Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu Tác dụng của cây rau ngót doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.82 KB, 2 trang )

Tác dụng của cây rau ngót

Rau ngót là loại rau lành và bổ
dưỡng. Không chỉ là một món ăn
thông thường, rau ngót còn có tác
dụng chữa dị ứng, tưa lưỡi ở trẻ sơ
sinh, chữa đổ mồ hôi trộm, chứng đ
dầm ở

ái
trẻ em...
- Đổ mồ hôi trộm, táo bón ở trẻ em: lấy
30g rau ngót, 30g bầu đất, 1 quả bầu dục
lợn rồi nấu canh cho trẻ ăn. Đây không
chỉ là món canh ngon, bổ dưỡng lại có tác dụng chữa bệnh, mà nó còn là vị
thuốc kích thích ăn uống với những trẻ chán ăn. Đặc biệt, canh rau ngót nấu
với thịt lợn nạc hoặc giò sống... không chỉ tốt cho trẻ em mà còn rất tốt cho
cả người lớn bởi nó là một vị thuốc bổ, giúp tăng cường sức khoẻ với người
mới ốm dậy, người già yếu hoặc phụ nữ sau khi sinh.
- Chữa tưa lưỡi: lấy 10g lá tươi, rửa sạch, giã nhỏ vắt lấy nước, thấm vào gạc
mềm, sạch, đánh trên lưỡi (tưa trắng), lợi, vòm miệng trẻ em. Đánh nhẹ cho
tới khi hết tưa trắng.
- Với chứng đái dầm ở trẻ em: 40g rau ngót tươi rửa sạch, giã nát, sau đó cho
một ít nước đun sôi để nguội vào rau ngót đã giã, rồi khuấy đều, để lắng và
gạn lấy nước uống. Phần nước gạn được chia làm hai lần để uống, mỗi lần
uống cách nhau khoảng 10 phút.
- Bàn chân sưng nhức: lá rau ngót giã, cho thêm nước muối pha nhạt, sau đó
đắp vào chỗ chân sưng nhức.
- Đau mắt đỏ, nhức nhối khó chịu: lá rau ngót 50g, rễ cỏ xước 30g, lá dâu
30g, lá tre 30g, rau má 30g, lá chanh 10g. Tất cả đều dùng tươi, sắc đặc, chắt
lấy nước uống nhiều lần trong ngày.


Ngoài ra, có một bài thuốc rất công hiệu để chữa các dạng hôn mê do sốt xuất
huyết hoặc tai biến mạch máu não, gồm có các vị như sau: Giun đất phơi khô
50g, đậu đen 100g, lá bồ ngót phơi khô, sao qua (200g). Dùng 4 chén nước
sắc còn lại nửa chén, chia làm 2 lần cho người bệnh uống hoặc đổ vào miệng.


×