Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.32 KB, 4 trang )
Tác Dụng Của Mãng Cầu Với Sức
Khỏe
Có hai loại mãng cầu là mãng cầu xiêm, và mãng cầu dai (miền bắc gọi là na). Không chỉ
là một loại trái cây ngon mà còn rất nhiều công dụng khác cho sức khỏe.
Mãng cầu xiêm
Dùng mãng cầu xiêm làm các loại sinh tố, kem có tác dụng giải khát rất tốt. Ảnh: internet
- Mãng cầu xiêm khi chín, thịt quả trắng, mùi dễ chịu, vị dịu, hơi ngọt chua, có tác dụng
giải khát, bổ mát và chống hoại huyết. Nhất là khi được làm thành sinh tố, kem…
- Bột quả xanh có thể làm vết thương nhanh ăn da non; phơi khô rồi tán bột dùng chữa
kiết lỵ và sốt rét.
- Lá mãng cầu xiêm non nấu hãm uống buổi tối để làm dịu thần kinh vào những ngày
nắng nóng. Tại nhiều nơi người ta dùng nước sắc lá mãng cầu để chữa tiêu chảy, ăn khó
tiêu, làm trẻ em hạ sốt hoặc giã lá mãng cầu thành bột nhão đắp chữa vết chàm bội
nhiễm. Ngoài ra, lá cây còn được dùng để chữa sốt rét và ngăn cơn tái phát (lấy 10 - 15 lá
mãng cầu xiêm, giã vắt lấy nước cốt uống một lần, ngày uống 4 lần).
- Rễ cây mãng cầu có công dụng như thuốc tẩy giun, vỏ rễ cây cũng được dùng làm thuốc
giải độc. Hạt mãng cầu xiêm cũng có chất độc như hạt na được dùng làm thuốc sát trùng.
Mãng cầu dai (quả na)
Mãng câu dai, hay còn gọi là trái na
- Bột trái mãng cầu xanh có tác dụng làm se mặt vết thương, nước sắc trái xanh chữa
bệnh lỵ, nước ép của trái chín được xem như một phương thuốc lợi tiểu, giúp chữa bệnh
huyết niệu,…
- Tại Hà Lan, người dân lấy lá mãng cầu cho vào bao gối, hoặc khăn trải giường để hy
vọng có một giấc ngủ ngon.
- Nhai lá mãng cầu đắp lên vết thương hở hoặc vết mổ làm mất vết sẹo lồi. Lá mãng cầu
giã thành bột nhão làm thuốc đắp chữa vết chàm bội nhiễm, thấp khớp. Nhựa lá mãng cầu
non có tác dụng kích thích nhanh lên da non.
- Trong mãng cầu dai có chứa nhiều đường, Canxi, Photpho, rất giàu các loại vitamin. Về
mặt hương vị và về cả giá trị dinh dưỡng, mãng cầu dai xứng đáng được xếp vào loại trái