Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.21 KB, 5 trang )
Các đặc tính của kiểu di truyền đa
yếu tố - Tương tác gen
Di truyền đa yếu tố là kiểu di truyền trong đó tính trạng hoặc bệnh là kết quả
của sự phối hợp phức tạp giữa các yếu tố di truyền và môi trường. Hầu hết
các dị tật bẩm sinh như tật khe hở môi, hàm, các khuyết tật của ống thần kinh
v.v và rất nhiều bệnh phổ biến ở người trưởng thành như ung thư, bệnh tim
mạch, tâm thần phân liệt, đái đường v.v đều được di truyền theo kiểu này.
1. Kiểu di truyền cơ bản (the basic model)
Các gene riêng lẽ chi phối các tính trạng như tính trạng chiều cao trong
trường hợp di truyền đa yếu tố cũng phân ly và tổ hợp theo kiểu Mendel
trong quá trình di truyền, sự khác nhau cơ bản ở đây là chúng không tác động
riêng rẽ mà phối hợp với nhau để cùng chi phối một tính trạng.
Trong quần thể, kiểu di truyền này có kiểu phân bố hình chuông. Để dễ hiểu
chúng ta hãy xét một ví dụ minh họa cho kiểu phân bố này bắt đầu bằng
trường hợp đơn giản nhất.
Hình 1: Đồ thị mô tả sự phân bố chìều cao trong quần thể với sự chi phối của
(a) 2 cặp gene và (b) nhiều cặp gene.
Giả sử chiều cao được quy định bởi 2 gene không allele A,a và B,b nằm trên
2 locus khác nhau. Trong quần thể khi đó sẽ có 9 kiểu tổ hợp gene với các tần
số khác nhau: AABB, AAbb, aaBB, aabb, AaBB. AABb, Aabb, aaBb và AaBb.
Chúng sẽ cho 5 kiểu hình khác nhau trong quần thể ứng với số gene trội
trong kiểu gene. Trên đồ thị có thể thấy sự phân bố như hình 1a.
Trong trường hợp có nhiều gene và nhiều yếu tố môi trường cùng tham gia
vào việc hình thành tính trạng chiều cao. Mỗi yếu tố sẽ đóng một vai trò nhỏ
trong việc hình thành nên chiều cao của cá thể. Khi đó trong quần thể sẽ quan
sát thấy rất nhiều kiểu hình khác nhau, giữa các kiểu hình chỉ có một sự khác
biệt rất nhỏ làm cho đồ thị phân bố của tính trạng chiều cao có hình chuông
(hình 1b).
2. Ngưỡng tác động (the threshold model)