đó yếu tố trồng lúa đã trở thành “cội nguồn”, “mẫu số chung” của nền
văn hóa đó.
Đông Nam Á lục địa là nơi hội tụ những con sông lớn của khu vực: Mê Kông,
Xaluen, Iraoađi, Mê Nam, sông Hồng và tương ứng với mỗi con sông là những đồng
bằng châu thổ, thích hợp cho việc phát triển lúa nước. Thật vậy, dấu vết nông nghiệp
trồng lúa xuất hiện sớm ở châu thổ sông Hồng; đồng bằng sông Iraoađi và châu thổ
sông Xittang (Mianma); đồng bằng châu thổ sông Mê Nam và sông Tachin (Thái Lan)
và vùng đông - bắc Tông Lê Xáp (Cămpuchia), muộn hơn nữa, đến đồng bằng sông Mê
Kông (Lào, Cămpuchia, Việt Nam)… Ngoài lưu vực các con sông, cư dân Đông Nam Á
còn phát triển nông nghiệp trồng lúa lên cả vùng cao nguyên Khorat (Thái Lan), Shan
(Mianma) vùng núi Tây Nguyên (Việt Nam)… để phục vụ nhu cầu cuộc sống.
12
Đến quốc gia hải đảo Inđônêxia, có đồng bằng ven biển bắc Giava, nhưng vì đất
châu thổ không nhiều nên những núi đá lửa được san thành những ruộng bậc thang trên

các sườn núi; còn ở Malaixia đồng bằng bang Kê Đắc là vựa lúa lớn của cả nước.
Nói tóm lại, ở Đông Nam Á, cây lúa được trồng khắp nơi từ đồng bằng, thung
lũng (cây lúa nước) cho đến cao nguyên, miền núi (cây lúa cạn) và người trồng lúa đóng
vai trò chủ thể tạo sức sản xuất trong xã hội. Từ sự phân chia này đã hình thành nên các
phương thức canh tác khác nhau, mang nhiều điểm khác biệt giữa trồng lúa ở ruộng
nước và trồng lúa trên nương, khi lúa trở thành một cây trồng chính trong nền kinh tế
trồng trọt ở Đông Nam Á, tính đa dạng được thể hiện một cách rõ rệt hơn. Đó là việc
hình thành ở khắp nơi một phức thể canh tác đa dạng: ruộng - rẫy; ruộng - nương; ruộng
- vườn… trong nghề trồng lúa, và gắn với mỗi phức thể canh tác đó là sự ra đời của
những yếu tố văn hóa phù hợp. Nghề trồng lúa nước đã trở thành nền kinh tế chính và
chủ đạo của Đông Nam Á từ xa xưa cho đến bây giờ.
Ngày nay, các quốc gia Đông Nam Á lấy sản xuất nông nghiệp làm nền kinh tế
chủ yếu của mình (trừ Xingapo phát triển theo hướng công nghiệp), trong đó Thái Lan
và Việt Nam là hai quốc gia đi tiên phong trong việc xuất khẩu lúa, gạo trên thế giới. Vì
vậy, nghề trồng lúa của cư dân Đông Nam Á ngày càng được cư dân nơi đây phát huy
tác dụng và có một vai trò quan trọng trong cuộc sống của người dân nơi đây.
2. Nghề sông biển
Trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp, ngoài ngành trồng trọt, cư dân
Đông Nam Á còn có cả một hệ thống nghề phụ, trong đó nổi bật nhất là nghề sông biển
(ngư nghiệp và ngoại thương). Trong các quốc gia Đông Nam Á, duy chỉ có Lào là
không giáp biển, tuy nhiên, Lào vẫn có thể tiếp xúc được với biển thông qua các quốc
gia láng giềng anh em. Chính vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà cư dân Đông Nam Á đã
biết đóng mảng và đi thuyền biển từ rất sớm
(12)
tạo thuận lợi cho việc phát triển thương
nghiệp. Theo Mary Somers Heidhues đã nhận định: “…dân hải đảo là những thủy thủ
tài giỏi đến độ biển không ngăn cản được việc đi lại của họ, và trong những thời kỳ có
sử việc đánh cá, buôn bán và đi biển là hoạt động chính của cư dân Đông Nam Á hải
đảo, và cũng là một hoạt động quan trọng đối với cư dân lục địa ” (Mary Somers
Heidhues, 2007: 14). Việc buôn bán bằng đường biển với Đông Nam Á đã khá nhộn

nhịp từ thế kỷ II, đến thế kỷ VII thì thuyền buôn Ả Rập đã thường xuyên đến vùng này
để mua hương liệu, gia vị. Đối với các lái buôn thời bấy giờ “Đông Nam Á được nhìn
nhận là một vùng thần bí, nơi sản xuất hương liệu, gia vị và những sản phẩm kỳ lạ khác,
còn sinh sống ở đây là những con người đi biển thành thạo và can đảm” (Phan Ngọc
Liên, 2002, sđd).
Ngay từ rất sớm ở Đông Nam Á đã có một sự giao thoa văn hóa liên tục giữa các
nơi trong khu vực với các quốc gia khác trên thế giới, điều này làm cho bức tranh văn
hóa vốn đã phong phú, lại thêm hết sức đa dạng, đầy màu sắc. Ở ngoài hải đảo, những
mối liên hệ kinh tế, văn hóa giữa các đảo được xác lập và phát triển một phần nhờ biển
cả, và mối liên hệ ấy mở rộng dần theo năm tháng để hình thành nên thế giới hải đảo.
Còn ở trong đất liền các mối liên hệ kinh tế - văn hóa được xác lập một phần nhờ các
dòng sông, mỗi con sông ấy lại mang trong mình một đời sống văn hóa rất riêng của nó.
Trong đó, thuyền đi sông, đi biển là một phương tiện chủ yếu để truyền tải và thực hiện
giao lưu văn hóa trong khu vực với các quốc gia bên ngoài. Hơn nữa, đây cũng là một
phương tiện quan trọng để tiếp thu những yếu tố văn hóa từ các trung tâm văn minh lớn
ở phương Đông như Ấn Độ, Trung Quốc. Chính vì vậy, có người nhận xét về Đông
13
Từ rất sớm, Đông Nam Á đã là một khu vực gắn kết với hệ thống buôn bán thế
giới, suốt trong nhiều thế kỷ, Đông Nam Á đóng vai trò làm trạm trung chuyển: nơi để
hàng tạm thời, sửa chữa thuyền, thay cột buồm, nơi mua hàng, và là nơi gửi hàng dự trữ
và để thương nhân trở lại năm sau, như cảng thị Óc Eo - vương quốc Phù Nam là một
thí dụ điển hình. Về sau, cư dân Đông Nam Á chủ động tham gia vào đường buôn quốc
tế trên biển, như vậy, Đông Nam Á không còn chỉ là một trạm trung chuyển như trước,
mà đã có những sản phẩm bản địa tham gia vào đường buôn. Đó là hương liệu, gia vị,
sản xuất chủ yếu của các đảo Malacca và phía đông Đông Nam Á. Thêm nữa, kỹ thuật
đóng thuyền cũng khá hơn, cho phép đi vòng xa hơn, vì vậy, thuyền buôn bấy giờ đã đi
về phía đảo Xumatơra, Giava, Malacca hết sức giàu sản phẩm hương liệu này.
Nếu như biển vừa nối liền, vừa chia cắt những hòn đảo của Đông Nam Á hải đảo
thì sông là nguồn giao thông chính của vùng lục địa. Các quốc gia Đông Nam Á ngoài
có vị trí thuận lợi là giáp biển (trừ Lào) thì hầu hết các quốc gia Đông Nam Á lục địa

đều có sông suối, vì thế mà cư dân Đông Nam Á có thể nuôi mình qua hàng thế kỷ nhờ
hệ thống sông, biển này. Bởi vì, ngoài việc thuận lợi về mặt giao thương thì cư dân
Đông Nam Á còn có thể đánh bắt tôm, cá, nuôi trồng các loài thủy, hải sản thông qua
sông, biển. Từ xa xưa, cư dân Đông Nam Á đã sống rất quen thuộc với nghề đánh bắt cá
trên sông biển này. Đây là nguồn thực phẩm nuôi sống và làm kế sinh nhai của họ từ
bao đời nay. Ngày nay, nghề này vẫn còn phát huy tác dụng và đem lại giá trị kinh tế
cao cho cư dân Đông Nam Á, đặc biết là đối với các cư dân ven biển.
Thật vậy, Nguyễn Quốc Lộc (2007) đã thấy được tầm quan trọng của biển đối
với Đông Nam Á:
Biển vốn giàu có và nuôi sống con người từ bao đời nay. Nhưng với tri
thức mới và năng lực hiện tại của con người, tài nguyên thiên nhiên của biển,
bao gồm cả đáy biển và dưới lòng đất của biển, đang và sẽ được khai thác,
sử dụng, làm giàu cho những quốc gia có biển. Một “thế kỷ đại dương” được
nói đến ngày càng nhiều, và khi nêu ra một dự báo “thế kỷ XXI là thế kỷ của
Đông Nam Á” ngoài những cơ sở về sự năng động và khả năng phát triển
nhanh của nó, có tầm nhìn mới của con người về biển của khu vực này.
Nhìn chung, nghề nông trồng lúa với nghề trên sông biển là nền kinh tế truyền
thống của cư dân Đông Nam Á được duy trì thường xuyên và liên tục từ xưa cho đến
nay. Nền kinh tế cơ bản này đã quy định đời sống văn hóa xã hội và tác động đến các
thành tố văn hóa “thống nhất trong đa dạng” ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, còn có rất
nhiều nền kinh tế quan trọng của cư dân Đông Nam Á mà vẫn chưa được đề cập đến:
dệt vải, chế tạo kim loại, đồ gốm… để tạo nên một nền văn hóa đậm đà mang tính
“thống nhất trong đa dạng”.
IV. Tiến trình lịch sử các quốc gia Đông Nam Á
Nếu coi Đông Nam Á là một khu vực địa lý - lịch sử với những nét tương đồng
đã từng tồn tại qua nhiều thế kỷ, thì quá trình phát triển lịch sử của khu vực này từ thời
nguyên thủy cho đến nay, có thể chia thành 4 giai đoạn nhỏ, mà trong mỗi giai đoạn đó,
yếu tố thống nhất và đa dạng đã trở thành “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt trong tiến trình lịch
sử Đông Nam Á, được lưu giữ và phát huy giá trị cho đến ngày nay.
1. Giai đoạn hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á (Từ nguyên thủy

đến thế kỷ X)
14

×