Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Phương Pháp Trị Nấc Cụt potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.89 KB, 3 trang )

Phương Pháp Trị Nấc Cụt
Khi bị nấc cụt, cảm giác đầu tiên là khó chịu, vì nó ảnh hưởng đến những hoạt động khác
của bạn. Nếu nấc lâu, bạn sẽ bị mệt. Dưới đây là một số phương pháp đơn giản để bạn cắt
cơn nấc.

Nấc cụt là hiện tượng các cơ hoành co thắt mạnh thành từng cơn đứt quãng. Ảnh: internet
1. Khi bị nấc, trước hết hãy hít khí thật sâu vào cho khoang ngực nở đầy hết cỡ, sau đó
nín hơi lại, thời gian nín càng lâu hiệu quả càng cao. Thông thường là khoảng 10 giây.
Sau đó thư giãn trở lại, hít thở bình thường. Nếu như chưa khỏi thì làm lại vài lần nữa.
2. Bọc một mảnh vải mềm sạch ở đầu lưỡi. Khi bị nấc thì giật nhanh đầu lưỡi ra phía
ngoài, vài lần là khỏi.
3. Lấy một thìa đường kính ngậm. Không cần đợi đường tan hát, chỉ cần thấy đường
chuẩn bị tan là nuốt ực vào làm cho dạ dày bị lạnh và nóng một cách tự nhiên, nấc sẽ hết.
4. Có thể lấy hạt hồi hương rang nhỏ lửa, tới khi nào bốc khói thì dừng lại, hít khói bốc
ra, công hiệu mau.
5. Có thể lấy 10 cái cuống quả thị, cho thêm nước, đem sắc lên để uống, hiệu quả rất tốt.
6. Uống một muỗng giấm hoặc ngậm một lát chanh. Các chuyên gia lý giải rằng phản xạ
có điều kiện của con người khi ăn chua thì việc nuốt nước miếng và hơi thở sẽ kéo dài và
chậm hơn, nhờ vậy có tác dụng ngắt các cơn nấc cụt.



7. Khi trẻ nhỏ bị nấc, bế trẻ lên lắc lư trên tay, dùng đầu ngón tay gãi nhẹ gây buồn vào
mép vành tai. Cứ tiếp tục gãi cho đến khi trẻ bật ra tiếng khóc, hiện tượng nấc sẽ mất rất
nhanh. Đó là vì, thần kinh ở mép vành tai rất mẫn cảm, khi gãi buồn, thần kinh thực đạo
sẽ được thư giãn, nấc cũng theo đó mà mất.


×