Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Tụt huyết áp trong quá trình lọc máu pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.74 KB, 7 trang )




Tụt huyết áp trong quá
trình lọc máu
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của lọc máu là loại bỏ nước dư
thừa khỏi cơ thể bạn.

Việc loại bỏ nước có thể làm giảm huyết áp trong quá trình lọc máu, và làm
bạn thấy vô cùng yếu mệt vào lúc đó và ngay cả khi đã dừng lọc máu. Bài
viết này sẽ chỉ cho bạn biết vì sao lại bị như vậy và cách đề phòng ngừa.

Nước trong cơ thể
Có thể bạn đã nghe thấy cơ thể người phần lớn là nước. Đúng là như vậy -
nước trong cơ thể bạn được tìm thấy trong 3 loại “ngăn chứa nước”:

* Trong các tế bào (nội bào)

* Trong các mô, giữa các tế bào (kẽ mô)

* Trong dòng máu (trong mạch máu)

Có thể bạn muốn giữ lượng nước như nhau ở cả 3 “ngăn chứa nước”, nước
vào cơ thể bạn qua đường ăn uống, và thải ra ngoài qua nước tiểu, phân, toát
mồ hôi hay qua hơi thở. Giữ lượng nước cân bằng, hay ổn định nội mô (hiện
tượng tự cân bằng), là nhiệm vụ của thận.

Thận kiểm soát lượng nước và muối giữ lại bao nhiêu trong cơ thể, hoặc cần
phải thải ra ngoài bao nhiêu qua nước tiểu. Muối sẽ hút nước từ “ngăn chứa”
này sang “ngăn chứa” khác cho đến khi cân bằng thì thôi. Trên thực tế, các
thực phẩm chứa muối sẽ làm bạn thấy khát và bạn sẽ uống nhiều nước hơn


để tạo độ cân bằng.
Nước không thể tự chuyển động giữa các “ngăn chứa”. Để di chuyển từ nơi
này sang nơi khác, nước cần chuyển động một cách chậm rãi qua các lỗ
trong thành tế bào. Những lỗ tế bào vi mô này cho phép nước và các hạt tiểu
phân nhỏ xíu đi qua, tuy nhiên nó không rộng để cho protein hay hồng cầu
qua.

Lọc máu và loại bỏ nước

Lọc máu chỉ có thể loại bỏ nước trong máu của bạn. Một phần nhỏ nước mà
cơ thể tích tụ là trong máu. Nếu chân của bạn bị sưng (phù), nghĩa là nước
tích tụ trong các mô – không phải trong máu.
Trong quá trình lọc máu, áp suất đẩy nước ra khỏi dòng máu, đưa vào bộ lọc
thẩm tách và xuống ống dẫn lưu. Một số nước ở các “ngăn chứa” khác có
thể sẽ di chuyển vào máu (quá trình này gọi là làm đầy lại hay thay thế nước
ở trong mạch máu), và vì vậy nước ở trong máu lại tiếp tục được loại ra
ngoài. Trong khoảng thời gian 3 hay 4 giờ lọc máu, chỉ loại bỏ được số nước
có trong máu và những nước có thời gian di chuyển vào dòng máu. Máy lọc
sẽ được đặt lượng nước rút ra khỏi cơ thể bao nhiêu đó để bạn đạt được mức
“cân khô” - mức cân không có nước dư thừa. Máy lọc tiếp tục rút nước, kể
cả khi nước không chảy tiếp vào trong máu của bạn. Và đó là nguyên nhân
vì sao bạn cảm thấy khó chịu. Nếu máu của bạn đã trở nên sạch và “khô”, thì
huyết áp sẽ giảm. Điều này xảy ra khi bạn đặt mức nước rút dưới mức “cân
khô”, hoặc kể cả khi bạn vẫn chưa đạt mức cân khô, nhưng nước dư thừa ở
các ngăn khác chưa kịp di chuyển vào trong máu của bạn.

Những nguy cơ của việc tăng lượng nước
Về ngắn hạn, nếu quá nhiều nước được rút khỏi cơ thể bạn trong vòng 3-4
giờ lọc máu, cơ thể bạn sẽ trở nên trạng thái “khử nước” (quá khô). Ngoài
việc bị tụt huyết áp, bạn có thể bị đau ở cơ, chuột rút, choáng váng và nôn,

cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Những triệu chứng này có thể nặng nề làm bạn
thấy sợ hãi khi nghĩ đến lọc máu. Bạn có thể tránh những triệu chứng này
bằng cách biết chính xác “cân khô” của bạn, và kiểm tra lượng nước rút
trong mỗi lần lọc máu.
Về tính dài hạn, quá nhiều nước (vượt quá mức nước cho phép dùng) có thể
làm tổn hại đến tim. Nếu huyết áp của bạn quá cao trong thời gian giữa 2 lần
lọc máu (kể cả dùng thuốc hạ huyết áp), bạn sẽ có nguy cơ cao bị đau tim,
suy tim hoặc đột quỵ. Hơn nữa, nếu bạn dừng thời gian lọc máu trước giờ do
bị chuột rút hay các triệu chứng khác, thì thời lượng lọc máu của bạn như
vậy không đủ, và càng làm bạn yếu hơn.

Chữa trị Tụt huyết áp tại trung tâm y tế

Các trung tâm y tế thường phòng ngừa hoặc chữa trị tụt huyết áp bằng
nhiều cách:

* Rất nhiều trung tâm đặt “chương trình muối”. Họ đặt chương trình cho
máy sử dụng nhiều Natri (muối) trong bộ lọc thẩm tách khi bắt đầu quá trình
lọc máu, vào thời điểm mà bạn vẫn còn rất nhiều nước trong cơ thể, và để ít
muối đi vào thời gian cuối quá trình lọc. Muối giúp rút chất lỏng trong các
mô đưa vào dòng máu, như vậy máy lọc có thể thẩm tách chúng ra ngoài.
Mức muối sẽ được giảm vào cuối thời gian lọc máu để giúp lượng muối
trong máu của bạn trở lại mức bình thường. Cách đặt chương trình này sẽ
giảm nguy cơ làm bạn bị tụt huyết áp tuy nhiên có thể phải có những “trả
giá” cho việc này, là nó sẽ làm bạn thấy khát nước sau khi lọc máu, vì vậy
có thể bạn không kiềm chế được và lại uống nước, và huyết áp của bạn có
thể bị tăng cao.

* Giảm tỷ suất “siêu lọc” (số nước được rút), vào gần cuối thời gian lọc
máu có thể giúp ngăn ngừa bị tụt huyết áp. Với cách đặt chương trình tỷ suất

siêu lọc (UF), có thể đặt máy lọc rút nước nhiều vào lúc bắt đầu và giảm vào
lúc cuối. Điều này giúp bạn không bị tụt huyết áp vào cuối thời gian lọc
máu. Tuy nhiên, nếu bạn để rút nước qúa ít vào lúc cuối thì có thể lượng
nước dư thừa vẫn còn trong cơ thể bạn.

* Trong khi lọc máu, nếu bạn bị tụt huyết áp, y tá hoặc kỹ thuật viên có
thể cho bạn một dung dịch muối qua ống kim tiêm đang cắm vào cơ thể bạn.
Dung dịch muối bình thường có lượng muối như trong máu của bạn. Dung
dịch này sẽ thay thế lượng trong máu, và sẽ làm huyết áp của bạn tăng lên. Ở
một vài trung tâm y tế, có thể dùng dung dịch muối ưu trương. Dung dịch
muối ưu trương có lượng muối nhiều hơn lượng trong máu của bạn, nó giúp
rút nước từ các mô trong cơ thể bạn đưa vào trong máu, và huyết áp của bạn
tăng lên. Tuy nhiên, nếu dung dịch muối ưu trương được dùng vào gần cuối
thời gian lọc máu, có thể làm cho bạn thấy khát.

* Để ghế - giường lọc máu của bạn theo vị trí Trendelenburg – nghĩa là
đầu của bạn thấp hơn chân, vị trí này sẽ giúp cho máu đưa vào não và tim
nhiều hơn, và có thể làm bạn thấy dễ chịu hơn, giảm bớt các triệu chứng
phụ.

* Một số bệnh nhân có thể dùng L-carnitine bổ sung sẽ làm giảm triệu
chứng hạ huyết áp trong quá trình lọc máu.

Làm gì để tránh bị Tụt huyết áp trong khi lọc máu

* Hãy chắc chắn về mức “cân khô” của bạn. Nếu bạn ăn uống nhiều hơn,
có thể mức cân thật của bạn sẽ khác, vì vậy bạn cần nói với các y tá, bác sỹ
để xác định chính xác mức “cân khô”. Biết rõ về mức “cân khô”, bạn có thể
tự đặt được mức nước cần rút chính xác.


* Hãy chắc chắn bạn đặt các chỉ số đúng trên máy lọc. Xác định lại số cân
khô để đặt chỉ số lọc chính xác, chắc chắn là bạn không muốn bị tụt huyết áp
vào cuối thời gian lọc máu, vì vậy hãy đặt số cân cho đúng và kiểm tra thông
số trên máy.

* Điều quan trọng phụ thuộc vào bạn. Thận bình thường khoẻ mạnh làm
việc 24/7; nhưng phần lớn bệnh nhân lọc máu chỉ lọc máu 3 lần 1 tuần, và
mỗi lần từ 3 đến 4 giờ. Do quá trình lọc máu bị gián đoạn, và rất ngắn, lượng
nước rút bị hạn chế chặt chẽ. Trên thực tế, nghiên cứu chỉ ra rằng, bệnh nhân
thuờng gặp nhiều biến chứng rủi ro vào các ngày Thứ 2 và Thứ 3 – là những
ngày mà bệnh nhân cách sau 2 ngày mới đến kỳ lọc máu. Vì vậy, bệnh nhân
cần hạn chế mức nước tối đa để tránh rủi ro trong những ngày này.

* Cân nhắc việc lọc máu tại nhà. Những bệnh nhân theo phương pháp lọc
máu màng bụng không bị tụt huyết áp trong quá trình lọc máu. Bệnh nhân
lọc máu hàng ngày hoặc lọc máu 5-6 lần mỗi tuần cũng không bị tụt huyết
áp. Lọc máu tại nhà sẽ làm bạn dễ chịu hơn, tuy nhiên bạn cũng phải chịu
trách nhiệm nhiều hơn và phải biết nhiều kiến thức y tế hơn. Hãy tìm hiểu và
thảo luận với bác sỹ để xem lọc máu tại nhà có phù hợp với bạn không.

×