5 thói quen khiến khả năng giao tiếp tiếng
Anh hàng ngày của bạn “dậm chân tại chỗ”
1. Nói càng nhanh càng tốt
Hầu hết những người học tiếng Anh đều cho rằng nói tiếng Anh càng nhanh sẽ càng
giống với người bản xứ bởi đa số người học tiếng Anh đều thấy khó nắm bắt thông tin
khi nghe người bản xứ nói vì họ nói khá nhanh. Tuy nhiên,quan điểm “nói càng nhanh
càng tốt” này là hoàn toàn sai lầm. Bạn hãy cố gắng nói thật chậm và chính xác. Tất
nhiên bạn không nên nói quá chậm nhưng phải đủ chậm để bạn có thời gian thực hiện các
thao tác từ môi,lưỡi và âm của từ một cách chính xác. Nếu như bạn nói chậm lại thì âm
điệu và trọng âm của bạn sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn, trái lại giọng điệu phát âm của bạn sẽ
nặng và khó hiểu hơn, điều này cũng dễ hiểu bởi vì bạn sẽ không có đủ thời gian để hình
thành âm vị và ngữ điệu chính xác.Hãy “điều khiển” tốc độ nói phù hợp như nguyên tắc
nói căn bản để người chấm điểm bạn trong kì thi TOEIC Speaking hiểu nói riêng, và
trong giao tiếp tiếng Anh hàng ngày nói chung.
2. Nói quá bé
Nếu là một người chấm thi TOEIC Speaking, bạn có bực mình với một thí sinh nói không
ra hơi, lí nha lí nhí? Một trong những yếu tố giao tiếp quan trọng chính là âm lượng, bất
kể khi bạn nói với 1 người, 10 người hay cả trăm người thì bạn cũng cần phải nói đủ lớn
để tất cả những người có mặt đều có thể lắng nghe bạn nói một cách dễ dàng? Nếu như
bạn nói quá nhỏ,điều gì sẽ xảy ra?
Người nghe có thể yêu cầu bạn nhắc lại, nói to hơn nữa hoặc là làm rõ những điều bạn
đang trình bày.
Thái độ của mọi người sẽ thể hiện cho bạn thấy bạn đang gặp lỗi trong bài nói của mình,
có thể bạn sẽ mất tự tin và không tiếp tục được nữa.
Giải pháp ở đây không chỉ là vấn đề âm lượng mà điều quan trọng hơn nữa là không gian
mà bạn thực hành. Có thể ban đầu bạn chỉ thực hành nói trong một phòng rất bé, sau đó
bạn dần dần mở rộng không gian và thay đổi âm độ nói cho mình làm sao cho phù hợp.
Tuy nhiên, bạn không thể thực hành này một mình được bởi vì bạn cần có một (hoặc
nhiều) người cùng luyện tập với bạn để có thể đánh giá được sự hợp lý trong âm lượng
cũng như cách thức giao tiếp tiếng anh hàng ngày của bạn. Thực hành nói với một âm
lượng phù hợp sẽ giúp bạn tự tin hơn và có thể điều chỉnh được âm lượng của mình phù
hợp với từng không gian và hoàn cảnh khác nhau.
3. Cố gắng “nuốt” âm như người bản ngữ
Như đã được đề cập ở trên, luyện nói tiếng Anh với tốc độ chậm sẽ giúp bạn có thời gian
tập trung đến các âm có trong từ. Có thể ngay bây giờ, bạn có thể bỏ sót âm cuối hay âm
giữa của từ, hoặc những âm tiết không phải là trọng âm trong từ. Điều này không ảnh
hưởng đến người nói nhưng lại gây khó khăn cho người nghe, như vậy đã làm giảm một
nửa hiệu quả của quá trình giao tiếp tiếng Anh. Chính vì vậy, bạn nên tập trung tới từng
âm trong từ và không bỏ sót âm nào thì kỹ năng speaking của bạn sẽ được cải thiện một
cách nhanh chóng.
4. Quá chú trọng ngữ pháp hoặc “khoe khoang” bằng những cấu trúc khó
Giống như những ngôn ngữ khác, tiếng Anh có một trật tự từ và những nguyên tắc ngữ
pháp cần phải tuân theo. Tuy nhiên. việc thực hiện các cấu trúc và nguyên tắc ngữ pháp
trong việc thực hành nói tiếng Anh không đơn giảnmột chút nào và thực tế, điều đó cũng
không có nghĩa bạn phải đảm bảonói đúng 100% ngữ pháp. Mấu chốt của quá trình giao
tiếp tiếng Anh hàng ngày là việc nghe các từ khóa (keywords), nắm bắt ý chính để đưa ra
phản hồi thích hợp. Do đó, mặc dù ngữ pháp của câu nói không hoàn toàn chuẩn, nhưng
người nghe hoàn toàn hiểu bạn đang nói gì và quá trình giaotiếp vẫn diễn ra như bình
thường.
Chính vì vậy, khi đối mặt với bài thi TOEIC Speaking nói riêng và trong giao tiếp bằng
tiếng Anh hàng ngày nói chung, hãy cố gắng sử dụng những cấu trúc ngữ pháp mà bạn đã
được học và nắm vững. Nếu như bạn chỉ nắm vững những cấu trúc và mẫu câu đơn giản,
bạn sẽ chỉ nên sử dụng chúng cho tới khi bạn có thể chắc chắn sử dụng đúng những cấu
trúc phức tạp hơn.
5. Chưa bao giờ hoặc quá lười ghi âm lại những gì bạn nói
Tôi tin sử dụng máy ghi âm là một đề xuất được nhiều giáo viên dạy TOEIC Speaking
“ưa chuộng” khi đưa ra lời khuyên với học viên của mình. Trong việc thực hành kỹ năng
speaking với chiếc máy ghi âm của mình, bạn có thể nhận biết được những lỗi sai trong
phiên âm, ngữ pháp, trọng âm,ngắt câu, nối từ. Trình tự thực hành có thể là:
Chuẩn bị thiết bị ghi âm: có thể là mic nối với lap, PC hoặc điện thoại, máy ghi âm.
Mở tape script hoặc một đoạn văn bất kì, lúc mới tập thì bạn nên ghi chú/gạch chân
những từ cần nhấn mạnh, trọng âm từ…
Bật thiết bị ghi âm, đọc to và rõ nội dung trong sách/giấy.
Nghe lại đoạn băng vừa ghi và bắt đầu phân tích, hãy thật khách quan khi nhận xét bạn
đang nói ở tốc độ như thế nào? Bạn có thể hiểu được bạn nói bao nhiêu phần? Đồng thời
gạch chân những từ mà bạn đã phát âm sai, hoặc phát âm thiếu (chú ý: âm cuối hoặc âm
giữa của từ thường xuyên bị bỏ sót).
Tập lại nhiều lần đến khi nào đọc hoàn thiện thì chuyển sang đoạn văn khác.
Có thể nói, việc luyện tập kĩ năng TOEIC Speaking và kĩ năng giao tiếp tiếng Anh hàng
ngày không phải là một việc đơn giản mà đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và cố gắng trong luyện
tập. Sau khi các bạn nhận ra những thói quen không tốt được đặt ra ở trên, bạn có thể bắt
đầu sửa và uốn nắn trong cuộc đàm thoại hàng ngày. Hãy kiên nhẫn với bước luyện tập
này và bạn sẽ thấy sự tiến bộ rõ rệt trong việc luyện thi TOEIC Speaking cũng như giao
tiếp tiếng Anh hàng ngày đấy!