Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.39 KB, 4 trang )
Huyết áp thấp và ảnh
hưởng của nó tới sức
khỏe
Huyết áp là sức đẩy của dòng máu tác động lên thành động mạch nhằm
đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể, mỗi khi tim đập là lúc
huyết áp cao nhất và gọi là huyết áp tâm thu. Khi tim nghỉ, khoảng thời
gian giữa 2 lần tim đập thì huyết áp giảm đi, đó là huyết áp tâm trương.
Một người được gọi là có huyết áp thấp khi chỉ số huyết áp đo được
thấp hơn 90mmHg/60mmHg; hoặc giảm hơn 20mmHg so với trị số
huyết áp bình thường trước đó.
Những triệu chứng thường thấy ở người bị huyết áp thấp là:
- Mệt mỏi, lả, rất muốn được nghỉ ngơi, hoa mắt chóng mặt.
- Khó tập trung và dễ nổi cáu, có cảm giác buồn nôn.
- Da nhăn và khô, kèm theo rụng tóc.
- Vã mồ hôi nhưng vẫn cảm thấy lạnh.
- Thở dốc, nói như hụt hơi nhất là sau khi leo lên cầu thang hay làm việc
nặng, khi thay đổi tư thế có thể choáng váng, xây xẩm mặt mày…
Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh huyết áp thấp. Đó có thể do sự suy
giảm chức năng của các cơ quan như tâm, thận, tỳ dương, hoặc do hệ thống
thần kinh tự động của cơ thể không tự điều chỉnh được dẫn đến tụt huyết áp
tư thế.
Nhiều người lo sợ về tình trạng huyết áp cao, nhưng ít ai biết rằng huyết
áp thấp cũng rất nguy hiểm. Các bác sĩ tim mạch khuyến cáo, bất kỳ sự
tăng – giảm huyết áp nào so với mức bình thường cũng đều mang đến
những nguy cơ xấu đối với sức khỏe của con người.
Ngoài ra, huyết áp thấp cũng có thể do yếu tố di truyền ở những người có thể
trạng yếu, hoặc người mắc một số bệnh huyết học kèm theo như viêm loét
dạ dày tá tràng, viêm đại tràng mạn tính, lao… Nếu so sánh với bệnh huyết
áp cao, huyết áp thấp trước mắt không dẫn đến biến chứng như tai biến